choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-13-2019),gaiden (01-12-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Kính bác Ngọc Quế ! Cùng quý đạo hữu.
Theo colaihi, cái chuyện khởi nghi tình, rồi "vở òa" tuy rất quý nhưng cũng rất hiếm, vì đây là Giáo lý Tối Thượng Thừa. Cho nên colaihi đề nghị chúng ta "khẻ lần" từng chút một để giúp cho đa số Phật tử có cái để "gậm".
Colaihi đề nghị, chúng ta lần lượt tìm hiểu lại:
- Niết Bàn là gì ?
- Cực Lạc là gì ?
- Bát Nhã là gì ?
Kính !
caydendau (01-14-2019),gaiden (01-13-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-13-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Kính quý Tiền Bối ! Quý đạo hữu Chân Phật tử !
Con tra được :
Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂)
Niết Bàn là đích đến cuối cùng của những vị A La Hán. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết Bàn có 2 định danh :
1.-Hữu dư Niết-bàn (有餘涅槃; sa. sopadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. savupadisesa-nibbāna): Niết-bàn còn sắc thân, Niết-bàn trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái của các bậc thánh nhân đã dứt bỏ mọi Phiền não, không còn tái sinh. Các vị này còn sống trên đời nên vẫn còn Ngũ uẩn, còn có nhân trạng nên gọi "hữu dư". Trong Hữu dư niết-bàn hành giả còn khổ vì còn chịu nghiệp cũ. Có lúc hành giả thoát được cái khổ đó một cách tạm thời trong một số tình trạng thiền định nhất định. Từ quan điểm Hữu dư Niết-bàn này của Tiểu thừa mà phát sinh khái niệm Niết-bàn vô trụ (sa. apratiṣṭhita-nirvāṇa) của Đại thừa.
2.-Vô dư Niết-bàn (zh. 無餘涅槃, sa. nirupadhiśeṣa-nirvāṇa, pi. anupadisesa-nibbāna): là Niết-bàn không còn sắc thân, mười hai xứ (sa., pi. āyatana), mười tám giới (sa., pi. dhātu) và các Căn (sa., pi. indriya). Niết-bàn vô dư đến với một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung, không còn tái sinh. Loại Niết-bàn này cũng được gọi là Bát-niết-bàn (般涅槃, sa. parinirvāṇa).
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),gaiden (01-14-2019),Gia Bảo (01-16-2019),hoamacco (01-14-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-14-2019),homeless (01-16-2019),hungmanh (01-14-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-16-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-16-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-14-2019)
Dạ, hôm nay con xin tra cứu lược qua về cụm từ Cực Lạc.
Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhavati, ja. gokuraku,bo. bde chen zhing བདེ་ཆེན་ཞིང་, Dewachen), còn được gọi là An lạc quốc (zh. 安樂國)
Cực Lạc nguyên nghĩa là sự vui sướng cùng tột, ở đây là nói gọn của cụm từ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là một cõi do Nguyện lực của đức Phật A Di Đà HÓA HIỆN ra, mọi cảnh vật và sự kiện đều tốt đẹp bậc nhất.
TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC cách cõi Ta Bà này "mười vạn ức cõi Phật". Nơi đó mọi thành quách cung điện vườn rứng ao suối đều thượng diệu, đặc biệt là ao thất bảo, có chín phẩm sen vàng là nơi để 9 loại Thần Thức vãng sanh, tạm an trú khi vừa "nhập hộ khẩu". Ở đó tiếng thuyết pháp có thể vang ra từ lá cành, từ gió, từ chim .....
Ở cõi Cực Lạc không hề các cảnh KHỔ (Sanh Già Bệnh Chết, .......) như ở cõi Ta Bà này. Vị được vãng sanh thì sẽ được gặp Phật A Di Đà, được học Phật pháp từ chư vị Thánh (Phật, Bồ tát) mãi cho đến khi thành Phật (chỉ một kiếp duy nhất).
...........
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-17-2019),hoangtri (01-18-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-17-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-18-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Mai (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019),vivi (01-17-2019)
Cái câu màu đỏ đó là sự thêm thắt của mấy vị "Tổ sư dỏm" của Tịnh Tông (Hòa thượng Tịnh Không chẳng hạn), chứ ở cõi Cực Lạc không có Khổ, làm sao học "Khổ - Tập - Diệt - Đạo"; không có những kẻ Tà Mạng, làm sao học Bát Chánh Đạo ? Cho nên bắt buộc những "Chân Hoa tử" (những đứa con sinh ra từ Hoa Sen) sau khi học nhiều về lý thuyết phải từ giả cõi Cực Lạc để đi các cõi nhiều khổ nạn _ như cõi Ta Bà _ để thực nghiệm Giáo Lý. Như vậy thì đâu thể gọi là "chỉ một kiếp duy nhất là thành Phật" đâu !
Không ĐỘ KHỔ _ tức là độ sạch Phàm tâm _ thì đừng nói chuyện thành Phật !
Tuy nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh đồng cư", nhưng chuyện thành Phật thì phải "Sạch Phàm mới thành Thánh" được, chứ không thể "cá mè một lứa" được !
Có phải thế không nào, bạn nhỏ ?
caydendau (01-21-2019),choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),duyngudocton (01-24-2019),gaiden (01-18-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-20-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),lavinhcuong (01-27-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-18-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-19-2019)
Dạ, kính nguoidien !
Nếu con nhớ không lầm thì : cõi Ta Bà này mới được gọi là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư", vì ở đây đa phần là phàm, nhưng cũng có rất nhiều vị Thánh nguyện sanh cùng chịu khổ như chúng ta, để thân cận hóa độ.
Còn ở cõi Cực Lạc thì không có kẻ Ác chỉ toàn những bậc thiện lương _ CHƯ THÁNH CHÚNG _ vừa là Thầy mà cũng là bạn, khuyến tấn cho ta tu hành mãi mãi (như đường một chiều) không thể nào lui sụt.
Vậy câu nói cõi Tịnh Độ là cõi "Phàm Thánh Đồng Cư" e có điều nhầm lẫn gì chăng ?
Kính !
.
caydendau (01-21-2019),choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-20-2019),gaiden (01-20-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-20-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-22-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-20-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-20-2019),Thanh Trúc (01-21-2019)
Chào quý bạn, chào Tuấn Kiệt ! colaihi cũng đồng tình với nguoidien ở điểm này.
Theo Kinh : Cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp dẫn vong linh vãng sanh về tất cả đều được an trú nơi 1 phẩm sen trong 9 phẩm sen (Thượng phẩm Thượng sanh, Thượng phẩm Trung sanh, Thượng phẩm Hạ Sanh, Trung phẩm Thượng sanh, Trung phẩm Trung sanh, Trung phẩm Hạ sanh, Hạ phẩm Thượng sanh, Hạ phẩm Trung sanh, Hạ phẩm Hạ sanh). Không hề có vong linh nào vừa vãng sanh liền được thân Đại Trượng Phu cả, tất cả đều phải "nhập thai" trong Hoa Sen. Thời gian "nhập thai" lâu hay mau tùy mỗi vị, những vị Đại sư tu hành nghiêm chỉnh, có công đức lớn thì được nhập vào những đóa sen Thượng phẩm Thượng sanh trong khoảnh khắc, hoặc đôi ba ngày (ngày ở nơi đó được tính theo chu kỳ sen nở cánh, đến lúc "sen ngủ" khép cánh lại).
Theo colaihi, chỉ những vị được nhập thai Thượng phẩm có thể tính là Thánh. Còn kỳ dư từ Trung phẩm Thượng sanh đến Hạ phẩm Hạ sanh đều là Phàm (thời gian an trú trong Hoa Sen của những vị Hạ Phẩm Hạ sanh có thể kéo dài đến 12 Đại kiếp _ từ khi một Tam Thiên Đại Thiên Thế giới hình thành trải qua 4 thời kỳ Thành Trụ Hoại Không, đến cuối thời kỳ Không mới gọi là một Đại Kiếp _ nghĩa là thời gian từ hình thành đến hoại diệt của cả dãy Ngân hà này, chứ không phải của riêng quả địa cầu này).
Chúng ta thường hiểu lầm được vãng sanh tức là liền được về chỗ cực sung sướng, liền đó đã là Thánh. Không có đâu, những vị làm nhiều tội Ác mà lúc lâm chung, nhờ tiền duyên mà phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh, thì Phật A Di Đà có hứa cho "đới nghiệp vãng sanh", nghĩa là mang hết nghiệp Ác đã tạo về Tây Phương nhập thai trong Hoa sen, nhờ Phật lực mà được giải nghiệp một cách nhẹ nhàng (chớ không khủng khiếp như ở dưới Địa ngục), trải qua thời gian nhiều Đại kiếp, nghiệp Ác đã mõng đi rất nhiều, mới được sinh ra ngồi trên tòa sen đủ tướng trượng phu, thấy Phật nghe pháp, "Hoa khai kiến Phật, ngộ Vô Sanh" (tức là chứng Sơ quả). Như vậy Liên tử (con của hoa sen) đến khi ra thai mới là Thánh, còn trong thai sen thì vẫn là Phàm.
Xin góp ý !
caydendau (01-21-2019),choconxauxi (02-17-2019),duyngudocton (01-24-2019),gaiden (01-20-2019),Gia Bảo (01-20-2019),hoamacco (01-20-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-22-2019),lamebay (01-22-2019),lavinhcuong (01-25-2019),Ngọc Quế (01-21-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-20-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (01-20-2019),socnho (01-20-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-20-2019),vivi (01-20-2019)
Dạ, hôm nay con xin sưu tầm tiếp về cụm từ Bát Nhã :
BÁT NHÃ LÀ GÌ?
Bát Nhã nghĩa là trí tuệ Phật. Danh từ Bát Nhã được chư vị tổ sư Trung Quốc dịch âm từ chữ Phạn Prajnà. Chữ Prajnà có nghĩa là tâm hiểu biết bác học, sâu rộng. Do vậy mà danh từ Bát Nhã trong kinh Phật được dùng để chỉ cho trí tuệ Phật. Vì không tìm ra được danh từ nào tương xứng, nên chư tổ Trung Quốc giữ nguyên âm Bát Nhã. Cho nên nói đến trí tuệ Phật là nói đến Bát Nhã. Chỉ có trí tuệ Phật mới được gọi là Bát Nhã, thường gọi cho đủ là trí tuệ Bát Nhã. Danh từ trí tuệ luôn luôn đi kèm theo hai chữ Bát Nhã để chỉ cho trí tuệ Phật. Sở dĩ hai chữ trí tuệ luôn được đi kèm danh từ Bát Nhã là để khỏi lầm lẫn giữa trí tuệ Phật và trí tuệ của hàng Nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Do vậy trí tuệ của các hàng Nhị Thừa không có danh từ Bát Nhã đi kèm, mặc dù hàng Nhị Thừa cũng có trí tuệ do tu chứng Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, nhưng cũng chỉ là tiểu trí, tiểu huệ, chưa phải là trí tuệ Bát Nhã.
http://chuaadida.com/thu-vien-sach/c...-mat-la-gi/76/
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-25-2019),Gia Bảo (01-26-2019),hoamacco (01-22-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-22-2019),lamebay (01-22-2019),nguoi ao lam (01-26-2019),nguoidien (01-24-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (02-19-2019),socnho (01-26-2019),Thanh Trúc (01-21-2019),Tuấn Kiệt (01-31-2019)
Kính chào Quý Đạo Hữu !
Cụm từ BÁT NHÃ ở đây đã nhấn mạnh là Trí Tuệ Phật, những vị Thinh Văn Duyên Giác cũng có Trí Tuệ nhưng chưa phải là Tuệ Bát Nhã. Chúng ta thắc mắc :
1. Vậy những vị Đại Bồ Tát có Trí Bát Nhã hay không ?
2. Trí Tuệ Bát Nhã và "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" khác nhau điểm nào ?
Kính !
Suốt ngày gặt lúa trên đồng,
mà trong kho lẫm vẫn không có gì.
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-25-2019),gaiden (01-23-2019),Gia Bảo (01-26-2019),hoamacco (01-22-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),homeless (01-22-2019),hungmanh (01-22-2019),lamebay (01-22-2019),nguoi ao lam (01-21-2019),nguoidien (01-24-2019),Phúc Hạnh (01-21-2019),phuctoan (02-19-2019),socnho (01-26-2019),Tuấn Kiệt (01-31-2019)
Chào Thanh Trúc và Quý đạo hữu !
Kẻ vô gia cư này mạn phép trả lời theo sự ngu dốt của mình, mong được chỉ giáo thêm :
1. Vậy những vị Đại Bồ Tát có Trí Bát Nhã hay không ?
Theo Kinh thì Đức Địa Tạng Vương Bồ tát đã đủ sức thành Phật từ lâu, nhưng vì Nguyện độ sinh nên còn giữ hiện hạnh Đại Bồ tát; vậy Trí Tuệ Bát Nhã không phải là điều xa lạ đối với Ngài.
2. Trí Tuệ Bát Nhã và "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" khác nhau điểm nào ?
A). Cái "Trí Tuệ chưa phải là Bát Nhã" nói gọn lại là TRÍ TUỆ PHÀM !
Vậy TRÍ TUỆ PHÀM là Trí ra làm sao ?
TRÍ TUỆ PHÀM là cái Trí Tuệ mà hành giả được mở thông sau quá trình tu học Giới Định TUỆ kiên cố. Chữ TUỆ ở đây là do công phu xem Kinh đọc sách, suy tư nghiền ngẫm cộng thêm công đức Giới và Định mà sáng Trí ra.
TRÍ TUỆ PHÀM là nhịp cầu nối, nâng hành giả lên tương ưng với Giác Ngộ nhưng chưa phải là Giác Ngộ.
TRÍ TUỆ PHÀM được ẫn dụ bằng biểu tượng Đức Đại Trí Đại Thế Chí Bồ tát, là một trong 3 vị TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH.
B). TRÍ BÁT NHÃ là gì ?
TRÍ BÁT NHÃ không phải là sản phẩm của Ý Thức (mê lầm) mà là SỰ THÔNG SUỐT của TRÍ GIÁC NGỘ.
TRÍ BÁT NHÃ từ Thể Hóa thân Phật, Hóa thân Đại Bồ tát chiếu soi vạn pháp.
TRÍ BÁT NHÃ thường được ẫn dụ bằng hình ảnh Đức Đại Tuệ Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cưỡi trên lưng con Thanh Sư (Sư Tử xanh), là một trong 3 vị ĐÔNG PHƯƠNG TAM THÁNH.
C). TRÍ BÁT NHÃ & TRÍ TUỆ PHÀM khác nhau ra sao ?
TRÍ BÁT NHÃ thì thông suốt vạn pháp, TRÍ TUỆ PHÀM còn hạn chế.
TRÍ BÁT NHÃ thì từ BIỂN GIÁC đến, TRÍ TUỆ PHÀM từ BỜ MÊ vươn lên.
TRÍ BÁT NHÃ ví như Ánh sáng Mặt trời, TRÍ TUỆ PHÀM ví như ánh sáng của ngọn hải đăng, hoặc là ngọn đèn pha.
Một vị Đại Giác Ngộ trong sinh hoạt hàng ngày trên thế gian thì dùng TRÍ TUỆ PHÀM, khi giảng dạy Giáo Lý Tiểu Thừa, Nhân Thiên Thừa chỉ cần dùng TRÍ TUỆ PHÀM.
Một vị Đại Giác Ngộ khi giảng dạy Giáo Lý Đại Thừa & Tối Thượng thừa thì dùng TRÍ BÁT NHÃ.
Bản thân TRÍ BÁT NHÃ chính là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI !
"Năm xưa nghèo - còn có đất cắm dùi,
Năm nay nghèo - dùi cũng không !".
Hương Nghiêm Thiền sư
choconxauxi (02-17-2019),colaihi (01-25-2019),duyngudocton (01-24-2019),gaiden (01-22-2019),Gia Bảo (01-26-2019),hoamacco (01-22-2019),hoangtri (02-10-2019),hoatihon (01-23-2019),hungmanh (01-22-2019),lamebay (01-22-2019),lavinhcuong (01-25-2019),nguoi ao lam (01-26-2019),nguoidien (01-24-2019),phuctoan (02-19-2019),socnho (01-26-2019),Thanh Trúc (01-23-2019),Tuấn Kiệt (01-31-2019),vivi (01-22-2019)
Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)