
Nguyên văn bởi
socnho
Kính các vị Tiền Bối ! Con là con sóc nhỏ, hôm nay con được đọc bài mới của chị Hoamacco :
Thanh thanh thúy trúc, tận thị Pháp Thân,
Uất uất hoàng hoa, vô phi Bát nhã".
Dạ, con thấy Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn". Còn vị T.s Đại Châu Huệ Hải này lại hình như nói khác đi 180 độ luôn. Đáng lẻ nói "Trúc xanh chỉ như bóng trăng đáy nước ! Hoa vàng chỉ là ảnh hiện trong gương", đàng này T.s lại nói như vầy, khác nào nói "Trúc xanh không phải như bóng trăng đáy nước, mà trúc xanh là vầng trăng bất tử treo trên bầu trời kia !"
Vậy chuyện này là sao ? Con không hiểu T.s muốn nói gì ?
Kính !
socnho
Kính đạo hữu socnho !
Đúng ! Giáo Lý Bát Nhã Đại Thừa đều nói "Các pháp đều Không", nói "Vạn pháp đều hư huyễn", nhưng G.l Đại Thừa chưa là Chân Lý cuối cùng mà đạo Phật muốn tuyên thuyết.
Với Giáo lý Đại Thừa "Các pháp dù là hữu tướng hay vô tướng (Tư tưởng, khái niệm, tình cảm, định đề, định lý, ..v...v...) cũng đều KHÔNG THẬT. Vì sao ? Vì tất cả đều là sản phẩm từ Ý Thức ảo sinh, như cảnh trong mơ vậy.
Nhưng khi những vị Đại Bồ tát thâm chứng sâu hơn thì nhận ra mọi pháp sinh khởi, dù là hữu tướng hay vô tướng đều mang "Gen" của Chân Như. Nói khác đi "vạn pháp ngoài cái TƯỚNG KHÔNG THẬT hãy còn có cái TÁNH CHÂN THẬT", tức là CHÂN NHƯ TÂM bao trùm pháp giới. Đã bao trùm thì mọi "hoa đốm" cũng không ngoài CHÂN NHƯ. Không phải đợi khi Hoa Đốm tan biến đi mới có Chân Như, mà Chân Như vẫn có đó khi Hoa Đốm đang lăng xăng sinh khởi.
Giáo Lý Nhất Thừa không nói "Vạn pháp Hư Huyễn" nữa, mà nói "Vạn pháp Như Huyễn". Nghĩa là mọi pháp Huyễn vẫn có cái gốc là Như _ hay nói "Vạn pháp đều NHƯ". Vì thế Tổ nói "Trúc xanh vốn thiệt Pháp Thân ! Hoa vàng, đâu không Bát Nhã !"
Trong Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật Quốc, Ngài Xá Lợi Phất thấy cõi này đầy hầm hố chông gai, đây là cái thấy hời hợt theo sắc tướng. Khi đức Phật hiễn thị Chân Thật Tánh, thì Ngài Xá Lợi Phất mới vở lẻ: thì ra cõi này vốn thanh tịnh, tạm gọi là PHẬT QUỐC cũng được, không gọi là gì cũng không sao, theo sau chữ CHÂN là chữ NHƯ mà !
Đã NHƯ, vạn pháp đều NHƯ.
Nghìn trùng sóng biển, có trừ pháp chi !
Vạn pháp dẫu mang hình tướng Huyễn Hư,
nhưng đều có gốc NHƯ NHƯ CHÂN THƯỜNG.