Xin chào Phúc Hạnh ! Chữ THIỆN ở đây chúng ta phải hiểu là PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO.
"tu tất cả pháp lành" tức là chúng ta tùy thuận nhân duyên mà hành các Giáo Lý do Phật đã phương tiện chế lập ra.
Mến !
Printable View
Cái bác homeless này ! Mụ già này đã kiệm lời, mà ông còn kiệm hơn, khiến cho Phúc Hạnh và các bạn hãy còn phân vân.
Chữ THIỆN này phải hiểu là KHÉO (chứ không phải Thiện đối đải với Ác). Cho nên chúng ta phải hiểu câu này Phật nói :
_ Bậc Bồ tát phải khéo léo dùng phương tiện _ dù thuận hành hay nghịch hành _ miễn là có thể khiến cho chúng sinh thức tỉnh, giác ngộ cái CHÂN LÝ BẤT NHỊ của Phật pháp, thì Bồ tát ấy sẽ đến được Vô Thượng Bồ Đề ! (Đây gọi là "Tu nhất thiết Thiện pháp")
Mến !
Hừm ! Trong nguyên văn không có tiêu đề này, đây là Hòa thượng giảng giải thêm vào để phân đoạn, để mọi người dễ nắm ý. Nhưng ....vô tình H.t đem chấp nhất của mình lồng vào đây. Đây là hiện tượng "đeo kính râm" đọc Kinh Phật, làm cho Kinh không sáng nghĩa mà thêm tối nghĩa.
:cool:
Gia Bảo nè !
Đạo Phật không biểu chúng ta cứ làm Ác, Đạo Phật vẫn kêu chúng ta hành Thiện, nhưng đây chỉ là Nhân Thiên Thừa trong đạo Phật. Nhiều người không hiểu thấy các đạo khác như Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hão gì cũng cùng quan điểm này nên nói "Đạo nào cũng vậy".
Không phải đâu là không phải đâu! đạo Phật còn cao siêu hơn Ngoại Đạo nhiều, là ở câu này đó, Thiện pháp và Ác pháp là 2 pháp đối đải trong CƠN MÊ LỚN này, không pháp nào là chắc thiệt cả.
Ví dụ như ngày lễ Halloween, một số người hóa trang thành Ác Quỷ, người khác hóa trang thành Phù thủy, người khác hóa trang thành Hiệp sĩ diệt Quỷ, dầu mang hình thức nào điều đó cũng chỉ là "TÊN GỌI" _ GIẢ DANH _ chứ không phải thực người hóa trang Ác Quỷ là người Ác, người hóa trang Hiệp sĩ là người Thiện. Không hề có Thiện hay Ác theo hình thức hóa trang, thực chất thì ai cũng như ai, vui chơi trong một bửa mà thôi.
Nhìn sâu vào thực chất vấn đề, Phật dạy rằng "pháp lành đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp lành, ấy gọi là (thị danh) pháp lành."
Thế đấy bạn ạ !
.
ĐOẠN 24 :
PHƯỚC TRÍ VÔ TỈ
Tu-bồ-đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu-di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhân trì dụng bố thí. Nhược nhân dĩ thử Bát-nhã ba-la-mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng, vị tha nhân thuyết, ư tiền phước đức bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập.
DỊCH:
PHƯỚC TRÍ KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG.
Này Tu-bồ-đề, nếu trong tam thiên đại thiên thế giới có các ngọn núi Tu-di chúa, như thế dùng bảy báu nhóm họp bằng những ngọn núi Tu-di ấy có người mang ra bố thí. Hoặc có người đem kinh Bát-nhã ba-la-mật này cho đến bốn câu kệ v.v… thọ trì đọc tụng, vì người khác nói thì phước đức của người này đối với người trước, người này trăm phần, người kia không bằng một, trăm ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ cũng không thể bằng.
Dạ, xin phép các trưởng bối !
Ở đoạn này Phật lại nhắc đến TỨ CÚ KỆ, con xin phép copy lại bài bổ sung của anh Minh Thức, thiết nghĩ TỨ CÚ KỆ dầu chúng ta có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần cũng chẳng dư :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post24050
1.
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post23997
2.
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post24042
ĐOẠN 25 :
HÓA VÔ SỞ HÓA
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng sanh. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu-bồ-đề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tắc phi phàm phu, thị danh phàm phu.
DỊCH:
GIÁO HÓA KHÔNG CÓ CHỖ GIÁO HÓA.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: Ta sẽ độ chúng sanh. Này Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy. Vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ đó. Nếu có chúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói có ngã ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Này Tu-bồ-đề, người phàm phu đó Như Lai nói tức không phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.
Kính các bác ! Con thật không hiểu, chuyện Độ sinh hình như là tối quan trọng cho người tu Phật, mà ở đây Phật nói :
"Thật không có chúng sanh (được) Như Lai độ đó."
Xin các bác gỡ rối cho con.
Chào bạn gaiden !
Giả sử bạn nằm mơ, bạn thấy một bầy quỷ dử bu quanh dễ sợ, chúng hầm hè muốn ăn tươi nuốt sống bạn, bạn sợ quá Niệm Phật kêu cứu vang rân. Một vị Đại Giác Ngộ hóa thân vào giấc mơ của bạn, vị ấy giơ tay ra, lủ Ác Quỷ biến thành mây khói. Bạn vui mừng thấy mình đã được cứu, vô vàn lạy tạ cám ơn vị Bụt ấy.
Rồi bạn tỉnh cơn Ác mộng, bâng khuâng nhớ lại, Ủa ! mình đâu có trong cảnh ấy, đâu có Quỷ dữ gì đâu, cũng không còn Bụt nào nữa.
Vậy Phật có tiêu diệt Quỷ dữ hay không ? Phật có cứu bạn trong mơ hay không ?
Đó là cái thấy của bạn, không phải là cái thấy của Phật, Cái thấy CHÂN THẬT là thấy Bạn đang ngủ trên giường êm nệm ấm, không có con Quỷ nào ở đó cả.
Như Lai thấy chúng sinh chỉ là những nhân vật trong Mơ, cho nên Như Lai "Không thấy có chúng sinh được độ".
Mến !
Kính các bác ! Con xin phép hỏi điều này có hơi không phải :
Nếu "Như Lai thấy chúng sinh chỉ là những nhân vật trong Mơ" thì sao Phật lại bảo "Bồ tát phải độ hết chúng sinh _như mơ) ? Ảnh 5 -6 -7 :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post23535
Nếu là "nhân vật trong Mơ" đâu cần phải độ.
Kính !
Chào Tuệ Thức !
Ở trên homeless đã nói rằng : Thấy chúng sinh chỉ là những "nhân vật trong mơ", đó là cái thấy chân thật của những vị Đại Giác Ngộ !
Còn chư Bồ tát _ những vị chưa phải là Đại Giác Ngộ _ thì hãy ĐỘ SINH, độ mãi cho đến khi nào thực thấy "chúng sinh chỉ là những nhân vật trong mơ" thì mới thôi nghỉ.
Chư Bồ tát chưa thấy được như thế thì còn phải làm, còn có việc phải làm. Khi đã thực thấy như thế rồi thì "vô công dụng hạnh" ! Làm gì hay không làm gì do tùy duyên chúng sinh thôi _ Độ sinh mà không thấy có chúng sinh được độ.
Mến !
ĐOẠN 26 :
PHÁP THÂN PHI TƯỚNG
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Như thị, như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Phật ngôn: Tu-bồ-đề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vương tắc thị Như Lai. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Nhĩ thời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn:
Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành Tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.
DỊCH:
PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TƯỚNG.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai chăng? Tu-bồ-đề thưa rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai. Phật bảo: Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai. Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo Tà,
Không thể thấy Như Lai .
Chào Gia Bảo ! Trong Kinh Kim Cang này, nói về Tứ cú kệ có 2 bài, _ bài này và bài Nhất thiết hữu vi pháp, ......_ Bài này nhằm phá chấp Ngã Tướng, bài kia nhằm phá chấp Pháp Tướng.
Mật Tông Tây Tạng họ vẫn dùng hình tướng để minh họa chư Phật, chư Đại Bồ tát, nhưng đa số đều nhận thức rõ rằng hình tướng chỉ là biểu trưng, chớ không cố định.
Còn lại đa số người Á Châu chúng ta đều lầm vào hình tướng, cho rằng Phật cũng có hình tướng, rõ rệt nhất là : "Phật Tổ Như Lai hàng phục Tôn Ngộ Không, dự hội Bàn Đào _ trong quyển Tây Du Ký do Ngô Thừa Ân phóng tác.
http://www.dkn.tv/wp-content/uploads.../tai-thien.jpg
http://www.dkn.tv/wp-content/uploads...ntitled6-1.jpg
Bài kệ này nói rằng : Như Lai _ Bản thể của Chân Lý Tuyệt Đối _ vốn không có hình tướng, vốn vượt ra khỏi cái thấy bằng mắt thịt, cái nghe bằng tai phàm, vốn vượt ngoài cái tưởng tượng của Ý Thức. Chúng ta không thể dùng những cái gì của Vô Minh mà đo lường mà tưởng tượng ra Như Lai _ Bản thể của Chân Lý Tuyệt Đối _ được. Nếu chúng ta dùng Ý Thức mê lầm để thấy hoặc nghe Như Lai thì Ý Thức của ta sẽ phóng ảnh cho ra một phiên bản F2 về Như Lai. Dĩ nhiên cái phóng ảnh đó không phải là Như Lai, nếu ta cho đó là Thực thì là đã lạc vào Ngoại Đạo.
(Với Ngoại Đạo thì cái gì cũng thật có, thật có cảnh khổ, thật có Thiên đường, thật có Trời Người, ....).
Mến !
Bà bà ơi !
Bà xem tui minh họa như vầy có được không :
http://ins.dkn.tv/wp-content/uploads...chia-khoa1.jpg
Giả sử kho NHƯ LAI TẠNG có 2 lớp cửa, ai muốn thâm nhập vào kho báu của Như Lai phải lần lượt vượt qua 2 lớp cửa này.
Bài kệ thứ nhất : "Nhược dĩ sắc kiến ngã, .....bất năng kiến Như Lai !" được ví như chiếc chìa khóa thứ nhất. Nếu chúng ta lảnh hội bài kệ này thì cũng như sở hữu chiếc chìa khóa thứ nhất.
Bài kệ thứ nhì : "Nhất thiết hữu vi pháp, .....Ưng tác như thị quán !" được ví như chiếc chìa khóa thứ hai. Nếu chúng ta lảnh hội bài kệ này thì cũng như sở hữu chiếc chìa khóa thứ hai.
Với 2 chiếc chìa khóa này hành giả sẽ vào được kho báu : NHƯ LAI TẠNG.
Tui ví von như thế, bà bà thấy sao ?
:rolleyes:
Kính nguoidien ! Bác ví von rất tuyệt.
Ngày xưa, khi còn dưới chân Thầy (tức là khi "tóc còn để chỏm" _ chứ không phải là tác phẩm "AT THE FEET OF THE MASTER" của Ông Krishnamurti _ Thông Thiên Học), tui đã được đọc một tài liệu cổ :
Nhược dĩ sắc kiến Ngã,
dĩ âm thanh cầu Ngã,
dĩ Ý Thức luận Ngã,
thị nhân hành tà đạo,
bất năng kiến Như Lai.
Colaihi thấy, chỉ thêm có 5 từ mà bài kệ trở nên rõ ràng, sáng nghĩa; nay xin chia sẻ với quý đạo hữu. Vị nào nhân đây mà được "sáng mắt" thì tui cũng được "ân triêm công đức" lây.
Kính !
Chào gaiden !
Bài kệ này nhắc chúng ta rằng "Đừng chấp vào hình tướng", chớ không phải bảo chúng ta đừng tín hướng đến sự Giác Ngộ Hoàn Toàn _ tức là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.
Bài trên tui có nói rằng Phật Giáo Tây Tạng _ rất quan trọng hình tướng _ nhưng đa số đều không dính mắc vào hình tướng, ngay cả pháp tu quán Bổn Tôn (Yidam _ hình tượng riêng mà họ chọn), khi hình tượng họ quán thành tựu, họ cũng không nhầm lẫn với Như Lai (tức Phật Đại Nhật).
Mến !
ĐOẠN 27 :
VÔ ĐOẠN, VÔ DIỆT
Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt, mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng.
DỊCH:
KHÔNG ĐOẠN, KHÔNG DIỆT.
Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này, Như Lai chẳng do các tướng cụ túc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy, Như Lai không do tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.
Chào phuctoan ! Câu hỏi của bạn rất hay !
Có rất nhiều người có biết chút chút về đạo Phật, nghĩa là không dày công tu học, không gieo bòn công đức, nghe lỏm bỏm Thiền ngữ CÁI GÌ CŨNG KHÔNG, rồi liền "tung hê" tất cả; tưởng rằng như vậy là TA ĐÃ GIÁC NGỘ.
Thật ra Đạo Phật KHÔNG PHẢI CHỈ LÝ THUYẾT SUÔNG, đạo Phật KHÔNG PHẢI LÀ MỘT KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC. Mà đạo Phật là Con đường dẫn hành giả đến GIÁC NGỘ THỰC SỰ, GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN.
Nếu có vị nào thâm nhập Kinh Kim Cang này thấy Ngã không, Pháp không thì mới ĐẠT LÝ chứ chưa THỰC CHỨNG.
Chưa THỰC CHỨNG mà đã nói bậy, làm bậy thì Nhân Quả xấu đến rất là CÓ, chứ chẳng KHÔNG đâu.
Cho nên Con đường Đại Thừa buộc hành giả phải PHÁT BỒ ĐỀ TÂM _ tức là Nguyện thực sự chăm chỉ tu hành cho đến HOÀN TOÀN GIÁC NGỘ _ phải học thêm Độ thứ bảy là Độ PHƯƠNG TIỆN, để không nói bậy làm bậy.
Đây gọi là KHÔNG NÓI PHÁP ĐOẠN DIỆT, cũng gọi là "đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt".
Mến !
Chào phuctoan ! Xin phép bác Ngọc Quế cho colaihi bổ sung.
Thế nào là "nói tướng đoạn diệt" ?
Như nói :
_ Phật không có pháp để nói, vậy ta cũng không cần nghe pháp, vì pháp này không phải Phật nói.
_ Phật không có chứng đắc, vậy ta không cần tu theo Phật, vì chẳng chứng gì đắc gì.
_ Tất cả các pháp đều huyễn hóa, vậy ta có làm Ác thế nào cũng không có quả báo.
_ Các pháp chẳng có gì đúng, chẳng có gì sai; vậy ta tha hồ "nói hươu nói vượn", vì "lời nói gió bay".
_ Chân lý là Không, ta đây chưa chứng gì cũng như đã chứng, ta không cần kiêng cử gì cả, vì chẳng có điều gì còn giá trị đối với ta nữa.
......
......
ĐOẠN 28 :
BẤT THỌ, BẤT THAM
Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn Hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Vân hà Bồ-tát bất thọ phước đức?
- Tu-bồ-đề! Bồ-tát sở tác phước đức bất ưng tham trước, thị cố thuyết bất thọ phước đức.
DỊCH:
KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC.
Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sông Hằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đức nhẫn nhục, thì Bồ-tát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước, vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?
- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọ phước đức.
Kính các bác, Bố thí các loại vàng ngọc số lượng đầy cả 1 Tam Thiên thế giới đã là nhiều hơn trí tưởng tượng của chúng con, mà ở đây Phật nói không phải 1 Tam Thiên thế giới, mà là "số cát sông Hằng Thế giới", quả là số lượng châu báu này nếu muốn tính ra ắt là "cháy máy tính" mất. Vậy mà Phật nói không bằng công đức của một người "biết tất cả pháp là vô ngã".Quote:
DỊCH:
KHÔNG THỌ, KHÔNG THAM TRƯỚC.
Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả thế giới bằng số cát sông Hằng để đem bố thí, nếu lại có người biết tất cả pháp là vô ngã được thành đức nhẫn nhục, thì Bồ-tát này được công đức hơn vị Bồ-tát trước, vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, do các vị Bồ-tát không thọ phước đức. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, thế nào là Bồ-tát không thọ phước đức?
- Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát làm phước đức mà chẳng nên tham trước, thế nên nói chẳng thọ phước đức.
Câu kế tiếp Phật có nói lý do vì sao lại như thế, nhưng chúng con vẫn chưa hiểu.
Kính xin các bác giải thích thêm.
Chào bạn gaiden !
Tui có ví dụ này, bạn nghe thử xem sao.
Các em học sinh Cấp 2 thì cố gắng "săn" điểm 9 hay điểm 10, có em rất tích cực học tập cuối năm cộng lại em ấy có 90 điểm 10, và 100 điểm 9. Có một em khác _ tạm gọi là em A _ không ai biết tổng số điểm của em A, chỉ biết rằng em ấy đã nhận được học bổng của Đại Học Havard. Thì có phải 1000 cái điểm 10 cũng không bằng một giấy gọi nhập học ở Đại Học Havard hay không ?
Số điểm 10 điểm 9 ví cho những phước đức của người bố thí vô cùng nhiều có được.
Giấy gọi nhập học ở Đại Học Havard được ví cho người "TRI NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ" ("biết tất cả pháp là vô ngã")
Chào gaiden ! Để già này trả lời thử xem gaiden có thỏa mãn không nhé !
Vị nào "TRI NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ" ("biết tất cả pháp là vô ngã") tức là vị đó đã thành tựu TRÍ BÁT NHÃ.
Bạn nhỏ chắc cũng đã biết : Tất cả công phu Giữ Giới, Tham Thiền chỉ nhằm hỗ trợ cho sự bùng sáng của TRÍ BÁT NHÃ.
Tất cả các công đức khác như Lục độ, Vạn Hạnh cũng đều là những viên gạch để xây nên "tòa lâu đài" BÁT NHÃ.
Phật là gì ? Là bậc Đại Giác Ngộ! Chư vị Thánh là ai ? Là những Phật tử đã từng bước Giác Ngộ. Cụm từ Giác Ngộ là quan trọng nhất trong đạo Phật. Có được TRÍ BÁT NHÃ là Giác Ngộ đó !
Cho nên, người "TRI NHẤT THIẾT PHÁP VÔ NGÃ" ("biết tất cả pháp là vô ngã") là vị đã Giác Ngộ (các quả vị Đại Thừa).
Như thế, há không phải là người bố thí 7 món báu, số lượng "Hằng hà sa số thế giới" vẫn không bằng người đã Giác Ngộ quả vị Đại Thừa hay sao ?!
Mến !
ĐOẠN 29 :
UY NGHI TỊCH TĨNH.
Tu-bồ-đề! Nhược hữu nhân ngôn: Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
DỊCH:
BỐN OAI NGHI ĐỀU TỊCH TĨNH.
Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai.
Trời đất ơi ! ai mà đặt tiêu đề cho đoạn này vậy ? (Tui đã tô đỏ đó)
Nói đến 4 oai nghi của Phật dù tịch tĩnh hay không tịch tĩnh đều là LẦM MÊ ! Đoạn này Phật nói nhấn mạnh như vậy, mà sao lại có vị Giảng sư nào cố tình "vẽ rắn thêm chân" như thế này ?
NHƯ LAI THÌ KHÔNG CÓ 4 OAI NGHI hay 4 chục oai nghi gì cả. Kẻ nào nói Như Lai có "4 oai nghi đều tịch tĩnh" là kẻ ấy đang "bôi tro trát trát trấu" lên đoạn Kinh này !
Vị Giảng sư này đã giảng nghịch lại ý Kinh !
Cái con cóc (như bò) này nói một câu nghe được đó !.
Nếu chúng ta tán thán Phật Thích Ca "Uy nghi tịch tĩnh" thì còn có thể thông cảm. Ở đoạn này đức Phật đã nhấn mạnh rằng :
"nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói"., tức là nói thẳng rằng NHƯ LAI THÌ VÔ TƯỚNG, Vô Tướng thì làm gì có uy nghi !
Phải như vậy không quý vị ?!
Kính các bác ! Con chưa hiểu, đức Phật Thích Ca đã thực sự có mặt trên thế gian này, sử sách có ghi chép rất rõ ràng, nhiều di tích về đức Phật hãy còn, Kinh sách hãy còn, Xá Lợi Phật hãy còn đó.
Sao đoạn này lại nói "vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ" (cuối cùng Ngài đã nhập Đại Niết bàn tại địa điểm Ta La Song Thọ). ?
Con chưa hiểu, vì sao Phật lại phủ định hết tất cả ?
Kính !
Chào con trai ! Tất cả những điều con vừa kể : đức Phật Thích Ca đã thực sự có mặt trên thế gian này, sử sách có ghi chép rất rõ ràng, nhiều di tích về đức Phật hãy còn, Kinh sách hãy còn, Xá Lợi Phật hãy còn đó.
Sao đoạn này lại nói "vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ" (cuối cùng Ngài đã nhập Đại Niết bàn tại địa điểm Ta La Song Thọ). ?
chỉ là những bóng mờ của CƠN ĐẠI MỘNG.
CƠN ĐẠI MỘNG ấy có còn dai dẳng đến bây giờ hay không là tùy mỗi một.
Nói cho dễ hiểu hơn, Đức Phật Thích Ca chỉ là một "Hóa ảnh" _ gọi là Hóa Thân _ của Chân Lý, hiện lên trong cõi Vô Minh này, để giới thiệu với chúng ta về Chân Lý Tuyệt Đối _ tức NHƯ LAI _ tức Thể Pháp Thân thường trụ.
Nên nhớ những đoạn Kinh mà đức Phật muốn giới thiệu về Chân Lý Tuyệt Đối _ tức Thể Pháp Thân thường trụ _ thì luôn dùng từ NHƯ LAI (chớ không dùng từ Phật, hay Thế Tôn, ....).
Đoạn Kinh này muốn nói rằng : Chân Lý Tuyệt Đối _ tức Thể Pháp Thân thường trụ _ thì TRÙM KHẮP, cho nên "không từ đâu mà đến, cũng chẳng về đâu nữa".
Chân Lý Tuyệt Đối _ tức Thể Pháp Thân thường trụ _ thì không có đi đứng nằm ngồi (hành trụ tọa ngọa) hay nói năng gì !
Cho nên "nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói."
Hy vọng những lời thô thiển trên có thể giúp con trai được hiểu phần nào !
Mến !
ĐOẠN 30 :
NHẤT HIỆP TƯỚNG LÝ
Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân dĩ tam thiên đại thiên thế giới toái vi vi trần, ư ý vân hà? Thị vi trần chúng ninh vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Nhược thị vi trần chúng thật hữu giả, Phật tắc bất thuyết thị vi trần chúng. Sở dĩ giả hà? Phật thuyết vi trần chúng tắc phi vi trần chúng, thị danh vi trần chúng. Thế Tôn! Như Lai sở thuyết tam thiên đại thiên thế giới tắc phi thế giới, thị danh thế giới. Hà dĩ cố? Nhược thế giới thật hữu giả, tắc thị nhất hiệp tướng. Như Lai thuyết nhất hiệp tướng tắc phi nhất hiệp tướng, thị danh nhất hiệp tướng.
- Tu-bồ-đề! Nhất hiệp tướng giả tắc thị bất khả thuyết, đản phàm phu chi nhân tham trước kỳ sự.
DỊCH:
LÝ MỘT HỢP TƯỚNG
Này Tu-bồ-đề ! nếu người thiện nam, thiện nữ đem Thế giới Tam thiên Đại thiên này nghiền nát thành bụi, ý ông nghĩ sao? Số bụi này thật là nhiều chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Vì cớ sao? Nếu là bụi thật có đó thì Phật ắt không nói là bụi nhiều. Vì cớ sao? Phật nói các bụi đó tức không phải là bụi, ấy gọi là bụi. Bạch Thế Tôn ! Như Lai nói thế giới Tam thiên Đại thiên tức không phải thế giới, ấy gọi là thế giới. Vì cớ sao? Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói một hợp tướng tức không phải một hợp tướng ấy gọi là một hợp tướng.
Này Tu-bồ-đề, một hợp tướng đó ắt không thể nói, chỉ người phàm phu tham trước việc ấy.
Gia Bảo nè !
Giả sử bạn có số 1 tỉ (1.000.000.000) X 1 tỉ x 1tỉ, thì số đó vô cùng lớn phải không ?
Bây giờ bạn đem kết quả "vô cùng lớn" ấy nhơn với số 0, thì sẽ cho ta kết quả lớn cở nào ?
1tỉ X 1 tỉ X tỉ X 0 = 0
Bạn thấy chăng, kết quả không có lớn chút nào !
Trong cõi vô minh giả tưởng này, chả có gì là nhiều thực sự, chả có gì là ít thực sự.
Tui chỉ góp ý như thế, bạn nghiệm lại xem.