Xin chào Phúc Hạnh ! Chữ THIỆN ở đây chúng ta phải hiểu là PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO.
"tu tất cả pháp lành" tức là chúng ta tùy thuận nhân duyên mà hành các Giáo Lý do Phật đã phương tiện chế lập ra.
Mến !
Printable View
Cái bác homeless này ! Mụ già này đã kiệm lời, mà ông còn kiệm hơn, khiến cho Phúc Hạnh và các bạn hãy còn phân vân.
Chữ THIỆN này phải hiểu là KHÉO (chứ không phải Thiện đối đải với Ác). Cho nên chúng ta phải hiểu câu này Phật nói :
_ Bậc Bồ tát phải khéo léo dùng phương tiện _ dù thuận hành hay nghịch hành _ miễn là có thể khiến cho chúng sinh thức tỉnh, giác ngộ cái CHÂN LÝ BẤT NHỊ của Phật pháp, thì Bồ tát ấy sẽ đến được Vô Thượng Bồ Đề ! (Đây gọi là "Tu nhất thiết Thiện pháp")
Mến !
Hừm ! Trong nguyên văn không có tiêu đề này, đây là Hòa thượng giảng giải thêm vào để phân đoạn, để mọi người dễ nắm ý. Nhưng ....vô tình H.t đem chấp nhất của mình lồng vào đây. Đây là hiện tượng "đeo kính râm" đọc Kinh Phật, làm cho Kinh không sáng nghĩa mà thêm tối nghĩa.
:cool:
Gia Bảo nè !
Đạo Phật không biểu chúng ta cứ làm Ác, Đạo Phật vẫn kêu chúng ta hành Thiện, nhưng đây chỉ là Nhân Thiên Thừa trong đạo Phật. Nhiều người không hiểu thấy các đạo khác như Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hão gì cũng cùng quan điểm này nên nói "Đạo nào cũng vậy".
Không phải đâu là không phải đâu! đạo Phật còn cao siêu hơn Ngoại Đạo nhiều, là ở câu này đó, Thiện pháp và Ác pháp là 2 pháp đối đải trong CƠN MÊ LỚN này, không pháp nào là chắc thiệt cả.
Ví dụ như ngày lễ Halloween, một số người hóa trang thành Ác Quỷ, người khác hóa trang thành Phù thủy, người khác hóa trang thành Hiệp sĩ diệt Quỷ, dầu mang hình thức nào điều đó cũng chỉ là "TÊN GỌI" _ GIẢ DANH _ chứ không phải thực người hóa trang Ác Quỷ là người Ác, người hóa trang Hiệp sĩ là người Thiện. Không hề có Thiện hay Ác theo hình thức hóa trang, thực chất thì ai cũng như ai, vui chơi trong một bửa mà thôi.
Nhìn sâu vào thực chất vấn đề, Phật dạy rằng "pháp lành đó, Như Lai nói tức chẳng phải pháp lành, ấy gọi là (thị danh) pháp lành."
Thế đấy bạn ạ !
.
ĐOẠN 24 :
PHƯỚC TRÍ VÔ TỈ
Tu-bồ-đề! Nhược tam thiên đại thiên thế giới trung sở hữu chư Tu-di sơn vương, như thị đẳng thất bảo tụ, hữu nhân trì dụng bố thí. Nhược nhân dĩ thử Bát-nhã ba-la-mật kinh, nãi chí tứ cú kệ đẳng, thọ trì độc tụng, vị tha nhân thuyết, ư tiền phước đức bách phần bất cập nhất, bách thiên vạn ức phần nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập.
DỊCH:
PHƯỚC TRÍ KHÔNG GÌ SÁNH BẰNG.
Này Tu-bồ-đề, nếu trong tam thiên đại thiên thế giới có các ngọn núi Tu-di chúa, như thế dùng bảy báu nhóm họp bằng những ngọn núi Tu-di ấy có người mang ra bố thí. Hoặc có người đem kinh Bát-nhã ba-la-mật này cho đến bốn câu kệ v.v… thọ trì đọc tụng, vì người khác nói thì phước đức của người này đối với người trước, người này trăm phần, người kia không bằng một, trăm ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ cũng không thể bằng.
Dạ, xin phép các trưởng bối !
Ở đoạn này Phật lại nhắc đến TỨ CÚ KỆ, con xin phép copy lại bài bổ sung của anh Minh Thức, thiết nghĩ TỨ CÚ KỆ dầu chúng ta có lặp đi lặp lại bao nhiêu lần cũng chẳng dư :
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post24050
1.
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post23997
2.
http://www.phatphapthuchanh.com/show...ll=1#post24042
ĐOẠN 25 :
HÓA VÔ SỞ HÓA
Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Nhữ đẳng vật vị Như Lai tác thị niệm: Ngã đương độ chúng sanh. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Thật vô hữu chúng sanh Như Lai độ giả. Nhược hữu chúng sanh Như Lai độ giả, Như Lai tắc hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tu-bồ-đề! Như Lai thuyết hữu ngã giả tắc phi hữu ngã, nhi phàm phu chi nhân dĩ vi hữu ngã. Tu-bồ-đề! Phàm phu giả, Như Lai thuyết tắc phi phàm phu, thị danh phàm phu.
DỊCH:
GIÁO HÓA KHÔNG CÓ CHỖ GIÁO HÓA.
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Các ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: Ta sẽ độ chúng sanh. Này Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thế ấy. Vì cớ sao? Thật không có chúng sanh Như Lai độ đó. Nếu có chúng sanh Như Lai độ đó thì Như Lai ắt có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói có ngã ắt không phải có ngã mà người phàm phu cho là có ngã. Này Tu-bồ-đề, người phàm phu đó Như Lai nói tức không phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.