DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/9 ĐầuĐầu ... 56789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 86
  1. #61
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh


    Đừng nhìn quanh quẩn
    Chú mục vào tâm
    Thiền định thực hành
    Được vui thanh tịnh



    Truyền thuyết


    Pacaripa làm nghề bán bánh mì dạo ở thành Campa. Vì nghèo khổ, ông chỉ có một bộ quần áo duy nhất mang trên người. Ông thường nhận bành mì của một chủ hiệu rồi đem đi bán dạo khắp nơi để kiếm sống.


    Một ngày nọ, ông không bán được ổ bánh nào mà bụng thì đói meo nên đành phải ăn một ổ bánh. Chưa ăn được phân nửa thì một nhà sư đến khất thực. Pacaripa không thể nào biết được rằng nhà sư này chính là hóa thân của đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Tuy nhiên, ông vui vẻ nhịn phần ăn của mình để cúng dường cho vị sư ấy.


    Nhưng trước khi trao bánh, Pacaripa cung kính đảnh lễ vị sư và nói thật rằng bánh ấy không phải của mình.


    Vị sư cười nói: “Nếu quả vậy thì ngươi đúng là đại thí chủ của ta. Có lẽ ta nên truyền pháp cho ngươi.”


    Pacaripa liền chuẩn bị một mạn-đà-la và dâng hoa lên cho sư. Nhà sư làm lễ qui y, truyền giới Bồ Tát cho ông cùng với chân ngôn Lục tự đại minh.


    Một ngày nọ, Pacaripa gặp lại ông chủ hiệu bánh mì. Ông này đòi khoản tiền bánh mà Pacaripa còn thiếu lại. Pacaripa nói rằng mình quả thật không có vật sở hữu nào đáng giá để trừ vào món nợ ấy. Người chủ hiệu bánh tức giận, xông vào đánh đập Pacaripa.


    Khi ấy, Pacaripa liền kêu lên: “Đâu chỉ một mình ta ăn bánh, còn có thầy ta ăn nữa.”


    Tiếng kêu của Pacaripa vang dội như tiếng sấm khiến ông chủ bánh hoảng sợ dừng tay, nói: “Ta đánh ngươi như thế cũng đã đủ trừ nợ. Bây giờ ngươi hãy đi cho khuất mắt ta.”


    Pacaripa đi vào một ngôi đền thờ đức Quán Thế Âm, ông đứng trước tượng đòi tiền nửa ổ bánh mì. Lập tức có ba mươi lượng vàng hiện ra trước mắt ông. Pacaripa liền trả hết nợ cho ông chủ bánh.


    Khi ấy, Pacaripa thầm nghĩ: “Hẳn đức Quán Thế Âm chính là thầy của ta.”


    Vì vậy, ông khởi hành đi về phía núi Potala, là nơi Bồ Tát trú ngụ. Trên đường, Pacaripa phải băng qua một rừng gai, có lúc bị gai nhọn đâm vào da thịt, chân tay đến rướm máu. Đau đớn, Pacaripa kêu lớn danh hiệu của Bồ Tát. Đức Quán Thế Âm bèn hiện ra và nói: “Đúng, ta chính là chân sư của ngươi. Ngươi không cần phải đến Potala nữa mà hãy quay về Campa để hoằng dương chánh pháp.”


    Pacaripa quá đổi vui mừng, bay bổng lên không rồi quay về xứ cũ.




  2. #62
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa


    Thanh quang hiển hiện
    Đó là sự kết hợp
    Của bi và trí
    Tuyệt đối bẩm sinh (Sahaja)
    là cây như ý
    Hoa trái của nó
    là Ba thân Phật



    Truyền thuyết



    Sở dĩ đức vua xứ Campa lấy vương hiệu là Campaka là vì xứ này có một loài hoa gồm hai màu vàng trắng, rất thơm và đẹp.
    Ngoài nỗi vui thú quyền lực, nhà vua rất yêu thích loài hoa đặc biệt này. Trong vườn thượng uyển của cung điện mùa hè luôn có một chiếc ngai kết bằng hoa Campaka vàng.


    Một hôm, nhà vua đang ngự trên chiếc ngai đặc biệt ấy thì một nhà sư đến để khất thực. Vua tự tay rửa chân cho sư và sai người mang đến một chiếc đệm để sư an toạ, đoạn cúng dường vật thực.


    Sau đó, vua cùng triều thần nghe sư thuyết pháp. Sau đó, vua hỏi nhà sư: “Thưa thầy! Ngài đã vân du khắp nơi, ngài có bao giờ thấy loại hoa nào đẹp như hoa ở đây không? Và có vị vua nào như quả nhân không, thưa ngài?”


    Nhà sư đáp: “Tâu bệ hạ! Hương của loài hoa Campaka thật là kỳ diệu, khó có loài hoa nào sánh bằng. Nhưng mùi phát ra từ thân của bệ hạ thật khó ngửi. Thật vậy, tuy vương quốc của bệ hạ giàu có, hùng mạnh, nhưng rồi đây ngài cũng phải bỏ lại tất cả để ra đi với đôi bàn tay trắng.”


    Những lời lẽ của nhà sư khiến nhà vua chợt xét lại bản thân mình. Ngài cầu xin nhà sư dạy thêm Phật pháp. Nhà sư bèn dạy cho vua về luật nhân quả, là định luật chi phối mọi hoạt động của con người.


    Kế đó, sư truyền cho vua phép thiền định.


    Nhưng nhà vua lâu nay có thói quen thưởng ngoạn hoa và tâm trí lúc nào cũng nhớ đến hoa nên thật khó tu hành tinh tấn.


    Sư biết vậy, bèn dạy:


    Các pháp vốn không
    Đây là hoa của giáo pháp
    Tâm trí là ong
    Hút nhụy không hề cạn
    Ong, hoa, phấn, là một
    Niềm an lạc là mật
    Ấy là lời Phật dạy
    Hãy tu chớ nghi ngờ



    Campaka nghe lời dạy nắm được yếu lý của pháp tu. Ngài thực hành 12 năm thì chứng đắc.



    Lần sửa cuối bởi Ngọc Quế; 04-01-2017 lúc 10:37 AM

  3. #63
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân


    Con đường trơn trợt
    mà ngài đã đi qua
    khó một ai theo được
    Sự giác ngộ ấy không có gì sánh bằng
    Vì phàm phu không thể nào hiểu được
    Nhà Du-già tối thượng
    có quyền năng cân bằng hoàn hảo
    Đạt tới chân nghĩa
    nhờ lời dạy của Bổn sư



    Truyền thuyết


    Bhiksanapa là một người hành khất ở vùng Pataliputra. Ngày nọ, sau một buổi sáng đi lang thang khắp nơi trong thành nhưng chẳng có ai ban cho một chút thức ăn nào, Bhiksanapa cảm thấy đói và mệt liền ngồi nghỉ ở bên vệ đường. Chợt một vị Thánh nữ (Dakini) xuất hiện trước mặt ông ta.


    Vị Thánh nữ ân cần thăm hỏi vì cớ sao Bhiksanapa buồn rầu như thế. Bhiksanapa liền kể với Thánh nữ về nỗi khổ của mình.


    Bà nói: “Ta có một cách giúp ngươi thành tựu ước nguyện.”


    “Vâng, xin bà chỉ bày cho tôi.”


    “Nhưng ngươi có gì để dâng tặng ta chăng?”


    Bhiksanapa nghe hỏi vậy liền dùng tay, lấy hết sức bình sinh nhổ một cái răng trên và một cái răng dưới dâng cho vị Thánh nữ.


    Biết rằng đã gặp được bậc pháp khí, vị Thánh nữ liền làm phép khai tâm và truyền pháp cho Bhiksanapa.


    Sau đó, ngày ngày đi khất thực để độ thân, Bhiksanapa tinh cần tu tập thiền định trong 7 năm thì chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.




  4. #64
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc




    Khi ta nhận ra
    bản chất nguyên thủy là Phật,
    Phật trở thành bản chất của tất cả thực thể
    Nhờ năng lực của Tuyệt đối bẩm sinh
    Ta nhập vào Kim cương định



    Truyền thuyết


    Tại Satapuri có một người bán dầu tên gọi là Dhilipa. Công việc kinh doanh này đem lại cho ông ta một số lợi nhuận rất lớn, vì vậy ông ta trở nên một trong những người giàu có nhất trong vùng.


    Chính vì vậy mà cuộc sống của Dhilipa rất xa hoa. Mỗi bữa ăn, ông dùng đến 84 cái đĩa, 12 loại thịt và 5 loại thức uống. Đây là cách dùng bữa của một bậc vương giả thời ấy.


    Một ngày nọ, Đạo sư Bhahana đến viếng Dhilipa. Sau khi nghe Sư thuyết pháp, Dhilipa lấy làm cảm động, ngỏ ý muốn mời Sư lưu lại một thời gian tại nhà của mình và Sư đồng ý.


    Một hôm nhìn Dhilipa đang làm công việc trích ly dầu ra khỏi những hạt mè (vừng), Sư nhận xét rằng công việc này có thể ngày một phát đạt hơn nhưng khó có thể đạt tới sự giải thoát.


    Dhilipa liền xin Sư truyền pháp. Sư nói:


    Thân ngươi là hạt vừng
    Dầu chính là vọng tưởng
    Bản tâm là ngọn đèn
    Bấc là pháp thế gian
    Đốt đèn bằng lửa tuệ
    Xua đi bóng vô minh
    An trú trong thanh tịnh
    Niềm vui chẳng nghĩ bàn



    Dhilipa nghe xong bừng tỉnh ngộ. Từ đó tinh tấn tu tập trong 9 năm thì chứng đắc thần thông Đại thủ ấn.




  5. #65
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm



    Bánh xe tập quán quay nhanh
    Tạo nên bài ca và vũ điệu của sự hiện hữu
    Nhưng giờ đây ngọn lửa tri kiến bừng cháy
    Đẩy lùi bóng tối của vô minh



    Truyền thuyết


    Kumbharipa làm nghề thợ gốm ở Jomanasri. Công việc đơn điệu hằng ngày khiến ông đâm ra mệt mỏi và muốn có một sự thay đổi để cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn.


    Ngày kia, có một nhà sư Du-già đến lò gốm để khất thực, Kumbharipa nói: “Bạch Đại đức! Làm cái nghề nặng nhọc này tôi cũng chỉ kiếm được một ít thu nhập để sống qua ngày. Và tôi cảm thấy chẳng có một chút hứng thú gì. Thật là khổ não!”


    “Ồ! Hiền hữu, ông nên biết rằng tất cả chúng sinh đều chịu phiền não vô tận, nào phải chỉ riêng mình ông? Nay ta dạy ông một pháp này:


    Đất sét là đam mê
    Ý tưởng được chuẩn bị
    Đất cát là vô minh
    Lăn trên xe tham ái
    Sáu căn là sản phẩm
    Trí tịnh làm lửa nung
    Cho chín gốm lục nhập



    Người thợ gốm nhận hiểu được lời dạy của Sư, tu tập thiền định trong 6 tháng thì tâm trí thanh tịnh, dứt được tham ái.


    Kumbharipa vừa làm việc vừa thiền định nên những sản phẩm do ông làm ra đều tinh xảo và có những nét đẹp kỳ diệu.




  6. #66
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng



    Đại nguyện của chư Phật
    Chính là nhận ra tự thể
    Những ai nhận ra sự thanh tịnh của bản tâm
    Thì người đó có con mắt Phật



    Truyền thuyết


    Tại một làng quê thuộc xứ Magadha (Ma-kiệt-đà), có một gia đình làm nghề chăn nuôi gia súc. Họ sở hữu hàng ngàn con bò, vô số cừu và ngựa.


    Khi người cha qua đời vì già bệnh, người con mở tiệc lớn thết đãi toàn bộ dân chúng trong vùng. Bữa tiệc này kéo dài trong nhiều ngày với đầy đủ những món ngon, vật lạ.


    Vào hôm sáng sớm trước khi buổi tiệc kết thúc, cả gia đình cùng thực khách kéo nhau ra bờ sông Hằng để tắm rửa tẩy trần, chỉ còn lại người vợ và đứa bé con làm nhiệm vụ trông nhà.


    Lúc này Đại sư Carbaripa đột nhiên xuất hiện để khất thực. Nhưng người vợ trẻ sợ chồng quở trách nên không dám cúng dường. Đại sư liền nói: “Nếu chỉ vì ngươi cúng dường thức ăn cho ta mà chồng ngươi hoặc mẹ chồng quở mắng, thì hãy đến với ta. Từ nơi đây, ngươi có thể nhìn thấy ánh lửa bên kia ngọn đồi, đó chính là nơi ta trú ngụ. Nếu họ không tức giận thì có lẽ tốt hơn nhiều. Giờ thì hãy cho ta một ít thức ăn.”


    Người thiếu phụ liền mang cho Sư một ít vật thực và lắng nghe Sư nói chuyện một cách vui vẻ.


    Sau khi vị Sư rời khỏi nhà, bà mẹ chồng quay về, nhìn thấy một ít thức ăn còn sót lại trên những chiếc đĩa. Bà hiểu chuyện và bắt đầu sỉ nhục nàng dâu.


    Lần này, người thiếu phụ trở nên giận dữ thật sự, nàng bế đứa con nhỏ tìm đến chỗ Đại sư Carbaripa.


    “Lành thay! Lành thay!” Sư nói xong liền dùng tịnh thủy rảy vào người hai mẹ con. Họ liền hóa thành hai tượng Phật bằng đá.


    Người chồng khi quay về không thấy vợ con bèn tìm đến chỗ Sư. Sư lại dùng nước sái tịnh biến ông chồng thành tượng Phật đá.


    Sau đó, gia đình, họ hàng của họ đến tìm đều bị rơi vào số phận tương tự. Tất cả đều bị biến thành những tượng Phật đá đứng sừng sững giữa nơi hoang vắng.


    Đứa bé trai con của người thiếu phụ tốt bụng đạt được tám thần thông. Từ đôi tinh hoàn của đứa bé lưu xuất một thứ đề-hồ có khả năng biến các kim loại thành vàng, từ hậu môn xuất ra một thứ rượu trường sinh, và từ đôi mắt phát ra hai luồng hào quang.


    Dân chúng trong vùng đồn đại việc lạ lùng chưa từng có này đến tai đức vua xứ Campa. Nhà vua hiểu được sự việc, cho xây một ngôi đền lớn để thờ tất cả những tượng Phật đá này.


    Tương truyền rằng những nhà tu Du-già thường đến đây để tu thiền định. Và trong lúc họ thiền định, nếu tâm khởi lên vọng tưởng thì các tượng đá sẽ hóa thành người thật, dùng gậy đập vào lưng hành giả.




  7. #67
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc



    Khi tâm ta bị khởi che bởi vô minh
    Ý duyên theo trần cảnh
    Khi thực thể sáng tỏ như bản chất của ta
    Bản chất ấy hiện ra như thực thể



    Truyền thuyết


    Thị trấn Agaru có một gia đình giàu có. Gia đình này có một cô con gái ở tuổi 13 tên là Manibhadra, được hứa gả cho một chàng trai cũng cùng đẳng cấp xã hội. Theo tục lệ thì chàng trai phải đến ở rể, chờ cho đến khi cô gái đủ tuổi kết hôn.


    Trong thời gian này, một hôm có Đại sư Kukkuripa đến nhà cô gái Manibhadra đểkhất thực. Nhìn thấy nhà sư, cô gái thốt lên: “Ngài trông thật đẹp đẽ! Cớ sao lại phải đắp tấm vải rách mà đi xin ăn, trong khi ngài có thể tự mình kiếm sống và cưới một người vợ?”


    “Thưa thí chủ, tôi sợ vòng sinh tử luân hồi và tôi đang tìm thấy niềm an lạc đầy giải thoát trong cuộc sống như thế này. Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Nay tôi phải nắm bắt lấy cơ hội có một không hai này mà tu tập. Nếu tôi lấy vợ, có con, thật là bận bịu, làm thế nào mà tu tập? Và như thế, đời sau sẽ càng tệ hại hơn. Do đó mà tôi từ bỏ việc theo đuổi phụ nữ.”


    Cô gái tỏ ra rất cảm phục nhà Sư, sau khi cúng dường vật thực, cô nài nĩ: “Xin thầy chỉ cho tôi con đường giải thoát.”


    “Ta sống nơi mộ địa, nếu cần, thí chủ có thể đến gặp ta.”


    Sau khi nghe những lời thuyết pháp của đại sư, Manibhadra trở nên ưu tư về thân phận con người trong cuộc đời đầy bất trắc này, và cuối cùng cô quyết định tìm đến với đại sư.


    Đại sư Kukkuripa quán xét thấy trình độ tâm linh của cô gái phát triển cao, bèn truyền cho cô pháp thiền định và thần thông.
    Sau đó, cô tìm chỗ vắng vẻ tự tu tập một mình trong bảy ngày đêm. Sau thời gian ấy, cô trở về nhà thì bị cha mẹ la rầy, đánh đập.


    Cô nói: “Không ai trong thế gian này là cha hay mẹ của tôi cả. Một gia đình giàu có chỉ có thể nuôi dưỡng nhưng không thể giải thoát cho một cô gái ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì vậy, tôi phải nương tựa vào Chân sư để tu tập thiền định hầu mong giải thoát khỏi luân hồi.”


    Lời lẽ xác đáng của cô khiến cha mẹ cô lấy làm lạ nhưng không thể đối đáp lại.


    Manibhadra tu tập định tâm vào một điểm duy nhất. Và sau đó một năm, vị hôn phu đến đón cô về nhà riêng. Cô vui vẻ theo chồng không một chút phản kháng.


    Trong cuộc sống mới, cô luôn tỏ ra đảm đang việc nhà, nói năng khiêm tốn, cử chỉ hoà nhã. Chẳng bao lâu, cô sinh hạ được một bé trai và một bé gái. Cô nuôi nấng và dạy dỗ chúng theo cách riêng của cô.


    Mười hai năm trôi qua kể từ ngày Manibhadra gặp được Chân sư. Một buổi sáng, cô ra suối để lấy nước, vì mang một bình đầy lại vấp phải một gốc cây, cô ngã xuống làm chiếc bình vỡ tan.


    Chiều đến người chồng không thấy vợ, vội đi tìm. Khi đến nơi ông thấy vợ mình nằm dưới đất, đôi mắt mở to đăm đăm nhìn vào chiếc bình vỡ.


    Ông đến gần hỏi han, nhưng cô vẫn cứ nhìn trân trối vào chiếc bình như không nghe thấy gì. Mọi người đến tìm cách vực cô ngồi dậy nhưng vô ích. Cô vẫn nằm bất động mãi.


    Đến lúc đêm xuống, cô đứng dậy hát:


    Chúng sinh hữu tình
    đập vỡ chiếc bình của họ,
    Cuộc sống kết thúc.
    Nhưng tại sao?
    Tại sao họ trở về nhà
    Ngôi nhà lục thú?
    Hôm nay ta đập vỡ
    chiếc bình của ta
    Nhưng ta không quay về
    ngôi nhà ấy nữa
    Ta đi tới mềm vui thanh tịnh
    Thầy ta thật tuyệt vời.
    Nếu ngươi muốn?
    Hãy nương vào bậc Thánh.


    Hát xong, Manibhadra bay vào hư không.




  8. #68
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp



    Tất cả các hiện tượng
    Bên trong lẫn bên ngoài
    Cả thảy là do tâm
    Tất cả chung một vị
    Trong thiền định thù thắng
    Không cần phải nỗ lưc
    Ta tìm thấy niềm vui
    Thanh tịnh và bất nhị


    Truyền thuyết


    Tại vùng Devikota, một gia đình nọ có hai cô con gái tên là Mekhala và Kanakhala. Hai cô gái được gia đình gả cho các chàng trai con của một người dân chài.


    Hai người chồng này rất thô lỗ, thường hành hạ, đánh đập và chửi mắng họ khiến những người láng giềng hay đem câu chuyện bất hoà trong gia đình họ ra làm đề tài bàn tán, mặc dù họ chẳng làm điều gì sai trái.


    Một hôm, người em gái gợi ý: “Chị ơi! Có lẽ chúng ta nên thoát khỏi sự bất công này và trốn sang một nơi khác.”


    Nhưng người chị không đồng ý. Cô nói: “Chúng ta bị sỉ nhục là vì chúng ta thiếu đức hạnh. Và như thế, sống ở nơi nào cũng có khác gì nhau. Chúng ta phải ở lại đây.”


    Một ngày nọ, Đại sư Krsnacarya du hành qua vùng Devikota. Đi theo ngài là 700 môn đồ, trên đầu là một chiếc lọng bay lơ lửng, những chiếc trống bằng sọ người dùng để triệu thỉnh quỷ thần kêu vang khắp không trung và những dấu hiệu kỳ lạ khiến bất cứ ai nhìn thấy cảnh tượng này đều phải thừa nhận đây là một vị đã tu chứng.


    Hai chị em rủ nhau ra nghênh đón Đại sư và cầu xin ngài truyền pháp. Sư điểm đạo cho họ và truyền cho Kim cương tâm pháp, rồi bảo họ lui về tu tập.


    Sau 12 năm tu tập, hai chị em đều đắc pháp. Họ quay lại chốn cũ tìm gặp Chân sư của họ. Đại sư tiếp hai chị em một cách nồng nhiệt, nhưng ngài không nhận ra đệ tử của mình. Sư hỏi họ là ai. Cả hai nhắc lại sự việc cũ. Sư nhớ ra và nói: “Nếu là đệ tử của ta, lẽ ra các ngươi phải mang lễ vật đến cúng dường ta.”


    “Chúng con có thể cúng dường những gì?”


    “Hãy cho ta thủ cấp của các ngươi.”


    “Vâng, chúng con xin vui lòng.”


    Hai cô gái liền há miệng lớn, một thanh kiếm tuệ giác thoát ra khỏi miệng họ. Họ dùng kiếm ấy tự chặt đầu dâng lên đại sư.


    Trước khi tự chặt đầu, họ hát:


    Nhờ giáo pháp của Chân sư
    Chúng con không còn phân biệt
    Luân hồi và Niết-bàn
    Chúng con không còn phân biệt
    Chấp nhận và từ chối.
    Chúng con không còn phân biệt
    Ta và người.
    Để làm chứng cớ cho sự giác ngộ
    Chúng con xin dâng người món quà này.
    Sư đáp lại:
    Lành thay! Hai nữ thánh
    Đã đến bờ bên kia
    Hãy quên niềm vui riêng
    Hãy sống vì kẻ khác.



    Rồi Sư đặt đầu của họ lên vai, tức thì đầu gắn vào cổ nguyên vẹn như cũ không để lại một vết sẹo nào.



  9. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    dieunghiem (08-29-2015)

  10. #69
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp



    Mặc áo giáp nhẫn nhục
    Đội chiếc mũ đức hạnh
    Ta lái con thuyền tâm
    Với niềm tin kiên cố
    Vượt qua cơn bão bùng.



    Truyền thuyết


    (Được kể chung trong truyền thuyết về Đại sư Mekhala.)



  11. #70
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm



    Trên bầu trời trong trẻo
    Của pháp giới
    Tiếng sấm của năng lực thanh tịnh
    nổ rung chuyển
    Khiến tất cả các chứng nghiệm
    về thế giới hão huyền
    đã biến đổi
    và được tô điểm
    bởi giác thức thanh tịnh của Ba Thân



    Truyền thuyết


    Tại Bhiralipa có một anh chàng hạ tiện tên là Kilakilapa,được rất nhiều người biết đến vì tính cách ồn ào và ưa cãi vã.


    Vì anh ta ưa tranh chấp, gây hấn, nên dần dần mọi người đều sinh ra ác cảm và cùng nhau xua đuổi anh ta ra ngoài thành.


    Kilakilapa đi đến khu mộ địa với một trạng thái buồn bã. Một nhà sư Du-già thấy tình cảnh thảm thương của anh ta, bèn đến hỏi nguyên cớ.


    Kilakilapa thành thực kể lể nỗi tình. Sư thương tình khai tâm cho y và truyền pháp tu thiền định:


    Lời của ngươi và lời của mọi người khác
    Cũng chỉ là âm vang
    Mà âm vang thì cũng chỉ là âm vang
    Hãy quán tưởng tất cả âm thanh
    Đều biến mất trong bầu trời kia
    Giống như sự biến mất của một cơn sấm sét
    Chúng rơi vào một đám mưa.



    Kilakilapa lãnh hội được giáo pháp và chuyên cần tu tập cho đến khi chứng đắc.




  12. The Following 3 Users Say Thank You to caydendau For This Useful Post:

    dieunghiem (08-29-2015),Thanh Trúc (02-05-2018),Thiện Tâm (09-03-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •