Rồi trong đoạn băng nói về tinh thần và vật chất, CQ còn đi xa hơn nữa khi bước sang lãnh vực của Y – Sinh học . Nào là : nột tiết tố, nào là hormone, pheromone, iode, thyroid, tuyến giáp, cường tuyến giáp, gene, buồng trứng để rồi lại có những lời khiêu dâm như :
" Thì người nữ không nói nên lời cái điều đó được, cái nội tiết tố từ đó tiết ra, nó có khuynh hướng làm cho người nam thương yêu mình, nhưng mà đâu có nói thành lời . Giờ làm cách nào để bày tỏ điều đó? Ði mua bộ đồ cho đẹp, phải hông? Mua cái môi son, đánh cho hồng, đánh cho má, kẻ lông mày, cắt móng tay, đi ẹo qua ẹo lại, đó là cái mà cho người nam đó "
CQ ơi ! Cần gì phải đi vào chi tiết như vậy . Mà đã đi vào chi tiết đến thế, thì tại sao không đi đến "tận cùng tần số" là : vai tựa má kề, hôn hôn hít hít v.v… mà thôi, nếu tôi nói nhiều thêm nữa, e lại có đạo hữu cho rằng tôi cũng một phường như CQ .
Nhưng đến đó chưa phải là hết, vì đã nói đến cái chuyện mà các cụ xưa gọi là chuyện "chó má" như thế thì tất CQ phải lôi cả "chó" ra . Và đây xin quý ÐH hãy nghe CQ kể thêm :" Ví dụ như con chó cái, đến cái mùa mà nó động dục, thì mình thấy nó có thể giao phối với bất cứ con chó đực nào, không có phân biệt"
Ðến đây, tôi xin được phép hỏi quý vị ÐH, quý vị đã có bao giờ nghe một nhà tu Phật giáo thuyết pháp như vậy chưa ? Vậy mà trong suốt hai trang giấy, đọc thành lời chắc cũng phải mất gần mười phút CQ nói về tinh thần và vật chất là như thế đó . Không biết có "cô" Phật tử nào kính phục thầy chưa, chứ tôi, thì thật sự là tôi phải xin ngả nón chào thua trước cái học lực "uyên thâm" của "Thầy CQ" : Ngoài việc xuyên tạc kinh điển giaó lý nhà Phật, "Thầy" còn tỏ ra là một nhà địa lý lỗi lạc khi cả quyết rằng không có một Tây phương cố định, - là một nhà sử học trứ danh khi nói đạo Hồi chống phá đạo Phật là vì Phật giáo nguyên thủy , và ở đây, "Thầy" lại là nhà y sinh học phi thường khi lý giải về nội tiết tố sinh dục ở con người và ở ………con chó .
Viết đến đây tôi lại nhớ đến một câu chuyện ngụ ngôn này: Ngày xưa tại nước Hy Lạp cổ, có một anh chàng họa sỹ . Mỗi khi vẽ xong một bức họa nào, anh lại đem ra trưng bày ở ngoài đường để khách qua đường phê bình, trong khi đó thì anh núp sau bức họa để nghe thiên hạ chê khen ra sao và căn cứ vào đó mà sửa lại bức họa, nếu cần . Một hôm, một anh thợ giày đi qua đó, thấy chiếc giầy vẽ trong bức tranh, không đúng kiểu cách, bèn cao giọng chê bai . Khi anh thợ giày đi rồi, chàng họa sĩ bèn vẽ lại chiếc giày đúng như nhận xét của anh thợ giày . Ngày hôm sau, người thợ giày lại trở lại chỗ cũ và khi thấy chiếc giày đã được sửa lại đúng theo ý mình, anh thợ giày lại phê bình thêm nữa và chàng họa sĩ lại sửa lại theo đúng nhận xét của anh thợ giày. Ngày thứ ba, anh thợ giày lại trở lại và khi thấy bức tranh đã được sửa thêm , thì anh ta cao hứng phê bình đủ thứ nào là chê cái nón thế này, chiếc áo thế kia, cái quần thế nọ . Thấy vậy, chàng họa sĩ tức quá, mới từ phía sau bức tranh nhảy ra mà bảo với anh thợ giày rằng :" Anh thợ giày! Xin anh đừng lên cao quá đôi giày" (N’allez pas au dessus de vos chaussures) . Vậy, hỡi anh thợ giày CQ, anh nói bậy như vậy đã đủ lắm rồi, xin hãy tha cho các nhà y sinh học, các nhà địa lý, các nhà sử học; mỗi người có một nghề mà anh ! Anh làm "Sư giả" – chứ không phải sứ giả – thì anh cứ việc làm sư giả , chứ đừng xía vô nghề nghiệp của người khác làm gì .
Ðọc suốt hai trang giấy đặc, tôi không hề thấy CQ nói gì về sự liên hệ giữa tinh thần và vật chất như CQ đã đề ra . Suốt từ đầu chí cuối "bài giảng", chỉ toàn một giọng khiêu dâm để nói chỉ có một điều là chuyện chăn gối giữa nam và nữ .
Ðể "khai thị" cho CQ, tôi xin CQ hãy nghe một nhà đại trí thức Pháp, một cố viện sĩ hàn lâm Pháp, cố văn hào và tư tưởng gia André Maurois nói về :
TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT
"Nhà Duy vật sẽ bảo tôi rằng :
-Anh biết rằng cái hố ngăn cách sự sống với những vật vô tri ngày càng thu hẹp . Anh cũng biết rằng có một số virus mà người ta không thể khẳng định chúng có đời sống hay không . Anh lại biết rằng những nhà hoá học sẽ có ngày tạo ra được những phân tử phức tạp, phức tạp quá đến nỗi chúng giống như sinh vật . Một ngày kia, có thể không xa, khoa học sẽ giải thích cho ta sự hình thành của đời sống muôn loài . Con người là sinh vật sinh ra sau cùng trong các sinh vật, chỉ chiếm một địa vị nhỏ bé trong cả thời gian lẫn không gian . Thế thì tại sao ta lại phải gán cho những tư tưởng con người một tầm quan trọng như vậy ? Tư tưởng của con người , chẳng qua, cũng chỉ là một dạng hoàn chỉnh hơn tư tưởng của con ong, cái kiến, của con rắn, con chó, con mèo.
Cách lý giải trên không mảy may làm tôi mủi lòng . Quả vậy, cái hố ngăn cách kia, dù đã thu hẹp đến chừng nào, cũng đã chưa được vượt qua . Chưa có nhà hoá học hay sinh vật học nào đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn nạn của đời sống. Trong bất cứ một loài sinh vật nào, tôi chưa hề tìm thâý dấu vết của một nền Tư Tưởng giống như tư tưởng của con người chúng ta . Giữa một con người đơn sơ nhất và một con vật thông minh nhất, cái hố ngăn cách vẫn còn đó, rộng và sâu . Ðiều tin tưởng mù quáng của nhà duy vật ở quyền năng mà khoa học có, để lý giải mọi sự, không mang tính khoa học mà mang tính tín ngưỡng . Ðó không phải là tín ngưỡng của tôi.
" Như vậy, thì ông cũng tin như chúng tôi rằng : muôn loài đều do Chúa tạo dựng lên phải không ?" – Người tín hữu sẽ hỏi tôi như thế . Tôi xin trả lời : tôi chỉ tin ở cái gì tôi biết mà về vấn đề này, tôi chẳng biết gì cả . Nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi một Ðấng Toàn Năng và cực kỳ nhân ái lại có thể tạo ra con vi trùng Cock, con bọ chét và con muỗi, để rồi sau hàng bao nhiêu thế kỷ ném con người biết suy tư và cảm xúc vào trong cái thế giới khó hiểu kia , sống giữa đám sâu bọ luôn chống đối nhau đó rồi lại còn bắt con người khổ sở kia phải chịu trách nhiệm về những điều mình làm trước Ðấng Tạo Dựng (hết đoạn trích).
Trích dẫn đoạn trên, tôi không hề có ý nói là tôi đồng ý hay không đồng ý với A . Maurois, mà chỉ muốn đưa ra cho CQ thấy một cách lý giải vấn đề . Trong phần đầu, tác giả cho ta thấy rằng ông không đồng ý với nhà duy vật khi cho rằng vật chất đẻ ra tinh thần (đời sống), nhưng ở phần thứ hai, ông cũng không đồng ý với nhà duy tâm khi cho rằng mọi thứ là do Chuá dựng lên.
Ta có thể đồng ý hay không với tác giả, đó là điều của riêng mỗi người chúng ta, nhưng có một điều mà ai cũng phải thừa nhận là cách lý giải của tác giả rất chặt chẽ, rất độc đáo, rất trong sáng mang tính nhất quán, nhất là ở đoạn chót của mỗi phần , chứ không rườm rà, luộm thuộm và rỗng tuếch như lối lý luận của CQ.

Pháp Chánh