DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 205
  1. #6
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Đại thừa và Tiểu thừa trong Phật giáo có rất nhiều trường phái khác nhau, như Tiểu thừa có hơn 18 hoặc 20 bộ phái, đại thể chia ra bốn hệ thống lớn: Hữu bộ, Độc Tử bộ, Phân Biệt Thuyết bộ và Đại Chúng bộ, và Đại thừa cũng có sự khác nhau giữa Hữu tông và Không tông. Bởi vì trong quá trình Phật pháp lưu hành trong xã hội, thời gian, địa điểm, căn cơ chúng sanh khác nhau, cho nên phương pháp giáo hóa khác nhau, dẫn đến tư tưởng bất đồng diễn biến phân hóa, thành sự khác nhau giữa các bộ phái. Hiện tại nghiên cứu Phật pháp, đối với giáo lý của các bộ phái, chúng ta có thể so sánh, bình luận, nhưng không nên dựa vào ý kiến và hiểu biết chủ quan khẳng định cho là như thế này hay thế kia, xét thấy nếu điều đó không phù hợp với quan điểm tông phái của mình thì kết luận cho rằng quan điểm đó là sai. Thái độ độc đoán theo kiểu tông phái này tuyệt đối không nên sử dụng. Nếu đứng trên lập trường Duy Thức cho rằng quan điểm tông phái khác không đúng không hợp chánh lý thì tông phái khác cũng đứng trên lập trường của mình, cho Duy thức cũng không đúng không hợp, vấn đề cũng không phải vì vậy được giải quyết hợp lý.

    Theo tôi các học giả Duy thức đối với “Khởi Tín Luận” nên lấy thái độ khoa học cùng nhau thảo luận, không nên có thái độ cái gì “giống với tôi là đúng, khác với tôi là sai” đi đến phủ định “Khởi Tín Luận”. Thật ra, sự dung hợp giữa hai tư tưởng Duy Thức và “Khởi Tín Luận” cũng không cần thiết, vì mỗi bên có lập trường đặc thù riêng, phương pháp tu học và cách thức lý luận cũng không giống; một cách gượng ép làm cho tư tưởng hai học thuyết này dung hợp với nhau, sự thật đây là điều rất khó. Giáo lý tư tưởng của mỗi học phái vốn đã không tương đồng cố ý bằng mọi biện pháp làm cho hai hệ tư tưởng này dung hợp với nhau thì dù có kết quả đó cũng không ai thừa nhận. Vì vậy, trước hết chúng ta tìm hiểu các điểm khác nhau của nó, không nên thiên vị chấp trước bên nào hoặc nhận định theo quan điểm của người nào. Trước tiên chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa tính đặc trưng của các bộ luận, sau đó khảo sát vị trí của nó trong Phật pháp. Thiết nghĩ, đây là điều chúng ta cần làm.



  2. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    dieunghiem (10-22-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •