DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 205
  1. #1
    Avatar của sonha
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    218
    Thanks
    146
    Thanked 96 Times in 34 Posts


    Tổng luận



    I. Tác giả và dịch giả

    Truyền thuyết tác phẩm “Đại Thừa Khởi Tín Luận” do Bồ-tát Mã Minh trước tác, tuy nhiên nhưng lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ nhân vật có tên Mã Minh không chỉ có một người mà có đến 6 người, quan điểm chung mọi người đều công nhận Mã Minh tác giả luận này sống trước thời Long Thọ; nếu căn cứ truyền thuyết trong “Mã Minh Truyện” và “Phú Pháp Tạng Nhân Duyên” thì Mã Minh là đệ tử Hiếp Tôn giả hoặc đệ tử của ngài Phú-na-da-xá, ước chừng cùng thời đại vua Ca-nị-sắc-ca.

    Tác phẩm này được ngài Chân Đế dịch sang Hán văn vào đời Lương, gọi là Lương dịch. Thật-xoa-nan-đà dịch “Kinh Hoa Nghiêm” cũng từng dịch qua luận này, gọi là Đường dịch. Bản mà chúng ta đang sử dụng là bản dịch đời Lương. Theo “Từ Ân Truyện” ghi: “Lúc ấy ở Ấn Độ, Đại thừa Khởi Tín Luận’ đã thất truyền, do đó ngài Huyền Trang lại căn cứ bản dịch từ Hán văn chuyển dịch thành Phạn văn”. Thế thì sự tồn tại luận này là có điểm căn cứ!

    “Khởi Tín Luận” không phải Chân Đế dịch, luận điểm này từ xưa cũng đã từng thảo luận qua. Vào đời Tùy, Quân Chánh (đồng môn với Gia Tường) trong “Tứ Luận Huyền Nghĩa” đưa ra nghi vấn: “Tìm khắp mục lục phiên dịch Kinh điển đều không thấy có tên luận này”. Khi Pháp Kinh phụng chiếu biên soạn mục lục Kinh điển, lại xếp luận này vào loại hoài nghi, cho là ngụy tạo và có lời nhận định rằng: “Xem xét mục lục dịch Kinh của Chơn Đế không có tên của luận này”. Song Phí Trường Phòng soạn “Lịch Đại Tam Bảo Ký” khẳng định luận này được ngài Chơn Đế dịch vào đời Lương. Trong “Chúng Kinh Mục Lục” Ngạn Tôn … cũng đồng ý kiến cho luận này do ngài Chân Đế dịch vào thời đại nhà Trần. Cho đến đời Đường, ngài Trí Thăng soạn “Khai Nguyên Thích Giáo Lục” đã khẳng định luận này được Chân Đế dịch vào đời Lương.

    Trên đây là một số nhận định của thời cổ đại, thời cận đại thì ở Nhật Bản có Vọng Nguyệt Tín Hanh v.v… căn cứ truyền thuyết của Quân Chánh, Pháp Kinh v.v… cộng thêm sự nghiên cứu của mình, cho rằng “Khởi Tín Luận” không phải Chân Đế dịch. Năm 1923-1924 Lương Khải Siêu xuất bản tác phẩm “Đại Thừa Khởi Tín Luận Khảo Chứng”, ông theo cách nhận định của người Nhật, cho rằng luận này không những không phải ngài Chơn Đế dịch mà phần tự luận mở đầu do ngài Trí Khải viết cũng là giả tạo, thậm chí bản dịch lại vào đời Đường cũng không có căn cứ. Lữ Trưng (Học viện China) nhận xét: “Bản dịch của ngài Thật-xoa-nan-đà chẳng qua là sửa đổi lại lời văn của bản dịch đời Lương.” Những nhà nghiên cứu này đã đưa ra nhiều lý do để chứng minh bảo vệ nhận định của mình là đúng.



  2. The Following User Says Thank You to sonha For This Useful Post:

    dieunghiem (10-22-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •