CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


IV- MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BẢN THỂ CHỈ CÓ CÁCH THAM
THIỀN
Bản thể tức là việc rất thực tế rốt ráo, nhà Phật gọi là Thật tướng, cũng gọi là
Chơn như Phật tánh, tên gọi rất nhiều, đều tùy dụng mà đặt danh, cái ý nghĩa
của bản thể này với bản thể của nhà Triết học Tây phương khác nhau, muốn
chứng nhập bản thể, ngoài Tham Thiền chẳng có cách khác.
Nhà Triết học Tây phương đối với vấn đề bản thể chỉ có một thái độ nghiên
cứu để nhận biết, nhà Phật đối với Chơn như Phật tánh thì tỏ ra một thái độ
thọ dụng thực tế. Vì người Tham Thiền một khi được chứng nhập bản thể
tức là kiến tánh thành Phật, ra khỏi sanh tử luân hồi, được sự thọ dụng lớn
(tự do, tự tại vĩnh viễn), mục đích của người học Phật là vậy. Nên bất cứ
Tông phái nào trong Phật giáo đều lấy pháp Thiền làm căn bản, đồng thời
căn cứ theo pháp Thiền đó có thể khiến người kiến tánh hay không mà phân
biệt cao thấp. Như Tiểu thừa dứt lục căn, phá ngã chấp mà lọt vào pháp
chấp; Trung thừa phá pháp chấp mà lọt vào không chấp, ấy đều chưa thể
chứng nhập bản thể, chẳng được kiến tánh thành Phật. Đại thừa Bồ tát phá
không chấp (vô thỉ vô minh) rồi đạt đến cảnh giới tuyệt đối của thật tướng,
phương pháp của Thiền tông là chẳng nhờ tất cả kinh nghiệm lý luận để đạt
đến, mà chỉ là một phương pháp trực tiếp chứng nhập, gọi là Đốn ngộ thành
Phật.





Coi Nguon TT - 08.jpg