DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 30
  1. #1
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _Lời nói của Hòa Thượng là nghĩa lý gì?

    Đáp :
    _Còn tìm nghĩa lý gì! Hễ có nghĩa lý liền thành khác biệt.

    Hỏi :
    _Nãy nói pháp từ vô thủy chẳng khác ngày nay, lý này thế nào?

    Đáp :
    _Vì muốn tìm nghĩa lý mới thành khác biệt. Ông nếu chẳng tìm thì chỗ nào có khác.

    Hỏi :
    _Đã là chẳng khác, sao còn nói “Tức tâm là Phật”.

    Đáp :
    _Nếu ông chẳng chấp phàm thánh còn ai nói “tức” tâm. Tức nếu chẳng tức, tâm cũng chẳng tâm. Nếu tâm với tức cùng quên thì ông còn muốn tìm ở nơi nào.

    Hỏi :
    _Vọng hay chướng tự tâm, nay chưa rõ dùng cách nào để trừ vọng?

    Đáp :
    _Khởi tâm trừ vọng cũng thành vọng. Vọng vốn chẳng gốc, chỉ vì phân biệt mới có. Ông hễ ở nơi hai chỗ phàm thánh tình chấp tẩy sạch tự nhiên chẳng vọng. Vậy còn muốn trừ nó để làm gì?
    Nói tóm lại chẳng có chút gì để dựa, để chấp, gọi là ta xả bỏ hai tay (pháp tương đối), ắt sẽ đắc Phật.

    Hỏi :
    _Đã chẳng có chỗ dựa, chỗ chấp, thì Tổ Tổ làm sao truyền thừa nhau?

    Đáp :
    _Dùng tâm truyền tâm.

    Hỏi :
    _Nếu có tâm truyền nhau sao lại nói tâm cũng không?

    Đáp :
    _Chẳng đắc một pháp gọi là truyền tâm. Nếu liễu ngộ tâm này tức là vô tâm vô pháp.

    Hỏi :
    _Nếu vô tâm vô pháp sao gọi là truyền?

    Đáp :
    _Ông nghe nói truyền tâm tưởng là có pháp để đắc sao!

    Tổ Sư nói :
    Khi nhận được tâm tánh
    Nên nói bất tư nghì
    Liễu liễu vô sở đắc
    Khi đắc chẳng nói “tri”.


    Việc này làm sao bảo cho ông hiểu được!

    Hỏi :
    _Phật độ chúng sanh chăng?

    Đáp :
    _Thực chẳng chúng sanh cho Như Lai độ. Ngã còn bất khả đắc, phi ngã làm sao đắc. Phật với chúng sanh đều bất khả đắc.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. #2
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _Hiện có ba mươi hai tướng tốt và độ chúng sanh sao lại nói không?

    Đáp :
    _ "Phàm có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy chư tướng phi tướng tức thấy Như Lai." (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai)

    Hỏi :
    _ Hòa Thượng hiện đang thuyết pháp đâu thể nói vô Tăng cũng vô Pháp?

    Đáp :
    _ Ông nếu thấy có pháp để thuyết tức là ”dùng âm thanh cầu ta” (Dĩ âm thanh cầu ngã). Nếu thấy có ta tức là có xứ sở. Thật thì pháp vốn vô pháp, pháp tức là tâm, nên Tổ Sư nói :

    Phó chúc tâm pháp này,
    Pháp pháp đâu là pháp.
    Vô pháp vô bản tâm,
    Mới rõ tâm tâm pháp.


    Thật chẳng một pháp để đắc gọi là tọa đạo tràng. Nói đạo tràng chỉ là chẳng sanh khởi kiến chấp. Ngộ pháp vốn không gọi là Không Như Lai Tạng.

    Xưa nay chẳng một vật
    Nơi nào có bụi trần
    Nếu thấu rõ ý này
    Tự tại chẳng gì bằng.


    Hỏi :
    _Chư Phật đại từ bi vì chúng sanh thuyết pháp là thế nào?

    Đáp :
    _Nói Phật đại từ bi là : chẳng thấy có Phật để thành, gọi là Vô Duyên Từ, chẳng thấy có chúng sanh để độ, gọi là Đồng-Thể-Bi. Pháp của Phật thuyết vô thuyết vô thị (khai thị), kẻ nghe thuyết pháp vô văn vô đắc. Ví như người huyễn thuyết pháp cho người huyễn, vậy thì có pháp gì để thuyết, ai thuyết, ai nghe?
    Ta nghe thiện tri thức khai thị, ngay đó ngộ được tâm từ bi này. Nếu ông khởi tâm động niệm muốn học kiến giải ấy là chẳng ngộ tự tâm, rốt cuộc vô ích.

    Hỏi :
    _Thế nào là ra khỏi tam giới?

    Đáp :
    _Thiện ác đều chẳng suy lường, ngay đó liền ra khỏi tam giới. Như Lai ra đời vì phá tam giới. Nếu chẳng tất cả tâm, tam giới cũng chẳng có. Ví như một vi trần đập phá thành trăm phần, chín mươi chín phần là không, một phần là có, thế thì đại thừa cũng chưa thể siêu thoát. Cả trăm phần đều không, đại thừa mới có thể siêu thoát.

    Tổ Sư trực chỉ bản tâm bản thể của tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu thành, chẳng thuộc thứ lớp, chẳng phải minh ám. Vì chẳng phải minh nên nói vô minh, vì chẳng phải ám nên nói vô ám, cho nên Kinh nói “Vô vô minh diệt vô vô minh tận” là vậy. Người vào cửa thiền tông ta cần nên để ý. Thấy được như thế gọi là thấy pháp. Vì thấy pháp nên gọi là Phật. Phật với pháp đều không, nên gọi là Tăng, cũng gọi Vô Vi Tăng, cũng gọi Nhất-Thể Tam Bảo.

    Kẻ cầu pháp chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu pháp, chẳng chấp cầu Tăng, ưng vô sở cầu. Vì chẳng chấp cầu Phật nên vô Phật, chẳng chấp cầu Pháp nên vô Pháp, chẳng chấp cầu Tăng nên vô Tăng.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  3. #3
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _Thế nào là đạo, thế nào là tu hành?

    Đáp :
    _Đạo là vật gì mà ông muốn tu hành!

    Hỏi :
    _Những tông sư ở các nơi kế tiếp nhau dạy tham thiền học đạo là thế nào?

    Đáp :
    _Ấy là lời tiếp dẫn người hạ căn, không thể lấy làm căn cứ.

    Hỏi :
    _Đây là lời tiếp dẫn người hạ căn. Vậy chưa rõ tiếp người thượng căn là thuyết pháp nào?

    Đáp :
    _Nếu là người thượng căn thì đâu còn muốn tìm của người khác. Họ tự mình còn bất khả đắc huống là còn có pháp nào để dính mắc họ.

    Hỏi :
    _Nếu như thế thì chẳng cần tìm cầu?

    Đáp :
    _Nếu được vậy thì khỏi phí sức.

    Hỏi :
    _Như thế tức là trọn thành đoạn tuyệt, tất cả đều “vô” ư?

    Đáp :
    _Ai bảo nó “vô”.Nó là ai mà ông muốn tìm nó?

    Hỏi :
    _Đã không cho tìm tại sao còn nói chớ đoạn dứt nó?

    Đáp :
    _Nếu chẳng tìm thì xong rồi, còn ai bảo ông đoạn dứt. Ông thấy hư không trước mắt làm sao đọan dứt được.

    Hỏi :
    _Pháp này có thể đồng như hư không chăng?

    Đáp :
    _Hư không lúc nào nói với ông có đồng có khác!? Ta tạm nói như thế, ông liền hướng vào đây sanh kiến giải.

    Hỏi :
    _Vậy không nên cho người sanh kiến giải ư?

    Đáp :
    _Ta đâu từng chướng ngại ông. Ông phải biết kiến giải thuộc về tình thức, tình sanh thì trí bị ngăn cách.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    uubatac (06-19-2018)

  5. #4
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _Hướng vào đây chớ sanh tình phải chăng?

    Đáp :
    _Nếu chẳng sanh tình còn ai nói phải?

    Hỏi :
    _Lục Tổ không biết đọc Kinh sách sao lại được truyền y làm Tổ. Thần Tú là thủ tọa, làm giáo thọ sư cho cả chúng, giảng được tất cả Kinh luận, sao lại chẳng được truyền y?

    Đáp :
    _Vì Thần Tú có tâm chấp thật, đó là pháp hữu vi, cho là thật có sở tu sở chứng. Còn Lục Tổ chỉ là mặc khế, mặc thọ ý thâm sâu của Như Lai, cho nên được Ngũ Tổ phó pháp.

    Ông phải biết bài kệ truyền pháp của Phật rằng :

    Bản pháp vốn vô pháp
    Vô pháp cũng là pháp
    Nay phó chúc vô pháp
    Pháp pháp đâu là pháp.


    Nếu ngộ ý này mới gọi là kẻ xuất gia, mới là kẻ tu hành. Ông nếu chẳng tin hãy xem việc Thượng Tọa Minh đuổi theo Lục Tổ để đoạt y bát. Lục Tổ hỏi :”Ngươi vì y đến hay vì pháp đến?” Minh nói :”Chẳng vì y đến, chỉ vì pháp đến”. Lục Tổ nói : Ngươi tạm nhiếp niệm, thiện ác đều chớ suy nghĩ. Minh vâng lời. Lục Tổ hỏi liền : Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, ngay khi ấy thế nào là bổn lai diện mục của Thượng Tọa Minh? Minh ngay đó hoát nhiên mặc khế, liền lễ bái rằng : Minh ở trong thiền hội Ngũ Tổ oan uổng dụng công ba mươi năm, hôm nay mới biết trước kia là sai. Lục Tổ nói : Đúng thế! Khi ấy Minh mới biết “Tổ Sư trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật”, chẳng ở nơi ngôn thuyết. Cũng như A Nan ba mươi năm làm thị giả của Phật, chỉ vì trí huệ đa văn, lại bị Phật quở rằng :”Ngươi ngàn ngày học huệ chẳng bằng một ngày tu đạo. Nếu chẳng tu đạo, giọt nước cũng khó tiêu”.

    Hỏi :
    _Bậc Thánh vô tâm tức là Phật, phàm phu vô tâm lại chìm nơi không tịch chăng?

    Đáp :
    _Pháp chẳng Thánh phàm, cũng chẳng không tịch. Pháp vốn chẳng hữu chớ cho là vô, pháp vốn chẳng vô chớ cho là hữu, vì hữu với vô đều là tình chấp, cũng như huyễn hóa, nên Kinh nói :”Kiến văn như huyễn hóa, tri giác là chúng sanh”. Trong cửa Tổ Sư chỉ cần ngưng cơ xảo, quên kiến giải, nên nói :”Phân biệt thì Ma Vương thịnh, quên cơ thì Phật đạo thành”.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. #5
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _ Tâm đã vốn là Phật còn tu lục độ vạn hạnh chăng?

    Đáp :
    _Ngộ ở nơi tâm, chẳng dính dáng với lục độ vạn hạnh. Lục độ vạn hạnh thuộc bên việc giáo hóa độ sinh. Những danh từ như Bồ Đề, Chân Như, Thực Tướng, Giải Thoát, Pháp Thân, cho đến Thập Địa, Tứ Quả, Thánh Vị… đều thuộc về phần hóa độ, chẳng phải tâm Phật. Tâm tức là Phật nên trong tất cả các môn hóa độ thì Phật là bậc nhất. Nếu chẳng có những việc sanh tử, phiền nảo … thì chẳng cần những pháp Bồ Đề, Giải Thoát.

    Hỏi :
    _ Nếu vô tâm hành đạo này được chăng?

    Đáp :
    _ Vô tâm là đã hành đạo này rồi, còn nói chi được hay không được! Lại bỗng khởi nhất niệm liền thành cảnh, nếu vô nhất niệm tức là :

    Cảnh mất tâm tự diệt
    Còn gì để truy tìm.


    Hỏi :
    _ Thế nào thì được chẳng lọt giai cấp?

    Đáp :
    _ Suốt ngày ăn cơm chưa cắn một hạt gạo, suốt ngày đi đường chưa đạp một tấc đất, suốt ngày chẳng lìa tất cả việc mà chẳng bị các cảnh mê hoặc, lại thời thời niệm niệm chẳng chấp tất cả tướng, chẳng chấp không gian thời gian, quá khứ chẳng đi, hiện tại chẳng trụ, vị lai chẳng đến, như như bất động an nhiên tự tại, đang khi ấy vô các tướng nhân ngã, như thế mới gọi là người tự tại giải thoát. Nỗ lực! Nỗ lực! Trong cửa này muôn ngàn ngươì chỉ được năm ba người. Nếu không nỗ lực công phu thì có ngày phải chịu tai họa, nên nói:

    Nỗ lực liễu ngộ ngay kiếp này
    Khỏi chịu tai ương nhiêù kiếp sau.


    Hỏi :
    _Vốn đã là Phật sao lại còn có tứ sinh lục đạo mỗi mỗi hình dạng chẳng đồng?

    Đáp :
    _ Chư Phật bản thể viên tròn, chẳng thể tăng giảm, chảy vào lục đạo mỗi mỗi đều tròn, ở trong muôn loài mọi mọi là Phật. Ví như một cục thủy ngân phân tán nhiều nơi mỗi mỗi đều tròn, nếu chẳng phân tán chỉ là một cục. Một này là tất cả, tất cả là một. Mỗi mỗi hình dạng dụ như nhà cửa, bỏ nhà thú vào nhà người, bỏ thân người sang thân trời, cho đến những nhà cửa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-Tát với Phật, đều tại ông có lấy có bỏ nên mới có khác, bản nguyên tự tánh đâu thể có khác.

    Niên hiệu Đại Trung, triều Đường,
    Ngài viên tịch nơi bổn sơn (núi Hoàng Bá),
    được vua sắc phong là Đoạn Tế Thiền Sư.

    HẾT


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  7. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-21-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •