Làm thế nào để giảm cholesterol ?
BỎ HÚT THUỐC LÁ
__________________________________________________ ______________________________________


2.
Bỏ hút thuốc lá.


Vậy thì, bạn làm thế nào để bỏ hút thuốc lá ? Xin được nói ngay từ đầu rằng, bỏ hút thuốc lá là một trong những điều khó làm nhất, nhưng cũng là một trong những việc làm mang lại nhiều phần thưởng xứng đáng nhất. Dù không gặp bạn, tôi cũng có thể nói rằng chính bạn cũng chán ngấy việc hút thuốc lá. Trong thực tế, có ít nhất là 80% những người hút thuốc lá hết sức muốn bỏ thuốc. Một số người có thể bỏ hút thuốc lá khi thấy được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng với hầu hết mọi người khác thì những thông tin này chỉ càng làm cho họ lo lắng, cảm thấy tồi tệ hơn – chẳng giải quyết được gì hơn.

Chắc chắn là bạn có khả năng bỏ hút thuốc lá. Việc bỏ thuốc lá sẽ không dễ dàng, nhưng có nhiều điều bạn có thể làm để giảm bớt phần nào khó khăn.

Bước quan trọng đầu tiên hết là phải tự đánh giá về mức độ nghiện thuốc lá của chính bạn. Để làm được điều này, hãy trả lời những câu hỏi sau. Bạn có hút thuốc trong vòng 30 phút sau khi thức dậy vào buổi sáng hay không? Bạn có hút nhiều hơn một gói thuốc mỗi ngày hay không?

Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người hút thuốc lá nào cần đến điếu thuốc đầu tiên vào buổi sáng khi thức dậy là những người có mức độ nghiện thuốc lá nặng nhất. Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm rất mạnh khi bạn ngủ, nên những người nghiện nặng phải cần đến thuốc lá ngay khi họ vừa thức dậy. Điều này làm tăng lượng nicotine trong máu lên và giúp cho người nghiện thuốc có được trạng thái bình thường để bắt đầu một ngày. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn vẫn có thể sẽ bỏ được thuốc lá, nhưng sẽ khó khăn hơn là những người có thể chờ đến trưa mới hút điếu thuốc đầu tiên trong ngày. Biết được điều này là rất quan trọng, vì nó giúp bạn hiểu được vấn đề và không thất vọng khi so sánh với một người bạn đã bỏ hút thuốc lá không mấy khó khăn.

Câu hỏi thứ hai là một điều rất hiển nhiên. Những ai hút mỗi ngày nhiều hơn một gói thuốc tất nhiên là nghiện nặng hơn những người chỉ hút vài ba điếu mỗi ngày.

Nói chung, những người nghiện nặng – những người cần phải hút thuốc ngay khi thức dậy và những người hút hơn một gói thuốc mỗi ngày – nên xem xét việc áp dụng một phương thức hỗ trợ nào đó trong việc bỏ hút thuốc lá. Có thể là dùng thuốc bupropion (tên thương phẩm là Zyban hay Well¬butrin), dùng kẹo nicotine, miếng dán nicotine, ống phun mũi hay ống hút nicotine.

Sau khi đã xác định mức độ nghiện thuốc của mình, bạn cần xác định động cơ thúc đẩy bạn bỏ thuốc lá. Bạn có thể liệt kê ra rất nhiều lý do để phải bỏ thuốc lá. Huyết áp của bạn sẽ giảm thấp. Mức HDL cholesterol sẽ tăng cao. Giảm thấp các nguy cơ bệnh tim mạch, các cơn đột quỵ, ung thư bàng quang và ung thư phổi. Giảm rất thấp nguy cơ mắc các bệnh phổi kinh niên. Gia tăng khả năng rèn luyện thể lực. Lòng tự trọng của bạn được nâng cao. Gia đình, con cái, vợ hoặc chồng, những người thân... sẽ tự hào về bạn. Bạn không còn làm cho người khác khó chịu vì mùi hôi của thuốc lá. Bạn sẽ ăn ngon hơn...

Bất kể là động lực nào thúc đẩy việc bạn bỏ thuốc lá, điều quan trọng là bạn phải hết sức quyết tâm và kiên trì, bởi vì sẽ có rất nhiều giây phút gay go, nhất là trong tháng đầu tiên. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, bởi vì bạn không chỉ đối đầu với những vấn đề về thể xác, mà còn là cả những vấn đề tâm lý nữa. Sau một tháng, tất cả những triệu chứng khó chịu như bứt rứt, khó ngủ, khó tập trung, ho, táo bón, đau ngực, run rẩy... đều sẽ trôi qua. Chỉ có tâm lý nghiện ngập là vẫn còn tồn tại. Đây chính là lý do vì sao một số người đã bỏ thuốc lá nhiều năm rồi mà đôi khi vẫn còn muốn hút thuốc.

Một trong các bệnh nhân của tôi đã phải nỗ lực đến hơn 10 lần mới bỏ được thuốc lá, và giờ đây đã bỏ được 4 năm rồi. Ông ta kể lại với tôi rằng, mỗi khi ông cảm thấy thèm hút một điếu thuốc – với ông ta, thường là những khi ăn xong một bữa ăn ngon – ông cố gắng nhớ lại những khó khăn mà ông và gia đình đã phải trải qua trong thời gian một tháng đầu tiên ông bỏ thuốc lá. Không muốn trải qua giai đoạn khó khăn ấy một lần nữa, đó là động lực giúp ông có thể kiềm chế không hút thuốc. Ông ta nói nửa đùa nửa thật rằng, vợ ông có lẽ sẽ ly dị với ông nếu như bà ta phải trải qua một tháng khó khăn như thế nữa.

Một khi bạn đã có động lực thúc đẩy mạnh mẽ trong việc bỏ thuốc, bạn có thể bước vào một giai đoạn kế tiếp – xác định thời gian cho việc bỏ thuốc. Một cách lý tưởng, bạn nên dành ra khoảng 2 tuần lễ để chuẩn bị. Bạn sẽ dành ra tuần đầu tiên để xem xét lại thói quen hút thuốc hiện nay của mình. Mặc dù bạn có thể muốn bỏ thuốc ngay trong lúc này, nhưng tôi thường khuyên mọi người chỉ cần theo dõi ghi nhận tất cả những điếu thuốc mà họ hút. Dán một bảng ghi có kẻ ô vào bao thuốc lá của bạn. Mỗi khi hút một điếu thuốc, ghi vào đó ngày giờ, và ghi rõ bạn đang làm việc gì. Cũng nên ghi vào đó cảm giác thèm muốn của bạn là đến mức độ nào. Qua một tuần lễ, hãy nhìn lại những bảng ghi của bạn trong tuần. Bạn có nhận ra những trùng hợp nào đó không? Bạn có hút thuốc vào lúc căng thẳng? Buồn chán? Mỏi mệt? Đói? Sau bữa ăn? Khi uống rượu, bia? Khi uống cà phê, trà? Điếu thuốc nào trong ngày bạn thèm muốn nhất? Và điếu thuốc nào được hút chỉ do thói quen?

Chọn ra 5 lần hút thuốc trong ngày – hoặc ít hơn, mà bạn đã ghi nhận là thèm muốn nhất. Trong tuần lễ tiếp theo, chỉ hút những điếu thuốc đó mà thôi. Cũng trong tuần này, chọn thực hiện một số trong những điều sau đây để chuẩn bị cho “con người mới” của chính bạn: