DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 19
  1. #1
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts



    Hãy coi chừng cái tâm
    khi ta tập trung lại để làm cho nó tế nhị hơn,
    vì lúc ấy ta có khuynh hướng ép buộc,
    nó dính cứng trong tình trạng không lay động.
    Hãy để tâm nhìn đi nhìn lại
    tính cách bất thường của nó,
    cho đến khi trở thành một thói quen.
    Khi ta đến giai đoạn ấy "Ồ!"
    nó sẽ đến tự chính nó:
    Hay biết giọng hát của tâm,
    như một ảo cảnh.
    Ðức Phật dạy rằng những ô nhiễm của tuệ minh sát
    giả dạng như thật,
    trong khi nó không thật chút nào.
    Sự hay biết những hiện tượng tâm linh
    tự chính nó đến,
    là trực giác, cái thấy trực tiếp,
    không giống như sự nghe và sự hiểu biết
    trên tầng lớp vấn đáp.
    Sự phân tách những hiện tượng,
    tinh thần và vật chất,
    cũng không phải là tri kiến tự chính nó khởi phát:
    như vậy, hãy nhìn.
    Sự hay biết tự nhiên chính nó đến
    không phải là giọng hát của tư tưởng.
    Hiểu biết căn-nguyên-của-tâm,
    và những chặp tư tưởng,
    chân tâm ấy giải thoát ra khỏi phiền muộn.
    Căn-nguyên-của-tâm ấy chắc chắn
    là sự tự động hiểu biết các sankhàras, hành.
    -- những công việc của sự đổi thay --
    không phải là vấn đề phô trương ra ngoài
    để thấy hay để hiểu biết một việc.
    Nó cũng không phải là hiểu biết căn cứ
    trên nhãn hiệu từng cặp.
    Chính cái tâm tự hiểu biết
    qua di động của bài ca.
    Sự hiểu biết của tâm về di động
    chỉ giản dị tiếp cận với những chặp tư tưởng.
    Trong thực tế, chúng nó không thể bị phân chia:
    Tất cả chúng nó là một và cùng một thứ.
    Khi cái tâm là hai, điều đó được gọi là
    những sự vật rối ren của tưởng, sannà.
    Chính nó là bất thường, vậy tại sao tập trung vào gì khác?



  2. #2
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts



    "Khi nhìn thấy chính sự hoại diệt của nó
    tâm thoát ra khỏi đêm tối.
    Không còn muốn nếm hương vị của chúng
    và từ bỏ hoài nghi.
    Nó ngưng chạy tìm những vật bên trong và bên ngoài.
    Buông bỏ mọi bám níu.
    Xa lìa thương và ghét,
    dầu nặng nhẹ thế nào.
    Nó có thể chấm dứt những ham muốn,
    những thảm sầu, tất cả đều tan biến
    -- cùng với những gánh nặng lo âu
    đã làm cho nó than van rên rỉ --
    giống như trận mưa rào tưới mát tâm hồn.
    Chính cái tâm tự nó nhận thức tâm mát mẻ.
    Tâm mát mẻ vì không có nhu cầu
    đi thênh thang quanh quẩn, nhìn người ta.
    Biết rằng căn-nguyên-của-tâm trong hiện tại,
    không chao động và không lo âu
    với bất luận điều tốt hay điều xấu,
    vì tốt hay xấu tất cả đều hoại diệt,
    với tất cả những trở ngại khác.
    Tuyệt đối tĩnh lặng, căn-nguyên-của-tâm
    không suy tư cũng không diễn dịch.
    Nó chỉ ở với công việc của nó: không trông đợi gì,
    không cần phải vướng mắc hay rối loạn,
    không cần nơm nớp canh chừng.
    Ngồi hoặc nằm, nó suy nghĩ
    trong cái tâm-căn-nguyên: 'Ðã giải thoát'.



  3. #3
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts



    "Lối giải thích của Ngài về con đường
    quả thật thâm sâu, xuyên thấu, đầy đủ và rõ ràng.
    Chỉ còn một điều nữa:
    Xin Ngài vui lòng giải thích với chi tiết
    cái tâm không giải thoát ra khỏi nguyên nhân của đau khổ."

    "Nguyên nhân của đau khổ là bám níu và thương yêu,
    vô cùng quyến rũ,
    tạo nên những trạng thái chúng sanh mới
    không biết mệt, không nhàm chán.
    ở mức độ thấp, ô nhiễm là
    nhục dục ngũ trần;
    ở tầng cao hơn, là dính mắc trong thiền (jhàna).
    Nói về những điều nầy
    hoạt động như thế nào trong tâm:
    Tất cả là chuyện của chúng sanh say mê với sankhàra, hành,
    say mê với tất cả những gì xảy ra
    trong một thời gian lâu, thật lâu dài --
    thấy nó là tốt đẹp,
    nuôi dưỡng tâm bằng sự lầm lạc,
    làm cho nó đâm chồi nở mộng
    trong tình trạng mê loạn không yên.
    Bị lỗi lầm cắn rứt mà không biết hổ thẹn,
    say mê, khâm phục ngắm nhìn
    bất luận gì nó tưởng tượng --
    say mê đến độ quên mình
    và không sợ hiểm nguy;
    say mê nhìn lỗi người khác,
    bất mãn với những gì xấu của họ
    còn lỗi của mình thì chẳng xem là gì cả.
    Lỗi của người khác dầu to lớn đến đâu
    không thể làm cho ta sa đọa địa ngục.
    Trong khi đó lỗi của chính ta có thể đưa ta
    thẳng xuống tầng địa ngục khắc khổ khốc liệt nhất,
    mặc dầu nó không phải là rất ô nhiễm.
    Vậy hãy canh chừng xem lỗi của mình
    cho đến khi tự nhiên thấy nó đến.
    Tránh xa những lỗi lầm ấy
    và chắc chắn ta thấy
    hạnh phúc mà không có
    hiểm họa và lo âu sợ sệt.
    Khi rõ ràng nhận thấy những lỗi của mình
    hãy cắt ngay tức khắc.
    Chớ nên hơ hỏng hay chần chờ
    không quyết tâm như vậy không bao giờ ta thoát khỏi nó.



  4. #4
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts


    "Không ngừng muốn những điều tốt:
    Ðó là nguyên nhân của đau khổ.
    Ðó là lỗi lầm trọng đại: mãnh liệt kinh sợ điều xấu.
    'Tốt' và 'xấu' đều là thuốc độc của tâm,
    như vật thực quá nhiều làm bất an cơ thể.
    Giáo Pháp không rõ ràng sáng tỏ
    vì lòng ham muốn điều tốt của ta.
    Sự ham muốn điều tốt, khi quá mãnh liệt,
    kéo lôi tâm vào những suy tư khuấy động
    cho đến khi tâm đầy ngập điều xấu,
    và tất cả những ô nhiễm của nó sanh nở nhanh chóng.
    Lỗi lầm càng trọng đại, nảy nở càng nhanh chóng,
    Kéo lôi ta càng xa và càng xa cách dần
    Giáo Pháp nguyên thủy."

    "Lối giải thích
    nguyên nhân của đau khổ nầy
    gọt giũa, thanh lọc tâm tôi.
    [Mới đầu] ý nghĩa có vẽ
    rời rạc và rối loạn,
    nhưng khi Ngài giải thích con đường
    thì tâm tôi ngưng, không lay động:
    thỏa mãn, yên lặng và thanh bình,
    đến cùng."


    "Ðiều nầy được gọi là thành tựu
    tình trạng giải thoát ra khỏi ngũ uẩn,
    Giáo Pháp vẫn ở yên một nơi,
    không đến, không đi,
    một bản chất thật sự -- chỉ duy nhất có một --
    mà không gì làm sai lệch hay quay vòng."

    Ðến đây chấm dứt câu chuyện. Ðúng hay sai,
    xin vui lòng sáng suốt suy gẫm đến khi thấu hiểu.

    Do Ngài Phra Bhùridatto (Mun) biên soạn
    Wat Srapathum, Bangkok




  5. The Following User Says Thank You to Tuệ Thức For This Useful Post:

    socnho (03-22-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •