DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/2 12 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 270
  1. #1
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ BÁO ÂN
    __________________________________________________ ______________________________________


    75. THIỀN SƯ BÁO ÂN

    Ở Núi Đại Hồng


    Sư họ Lưu, ông cha là dòng Nho, chưa được hai mươi tuổi, Sư đã được các nơi đề cử ra làm quan. Sau, Sư chán cảnh trần tục đệ đơn lên triều đình xin xuất gia. Vua Tống chấp nhận theo sở nguyện.

    Sư dạo qua các thiền hội, đến núi Đầu Tử ra mắt Thiền sư Nghĩa Thanh. Ở lại đây chưa bao lâu, Sư ngộ được tâm yếu. Nghĩa Thanh nói với Sư: Ngươi là người tái sanh, phải tự gìn giữ.

    *

    Từ giã Nghĩa Thanh, Sư đi yết kiến các bậc cao đức để được ấn khả.

    Thừa tướng Hàn Công Chơn thỉnh Sư khai pháp ở chùa Thiếu Lâm tại Tây Kinh.

    Sư thượng đường:

    - Những lời như đây hội được ai là tri âm? Dù cho nhằm trong một câu liền ngàn mắt chợt mở, chín chắn có mấy người mê gặp Đạt-ma. Các ông cần biết Tổ sư Đạt-ma chăng? Sư liền đưa tay làm thế nắm, nói: Lỗ mũi của Đạt-ma ở trong tay của Thiếu Lâm (chỉ Sư). Nếu buông ra đi thì, từ kinh thuyết cõi này Tây Thiên nói vàng nói đen dối Hồ lừa Hán. Nếu chẳng buông ra thì chẳng tiêu một cái nắm. Có người nào cần Tổ sư làm chủ mời ra cùng Thiếu Lâm thấy nhau, lại có chăng?

    Sư im lặng giây lâu, nói: Quả nhiên.

    *

    Không bao lâu, nơi chùa Đại Hồng chỗ chuyên về Luật tông thay đổi thành Thiền viện thỉnh Sư trụ trì.

    Sư thượng đường đưa cây gậy lên, nói:

    - Xem! xem! quả đất tuyết lênh láng, Xuân đến khắp nơi lạnh. Linh Phong cùng Thiếu Thất, chia phân chẳng tương cang. Thôi luận Phật ý Tổ ý, chớ bàn đầu câu mối lời. Trâu sắt không dấu vết, trăng sáng hoa lan anh tự xem.

    Sư đưa gậy lên bước xuống tòa.

    *

    Sư cùng cư sĩ Trương Vô Tận làm bạn trong đạo pháp. Cư sĩ thường biên thơ hỏi nhiều vấn đề Phật pháp và cả vấn đề đại yếu tam giáo. Sư tùy chỗ giải thích rất rành rẽ.

    Không biết Sư qui tịch lúc nào và bao nhiêu tuổi.


  2. #2
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ HUỆ NAM
    __________________________________________________ ______________________________________


    76. THIỀN SƯ HUỆ NAM

    Ở Hoàng Long khai Tổ hệ phái Hoàng Long - (1002-1069)


    [Phái Hoàng Long là một chi nhánh trong tông Lâm Tế. Tông Lâm Tế đến đây chia hai phái Hoàng Long và Dương Kỳ.]

    Sư họ Chương tên Huệ Nam ở Ngọc Sơn Tín Châu. Thuở bé đã có vẻ thâm trầm hiện tướng đại nhân, chẳng ăn cá thịt, không ưa hát xướng. Năm mười một tuổi, Sư theo thầy Trí Loan ở viện Định Thủy xuất gia. Đến mười chín tuổi Sư thọ giới cụ túc. Đi du phương, Sư đến chùa Qui Tông ở Lô Sơn yết kiến Thiền sư Tự Bảo. Mỗi khi họp chúng, chúng đều ngồi chỉ riêng Sư đứng dựa ghế, Tự Bảo thường nhìn Sư. Từ đây về sau, Sư ngồi thì tréo kiết già, đi thì nhìn thẳng đến trước.

    *

    Sư đến Thê Hiền nương nơi Thiền sư Thị. Thê Hiền dạy chúng rất có qui củ, Sư ở đây ba năm làm người mô phạm trong chúng.

    Từ tạ Thê Hiền, Sư sang sông Hoài đến nương Thiền sư Hoài Trừng ở Tam Giác. Hoài Trừng trông thấy Sư liền chấp nhận cho ở.

    Sau, Hoài Trừng dời trụ ở Phần Đàm. Sư cũng đồng theo. Hoài Trừng chia Sư một phần nhiệm vụ trong việc tiếp độ chúng tăng. Thiền sư Văn Duyệt thấy thế, mỗi khi đến Phần Đàm trở về, than: Huệ Nam là món đồ hữu ích cho đạo, rất tiếc chưa gặp được thầy đào luyện.

    Nhân dịp Sư và Văn Duyệt cùng đi Tây Sơn, ban đêm nghỉ lại, hai người đàm đạo. Văn Duyệt nói: Thiền sư Hoài Trừng tuy là con cháu Vân Môn, nhưng pháp đạo còn khác xa Vân Môn. Sư hỏi: Khác ở chỗ nào? Văn Duyệt đáp: Vân Môn như đơn sa đã chín phen luyện, để vào sắt liền biến thành vàng; Hoài Trừng như được hống ngân nhìn thấy đẹp mắt, mà để vào lò liền chảy. Sư nổi giận cầm chiếc gối ném Văn Duyệt. Sáng ra Văn Duyệt xin lỗi lại nói: Chí khí Vân Môn như vua, cam chịu tử ngữ sao? Hoài Trừng có pháp dạy người là tử ngữ. Tử ngữ mà hay làm người sống được sao? Nói xong Văn Duyệt liền bỏ đi. Sư kéo lại nói: Nếu vậy thì ai có thể hợp ý Thầy? Văn Duyệt bảo: Thạch Sương Sở Viên thủ đoạn vượt cả mọi nơi, Thầy muốn yết kiến thì không nên chậm trễ. Sư thầm nghĩ: Đây là việc lớn của người hành khước vậy, Văn Duyệt là đồ đệ Thúy Nham, mà dạy ta đến yết kiến Thạch Sương thì có liên hệ gì đến ông đâu?


  3. #3
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ HUỆ NAM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sư liền sửa soạn khăn gói sáng hôm sau lên đường. Đi đến nửa đường, Sư nghe Từ Minh mỗi việc đều lừa đảo Thiền sinh, liền thối chí không đi, không đi ở lại làng Bình nhiều ngày. Kế, Sư lên Hoành Nhạc đến chùa Phước Nghiêm yết kiến Thiền sư Hiền, Thiền sư Hiền cử Sư làm thơ ký. Chợt Thiền sư Hiền tịch, quận thú mời Từ Minh đến trụ trì. Được tin này, Sư rất hoan hỉ có cơ hội để nghiệm xét lời Văn Duyệt nói.

    Từ Minh đến, Sư trông thấy thân tâm đều cung kính. Nghe Từ Minh luận nói phần nhiều chê các nơi mỗi điều đều thuộc tà giải. Chính chỗ Sư được mật chỉ nơi Phần Đàm cũng bị bác bỏ. Sư nhớ lại lời nói của Văn Duyệt lúc bình nhật rất đúng. Sư liền thay đổi quan niệm nói: đại trượng phu trong thâm tâm cứ nghi ngại hoài sao?

    Sư liền vào thất Từ Minh, thưa:

    - Huệ Nam do tối dốt trông đạo mà chưa thấy, giờ tham thiền khi hôm, nghe Thầy dạy như người đi lạc đường được xe chỉ nam. Cúi xin Hòa thượng đại từ bố thí pháp khiến cho con dứt hết nghi ngờ?

    Từ Minh cười bảo:

    - Thơ ký đã lãnh đồ chúng và du phương nổi tiếng khắp tùng lâm, nếu còn có nghi ngờ chẳng cần khổ cầu như vậy, hãy ngồi mà thương lượng.

    Từ Minh liền gọi thị giả đem cái ghế mời Sư ngồi. Sư vẫn từ chối và thành khẩn tha thiết cầu chỉ dạy.

    Từ Minh bảo:

    - Thơ ký học thiền Vân Môn ắt thông được yếu chỉ ấy. Như nói: "tha Động Sơn ba gậy" Động Sơn khi ấy nên đánh hay chẳng nên đánh?

    Sư thưa:- Nên đánh.

    Từ Minh nghiêm nghị bảo:

    - Nghe tiếng ba gậy liền cho là nên ăn gậy, vậy ông từ sáng đến chiều nghe chim kêu trống đánh tiếng chuông tiếng bảng... cũng nên ăn ba gậy. Ăn gậy đến lúc nào mới thôi.

    Sư chỉ nhìn sững mà thôi.

    Từ Minh lại bảo:

    - Tôi lúc đầu nghi không thể làm thầy ông. Giờ đây đã đủ tư cách làm thầy ông. Ông hãy lễ bái đi.

    Sư lễ bái xong, đứng dậy.

    Từ Minh nhắc lời trước:

    - Nếu ông hội được ý chỉ Vân Môn thì, Triệu Châu thường nói "bà già ở Đài Sơn bị ta khám phá", thử chỉ ra chỗ khám phá xem?

    Sư mặt nóng hực mồ hôi xuất hạn không biết đáp thế nào, bị Từ Minh đuổi ra.


  4. #4
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ HUỆ NAM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hôm sau, Sư lại vào thất, bị Từ Minh mắng chửi. Sư hổ thẹn, nhìn những người hai bên nói:

    - Chính vì chưa hiểu cầu quyết nghi, mắng chửi đâu phải qui củ từ bi thí pháp!

    Từ Minh cười nói:- Đó là mắng chửi sao?

    Ngay câu này, Sư đại ngộ. Làm bài tụng rằng:

    Kiệt xuất tùng lâm thị Triệu Châu

    Lão bà khám xứ một lai do

    Như kim tứ hải thanh như cảnh

    Hành nhân mạc dĩ lộ vi thù.

    Dịch:

    Giỏi vượt tùng lâm là Triệu Châu

    Lão bà nơi khám không mối manh

    Hiện nay bốn biển như gương sáng

    Bộ hành thôi chớ ghét con đường.


    Từ Minh lấy tay chỉ ngay chữ MỘT nhìn Sư. Sư liền đổi chữ ấy thành chữ HỮU. Từ Minh gật đầu.

    *

    Sư dừng lại đây hơn một tháng, rồi từ tạ du phương. Năm ấy, Sư được ba mươi lăm tuổi. Đến Kim Loan, Sư gặp được Văn Duyệt. Thấy nhau, Sư cười nói: Tôi nếu chẳng nhờ Sư huynh và Cốc Tuyền thì đâu biết được Từ Minh.

    *

    Sau, Sư khai pháp ở Đồng An. Ngày đầu, Sư thượng đường:

    - Biển trí không tánh, bởi cái giác vọng nên thành phàm. Cái giác vọng vốn rỗng, tức tâm phàm mà thấy Phật, liền vậy thôi đi. Nghĩa là Đồng An (Sư) không chia hợp, tùy chỗ muốn điên đảo của các ông. Nam đẩu bảy, Bắc đẩu tám...

    *

    Lúc Sư trụ trì tại Qui Tông, một đêm lửa cháy chùa, đại chúng đều kêu la dậy núi, mà Sư vẫn ngồi yên như bình thường. Tăng Hồng Chuẩn muốn dời Sư chạy, bị Sư quở. Chuẩn thưa: Dù Hòa thượng chán thế gian, song đạo pháp Từ Minh trông cậy vào chỗ nào? Sư mới chịu sửa áo đứng dậy. Lúc ấy lửa đã cháy ào đến cháy nám da và rụi râu tóc của Sư. Quan địa phương dẫn dân chúng đến cứu lửa. Thấy Sư vẫn vui vẻ như thường, chỉ không ăn mà thôi. Đến hai tháng sau, râu tóc mới ra lại, da thịt mới lành.


  5. #5
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ HUỆ NAM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sư dời về Hoàng Bá cất am bên khe suối để tên là Tích Thủy. Tăng chúng nước Mân nước Việt nghe đạo phong của Sư đua nhau tìm đến.

    Sư dạy chúng:- Thiền sư Vĩnh Gia nói:

    Du giang hải, thiệp sơn xuyên

    Tầm sư phỏng đạo vị tham thiền

    Tự tùng nhân đắc Tào Khê lộ

    Liễu tri sanh tử bất tương quan.


    Dịch:

    Dạo sông biển, dẫm núi khe

    Tìm thầy học đạo gọi tham thiền

    Từ ngày nhận được Tào Khê lộ

    Biết rành sanh tử chẳng tương quan.


    Chư Thượng tọa! cái nào gọi là dạo núi sông? cái nào gọi là tầm sư? cái nào gọi là tham thiền? cái nào gọi là hỏi đạo? Nhằm Hoài Nam, Lưỡng Chiếc, Lô Sơn, Nam Nhạc, Vân Môn, Lâm Tế, mà cầu thầy hỏi đạo; Động Sơn, Pháp Nhãn mà tham thiền, ấy là nhằm bên ngoài tìm cầu, gọi là ngoại đạo. Nếu lấy tánh Tỳ-lô làm biển trí Bát-nhã, tịch diệt làm thiền, gọi là cầu bên trong. Nếu cầu bên ngoài thì ngươi chạy mãi; nếu dừng lại cầu bên trong năm uẩn là ngươi bị trói mãi. Thế nên, Thiền chẳng phải trong ngoài, chẳng phải có không, chẳng phải thật hư. Đâu chẳng nghe nói: thấy trong thấy ngoài đều lầm, Phật đạo ma đạo đều ác. Chợt vậy bỏ đi chừ trăng lặn núi Tây, lại tìm danh sắc chừ nơi nào danh mạo?

    *

    Sư ở trong thất thường hỏi Tăng:

    - Người người trọn có sanh duyên, Thượng tọa sanh duyên tại chỗ nào?

    Chính lúc vấn đáp qua lại, Sư lại duỗi tay, nói:

    - Tay tôi sao giống tay Phật?

    Hỏi chỗ sở đắc của Tông sư các vị đến tham thỉnh, Sư liền duỗi chân nói:

    - Chân tôi sao giống chân lừa?

    Hơn ba mươi năm lấy ba câu này hỏi, học giả khó khế ngộ huyền chỉ. Khắp các tùng lâm gọi là tam quan (ba cửa). Nếu có ai đáp thì, Sư không nói phải chẳng phải, vẫn khép mắt ngồi thẳng, không ai lường được ý ấy.

    Phan Hưng Từ thường hỏi lý do ấy. Sư bảo:

    - Đã ra khỏi cửa thì lay tay đi thẳng, chẳng cần biết có kẻ gác cửa. Từ người gác cửa hỏi phải chẳng phải, ấy là người chưa qua khỏi cửa vậy.


  6. #6
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ HUỆ NAM
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sư tự làm tụng rằng:

    Sanh duyên hữu ngữ nhân giai thức

    Thủy mẫu hà tằng ly đắc hà

    Đản kiến nhật đầu đông bạn thượng

    Thùy năng cánh khiết Triệu Châu trà.


    Dịch:

    Sanh duyên có nói người đều biết

    Thủy mẫu đâu từng lìa được tôm

    Chỉ thấy vầng ô bờ đông tiến

    Ai hay lại uống trà Triệu Châu.


    *

    Ngã thủ Phật thủ tịnh cử

    Thiền nhân trực hạ tiến thủ

    Bất động can qua đạo xuất

    Đương xứ siêu Phật việt Tổ.


    Dịch:

    Tay ta tay Phật đồng nêu

    Thẳng đó thiền nhân tiến lấy

    Chẳng khua gươm giáo nói ra

    Nơi đây siêu Phật vượt Tổ.


    *

    Ngã cước lô cước tịnh hành

    Bộ bộ đạp trước vô sanh

    Trực đãi vân khai nhật hiện

    Phương tri thử đạo tung hoành.


    Dịch:

    Chân ta chân lừa đồng đi

    Bước bước đạp đến vô sanh

    Thẳng đợi mây tan nhật hiện

    Mới biết đạo này tung hoành.


    *

    Tổng tụng:

    Sanh duyên đoạn xứ thân lô cước

    Lô cước thân thời Phật thủ khai

    Vị báo ngũ hồ tham học giả

    Tam quan nhất nhất thấu tương lai.


    Dịch:

    Chỗ dứt sanh duyên bày chân lừa

    Chân lừa khi hiện tay Phật hiện

    Vì bảo năm hồ khách tham tầm

    Ba cửa nơi nơi suốt mai hậu.


    *

    Sư trụ Hoàng Long hoằng hóa rất thạnh dám so bì với Mã Tổ, Bá Trượng. Đến niên hiệu Hy Ninh năm thứ hai (1069) ngày mười bảy tháng ba, Sư ngồi kiết già thị tịch. Sư thọ sáu mươi tám tuổi, được năm mươi tuổi hạ.

    Sư là khai Tổ của Hệ phái Hoàng Long một chi nhánh trong tông Lâm Tế.


  7. #7
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ PHƯƠNG HỘI
    __________________________________________________ ______________________________________


    77. THIỀN SƯ PHƯƠNG HỘI

    Ở Dương Kỳ - Khai Tổ hệ phái Dương Kỳ - (? - 1054)


    Sư họ Lãnh quê ở Nghi Xuân Viên Châu. Thuở nhỏ, Sư tánh tình nhậm lẹ nói năng vui vẻ và lý thú. Đến lớn Sư không theo nghiệp bút nghiên. Có dịp, Sư đến Cửu Phong chợt nhớ như chỗ đã từng ở, quyến luyến không thể bỏ đi. Sư liền xin cạo tóc xuất gia làm Tăng. Sư xem Kinh nghe pháp tâm mở sáng tinh thần lãnh hội.

    Đi du phương, Sư đến yết kiến Thiền sư Từ Minh ở Nam Nguyên. Sư dừng lại đây phụ tá cho Từ Minh một cách siêng năng cần khổ. Từ Minh dời sang Thạch Sương Đạo Ngô, Sư cũng dời theo. Nơi đây Sư làm Giám tự. Tuy theo Từ Minh đã lâu mà Sư chưa tỉnh ngộ.

    Mỗi khi đến thưa hỏi, Từ Minh bảo: Việc trong ty khố quá nhiều hãy đi. Hôm khác Sư đến hỏi, Từ Minh bảo: Giám tự ngày sau con cháu khắp thiên hạ cần gì vội gấp. Một hôm Từ Minh vừa đi ra chợt mưa đến, Sư rình ở con đường tắt. Từ Minh đến, Sư liền nắm đứng lại nói: Ông già này! hôm nay phải vì tôi nói, nếu không nói tôi sẽ đánh ông. Từ Minh nói: Giám tự biết là việc quanh co liền thôi. Câu nói chưa dứt, Sư đại ngộ, liền đảnh lễ ngay dưới bùn.

    Hôm sau, Sư đầy đủ oai nghi đến phương trượng lễ tạ. Từ Minh quở: chưa phải !.

    *

    Sau giờ thọ trai, Từ Minh thường lên núi đi kinh hành, có các Thiền giả đến tham vấn không biết đâu mà tìm. Sư biết Từ Minh đi chưa bao xa, liền đánh trống hợp chúng. Từ Minh giận rầy: Tiểu tùng lâm chiều mà đăng tòa từ đâu được qui củ này? Sư thưa: Phần Dương chiều vẫn tham vấn sao lại chẳng phải qui củ.

    *

    Từ Minh thượng đường, Sư ra hỏi: "Khi chim núp kêu nẩm nẩm, mây từ vào núi loạn" là thế nào? Từ Minh đáp: Ta đi trong cỏ hoang, ngươi lại vào thôn sâu. Sư thưa: Quan chẳng nhận kim, lại mượn một câu hỏi. Từ Minh liền hét. Sư thưa: Hét hay. Từ Minh lại hét. Sư cũng hét. Từ Minh hét luôn hai tiếng. Sư lễ bái. Từ Minh nói: Việc này là cá nhân mới hay gánh vác. Sư phủi áo ra đi.

    *

    Một hôm, Từ Minh hỏi: Mã Tổ thấy Nam Nhạc liền ngộ, hãy nói cái mê lui ở chỗ nào?
    Sư thưa: Cần ngộ là dễ, cần mê là khó.



  8. #8
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ PHƯƠNG HỘI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Từ Minh dời về Hưng Hóa, Sư từ tạ trở lại Cửu Phong. Tăng tục trong làng Bình Thật đồng thỉnh Sư trụ trì trên núi Dương Kỳ.

    Sư dạy chúng:- Chẳng thấy một pháp là lỗi lầm lớn.

    Sư đưa gậy lên nói:

    - Phủng qua lỗ mũi ông già Thích-ca, làm sao nói được một câu thoát thân. Đến chỗ nước chẳng rửa nước, nói ra một câu đi!

    Sư im lặng giây lâu nói:

    - Đến đạo chớ đi đường dưới núi, hiện nghe vượn hú tiếng đoạn trường.

    Sư lại nói:- Tất cả trí thông không chướng ngại.

    Sư đưa gậy lên nói:- Cây gậy đến trước các ông trình thần thông đây.

    Sư ném cây gậy, nói:

    - Liền được càn khôn chấn động quả đất lung lay. Hội chăng? Đâu chẳng thấy nói "Nhất thiết trí trí thanh tịnh".

    Sư vin tòa ngồi, nói:

    - Ba mươi năm sau chớ bảo Dương Kỳ đầu rồng đuôi rắn.

    *

    Sư hỏi Tăng mới đến:- Mây dày đường hẹp xe to từ đâu đến?

    Tăng thưa:- Trời không bốn vách.

    - Đi rách bao nhiêu đôi giày cỏ?

    Tăng liền hét.

    Sư bảo:- Một hét hai hét sau lại làm gì?

    - Xem ông Hòa thượng già vội vàng.

    - Cây gậy không có ở đây, thôi ngồi uống trà.



  9. #9
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ PHƯƠNG HỘI
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sư hỏi Tăng mới đến:- Lá rụng mây dồn sớm rời chỗ nào?

    Tăng thưa:- Quan Âm.

    - Dưới chân Quan Âm một câu làm sao nói?

    - Vừa đến thấy nhau xong.

    - Việc thấy nhau là thế nào?

    Tăng không đáp được.

    Sư bảo:- Thượng tọa thứ hai đáp thế Thượng tọa thứ nhất xem?

    Vị Tăng thứ hai cũng không đáp được.

    Sư bảo:- Cả hai đều độn hết.

    *

    Niên hiệu Khánh Lịch năm thứ sáu (1046), Sư dời ở núi Vân Cái Đàm Châu. Sư đem Lâm Tế chánh mạch trao cho Thiền sư Thủ Đoan.

    *

    Đến niên hiệu Hoàng Hựu cải nguyên (1054) Sư thị tịch. Tháp Sư tại núi Vân Cái.



  10. The Following User Says Thank You to senvang For This Useful Post:

    trangsoiduong (03-14-2017)

  11. #10
    Avatar của senvang
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    473
    Thanks
    123
    Thanked 47 Times in 33 Posts
    Thiền sư Trung Hoa Tập 2
    THIỀN SƯ TÔNG BỔN
    __________________________________________________ ______________________________________


    78. THIỀN SƯ TÔNG BỔN

    Hiệu Viên Chiếu ở Huệ Lâm - (? - 1099)


    Sư họ Quản quê ở Vô Tích Thường Châu, dung mạo trang nghiêm tánh tình thuần hậu. Năm mười chín tuổi, Sư theo Thiền sư Đạo Thăng ở chùa Thừa Thiên Vĩnh An trên núi Cô Tô xuất gia. Sư ở đây hầu hạ gần mười năm mới được thọ giới cụ túc. Sau ba năm, Sư từ tạ xin đi du phương.

    Sư đến Trì Dương yết kiến Thiên Y Nghĩa Hoài. Thiên Y dẫn câu chuyện Bồ-tát Thiên Thân theo đức Di-lặc vào nội cung, trở về. Bồ-tát Vô Trước hỏi: Ở nhân gian bốn trăm năm tại cõi trời Đâu-suất một ngày một đêm. Đức Di-lặc trong một thời dạy xong năm trăm ức vị Thiên tử chứng Pháp nhãn Vô sanh, chưa biết nói pháp gì? Thiên Thân đáp: Chỉ nói pháp ấy" - Thế nào là pháp ấy? Trải qua thời gian lâu, Sư mới khai ngộ.

    Một hôm Thiên Y ở trong thất hỏi Sư:- Khi "tức Tâm tức Phật" thì thế nào?

    Sư thưa:- Giết người đốt nhà có gì là khó.

    *

    Từ đây danh tiếng Sư đồn khắp tùng lâm. Lý công thỉnh Sư khai pháp ở Đoan Quang, pháp hội rất đông đảo. Thái thú Võ Lâm Trần Công thỉnh Sư trụ trì một trong hai chùa Thừa Thiên và Hưng Giáo tùy Sư chọn lấy. Dân chúng tăng tục đất Tô đều ngăn cản, không để Sư đi, lại cố thỉnh Sư trụ trì tại chùa Tịnh Từ. Sư làm ít lời khuyến nhủ rằng: Mượn thầy ở đây ba năm vì dạy dân chúng vùng này gieo trồng phước lành, không dám chiếm lâu. Tăng tục mới ưng cho Sư đi.

    *

    Niên hiệu Nguyên Phong năm thứ năm (1082), vua Tống Thần Tông xuống chiếu xây cất thêm trong chùa Tướng Quốc thành sáu mươi bốn viện, chia tám phần về Thiền, hai phần về Luật. Vua ra chiếu thỉnh Sư trụ trì chùa Huệ Lâm. Sư đến nơi, Vua sai sứ đến hỏi thăm sức khỏe. Hôm sau, Vua thỉnh Sư vào điện Diên Hòa để hỏi đạo. Sư vào ngồi kiết già, Vua hỏi: Thầy xuất gia nơi chùa nào? Sư tâu: Chùa Thừa Thiên Vĩnh An Tô Châu. Vua vui vẻ mời uống trà. Sư bưng chung trà hớp từng ngụm dài, lay động tự tại. Vua hỏi: Thiền tông mới hưng thạnh nên khéo mở đường. Sư tâu: Bệ hạ biết có đạo này như mặt trời soi xuống, thần đâu dám bê trễ. Sư từ trở về, Vua lấy mắt nhìn theo và bảo tả hữu rằng: Đây là vị Tăng chân thật phước tuệ.


Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •