DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 8 của 8

Chủ đề: Ngài Phó Đại Sĩ

  1. #1
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts

    Ngài Phó Đại Sĩ


    Ngài Phó Đại Sĩ


    (Hóa thân đức Di Lặc Bồ Tát)


    ------ o o 0 o o ------




    Phó Đại sĩ (497-569), còn gọi Phó Hấp hay Đại sĩ Thiện Huệ, người Vụ Châu Nghĩa Ô. Mười sáu tuổi cưới vợ là Lưu Diệu Quang, sinh được hai người con, một tên Phổ Kiện, một tên Phổ Thành. Năm hai mươi bốn tuổi được diện kiến Tăng Thiên Trúc là Tung đầu-đà (tức Đạt Ma Đại sư). Tung đầu-đà nói với ngài rằng: “Xưa, ta với ông cùng sống vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi (Đức Phật đầu tiên trong bảy Đức Phật quá khứ) đã từng phát nguyện tu hành, trên cung trời Đâu Suất vẫn còn giữ y bát của ta và ông, ông vì sao lại quên hết?”. Đại sĩ nghe nói ngẩn người và không biết nói gì. Thế rồi, Tung đầu-đà dạy ngài đến suối nhìn bóng. Ngài theo lời dạy thực hành, quả nhiên được tướng lành là trên đầu có vầng hào quang che phủ. Nhân đây ngài ngộ được duyên xưa. Ngài cười nói với Tung đầu-đà rằng: “Lò rèn còn nhiều sắt thô, trước cửa nhà thầy thuốc đầy bệnh nhân”. Ý lời nói này là ngài muốn lưu lại thế gian để hóa độ chúng sinh, không nghĩ đến việc sinh về cõi Trời.

    Sau khi ngộ được túc duyên, Đại sĩ hỏi Tung đầu-đà nơi nào có thể nương náu tu hành, Tung đầu-đà chỉ đỉnh núi tùng nói: “Nơi ấy có thể yên tu”. Bấy giờ, ngài xây thất làm chùa, đây là ngôi chùa Song Lâm sau này. Ngài đích thân làm việc. Ngày thì lao động, tối đến tu hành, như thế trải qua bảy mùa tu luyện. Một hôm đang nhập định, thấy ba Đức Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Phật Định Quang phóng hào quang đến trên thân của ngài, và ngài tự cho đã chứng được đại định Thủ Lăng Nghiêm. Từ đó, ngài tự xưng là “Song Lâm Thọ Hạ Đương Lai Giải Thoát Thiện Huệ Đại sĩ”, vì chúng nhân giảng nói Phật pháp. Thính chúng đến nghe pháp rất đông, đầy đủ tứ chúng, quận thú Vương Kiệt nơi địa phương ấy cho là ngài đem lời hoang đường mê hoặc mọi người, liền bắt giam cầm. Ở trong ngục mười mấy hôm, ngài không ăn không uống, khiến Vương Kiệt cảm động, sai người thả tự do. Ngài trở về núi và giảng pháp càng nhiều, tiếng đồn ngày càng tăng.

    Đại sĩ không chỉ vì mọi người giảng nói Phật pháp, mà còn chú trọng giải quyết những khó khăn thực tế trong đời sống của nhân dân, quên mình vì người. Ngài đem hết tài sản của gia đình ra bố thí cho dân nghèo, lại gặp năm mất mùa, vì để cứu tai họa cho dân, ngài bán luôn cả vợ con. Những điều này thực tế rất hiếm thấy trong lịch sử, đã thể hiện tinh thần tự lợi lợi tha, và tâm cảnh từ bi bình đẳng không hai của Đại sĩ.

    Đời Lương, niên hiệu Đại Thông thứ sáu (534), Đại sĩ phái đệ tử là Phó Vãng dâng thư lên Lương Võ đế, nội dung trình bày gồm có ba điều thiện bậc thượng, trung, hạ, hy vọng Võ đế tiếp nhận tinh thần của thư. Thư rằng: “Điều thiện bậc thượng, lấy lòng rỗng rang làm gốc, chẳng chấp làm tông, vô tướng làm nhân, Niết bàn làm quả; điều thiện bậc trung, lấy việc trị thân làm gốc, trị nước làm tông, được quả báo an lạc trong cõi trời người; điều thiện bậc hạ lấy việc hộ mạng chúng sinh, bỏ việc giết hại, dạy khắp bá tánh thọ trì lục trai”. Khi ấy, có vị Tăng nhân đương thời là quốc sư dâng thư lên Hoàng đế, mười phần kính trọng, trong khi Phó Hấp chỉ là một người cư sĩ bình thường, tuổi tác không phải cao niên, lại dám dâng thư lên Quốc vương, bày đạo trị nước và tu hành, do đó Tăng tục đều ngạc nhiên nghi ngờ, không ai dám trình thưa. Nhân đây, Phó Vãng đốt tay nơi đường vua thường đi, nhờ đó mới dâng được thư. Lương Võ đế đọc thư của Đại sĩ xong, liền sai sứ triệu vào diện kiến.


    Lần sửa cuối bởi hoatihon; 07-13-2016 lúc 08:09 AM

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cunconmocoi (07-12-2016)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •