TÀ SƯ


PHÊ BÌNH BÀI GIẢNG "BẢN NĂNG TÌNH DỤC TRONG ĐẠO PHẬT" CỦA ÔNG CHÂN QUANG

Trong số trích đoạn "bài giảng" Còn lại của CQ mà tôi đang có dưới tay thì hầu như không mấy bài mà CQ không nói đến tình dục, điều mà những con người đứng đắn – chứ chưa nói đến các vị tu hành – đều nên tránh . Nhưng đối với CQ, thì rõ ràng vấn đề tình dục luôn luôn là một đề tài hấp dẫn để đem ra "giảng" cho "các cô" nghe . Tôi chưa được dự một buổi nói pháp nào của CQ, nhưng tôi có cảm tưởng rằng CQ phải là một con người cực kỳ dâm ô, vì nếu không , thì không bao giờ, hễ mở miệng ra là phải nói đến vấn đề đó, nhất là lại nói cho nữ giới nghe thì lại càng cho ta thấy rõ chân tướng của một kẻ mượn áo nhà Phật để làm ô danh Phật pháp .

Bây giờ tôi xin được dẫn chứng điều trên bằng những "lời giảng" của chính CQ . Trong phần nói về Ngài La Hầu La trong trích đoạn băng Pháp Hoa giảng giải, CQ đã nói :"Thường con người ta, ai cũng có cái bản năng tình dục, cái bản năng tự nhiên của muôn loài cây cối hoa cỏ cũng có được, nó cũng có sự giao phối giữa phần tử đực và phần tử cái và trong giới động vật cũng vậy, có sự giao phối giữa con đực và con cái… "

Ðúng là xưa như trái đất, điều đó ai mà không biết, cần gì phải đợi đến CQ nói ra . Sau đó CQ còn nói thêm :"Là chúng ta lên án cái điều đó quá đáng, khi mà chúng ta lên án cái bản năng tình dục quá đáng thì đây là điều tai hại xảy ra". Có ai lên án bản năng tình dục đâu, người ta chỉ lên án việc tà dâm như hành dâm với người không phải là vợ hay chồng mình, phổ biến khiêu dâm hoăïc bằng phim ảnh, sách truyện hay bằng lời nói dâm ô, như trong trường hợp của CQ chẳng hạn .
CQ còn đi xa hơn nữa khi nói :" Là những người mà đã đi qua cái đời sống gia đình, đi qua đời sống vợ chồng, họ cảm thấy họ bị cái mặc cảm tự ti, nói là mình không còn thanh tịnh, không còn trong sạch để mà tu hành giải thoát" .
Chỉ có CQ mới có cái mặc cảm tự ti đó thôi, vì căn cứ vào những điều dâm ô mà CQ đã phun bậy phun bạ trong cái gọi là bài giảng của CQ thì người ta thấy rõ CQ không có một chút kinh nghiệm về vấn đề này, CQ chỉ là một con quỷ dâm dục, mà lại hèn, không dám lộ rõ chân tướng, phải núp dưới vạt áo Tràng, mượn chốn Thiền môn để thỏa mãn ý đồ đen tối .
Thực ra thì cuộc sống vợ chồng, đâu có gì là không thanh tịnh . Chính Ðức Phật cũng không phủ nhận có hạnh phúc trong cuộc sống, khi Ngài bảo có đau khổ . Trái lại Ngài chấp nhận có những hình thái khác nhau về hạnh phúc, cả vật chất cũng như tinh thần cho người thế tục cũng như cho người xuất thế . Trong kinh Tăng Nhứt Bộ (Anguttara – Nikaya) một trong 5 tạng kinh Nguyên thủy bằng tiếng Pali, chứa đựng những bài thuyết pháp của Ðức Phật, có những bảng kê những hạnh phúc (Sukhâni) như hạnh phúc của cuộc đời ẩn sĩ và hạnh phúc của cuộc sống gia đình, hạnh phúc của khoái lạc giác quan và hạnh phúc của sự từ bỏ thế tục, hạnh phúc của sự ràng buộc và hạnh phúc của sự giải thoát, hạnh phúc vật lý và hạnh phúc tâm linh v.v… Nhưng tất cả những điều này đều nằm trong Khổ Ðau (Dukkha) như vậy thì không phải cứ sống đời độc thân mới tu được Ðắc Ðạo và nếu chỉ cần có vậy thôi là thành Phật thì CQ đã thành Phật từ lâu rồi (?) .
Ở một bài giảng khác, khi bàn về tham dục và luyến ái, CQ lại đóng khung vấn đề trên vào chuyện dâm ô . Ðây ta hãy nghe CQ giải thích :" Tham dục là gì và luyến ái là gì ? Tham dục thì nó đơn thuần, tức là cảm giác nơi chính bản thân mình gọi là tham dục . Còn cái luyến ái nó đòi hỏi một đối tượng, một cái người khác phái nào đó, để mình có cái tình cảm thương yêu" .
Sau khi đã giải thích tham dục và luyến ái khác nhau như thế nào rồi, CQ lại tiếp tục nói thêm về tham dục như sau :" Còn cái tham dục đó là mục đích của nó là tìm cái khoái cảm chính mình mà đôi khi mình có , nhờ vào cái đối tượng bên ngoài" . Xin hỏi CQ : Vậy nếu không nhờ vào cái đối tượng bên ngoài , như CQ nói , thì ta làm sao mà có cái khoái cảm nơi chính mình được ?
Ðến đây, tôi nghĩ cần phải "khai ngộ" cho CQ hiểu rõ thế nào là tham, ái .
Theo các bản kinh Nguyên thủy thì chính là lòng ái (Tanha) đã phát sinh sự tái sinh, đã được dính liền với thèm muốn đam mê, đi tìm lạc thú nay chỗ này mai chỗ khác, nghĩa là khao khát đối với khoái lạc giác quan (dục ái – Kâma – Tânha) khao khát hiện hữu và trở thành (hữu ái – blaya – Tanhâ) và khao khát sự không hiện hữu (diệt ái – tự hủy diệt – Viblaya – Tanhâ) .
Chính sự khao khát này, ham muốn dục vọng, thèm thuồng, xuất hiện dưới nhiều hình thức, đã làm phát sinh mọi thứ khổ đau và sinh tử .
Ở đây , từ ngữ " ái" không những chỉ bao gồm sự ham muốn, ràng buộc với nhiều khoái lạc giác quan, tài sản và thế lực mà còn là sự ham muốn ràng buộc với những tư tưởng, lý tưởng , quan niệm, lý thuyết .
CQ đã nghe rõ chưa ? tham dục và ái không chỉ đóng khung vào vấn đề luyến ái, nhất là tham dục . Có lẽ khi nói đến tham dục, CQ chỉ nghĩ đến dâm dục, do đó mới gắn liền nó với luyến ái . Một người tầm thường nhất cũng phải hiểu : Tham dục là thèm muốn, thèm muốn tiền tài, thèm muốn danh vọng v.v… chứ không nhất thiết chỉ thèm muốn tình dục . Chẳng qua là vì trong lòng CQ, lúc nào cũng tơ tưởng đến chuyện dâm ô nên trông ở đâu cũng thấy bóng dáng của thần Vệ Nữ .
Bây giờ chúng ta hãy nghe CQ chỉ trích Nam tông . Thôi thì đủ thứ, nào là phê bình lời Phật dạy, khi Ngài bảo các môn đệ rằng :" Những điều ta chứng như lá trong rừng, những điều ta nói như lá trong bàn tay" là không đúng . Vì vấn đề này, được CQ nhắc đi nhắc lại nhiều lần và vì tầm vóc quan trọng của lời dạy này, nên tôi sẽ góp ý ở một bài sau . Ở đây tôi chỉ muốn lưu ý quý ÐH hai điều :
1.Theo CQ thì vì lời dạy trên của Ðức Phật mà CQ cho là không đúng và hẹp hòi nên " Hồi giáo mới từ từ đặt chân tới hết , mình chống đỡ không nổi"
2.Nói về vụ một Tỳ kheo đi tu về thăm nhà, bị cha mẹ ép lấy vợ để có con nối dõi và "vì cha mẹ nói quá, cái ông chịu . Ông chịu, cái ông nằm lại với vợ ông, cái vợ ông có bầu , cái ổng đi trở lại ổng tu…"
-Về điểm 1, CQ cho rằng vì theo Nguyên thủy thì Ðức Phật đã dạy như trên, và cũng vì Ðức Phật có nhiều chân lý mà Ngài không nói ra, nên đời sau không phục, do đó mà đạo Hồi mới tràn vào phá đạo Phật .
Về điểm này thì CQ hoàn toàn nói bậy, chứng tỏ CQ hoàn toàn mù tịt về lịch sử .
Về việc đạo Hồi tàn phá đạo Phật, lý do như sau : Vào thế kỷ thứ XII, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng Ấn Ðộ, nhằm bành trướng thế lực của đế quốc Thổ, tức đế quốc Ottoman và khi vào đất Ấn, người Thổ đã tàn sát tất cả các đạo của Ấn trong đó có cả Phật giáo lẫn Ấn giaó , để truyền bá đạo Hồi; sở dĩ đạo Phật bị mất ảnh hưởng nhiều ở Aán, chính vì chủ trương bất bạo động của nhà Phật và chủ trương này, lúc đầu, đã bị chê là tiêu cực, nhưng cho đến nay ngườì ta mới thấy tất cả sức mạnh của chính sách bất bạo động ấy của nhà Phật , Kết quả là sau khi đạo Phật đã gần như bị tiêu diệt ngay chính trên quê hương của Phật, nhưng nhờ chính sách bất bạo động mà đạo Phật đã không gây hiềm khích với ai, và giờ đây đạo Phật lại hồi sinh và lan toả không những chỉ trên đất Aán mà trên khắp thế giới mà không bị chống đối, trong khi hai đạo Aán – Hồi cứ tiếp tục chém giết lẫn nhau cho đến tận ngày hôm nay . Như vậy thì, thưa ô. CQ đạo Phật bị bức hại ở Ấn vào thế kỷ thứ XII, không phải là do lỗi của Phật giáo nguyên thủy, vì nếu bảo là lỗi của Phật giáo nguyên thủy thì tại sao Ấn giaó không có nguyên thủy mà cũng bị tấn công .
Về điểm thứ hai, tôi xin miễn bàn, chỉ xin lưu ý quý ÐH rằng : đang từ lời Phật dạy ở trên, CQ nhảy sang nói về sự chống đối giữa Phật giáo nguyên thủy và Phật giaó Bắc tông mà không nêu rõ lý do, để rồi kết luận bằng một câu chuyện hết sức" đầu Ngô mình Sở" như đã dẫn ở trên, và điều mà ta cần lưu ý ở đây lại vẫn là vấn đề dâm ô, hình như việc nói pháp chỉ là một phương tiện để CQ lồng câu chuyện tục tĩu vào .