DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/9 ĐầuĐầu ... 6789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 86
  1. #71
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn


    Chân sư là kim khâu
    Từ bi là sợi chỉ
    Ta vá ba cõi lại
    Thành tấm vải tuyệt vời



    Truyền thuyết


    Kantalipa làm nghề khâu giẻ vụn, sống ở vùng Manidhara.
    Một ngày nọ, khi đang làm công việc may vá, Kantalipa sơ ý để cho kim đâm vào tay chảy máu, ông cảm thấy đau nhói tận trong tim. Ông chợt buồn cho số phận của mình, nằm lăn ra đất khóc than.


    Một Thánh nữ (Dakini) hoá thân thành người thường hiện ra nói: “Ngươi đừng than khóc nữa! Đây là quả báo đời trước, do nghiệp bất thiện của ngươi. Nghiệp quả như bóng với hình. Nếu như ngươi không tu tập, đời sau ngươi cũng sẽ còn phải chịu đựng nỗi đau ấy.”


    “Vậy xin người hãy chỉ cho tôi cách thoát khổ.”


    “Ngươi có thể tu tập thiền định được chăng?”


    “Thưa được, không gì có thể ngăn được quyết tâm của tôi.”


    Thánh nữ liền điểm đạo cho Kantalipa và giảng về Bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, xả). Bà nói:


    Giẻ vụn là hư vô
    Kim may là trí tuệ
    Hãy dùng chỉ từ bi
    Khâu y phục mà mặc
    Che chở cho ba cõi



    Kantalipa lãnh hội được giáo pháp, tinh tấn tu tập cho đến khi chứng ngộ.



  2. #72
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng



    Trong bầu trời Bất Nhị
    Ẩn chứa một kho tàng trí tuệ
    Khó có một ai tìm ra
    Hãy an trú trong Vô tác tướng
    Thì niềm vui chân thật sẽ đến gần



    Truyền thuyết


    Dhahulipa sinh trưởng ở vùng Dhokara, làm nghề bện dây thừng bằng cỏ kusa rồi mang ra chợ bán để sinh sống qua ngày.


    Một ngày nọ, sau khi lao động quá nhiều, đôi tay của ông bị trầy xước rỉ máu nhiều chỗ vì loại cỏ này rất sắc bén.


    Quá đau nhức, ông tìm đến một nơi vắng vẻ ngồi khóc than một mình. Một nhà sư Du-già nhìn thấy vẻ buồn tủi của ông, bèn hỏi thăm cớ sự và Dhahulipa liền kể lể nỗi niềm.


    “Chỉ một vài vết trầy xước nơi tay mà ngươi còn thống khổ như vậy thì làm thế nào ngươi chịu đựng được nỗi đau khổ lớn hơn ở cảnh giới thấp?”


    “Cúi xin thầy từ bi mở lối cho con.”


    Vị sư liền khai tâm và làm phép điểm đạo cho Dhahulipa, rồi dạy phép thiền định.


    Theo lời dạy của thầy, Dhahulipa tu tập 12 năm thì chứng đắc.



  3. #73
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim



    Theo đuổi vọng niệm là rồ dại
    Kham nhẫn chịu nghiệp là giải nghiệp
    Chẳng trụ vào đâu.
    Tâm là chính
    Tìm kiếm vẩn vơ chỉ phí công



    Truyền thuyết


    Nhờ công đức bố thí của đời trước nên Udhilipa được thừa hưởng một gia tài đồ sộ. Ông sống xa hoa trong một lâu đài tráng lệ.


    Một hôm, ông đang ngắm nhìn cảnh vật qua khung cửa sổ, chợt thấy có những áng mây ngũ sắc tựa hình dáng những con thú và một con sếu hiện ra rồi bay mất hút vào bầu trời. Ông nhủ thầm “Giá mà ta bay được như con chim kia thì thật vui thú biết bao.”


    Và ý tưởng ấy luôn ám ảnh tâm trí Udhilipa. Khi Đại sư Karnaripa đến lâu đài của ông để khất thực, ông cúng dường Sư những thứ tốt và ngon nhất mà ông có. Để đáp lại, ông khẩn cầu Sư dạy cho ông pháp thuật để có thể bay bổng như loài chim.


    Sư Karnaripa truyền cho ông môn Catuspitha Hagogim và bảo ông phải hành hương đến 24 Thánh địa để xin của 24 vị Dakini 24 loại dược thảo, và phải trì tụng chân ngôn Kim cương Thánh nữ 10.000 lần tại mỗi nơi Thánh địa.


    Sau khi cuộc hành hương dài đằng đẵng ấy kết thúc, Udhilipa đạt đến trạng thái không còn vọng tưởng, nhận biết bản chất thực sự của các pháp và chứng đắc thần thông. Quả nhiên ông đã có thể bay được như chim.




  4. #74
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu



    Tất cả hiện tượng vốn không hai
    Áo quần, trang sức ở bên ngoài
    Lưng đeo bình bát bằng xương sọ
    Cổ khoác dây chuyền lấy từ xương
    Bản ngã tự nó là không thật
    Tìm kiếm làm chi chỉ phí công



    Truyền thuyết


    Kapalapa là một thường dân ở xứ Rajapuri, có một vợ và năm con trai. Chẳng may người vợ mất sớm, Kapalapa mang xác vợ ra nơi mộ địa.


    Trong khi đang than khóc về cái chết của người vợ yêu dấu, ông nhận được tin năm người con trai của ông cũng đột nhiên qua đời.


    Kapalapa lại mang xác năm đứa con đặt cạnh thi thể của vợ.
    Trong hoàn cảnh đau thương ấy của Kapalapa, chân sư Krsnacarya xuất hiện, hỏi ông về nguyên do của sự đau buồn ấy.


    “Bạch Đại đức! Vợ con tôi nay đã chết cả. Tôi không còn chỗ nương tựa. Tôi chỉ mong được chết theo họ để khỏi phải chịu đựng nỗi đau khổ này.”


    “Này hiền hữu! Tất cả chúng sinh trong ba cõi đều bị đám mây tử thần bao phủ, không chỉ riêng mình ngươi chịu nỗi khổ sinh ly tử biệt. Nếu ngươi chỉ ngồi than khóc mà không làm được gì để vơi đi nỗi sầu thì thật là vô ích. Vì thần chết cũng đang rình rập ngươi từng giây, từng phút, tốt hơn hết ngươi nên tu tập thiền định để dứt trừ phiền não.”


    “Cúi xin ngài từ bi thương xót chỉ dạy cho tôi.”


    Krsnacarya làm phép đưa ông ta nhập vào Mạn-đà-la của Thủ thần Hevajra và truyền cho giáo pháp. Để hỗ trợ cho pháp tu của Kapalapa, Sư lấy xương của năm người con xâu lại thành vòng đeo nơi cổ của Kapalapa và dùng xương sọ của người vợ làm bình bát.


    “Hãy quán tưởng chiếc bình bát này và hư không là một. Sự thể nhập của cả hai chính là cách thiền định của ngươi.”


    Theo lời dạy của Chân sư, Kapalapa tu tập trong 9 năm thì giác ngộ được chân lý. Để nói lên sự giác ngộ của mình, ngài đọc kệ:


    Ta là một nhà sư Du-già
    Bình bát bằng xương sọ
    Và ta đã nhận ra
    Bản chất của chiếc đầu lâu này
    Và thực tính của các pháp là một.
    Với trí giác như thế, ta đi lại tự tại
    Không một điều gì có thể ngăn ngại.




  5. #75
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục



    Từ thuở vô minh phủ lấy ta
    Sinh tâm phân biệt người với ta.
    Ngay lúc nhận ra lẽ thật ấy
    Bao nhiêu vọng tưởng khuất dần xa
    Cả tên gọi “Phật” cũng chỉ là nhãn hiệu
    Đem dán làm chi khắp hà sa?
    Khi biết bản tâm là trống rỗng
    Hình thù không có, tìm đâu ra?



    Truyền thuyết


    Kirapalapa cai trị một vương quốc rộng lớn và hùng mạnh. Nhưng nhà vua không bao giờ thỏa mãn với sự giàu có của mình nên thường đem quân đánh phá các nước láng giềng để vơ vét của cải.


    Tuy vậy, nhà vua không hề có ý niệm gì về cảnh tàn khốc của chiến tranh. Có một lần, nhà vua cùng quân lính đi tiếp quản một thành phố đã bị đánh chiếm hoàn toàn, và nhà vua lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng sau cuộc chiến. Phụ nữ, trẻ con, người già, người bệnh bị bỏ lại trong thành vì tất cả đàn ông, thanh niên đều đã chạy trốn. Tất cả các nạn nhân đều tiều tụy, hốc hác và đói khát. Họ lang thang, vất vưỡng khắp trên đường phố.


    Chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, nhà vua động lòng từ bi, xuống chiếu tha tội cho các trai tráng để họ có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình.


    Từ đó, hằng ngày nhà vua đều tổ chức chẩn bần, bố thí cho người nghèo đói.


    Một hôm, có nhà sư Du-già đến kinh thành để khất thực. Vua hoan hỷ cúng dường cho Sư những thứ tốt nhất và khẩn cầu Sư giáo hoá.


    Sư làm lễ qui y cho nhà vua, truyền giới Bồ Tát và dạy cho vua về Bốn tâm vô lượng cùng với phép thiền định.


    Nhưng nhà vua vẫn không thoả mãn, ngài muốn được thọ lãnh pháp môn tối thắng để có thể chứng ngộ trong đời hiện tại.


    Sở nguyện như vậy, nhưng công việc triều chính khiến vua thật khó lòng tu tập tinh tấn. Ngài liền trình bày trở lực với tôn sư.


    Vị chân sư nói: “Ngươi hãy quán tất cả chúng sinh trong ba cõi là kẻ thống soái các chiến binh kiêu hãnh. Trong vô tận của bản tâm lưu xuất hằng hà sa số các anh hùng hợp lực đánh bại kẻ thù kia, để rồi ngươi, đức vua vĩ đại, tắm mình trong sự vinh quang ấy.”


    Nhà vua lãnh hội được ý nghĩa lời dạy của chân sư, có thể tinh tấn tu tập ngay trong khi giải quyết những công việc triều chính. Nhờ đó đạt đến sự giải thoát.




  6. #76
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen



    Long vương Basuka
    chế ngự những con người đau khổ
    bằng những trận mưa dầm dề.
    Nơi có quyền năng cao nhất của Như Lai.
    Long vương của trí tuệ
    Ban những cơn mưa xuân mát mẻ của Bí mật pháp
    Cho những ai may mắn hiểu được lý âm dương.



    Truyền thuyết


    Indrabhuti cai trị vương quốc Kanci gồm một triệu bốn trăm ngàn hộ, nhưng chưa có con nối nghiệp.


    Ngài cùng hoàng hậu ngày đêm cầu khẩn Trời, Phật ban cho ngài một hoàng tử.


    Sáu tháng sau, hoàng hậu nằm mộng thấy bà nuốt trọn ngọn núi Meru, uống cạn nước của một đại dương, gót hài của bà dẫm nát cả ba cõi thế giới.


    Đức vua không đủ khả năng để giải thích giấc mộng. Ngài ban lệnh sẽ thưởng cho những ai có thể giải đoán được. Một đạo sĩ đến nói với ngài: “Đây là điềm báo trước sự ra đời của một bậc Đại trí, một vị Bồ Tát, hay một bậc Minh quân, một vì vua của Vương quốc chân lý. Ngay lúc ngài sinh ra sẽ có một trận mưa vàng bạc tưới đều khắp nơi.”


    Quả nhiên sau đó hoàng hậu thụ thai. Và đúng như lời tiên đoán, đến kỳ khai hoa nở nhuỵ liền có một cơn mưa vàng bạc đổ xuống nơi nơi.


    Sau khi cơn mưa dứt, người ta phát hiện ra một hài nhi nằm trên đóa sen lớn trong vườn thượng uyển.


    Vị hoàng tử sơ sinh được đặt tên là Saroruha. Do công đức đời trước của hoàng tử nên từ khi ngài sinh ra, dân chúng luôn được sống trong sự sung túc.


    Ít lâu sau, hoàng hậu lại sinh thêm một hoàng nam.


    Khi đức vua băng hà, Saroruha từ chối việc kế vị ngai vàng, trao vương quyền cho em. Bản thân ngài trở thành một tu sĩ.
    Rời khỏi hoàng cung, Saroruha đi về phía Sri Dhanyakataka để tìm Chân sư. Trên đường đi tầm sư học đạo, Saroruha đã gặp được Chân sư. Đây chính là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.


    Để thử thách Saroruha, Bồ Tát nói với Saroruha rằng ngài cũng có thể hiển lộ pháp thân. Nhưng Saroruha thành thực thưa với thầy rằng ngài không thể tự mình đi đến giải thoát.


    Saroruha cung kính đảnh lễ vị Chân sư để cầu pháp. Bồ Tát liền hiện thân truyền pháp thiền định Hevajra cho Saroruha rồi biến mất.


    Saroruha tiếp tục đi đến Sri Dhanyakataka để tu tập thiền định.


    Một hôm, có một vị du tăng từ xa đến nơi ngài Saroruha đang tu tập để tìm hiểu giáo pháp. Vị này xin làm thị giả cho ngài với điều kiện là khi nào ngài đắc quả thì truyền pháp cho ông ta.
    Sư đồng ý. Vị du tăng liền lưu lại trong hang động để phục vụ ngài trong suốt 12 năm.


    Ngay vào lúc ngài Saroruha bắt đầu nhập thất, nạn đói hoành hành khắp nơi vì nắng hạn, người chết nhiều vô kể.


    Sợ biến cố này làm kinh động đến Chân sư, trở ngại việc thiền định của thầy, nên người thị giả im lặng không tiết lộ.


    Vào ngày cuối cùng của thiền thất trải qua 12 năm, người thị giả đến khất thực tại hoàng cung, nhưng ngay cả tại đây người ta cũng chỉ có thể cúng dường cho ông một chén gạo nhỏ.


    Ông cẩn thận mang về dâng lên vị Chân sư. Rủi thay, khi về đến nơi, lúc bước qua ngưỡng cửa thì vị này vấp té, làm rơi bát gạo vung vãi khắp nơi.


    Sư thấy thế, bèn hỏi: “Ngươi say à?”


    “Thưa không! Đệ tử chỉ vì quá đói bụng nên đi không vững.”


    “Ngươi không tìm được thức ăn à?”


    Người thị giả thú thật rằng ông đã giấu thầy về nạn đói. Sư quở trách: “Cớ sao ngươi không cho ta biết? Ta có thể làm mưa để cứu dân lành.”


    Saroruha nhặt những hạt gạo bị đổ dưới đất rồi đi ra một dòng sông. Tại đây, ngài tác pháp cúng dường cho các Hộ pháp Long vương, đoạn dùng ấn chú triệu thỉnh tám vị Long vương đến quở trách cho đến khi đầu của bọn họ sắp vỡ tung. Ngài mắng rằng: “Nạn đói này là do các ngươi gây ra. Các ngươi phải chịu trách nhiệm. Hôm nay các ngươi phải làm một cơn mưa thực phẩm, ngày mai là mưa ngũ cốc, ngày kế tiếp lại là mưa thực phẩm, sau đó phải mưa vàng, bạc trong ba ngày. Đến ngày thứ bảy, hãy mưa như bình thường.”


    Các vị Long vương vâng lệnh làm theo lời Sư.


    Sau đó Sư truyền tâm pháp cho Rama, tên của vị thị giả, và dặn dò đệ tử: “Ngươi không được hành động vì lợi ích của bản thân mà hãy vì lợi ích của chúng sinh. Nếu không, ngươi sẽ không bao giờ đạt tới cứu cảnh giải thoát. Sau khi ta đi rồi, ngươi nên đến Sri Parvata mà tu tập.”


    Nói rồi, như có đôi cánh, Sư bay vút vào không trung.


    Sau khi Rama đến Sri Parvata thì lấy một nàng công chúa làm vợ, nhưng cả hai vợ chồng đều từ bỏ cung điện vào sống trong một khu rừng già cho đến khi tu chứng.




  7. #77
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn



    Trong vô minh tất cả mùi vị đều khác nhau
    Trong giác ngộ mọi thứ đều một vị
    Khi còn vô minh, Niết-bàn và Luân hồi là hai
    Khi giác ngộ, cả hai là một



    Truyền thuyết


    Sarvabhaksa là thần dân của Đức vua Singhacandra thuộc Vương quốc Abhira. Ông ta có một cái bụng rất to và ăn không biết no, có thể ăn bất cứ món gì mà ông vớ được.


    Một hôm không tìm được đủ thức ăn, bụng cồn cào dữ dội, Sarvabhaksa đến ngồi ở một cái hang đá, đầu óc suy nghĩ miên man đến cái ăn.


    Chân sư Saraha gặp ông ta ở chốn này bèn hỏi han. Kẻ háu ăn nói: “Bụng tôi lúc nào cũng cồn cào như lửa, ăn rất nhiều nhưng chẳng hề biết no. Tôi đang đói lắm.”


    “Nếu ngươi không chịu đựng được cái đói, khi tái sinh trong loài ngạ quỷ thì ngươi biết làm sao?”


    “Ngạ quỷ là gì?”


    Đại sư Saraha liền giải thích về bản chất của loài quỷ đói này và nguyên nhân phải thác sinh vào đó.


    Nghe xong, Sarvabhaksa rùng mình kinh sợ, vội thưa: “Làm sao tôi có thể tránh khỏi bị đọa vào ác đạo? Xin thầy mở lòng từ bi cứu giúp.”


    Sư điểm đạo và truyền phép thiền định mà Chân sư Bhusuku đã tu tập: “Hãy quán tưởng bụng người là bầu trời, sức nóng trong bao tử là một đám cháy lớn, thức ăn uống là tất cả các pháp thế gian. Khi ăn, hãy nuốt cả vũ trụ vào.”


    Sarvabhaksa tu tập một cách miên mật. Trong thiền định, ông nuốt cả mặt trăng, mặt trời và núi Meru, khiến thế gian chìm trong bóng tối.


    Dân chúng kinh hoàng trước việc lạ ấy. Các Thiên nữ tìm đến cầu xin ngài Sahara. Sư bảo với đệ tử: “Hãy quán tưởng những gì ngươi ăn đều không rốt ráo.”


    Sarvabhaksa vâng lời thầy tiếp tục tu tập đến khi đạt thần thông Đại thủ ấn. Khi ấy, mặt trăng, mặt trời lại hiện ra toả sáng như trước.




  8. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    Phúc Hạnh (09-13-2015)

  9. #78
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm



    Đó là một gia tài lớn dành cho chúng ta
    Và cho những ai sống trên trái đất
    Để chúng ta tự giải thoát khỏi đói nghèo
    Khi ta nắm lưỡi gươm trí tuệ
    Với niềm tin sẽ chiến thắng ma quân
    Sau cuộc chiến ta vui vầy cùng bạn


    Truyền thuyết


    Trong thời gian Đại sư Arya Nagarjuna (Long Thụ) còn lưu trú tại vùng Suvama Vihara, có một kẻ trộm đứng rình rập bên ngoài căn nhà.


    Đứng nơi ngưỡng cửa, tên trộm thấy Đại sư đang dùng bữa bằng những bát vàng. Y móng tâm định vào đánh cắp. Đại sư đọc được ý nghĩ trong đầu kẻ trộm, bèn ra cho hắn một cái cốc bằng vàng.


    Thấy hành vi lạ kỳ của Sư, tên trộm phân vân tự hỏi: “Lão trọc này làm gì thế nhỉ? Chẳng lẽ ông ta biết được ý nghĩ của ta?”
    Gã trộm liền kêu lên: “Tại sao ngài làm như vậy! Tôi không cần đánh cắp nó đâu.”


    “Ta là Arya Nagarjuna. Tài sản của ta cũng là của ngươi. Cứ ăn uống thoải mái và ở lại đây bao lâu cũng được. Khi nào chán, muốn ra đi, ngươi có thể mang theo những gì mà ngươi thích.”


    Cung cách lạ thường của nhà Sư chẳng khác nào một nhát gươm chém mạnh vào tâm thức của kẻ trộm kia. Anh ta rạp mình cung kính đảnh lễ và cầu xin Đại sư thu nhận làm đệ tử.


    Đại sư Nagarjuna truyền cho y phép thiền định Guhyasamaja:


    Giữ tâm không khởi niệm
    Quán tưởng một cành gai
    An trụ nơi đỉnh đầu
    Ánh sáng màu hồng nhạt
    Soi rọi khắp châu thân.



    Đọc bài kệ xong, Đại sư vận thần thông hoá ra vô số của cải ngọc ngà châu báu khiến kẻ trộm kia vui thích không còn muốn ra đi.


    Anh ta quyết tâm tu tập thiền định theo lời Sư dạy. Sau 12 năm khổ luyện, một cây gai lớn đột nhiên nhô ra từ xương sọ của Nagabodhi làm cho ông đau đớn đến tột cùng. Ông mang việc này thưa với Chân sư Nagarjuna.


    Sư cười lớn, đọc kệ:


    Gai kia là sắc ý
    Gây thương tích chúng sinh
    Điên đảo cho là thật
    Phiền não không hề vơi.
    Các pháp vốn không thật,
    Tan hợp như mây trời
    Mây không đem lợi lạc
    Mây chẳng não hại ai.



    Qua lời dạy của Đại sư, Nagabodhi thấu hiểu được tính duyên hợp của các pháp. Ngài tiếp tục tu tập trong 6 tháng thì đắc pháp, gai nhọn kia tự biến mất.


    Sau đó, Sư truyền cho Nagabodhi tám đại thần thông và chỉ định ngài là người kế thừa giáo pháp.




  10. The Following User Says Thank You to caydendau For This Useful Post:

    Phúc Hạnh (09-13-2015)

  11. #79
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ


    Cảnh giới thanh tịnh
    sẵn có trong mỗi chúng ta
    Nhưng vô minh che phủ
    khiến ta không nhìn thấy
    Hãy tích lũy công đức và quán chiếu.
    Cho dù chúng ta nỗ lực trong nhiều kiếp
    Nhưng không có Chân sư
    chúng ta cũng khó nhìn ra



    Truyền thuyết


    Sau một cuộc săn bắn, Đức vua Indrapala trên đường quay về hoàng cung. Ngài đi ngang qua một khu chợ lúc giữa trưa.


    Đức vua nhận ra Đạo sư Luipa trong đám đông đang vái chào ngài. Vua bảo với sư Luipa: “Ngài là một trang nam tử tướng mạo khôi ngô tuấn tú. Đừng ăn những thứ ươn thối nữa. Ta sẽ cung phụng đầy đủ cho ngài tất cả những thứ cần thiết, thậm chí cả vương quốc của ta, nếu ngài muốn.”


    “Nếu bệ hạ có thể cúng dường sự trường sinh bất lão, bần tăng sẽ vui lòng đón nhận.”


    “Ta không có điều ấy, nhưng ta có thể tặng ngài vương quốc lẫn công chúa, con của ta.”


    “Tâu Bệ hạ! Điều đó chẳng mang lại ích lợi gì cho bần tăng.”


    Đức vua cảm thấy phân vân, ngài xoay người lại bảo với vị đại thần bà-la-môn của ngài: “Quả thật đúng như lời nhà sư kia nói. Ngai vàng, điện ngọc chỉ mang lại cho ta những phiền toái. Trên đời này, ta chưa hề thiếu thốn một thứ gì, kể cả những món ngon, vật lạ, y phục sang trọng, phụ nữ mỹ miều. Nhưng mọi thứ đều làm ta chán ngắt!”


    Sau cuộc kỳ ngộ ấy, vua Indrapala thoái vị, nhường ngôi lại cho thái tử. Ngài cùng một vị quan đại thần tìm đến nơi sư Luipa ẩn cư để học đạo.


    Sư ân cần tiếp đón và theo ước nguyện của hai người, Luipa truyền cho Samara Đàn pháp.


    Cả hai không có vật gì cúng dường cho Sư nên họ đi đến quyết định cúng dường chính bản thân họ như những người nô lệ.


    Kế đó, Sư dẫn hai môn đệ này đến vùng đất Orissa, băng qua xứ Bhiraputi để tới Jantipur. Đây là một thành phố lớn có ba trăm ngàn hộ gia đình. Trong thành phố này có một ngôi đền lớn. Sống trong ngôi đền là bảy trăm nữ vũ công chuyên trách về nghi thức cúng tế.


    Sư Luipa tìm đến gặp bà chủ ngôi đền tên là Darima, hỏi xem bà ta có cần mua nô lệ hay không.


    Darima nhìn thấy tướng mạo nhà vua, bèn bằng lòng ngay và trao cho sư Luipa một trăm đồng tiền vàng, sau khi thoả thuận hai điều kiện: Một là nhà vua được phép ngủ riêng, hai là nhà vua sẽ được trả tự do sau khi phục vụ đủ thời gian tương xứng với số tiền đã bán.


    Nhận tiền xong, sư Luipa cùng vị đại thần ra đi.


    Nhà vua phục vụ bà chủ ngôi đền trong 12 năm. Hằng ngày, ông rửa chân, dọn dẹp và làm đủ mọi thứ công việc vặt vãnh khác.


    Tuy vậy, nhà vua không hề xao lãng lời dạy của Chân sư. Nhà vua luôn luôn tỏ ra tử tế làm thay công việc cho những nô lệ khác, nên rất được mọi người thương mến.


    Một hôm nọ, có một nhà vua tên là Kunci mang theo 500 đồng tiền vàng đến ngôi đền để giải trí.


    Mỗi lần được phục vụ, vua Kunci thưởng cho nhà vua trong lốt nô lệ bảy đồng tiền vàng.


    Vào một đêm trời nóng, vua Kunci cảm thấy khó chịu trong người, ông đi ra bên ngoài để dạo chơi. Chợt nghe có mùi hương thơm kỳ diệu và nhìn thấy ánh sáng phát ra từ một lùm cây, nhà vua tò mò tìm đến. Và thật ngạc nhiên, nhà vua thấy kẻ nô lệ kia đang ngồi trên một ngai vàng, chung quanh là 15 thiếu nữ vẻ đẹp như tiên nga đứng hầu. Vua lập tức báo cho bà chủ Darima.


    Bà này chạy vội đến nơi, quỳ gối thưa: “Chúng con người phàm mắt thịt nên không nhận biết ngài là bậc Thánh tăng. Xin ngài tha thứ cho chúng con tội bất kính đã khiến ngài phục vụ như kẻ tôi tớ.”


    Sư chỉ mỉm cười, lặng lẽ bay vào không trung.



  12. #80
    CHỒI Avatar của caydendau
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    141
    Thanked 190 Times in 44 Posts


    Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng



    Phật tính nằm trong mỗi chúng sinh
    Đừng theo con đường chấp thủ
    mà trí giác đã từ bỏ
    Cố gắng quay về nẻo Phật tâm
    Hiển nhiên ngươi sẽ chứng được đạo
    Ai được Chân sư ban pháp lực
    Người ấy thâm nhập vào pháp giới
    Nếm được vị chung của Tuyệt đối
    Dấu ấn Kim cương ấn lên người



    Truyền thuyết


    Putalipa sinh trưởng ở vùng Bangala, do cơ duyên đời trước nên được một nhà sư Du-già truyền cho phép thiền định Hevajra.


    Vị Chân sư trao cho Putalipa một bức họa Mạn-đà-la, trong đó có tượng của Thủ thần Hevajra và căn dặn: “Ngươi hãy đeo bức họa này ở trước ngực trên đường hành đạo.”


    Putalipa vâng lời thầy, tu tập trong 12 năm thì chứng đắc, nhưng không một ai có thể nhận biết điều kỳ diệu này.


    Một hôm, Putalipa đến khất thực tại hoàng cung, Đức vua bỗng để ý thấy vị Thủ thần Hevajra trong bức họa đứng trên vị thần mà nhà vua lâu nay thờ phụng.


    Hình ảnh này khiến nhà vua cảm thấy bị xúc phạm, ngài quát lớn: “Có đúng là vị thần của người ngồi lên trên vị thần của ta như ngồi trên một chiếc ngai không?”


    Sư từ tốn đáp: “Bức họa này không do tôi vẽ. Nó là kiệt tác của một nghệ sĩ đích thực. Có lẽ hình vẽ này phạm thượng, nhưng sự thật đúng là như vậy.”


    Nhà vua có vẻ nguôi giận, nói: “Bức họa rất đẹp và đường nét tinh xảo, nhưng cớ sao vị thần của ngươi lại sử dụng vị thần của ta như một cái ngai?”


    “Tâu Bệ hạ! Vị thần của tôi cũng là vị thần của Bệ hạ.”


    “Ngươi có thể chứng minh cụ thể pháp lực vô biên nơi vị thần của ngươi chăng?”


    “Tâu Bệ hạ! Điều này không khó. Chỉ cần Bệ hạ sai người vẽ một bức họa mà trong đó vị thần của Bệ hạ ngồi bên trên vị Thủ thần của bần tăng. Trải qua một đêm, vị trí của hai Thủ thần sẽ đảo ngược.”


    “Nếu sự việc đúng như lời, trẫm thề sẽ qui y Phật pháp.”


    Đoạn vua cho vời họa sĩ đến vẽ một bức họa theo lời đề nghị của Sư. Quả nhiên, sáng hôm sau vị trí của các Thủ thần đã đảo ngược lại.


    Quá cảm phục pháp lực của nhà sư, Vua cùng triều thần đều xin quy y Tam bảo.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •