DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11
  1. #1
    CHỒI Avatar của tinhnghiep
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    80
    Thanks
    94
    Thanked 75 Times in 20 Posts


    Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên

    印 光 法 師 嘉 言 錄 續 編


    I. Tán Tịnh Độ siêu thắng
    (Khen ngợi Tịnh Độ siêu việt, thù thắng)


    * Pháp môn Tịnh Độ lớn lao không gì ra ngoài được, nhiếp trọn các pháp thuộc chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối, thích hợp khắp ba căn thượng - trung - hạ, thực hiện dễ, thành công cao, dùng sức ít mà được hiệu quả nhanh chóng, chắc chắn thoát sanh tử trong đời hiện tại! Chẳng trải qua tăng-kỳ (4) [kiếp số] mà đích thân chứng được Pháp Thân, chính là pháp môn đặc biệt trong cả một đời giáo hóa của đức Như Lai, quả thật là đạo trọng yếu để thoát khổ trong hết thảy sự tu trì của chúng sanh. Do pháp này cậy vào Phật từ lực, nên lợi ích so với những pháp chuyên cậy vào tự lực sẽ khác biệt vời vợi một trời, một vực! Vì vậy, kẻ sắp đọa A Tỳ do mười niệm liền được vãng sanh, bậc đã chứng Đẳng Giác phát ra mười nguyện để hồi hướng Tịnh Độ. Do vậy biết: Pháp môn này chính là pháp môn Tổng Trì thành thủy thành chung để mười phương ba đời hết thảy chư Phật trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Bởi đó, từ hội Hoa Nghiêm hướng dẫn về, từ lúc được diễn thuyết tại Kỳ Viên đến nay, vãng thánh tiền hiền người người hướng đến, ngàn kinh muôn luận đâu đâu cũng chỉ về (Văn Sao Tục Biên, quyển Hạ, Lời tựa duyên khởi cho Phật Giáo Tây Phương Liên Hoa Hội ở Côn Sơn)

    * Xét từ khi đại giáo được truyền sang phương Đông, Viễn Công mở liên xã đầu tiên, khi ấy bậc cao tăng, đại nho dự vào hội cả một trăm hai mươi ba người. Từ đấy về sau, đời nào cũng có cao nhân tục diệm truyền đăng, truyền khắp trong ngoài nước. Đại pháp của đức Như Lai có năm thứ là Luật, Giáo, Tông (Thiền), Mật, Tịnh, nhưng chỉ có một pháp Tịnh Độ là tu trì dễ dàng nhất, thành tựu dễ dàng nhất, là chỗ quy túc của Luật, Giáo, Tông, Mật. Vì thế các vị thiện tri thức Luật, Giáo, Tông, Mật xưa nay đều chăm chú ngầm tu, rất nhiều vị cực lực hoằng dương công khai. Pháp này chân - tục viên dung, vừa khế cơ vừa khế lý, chẳng những vì người học đạo lập ra một môn mầu nhiệm chung để thoát luân hồi, mà thật ra còn là đạo trọng yếu để người cai trị đất nước ngồi hưởng thái bình. Do đó, vãng thánh tiền hiền, bậc thông suốt, người trí sáng đều cùng tu trì, như mọi ngôi sao chầu về Bắc Đẩu, như các dòng nước chảy xuôi về biển Đông. (Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Hạ, Duyên khởi của Xí Lô Liên Xã)

    * Phật pháp là tâm pháp. Tâm pháp ấy chúng sanh, Phật, phàm, thánh, ai nấy đều có. Chúng sanh thì toàn thể là mê trái nên dẫu có vẫn như không. Phật thì triệt ngộ, triệt chứng, đích thân được thọ dụng, lại còn dấy lòng đại từ bi, đem sở ngộ sở chứng của chính mình chỉ dạy hết thảy chúng sanh, ngõ hầu họ đều triệt ngộ, triệt chứng mới thôi! Nhưng vì chúng sanh mê muội, trái nghịch đã lâu, dù nghe đủ mọi pháp môn đối trị, nhưng bởi Hoặc nghiệp sâu dầy, phước huệ cạn mỏng nên khó lòng đạt được hiệu quả thành công ngay trong đời này. Do đã khó thể đạt được hiệu quả thành công ngay trong đời này nên lại phải thọ sanh, quá nửa bị mê mất, đến nỗi trải qua kiếp lâu xa luân hồi sanh tử, không thể do đâu thoát lìa được! Đức Như Lai thương xót, đặc biệt mở ra pháp môn “tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương” ngõ hầu hết thảy dù thánh hay phàm, thượng, trung, hạ căn đều nương vào đại bi nguyện lực của đức Phật Di Đà, cùng trong đời này thoát cõi Sa Bà đây, sanh về cõi Cực Lạc kia, khiến cho kẻ đã đoạn Hoặc mau chứng Vô Sanh, kẻ chưa đoạn Hoặc cũng đạt lên Bất Thoái.

    ___________

    4 Tăng Kỳ, gọi đủ là A Tăng Kỳ (Asamkhya), là một trong hai mươi lăm con số lớn nhất của Ấn Độ. Đôi khi còn được phiên âm là A Tăng Già, A Tăng Xí Da, hay A Tăng, có nghĩa là “chẳng thể tính toán được”. Một A Tăng Kỳ là một vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn triệu (tám chữ vạn : 10.000 x 10.000 x 10.000 x 10.000 x 10.000 x 10.000 x 10.000 x 10.000 x 1.000.000).


  2. The Following User Says Thank You to tinhnghiep For This Useful Post:

    socnho (08-28-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •