DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/5 ĐầuĐầu ... 2345 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 50
  1. #31
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi nguoidien Xem bài viết

    Này chú em hoangtri !
    Chú em giải thích ra sao với lập luận này :
    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame
    Khởi đầu pháp tu Mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo PhậtNguyên Thuỷ thì mật tông không thực hiện được.
    Kính chào nguoidien !

    Trước hết chúng ta cùng khảo sát về "Nguyên lý" nguoidien nhé :

    * Trên màn hình trắng đen thì điểm ảnh trắng và điểm ảnh đen đồng giá trị như nhau hay sai khác ?

    * Khi bạn ngủ mơ, trong giấc mơ bạn gặp một người đẹp (như ảnh avatar của Thanh Trúc) và một người rách rưới (như avatar của homeless), hai người đó vốn từ trong cùng một tâm thức mơ màng của bạn phóng hiện nên, thì người nào đáng yêu hơn người nào ?

    * Mặt trời hiện bóng trong hai thau nước, nơi thau nước trong thì ta thấy ảnh mặt trời sáng sủa rõ nét, nơi thau nước đục thì ta thấy ảnh mặt trời mờ câm. Hỏi: thật là mặt trời thì có khi mờ khi tỏ như trong hai thau nước hay không ?

    Để phá cái chấp hình tướng (vì hình tướng nào cũng là giả ảnh cả) nên những vị Đại Giác Ngộ _ thực ra là Hóa Thân Phật, Hóa thân Đại Bồ Tát _ đã tùy duyên chúng sinh, tùy nguyện hạnh mà chọn hình thức xuất hiện nơi trần thế (cũng có thể gọi là chọn "vai diễn").

    Như đức Phật Thích Ca, Ngài chính thức lập Giáo thì gọi là hành Vương Nguyện; còn Ngài Kiền Giác (Hóa thân đức Địa Tạng) thì tuy cũng đến thế gian làm Phật sự, nhưng Ngài làm chuyện gì thì nhục nhãn người đời không thấy biết được, trường hợp này thì gọi là hành Biệt Nguyện.

    Như Ngài Duy Ma Cật thì thi hành Hạnh Nguyện riêng gọi là "Thuận Nghịch Hành" (gồm cả Vương Nguyện và Biệt Nguyện).

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...Ma-C%E1%BA%ADt

    http://www.phatphapthuchanh.com/show...t-d%E1%BB%8Bch

    Thuận Hành là hình thức thuận hợp với những chấp nhất của loài người, như ăn bận lịch sự, đi đứng chững chạc khoan thai, nói năng đàng hoàng, không phạm luật lệ thế gian, .....

    Nghịch Hành là hình thức sống không thuận hợp với những chấp nhất của chúng ta (như là người tu Phật thì phải trường chay tuyệt dục, phải sống độc cư nơi thanh vắng .....v...v....) mà Ngài Duy Ma Cật thì sống nơi phố thị, mang hình thức một vị Trưởng Giả, có rất nhiều thê thiếp, tôi tớ ngựa xe, điền sản, ... v...v...

    Ai có thể nói Ngài Duy Ma Cật là nhân vật không có tên trong lịch sử Phật Giáo ?! Thế đấy, một vị Thánh Tăng trong Phật giáo mà không trường chay tuyệt dục, ai có thể nói Ngài còn Dục Lậu ? Hừ ! Ngài còn dục lậu mà tất cả các Trưởng Lão _ đã đắc quả A La hán hoặc chưa _ đều kiêng dè không dám đối đáp với Ngài, đều được Ngài góp ý "nâng cấp".

    Điều này chứng minh rằng :

    Trí Giác Ngộ dù nương nơi một xác thân nào, một hình thức sống gì, cũng không vì hình tướng ấy mà giảm giá trị Giác Ngộ được.

    Kẻ phàm phu vô minh thì dù có mang hình tướng đạo mạo trang nghiêm gì, cũng không vì hình tướng đẹp đẽ trang nghiêm ấy mà trở thành bậc Giác Ngộ được.


    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following 9 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-24-2016),colaihi (12-24-2016),hoatihon (12-24-2016),homeless (12-25-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-25-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thanh Mai (12-24-2016),Tuệ Thức (12-26-2016)

  3. #32
    MẦM Avatar của Huy Hà
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    2
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Ai có thể nói Ngài Duy Ma Cật là nhân vật không có tên trong lịch sử Phật Giáo ?!
    Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?

  4. The Following 2 Users Say Thank You to Huy Hà For This Useful Post:

    luanhoi (01-03-2017),Tuệ Thức (12-26-2016)

  5. #33
    CHỒI Avatar của colaihi
    Tham gia ngày
    Nov 2016
    Bài gửi
    82
    Thanks
    506
    Thanked 1.010 Times in 83 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Huy Hà Xem bài viết


    Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?
    Xin chào Huy Hà !
    Kinh Duy Ma Mật thì bạn Hoangtri đã có đăng 2 đường kink, lời lời châu ngọc. Phải là một trí tuệ siêu tuyệt mới phát ngôn được như thế. Cứ cho như âm thanh ấy lời thuyết pháp ấy phát ra từ tiếng lá khua, gió thổi, cũng là quý hiếm; những điều này mới đích thực là Phật pháp. Phải là người Trí đọc những lời ấy nghe mới thông cảm, mới thấy được mở tung những chân trời mới, mới thấy lâu nay mình như con cóc trong hang sâu, nay mới được thấy ánh mặt trời.

    Bạn Hoangtri ơi ! Mặc kệ những con gián cứ theo gặm sách rồi cái này có trong sách cũ, cái này không có trong sách cũ. Về chuyện Ngài Duy Ma Cật ta không cần cãi, tuy nhiên ta có thể dẫn chứng tiếp theo là Ngài Tuệ Trung Thượng sĩ, sử sách Việt Nam có ghi rõ ràng, không biết những con mọt sách sẽ lấy gì để phản biện chăng ? Ngài là một vị Tướng quân ăn mặn có vợ con là Thầy của vua Trần Nhân Tông _ Tổ sư khai sáng thiền phái Trúc Lâm _ còn được gọi là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở nước Việt Nam Ta.


    HÀNH TRẠNG THƯỢNG SĨ

    (TRẦN TUNG: 1230 - 1291)



    Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, Hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.

    Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Thượng Sĩ là người khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thạnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh Ngài tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có danh thật.

    Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với Vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm Sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”

    Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh, không nghe Cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải Thoát là Giải Thoát’ đó sao?”

    Thái hậu qua đời, nhà Vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, Vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà Vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ cầm viết xóa một mạch, rồi làm bài tụng tự thuật rằng:

    Kiến giải trình kiến giải
    Tợ ấn mắt làm quái
    Ấn mắt làm quái rồi
    Rõ ràng thường tự tại.


    Nhà Vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:

    Rõ ràng thường tự tại
    Cũng ấn mắt làm quái
    Thấy quái chẳng thấy quái
    Quái ấy ắt tự hoại.


    Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.

    Sau Vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài kệ:

    Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
    Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.

    Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi Vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khập khễnh về kinh thăm, nhưng đến nơi Vua đã qui tiên rồi.

    Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy Ngài thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:

    - Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?

    Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:

    - Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có Vua đi qua sau lưng, người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng Vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.

    Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:

    Vô thường các pháp hạnh
    Tâm nghi tội liền sanh
    Xưa nay không một vật
    Chẳng giống cũng chẳng mầm.

    *

    Ngày ngày khi đối cảnh
    Cảnh cảnh từ tâm sanh.
    Tâm cảnh xưa nay không
    Chốn chốn ba-la-mật.


    Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu dè đã rõ ràng.”

    Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:

    Ăn rau cùng ăn thịt
    Chúng sanh mỗi sở thuộc.
    Xuân về trăm cỏ sanh
    Chỗ nào thấy tội phước?


    Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?”

    Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ để ấn định đó:

    Giữ giới cùng nhẫn nhục
    Chuốc tội chẳng chuốc phước.
    Muốn biết không tội phước
    Chẳng giữ giới nhẫn nhục.

    *

    Như khi người leo cây
    Trong an tự cầu nguy.
    Như người không leo cây
    Trăng gió có làm gì?


    Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.

    Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức, lời bàn huyền nói diệu, dường gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.

    Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động Chân tánh ta.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông.



    http://www.thuong-chieu.org/uni/Kinh...RANG_CHINH.htm

  6. The Following 6 Users Say Thank You to colaihi For This Useful Post:

    Admin (12-24-2016),chimvacgoidan (12-27-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-25-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Tuệ Thức (12-26-2016)

  7. #34
    Ban Quản Trị Avatar của Admin
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    99
    Thanks
    78
    Thanked 198 Times in 66 Posts


    Chào bạn Huy Hà !

    Bài thứ nhất bạn đăng khá dài, nó sẽ gây nên một cuộc tranh cãi bất tận không cần thiết. Ở đây bạn hoangtri chỉ nói về Cội nguồn của Mật Tông, không tiện chạy theo những râu ria, cành nhánh và các loài chùm gởi (sống bám trên cây khác).

    Thay mặt Ban Quản Trị, Admin đã nhập kho bài thứ nhất của bạn.

    Kính báo !

    Hoa sen trắng nở tứ bề,
    Thầy ơi ! Tịnh độ đã về nhân gian.

  8. The Following 5 Users Say Thank You to Admin For This Useful Post:

    colaihi (12-24-2016),hoatihon (12-24-2016),nguoi ao lam (12-25-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Tuệ Thức (12-26-2016)

  9. #35
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Huy Hà Xem bài viết


    Vậy bác Hoàng Trí có thể khẳng định rằng Ngài Duy Ma Cật có một lịch sử có thật như Đức Gotama chăng?
    Kính bạn Huy Hà !

    Chúng ta không cùng cái thấy, như con cá cả đời sống dưới nước, cái mà con cá biết được chỉ là nước đục nước trong rong rêu và xác thối; còn con rùa đã từng lên bờ, nó đã thấy không gian bao la với trời xanh mây trắng, với muôn hoa đua nở, với phố thị sầm uất, ... bao nhiêu điều mới lạ. Nhưng hai con ấy không thể nói chuyện với nhau, vì con cá cứ luôn miệng kêu con rùa chứng minh rằng "trên bờ, ngoài nước còn có lửa". Lửa là một hiện tượng tạm có như bao hiện tượng khác, con cá không hề biết, cho đến khi nó nằm trên chảo nóng nó mới biết, lúc đó thì đã muộn rồi.

    Cho nên Trí đề nghị, nếu bạn tin vào chủ nghĩa Vô Thần thì bạn cứ tin, vì đó là quyền của bạn.
    Nếu bạn tin rằng một vị nào đó ngồi Thiền, nhập định vào một chỗ lửng lơ nào đó rồi có thể chứng minh cho một số đệ tử đắc quả A La Hán thì bạn cứ tin, vì đó là quyền của bạn, tương lai của bạn tùy thuộc vào niềm tin của bạn hôm nay.

    Trí viết loạt bài này chỉ để gợi ý suy tư cho những Phật tử cởi mở, muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật mà thôi.

    Kính mong bạn thông cảm.

    Om Mani Padme Hum !

  10. The Following 9 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    chimvacgoidan (12-27-2016),colaihi (12-25-2016),hoatihon (12-25-2016),homeless (12-25-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-25-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thanh Trúc (12-26-2016),Tuệ Thức (12-27-2016)

  11. #36
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame
    Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".

    Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.

    Nhiều vị Sư Nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula biến hìnhgiả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là Chư Thiên bậc caoở các cõi Trờithì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là chư Phật.
    Kính anh Trí !
    Xin anh vui lòng phân giải vấn nạn này, cũng là những vấn đề mà Tuệ Thức muốn được nghe phản biện.
    Kính !

  12. The Following 6 Users Say Thank You to Tuệ Thức For This Useful Post:

    Gia Bảo (12-31-2016),homeless (12-29-2016),luanhoi (01-03-2017),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thanh Trúc (01-02-2017),trantu (12-28-2016)

  13. #37
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Tuệ Thức Xem bài viết
    Kính anh Trí !
    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame
    Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả Mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các Trưởng lão PGNguyênThuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Đức Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại".
    Xin anh vui lòng phân giải vấn nạn này, cũng là những vấn đề mà Tuệ Thức muốn được nghe phản biện.
    Kính !
    Chào Tuệ Thức !
    Nếu Trí không lầm thì câu tuyên bố "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại" là câu mà Trưởng lão Thích Thông Lạc nói, rồi gán ghép cho đức Phật. Vì câu tuyên bố trên là tư tưởng ĐOẠN KIẾN (tức là cho rằng "chết là hết"), Giáo lý Đạo Phật luôn không chấp nhận tư tưởng ĐOẠN KIẾN, gọi đó là một chủ trương sai lầm.

    Do vì cho rằng "chết là hết" cho nên Trưởng Lão phủ nhận luôn cõi Tịnh Độ Tây Phương. Trưởng Lão nào biết đâu tuy với Chân Lý Tuyệt Đối không có pháp nào thực Hữu, nhưng với Chúng sinh Mê thì không pháp nào thực Không, Tâm sinh thì chủng chủng pháp sinh. Tâm Ác thì sẽ thấy Địa Ngục hành hạ, Tâm Thiện thì sẽ thấy Thiên Đường, đó là do biệt nghiệp và cộng nghiệp chiêu cảm tương thành.

    Trưởng Lão chỉ biết một mà không biết hai. Cái Tha Lực tạo nên các Phật Quốc chính là Đà La Ni Tạng, tức Thể Báo Thân của hành giả đó. Trong Chân Lý Tuyệt Đối (mà Đức Phật đã giới thiệu) THẬT KHÔNG CÓ HAI, không có Ta là đối tượng A, Phật là chủ thể B. Cái tư tưởng Phật là một Ông A Ông B là tư tưởng "nhị thị" (sai lầm), chúng ta là anh C chị D là cái thấy của Vô Minh. Ngày nào chúng ta còn thấy "có 2" là ngày đó chúng ta còn Vô Minh. Tại sao ta lại đem cái đầu óc Vô Minh mà phê phán đòi hỏi rằng "mọi chuyện phải như thế này hay như thế khác".

    Một đôi mắt bị "bù lạch ăn" thì làm sao có được một cái nhìn trung thực, Một cái đầu óc Vô Minh thì khi nói về Niết Bàn thì cái Niết Bàn đó cũng "méo xẹo" như trái ấu mà thôi.

    Mến !

    Om Mani Padme Hum !

  14. The Following 11 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    colaihi (12-30-2016),Gia Bảo (12-31-2016),hoatihon (12-28-2016),homeless (12-29-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (12-28-2016),Phúc Hạnh (12-28-2016),Thanh Mai (12-29-2016),Thanh Trúc (01-02-2017),trantu (12-28-2016),Tuệ Thức (12-28-2016)

  15. #38
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Notre Dame
    Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn ,Thượng đế , thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện.
    Chào Tuệ Thức ! Với đoạn văn bản này, hoangtri có mấy điều cần đính chính :

    1. "người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri"
    Trong vở tuồng Giác Ngộ : chỉ có vị A La Hán đã nhập Niết bàn thì Tưởng Tri mới bị "đóng băng" mà thôi.

    Các Trưởng Lão khi còn tại thế thì Tưởng Tri bị chặn, giống như ta dùng thuốc cô lập tế bào ung thư không cho nó sinh sôi phát triển bình thường, cũng giống như con cá bị kẹt trong bùn khô không cử động được nhưng nó vẫn còn sống.

    Khi nào vị Trưởng Lão A La Hán ấy nhập Niết Bàn, Nguyên Thủy cho rằng đã diệt tận gốc Tưởng Tri, nhưng với Phật nhãn thì "hạt giống Tưởng Tri" (hay toàn bộ Ý Thức) của hành giả chỉ bị "đóng băng" thôi, chứ không phải là bị "diệt tận gốc" như trong câu phát biểu trên. Cũng như trên thế giới ngày nay có những bệnh được tuyên bố là tuyệt diệt, nhưng nếu hiểu sâu một chút thì thấy các nhà khoa học đã "đóng băng", lưu giữ mẫu những vi rút ấy trong "Kho Đông Lạnh". Sau này nếu cần thì người "rả đông" hoặc "nhân giống" không khó lắm.

    Vì sao thế ? Vì "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (tất cả các pháp đều có gốc từ Như Lai Tạng), Sinh mà chẳng Sinh, Diệt mà chẳng Diệt.

    Khi một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm, tức là không cam tâm nhập Niết bàn khi chưa thật sự Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị A La Hán ấy phải "tay không" (nghĩa là những môn Thần Thông trước đây đã có, bây giờ tạm thời mất hết) đi vào "vạn nẽo đường phù sa" để gọi là hành nguyện độ sinh. Khi vị A La Hán hành nguyện độ sinh thì những vi tế hoặc còn "ngủ đông" sẽ lần lượt "rả đông", và vở tuồng "Diệt Tận Độ Sinh" sẽ được lần lượt trình chiếu. Cho đến khi nào thấy được VÔ MINH QUỐC CŨNG CHÍNH LÀ PHẬT QUỐC (thấy cáp pháp Bình Đẳng) thì vở tuồng mới hoàn mãn.

    Om Mani Padme Hum !

  16. The Following 11 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    colaihi (12-30-2016),Gia Bảo (12-31-2016),hoatihon (12-28-2016),homeless (12-29-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (01-02-2017),senvang (12-28-2016),Thanh Mai (12-28-2016),Thanh Trúc (01-02-2017),trantu (12-28-2016),Tuệ Thức (12-29-2016)

  17. #39
    CHỒI Avatar của Tuệ Thức
    Tham gia ngày
    Dec 2016
    Bài gửi
    46
    Thanks
    103
    Thanked 122 Times in 28 Posts
    Quote Nguyên văn bởi hoangtri Xem bài viết
    Chào Tuệ Thức ! Với đoạn văn bản này, hoangtri có mấy điều cần đính chính :

    1. "người tu pháp Vô Lậu của PG nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri"
    Trong vở tuồng Giác Ngộ : chỉ có vị A La Hán đã nhập Niết bàn thì Tưởng Tri mới bị "đóng băng" mà thôi.

    Các Trưởng Lão khi còn tại thế thì Tưởng Tri bị chặn, giống như ta dùng thuốc cô lập tế bào ung thư không cho nó sinh sôi phát triển bình thường, cũng giống như con cá bị kẹt trong bùn khô không cử động được nhưng nó vẫn còn sống.

    Khi nào vị Trưởng Lão A La Hán ấy nhập Niết Bàn, Nguyên Thủy cho rằng đã diệt tận gốc Tưởng Tri, nhưng với Phật nhãn thì "hạt giống Tưởng Tri" (hay toàn bộ Ý Thức) của hành giả chỉ bị "đóng băng" thôi, chứ không phải là bị "diệt tận gốc" như trong câu phát biểu trên. Cũng như trên thế giới ngày nay có những bệnh được tuyên bố là tuyệt diệt, nhưng nếu hiểu sâu một chút thì thấy các nhà khoa học đã "đóng băng", lưu giữ mẫu những vi rút ấy trong "Kho Đông Lạnh". Sau này nếu cần thì người "rả đông" hoặc "nhân giống" không khó lắm.

    Vì sao thế ? Vì "Như Lai giả thị chư pháp Như nghĩa" (tất cả các pháp đều có gốc từ Như Lai Tạng), Sinh mà chẳng Sinh, Diệt mà chẳng Diệt.

    Khi một vị A La Hán phát Bồ Đề Tâm, tức là không cam tâm nhập Niết bàn khi chưa thật sự Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị A La Hán ấy phải "tay không" (nghĩa là những môn Thần Thông trước đây đã có, bây giờ tạm thời mất hết) đi vào "vạn nẽo đường phù sa" để gọi là hành nguyện độ sinh. Khi vị A La Hán hành nguyện độ sinh thì những vi tế hoặc còn "ngủ đông" sẽ lần lượt "rả đông", và vở tuồng "Diệt Tận Độ Sinh" sẽ được lần lượt trình chiếu. Cho đến khi nào thấy được VÔ MINH QUỐC CŨNG CHÍNH LÀ PHẬT QUỐC (thấy cáp pháp Bình Đẳng) thì vở tuồng mới hoàn mãn.

    Kính anh hoangtri !
    Anh nói Tuệ Thức chưa hiểu gì ráo.
    _ Như trên thì Tưởng Tri đến chừng nào mới "diệt tận gốc", đến lúc chứng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng ? Hay là theo anh thì chúng ta sẽ sống chung với Tưởng Tri mãi mãi ?
    Kính !

  18. The Following 6 Users Say Thank You to Tuệ Thức For This Useful Post:

    colaihi (12-30-2016),Gia Bảo (12-31-2016),hoangtri (12-29-2016),homeless (12-29-2016),luanhoi (01-03-2017),Thanh Trúc (01-02-2017)

  19. #40
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Tuệ Thức Xem bài viết
    Kính anh hoangtri !
    Anh nói Tuệ Thức chưa hiểu gì ráo.
    _ Như trên thì Tưởng Tri đến chừng nào mới "diệt tận gốc", đến lúc chứng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng ? Hay là theo anh thì chúng ta sẽ sống chung với Tưởng Tri mãi mãi ?
    Kính !
    Kính anh Tuệ Thức !

    Cái gốc của Tưởng Tri là Liễu Tri đó ! Tưởng là "phần mốc meo ăn theo" TRI (Cái Tự Biết). Chính TƯỞNG tạo nên 6 cõi luân hồi, khi "phần mốc meo ăn theo" không còn bám trên TRI nữa thì TRI chính là LIỄU TRI.

    Khi chúng ta Mê Lầm thì sống với Tưởng Tri, khi chúng sinh Giác Ngộ thì CÁI TỰ BIẾT (TRI) không có TƯỞNG nữa.

    CÁI TỰ BIẾT này nơi chúng sinh Mê thì gọi là A Lại Da Thức, nơi vị Giác Ngộ (A La Hán) thì gọi là A Lại Da Tâm, chỉ là đổi Danh chứ không đổi Thể.

    Cho nên nói "diệt tận gốc" thì không đúng, mà nói sống chung với Tưởng mãi mãi cũng là sai.

    Mến !

    Om Mani Padme Hum !

  20. The Following 7 Users Say Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    colaihi (12-30-2016),Gia Bảo (12-31-2016),homeless (12-29-2016),luanhoi (01-03-2017),nguoi ao lam (01-02-2017),Thanh Mai (12-29-2016),Thanh Trúc (01-02-2017)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Quan điểm cá nhân về cuốn sách Hạnh phúc tuỳ cách nhìn
    Gửi bởi trungvusc trong mục Giao lưu tư tưởng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 11-23-2016, 09:51 PM
  2. Quan điểm của Trí Từ
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 02-27-2016, 11:47 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-12-2015, 05:03 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •