2.
Đức Ngũ Tổ Huỳnh Mai dạy chúng đã lâu, Ngài muốn trắc nghiệm trình độ căn cơ cụ thể của chúng đệ tử (mặc dầu Ngài đã biết rõ), đồng thời cũng muốn tạo cơ hội cho đệ tử trình kiến giải. Chúng không ai trình kệ, chỉ một mình Thượng Tọa Thần Tú gắng gượng viết :
Thân thị Bồ đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài.
Thời thời cần phất thức,
Vật sử nhạ trần ai.
(Thân là cây Bồ Đề,
Tâm như đài gương sáng.
Lúc lúc cần lau chùi,
Chớ để dính bụi dơ).
Ngài Huệ Năng nghe tụng bài kệ trên, liền nói "Tôi cũng có kệ, phiền các ông chép dùm" :
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?
(Cội Giác nào phải cây,
Gương sáng chẳng có đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi dơ).
(Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Tựa)
Thưa các bạn ! Theo nguoiaolam, đây là trường hợp giải ngộ cao !
Vì sao gọi là Giải ngộ ?
_ Vì chưa chứng ngộ (kinh nghiệm kiễm chứng).
Vì sao gọi là cao ?
_ Chỉ hiểu được Nhân vô ngã (con người của mình không có tự tánh) thì hãy còn thấp đối với trình học Phật.
Hiểu được chẳng những Nhân vô ngã mà Các pháp cũng vô ngã luôn (không pháp nào có tự tánh cả), hiểu được như vầy là bậc cao trong "bậc thang" Giáo lý Phật pháp.
Nhân không mà Pháp cũng không,
Ai người mộng sự lại vin mơ màng !