DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 86
  1. #1
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Ví như sóng biển cả,

    Là do gió thổi mạnh.

    Sóng to vỗ biển rộng,

    Chẳng có lúc ngừng nghỉ.

    Biển Tạng thức thường trụ,

    Gió cảnh giới lay động.

    Mỗi mỗi sóng của Thức,

    Ào ạt mà nổi dậy,

    Các thứ màu sắc đẹp,

    Các thứ đồ ăn ngon,

    Các thứ hoa quả tốt,

    Ánh sáng của nhựt nguyệt,

    Hoặc khác hoặc chẳng khác,

    Như biển nổi làn sóng.

    Bảy Thức cũng như thế,

    Tâm cảnh hòa hợp sanh.

    Như nước biển biến chuyển,

    Nổi đủ thứ làn sóng.

    Bảy Thức cũng như thế,

    Tâm cảnh hòa hợp sanh.

    Nói chỗ Tạng thức kia,

    Mỗi mỗi các Thức chuyển.

    Là do Ý thức kia,

    Suy nghĩ nghĩa các tướng.

    Có tám tướng chẳng hoại,

    Vô tướng vốn vô tướng.

    Ví như làn sóng biển,

    Nước biển chẳng sai biệt.

    Thức tâm cũng như thế,

    Chẳng thể có khác biệt.

    Tâm gọi Tích tập nghiệp,

    Ý gọi rộng Tích tập.

    Thức do thức nhận biết,

    Hiện cảnh nói có năm (*).

    (*) HIỆN CẢNH NÓI CÓ NĂM : Tiền ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân), hiện cảnh tiền trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc.
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  2. #2
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi Phật :

    Những sắc tướng xanh đỏ,

    Do các Thức sanh khởi.

    Nổi pháp như làn sóng,

    Nghĩa ấy xin Phật thuyết.


    Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

    Những sắc tướng xanh đỏ,

    Làn sóng vốn chẳng có.

    Đều do tâm tích tập,

    Phàm phu nếu khai ngộ,

    Nghiệp kia vốn chẳng có,

    Do tự tâm nghiếp thọ.

    Lìa năng nhiếp, sở nhiếp,

    Đồng như làn sóng kia,

    Kiến lập thân thọ dụng,

    Là hiện thức chúng sanh.

    Nơi các nghiệp hiện kia,

    Đều như làn sóng nước.


    Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ nói rằng :

    Tánh làn sóng biển cả,

    Ào ạt vẫn biết được.

    Tạng cùng nghiệp cũng vậy,

    Tại sao chẳng hiểu biết?

    Thế Tôn dùng kệ đáp :

    Phàm phu chẳng trí huệ,

    Tạng thức như biển cả.

    Nghiệp tướng như làn sóng,

    Theo đó dụ cho hiểu.


    Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi :

    Mặt trời sáng soi khắp,

    Chúng sanh thượng, trung, hạ.

    Như Lai soi thế gian,

    Khai thị lời chơn thật.

    Tại sao chia nhiều Thừa,

    Thuyết pháp nói chẳng thật?


    Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

    Nếu nói lời chơn thật,

    Tâm họ chẳng chơn thật.

    Ví như làn sóng biển,

    Như bóng gương, mộng huyễn.

    Tất cả cùng lúc hiện,

    Cảnh giới Tâm cũng thế.

    ( Bản thể của Tâm cùng khắp không gian,

    thời gian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau)


    Nay cảnh giới chẳng đủ,

    Là do Nghiệp chuyển sanh,

    Thức do Thức nhận biết,

    Ý do Ý cho vậy.

    Năm thức tùy cảnh hiện,

    Chẳng thứ lớp nhất định.

    Ví như thợ vẽ khéo,

    Và học trò thợ vẽ.

    Bút màu vẽ hình tướng,

    Thuyết ta cũng như thế.

    Màu sắc vốn vô nghĩa,

    Chẳng phải bút hay lụa.

    Vì thỏa lòng chúng sanh,

    Vẽ đủ thứ hình tướng.

    Dùng lơì nói khai thị,

    Thật nghĩa lìa văn tự.

    Phân biệt tiếp sơ cơ,

    Tu hành đến chơn thật.

    Chỗ chơn thật tự ngộ,

    Lìa năng giác, sở giác.

    Đây vì Phật tử nói,

    Kẻ ngu vọng phân biệt.

    Thế gian đều như huyễn,

    Dù hiện chẳng chơn thật.

    Thuyết pháp cũng như thế,

    Tùy sự lập phương tiện.

    Lương y trị bệnh nhân,

    Tùy bệnh mà cho thuốc.

    Thuyết pháp chẳng ứng cơ,

    Nơi họ thành phi thuyết.

    Tùy tâm lượng chúng sanh,

    Như Lai ứng cơ thuyết.

    Phi cảnh giới vọng tưởng,

    Thanh văn chẳng có phần.

    Vì thương xót kẻ mê,

    Thuyết cảnh giới tự giác.
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  3. #3
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi Phật :

    Những sắc tướng xanh đỏ,

    Do các thức sanh khởi.

    Nổi pháp như làn sóng,

    Nghĩa ấy xin Phật thuyết.

    Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

    Những sắc tướng xanh đỏ,

    Làn sóng vốn chẳng có.

    Đều do tâm tích tập,

    Phàm phu nếu khai ngộ,

    Nghiệp kia vốn chẳng có,

    Do tự tâm nghiếp thọ.

    Lìa năng nhiếp, sở nhiếp,

    Đồng như làn sóng kia,

    Kiến lập thân thọ dụng,

    Là hiện thức chúng sanh.

    Nơi các nghiệp hiện kia,

    Đều như làn sóng nước.


    Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ nói rằng :

    Tánh làn sóng biển cả,

    Ào ạt vẫn biết được.

    Tạng cùng nghiệp cũng vậy,

    Tại sao chẳng hiểu biết?


    Thế Tôn dùng kệ đáp :

    Phàm phu chẳng trí huệ,

    Tạng thức như biển cả.

    Nghiệp tướng như làn sóng,

    Theo đó dụ cho hiểu.


    Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi :

    Mặt trời sáng soi khắp,

    Chúng sanh thượng, trung, hạ.

    Như lai soi thế gian,

    Khai thị lời chơn thật.

    Tại sao chia nhiều thừa,

    Thuyết pháp nói chẳng thật?


    Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

    Nếu nói lời chơn thật,

    Tâm họ chẳng chơn thật.

    Ví như làn sóng biển,

    Như bóng gương, mộng huyễn.

    Tất cả cùng lúc hiện,

    Cảnh giới tâm cũng thế.


    ( Bản thể của tâm cùng khắp không gian,

    thời gian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau)

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  4. #4
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Nay cảnh giới chẳng đủ,

    Là do nghiệp chuyển sanh,

    Thức do thức nhận biết,

    Ý do ý cho vậy.

    Năm thức tùy cảnh hiện,

    Chẳng thứ lớp nhất định.

    Ví như thợ vẽ khéo,

    Và học trò thợ vẽ.

    Bút màu vẽ hình tướng,

    Thuyết ta cũng như thế.

    Màu sắc vốn vô nghĩa,

    Chẳng phải bút hay lụa.

    Vì thỏa lòng chúng sanh,

    Vẽ đủ thứ hình tướng.

    Dùng lơì nói khai thị,

    Thật nghĩa lìa văn tự.

    Phân biệt tiếp sơ cơ,

    Tu hành đến chơn thật.

    Chỗ chơn thật tự ngộ,

    Lìa năng giác, sở giác.

    Đây vì Phật tử nói,

    Kẻ ngu vọng phân biệt.

    Thế gian đều như huyễn,

    Dù hiện chẳng chơn thật.

    Thuyết pháp cũng như thế,

    Tùy sự lập phương tiện.

    Lương y trị bệnh nhân,

    Tùy bệnh mà cho thuốc.

    Thuyết pháp chẳng ứng cơ,

    Nơi họ thành phi thuyết.

    Tùy tâm lượng chúng sanh,

    Như Lai ứng cơ thuyết.

    Phi cảnh giới vọng tưởng,

    Thanh văn chẳng có phần.

    Vì thương xót kẻ mê,

    Thuyết cảnh giới tự giác.
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  5. #5
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    – Lại nữa Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát muốn biết hiện lượng của tự tâm, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ đối với cảnh giới vọng tưởng, phải lìa phong tục tập quán thế gian. Ngày đêm sáu thời thường tự cảnh tỉnh, phương tiện tu hành, phải lìa ngôn luận của người ác kiến và các tướng thừa Thanh Văn, Duyên Giác, thông đạt tướng vọng tưởng của tự tâm hiện.

    – Lại nữa Đại Huệ! Đại Bồ Tát kiến lập trí huệ, nơi ba tướng của Thánh trí nên siêng tu học.

    – Thế nào là ba tướng của Thánh trí? Ấy là tướng Vô Sở Hữu, tướng Nhất Thiết chư Phật tự nguyện xứ, tướng cứu cánh Tự Giác Thánh trí. Tu hành được đến đây rồi, phải xả bỏ tướng bệnh của trí huệ tâm, được lên Bồ Tát đệ Bát Địa, ấy là do quá trình tu tập ba tướng kể trên mà sanh khởi.

    – Đại Huệ! Nói TƯỚNG VÔ SỞ HỮU, là theo cách tu tập những tướng Thanh Văn, Duyên Giác và Ngoại đạo mà sanh khởi. Nói TƯỚNG TỰ NGUYỆN XỨ, là nói chỗ chư Phật xưa tự nguyện tu mà sanh khởi. Nói TƯỚNG CỨU CÁNH TỰ GIÁC THÁNH TRÍ, là đối với tất cả pháp tướng chẳng chấp trước, được tiến hành đến đắc Tam muội thân như huyễn của chư Phật mà sanh khởi. Đây gọi là ba tướng Thánh trí. Nếu người thành tựu ba tướng Thánh trí này, thì được đến cảnh giới cứu cánh của Tự Giác Thánh trí. Cho nên Đại Huệ! Ba tướng Thánh trí nên siêng tu học.

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát biết tâm niệm của chúng Đại Bồ Tát đang nghĩ tên Kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh, nên thừa sức oai thần của tất cả Phật, bạch rằng :

    – Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết kinh Thánh Trí Phân Biệt Tự Tánh, y theo Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, phân biệt nghĩa một trăm lẻ tám câu, theo đó thuyết Đại Bồ Tát vào tự tướng và cộng tướng của vọng tưởng tự tánh. Vì phân biệt thuyết tự tánh vọng tưởng thì được khéo quan sát nhơn pháp Vô ngã, tẩy sạch vọng tưởng, soi sáng chư Địa, siêu việt tất cả Thanh Văn, Duyên Giác và thiền định của ngoại đạo, biết khắp cảnh giới sở hành bất khả tư nghì của Như Lai, lìa bỏ năm pháp tự tánh. Dùng pháp thân trí huệ của chư Phật Như Lai khéo tự trang nghiêm, khởi cảnh giới huyễn, lên Đâu Suất Thiên Cung, Sắc Cứu Cánh Thiên Cung trong tất cả cõi Phật, cho đến được Pháp thân thường trụ của Như Lai (như Phật Thích Ca từ Đâu Suất Thiên Cung giáng sinh thành Phật).

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Có một thứ Ngoại đạo, khởi vọng tưởng chấp trước đoạn diệt, xóa hết cái nhân giác tri, cho tất cả hư vô như thỏ không sừng, cho tất cả pháp cũng như thế. Ngoài ra còn có Ngoại đạo căn cứ theo chỗ vi tế của Đà La Phiếu (chơn lý), vọng chấp các pháp mỗi mỗi sai biệt, sanh kiến chấp ấy, cho là không có sừng thỏ, thì lại nghĩ tưởng phải có sừng trâu. Đại Huệ! Họ rơi vào nhị kiến HỮU và VÔ, chẳng rõ cảnh giới tâm lượng của tự tâm, vọng tự thêm bớt, kiến lập thân thọ dụng, vọng tưởng có căn cứ số lượng. Đại Huệ! Tất cả pháp tánh cũng như thế, lìa hữu lìa vô, chẳng nên suy tưởng cho là thật có hay thật không.

    – Đại Huệ! Nếu lìa hữu, vô mà cho thỏ không sừng là tưởng thật không, cho trâu có sừng là tưởng thật có, đều gọi là tà tưởng. Đại Huệ! Theo cảnh giới Thánh trí, nên lìa nhị kiến đối đãi.

    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Người chẳng vọng tưởng thấy tướng vô sanh rồi, theo đó suy nghĩ quán xét, chẳng sanh vọng tưởng, nói là VÔ ư?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Chẳng phải quán xét chẳng sanh vọng tưởng mà nói VÔ. Tại sao? Vì vọng tưởng do chấp thật mà sanh; như theo chấp thật CÓ và KHÔNG sừng mà sanh ra vọng tưởng. Nếu chẳng chấp thật thì lìa hai tướng tương đối. Do quán HỮU nên nói thỏ không sừng, do quán VÔ nên nói trâu có sừng. Đại Huệ! Vì pháp tương đối chẳng phải chánh nhân, nên nói HỮU nói VÔ, cả hai đều chẳng thành. Nói THÀNH là do chấp pháp tương đối mà THÀNH.

    – Đại Huệ! Lại còn có Ngoại đạo chấp trước việc sắc không sanh khởi kiến chấp, chẳng biết thực tế của hư không, nói lìa sắc lìa hư không, sanh khởi kiến chấp ngằn mé của vọng tưởng.

    – Đại Huệ! Hư không là sắc, thuộc về sắc chủng. Sắc là hư không, do năng trì, sở trì mà kiến lập, phân biệt tánh sắc tánh không. Đại Huệ! Phải biết tứ đại chủng sanh khởi, tự tướng riêng biệt, chẳng trụ hư không, nhưng không phải chẳng có hư không.

    – Như thế Đại Huệ! Vì chấp pháp tương đối, quán trâu có sừng nên nói thỏ không sừng. Nếu đem sừng trâu phân tích thành vi trần, lại phân tích vi trần cho đến cực vi thì sát na chẳng có sở trụ. Họ quán theo như thế nào mà nói là VÔ ư! Nếu quán vật khác thì pháp cũng như vậy.

    Khi ấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng :

    – Nên lìa sừng thỏ, sừng trâu, sắc tướng hư không, kiến chấp vọng tưởng. Các Đại Bồ Tát nên suy xét vọng tưởng do tự tâm hiện, Bồ Tát vào tất cả quốc độ, dùng phương tiện của tự tâm dạy bảo chúng sanh.

    Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  6. #6
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Tất cả sắc và tâm,

    Sanh khởi từ nơi không.

    Thân thọ dụng kiến lập,

    Tạng thức hiện chúng sanh.

    Tâm, ý và ý thức,

    Pháp tự tánh có năm (1).

    Vô ngã có hai thứ (2),

    Do Như Lai rộng thuyết.

    Dài, ngắn, và có, không,

    Lần lượt sanh lẫn nhau.

    Vì KHÔNG lập nghĩa CÓ;

    Vì CÓ lập nghĩa KHÔNG.

    Nếu phân biệt vi trần,

    Vọng sắc chẳng thể sanh.

    Chỗ an lập tâm lượng,

    Không nên có ác kiến

    Phi cảnh giới giác tưởng,

    Tưởng Thanh Văn cũng thế,

    Cảnh giới của tự giác,

    Cứu thế phương tiện thuyết.


    1) NĂM PHÁP CỦA TỰ TÁNH : Tướng, danh, phân biệt, chánh trí và như như.

    (2) HAI THỨ VÔ NGÃ : 1.- Nhân (người) vô ngã 2.- Pháp vô ngã.

    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  7. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoamacco (01-31-2022)

  8. #7
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát vì trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện, lại hỏi Như Lai rằng :

    – Bạch Thế Tôn! Làm sao trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh? Ấy là pháp đốn hay tiệm ư?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Phi tiệm phi đốn, cũng tiệm cũng đốn. Nói Tiệm, ví như trái Yêm Ma La tiệm chín mùi; như đại địa tiệm sanh vạn vật, Như Lại trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế, nói ĐỐN, ví như gương sáng đốn hiện tất cả sắc tướng vô tướng; như ánh sáng mặt trời đốn soi tất cả sắc tướng, Như Lai trừ sạch dòng suối ý thức do tự tâm hiện của tất cả chúng sanh cũng như thế.

    – Đại Huệ! Pháp Y PHẬT thuyết tất cả pháp vào tự tướng và cộng tướng là tập khí do tự tâm hiện, vọng tưởng tương tục do tự tâm so sánh chấp trước, mỗi mỗi không thật như huyễn. Thật ra, mỗi mỗi so sánh chấp trước đều bất khả đắc.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Vì so sánh chấp trước duyên khởi tự tánh, sanh ra tướng vọng tưởng của tự tánh. Đại Huệ! Như nhà ảo thuật, nương cỏ cây, ngói đá làm ra đủ thứ cảnh vật huyễn hóa, do đó sanh khởi bao nhiêu hình sắc, sanh khởi đủ thứ vọng tưởng, những vọng tưởng kia vốn chẳng chơn thật.

    – Như thế, Đại Huệ! Y theo tánh duyên khởi sanh khởi vọng tưởng, y mỗi mỗi vọng tưởng hình thành mỗi mỗi sự vật hiện hành, ấy gọi là Y PHẬT thuyết pháp.

    – Đại Huệ! Nói HÓA PHẬT là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ, lìa ấm, giới, nhập, giải thoát, thức tướng phân biệt, là do quán xét kiến lập, siêu việt kiến chấp Ngoại đạo và kiến chấp cõi Vô Sắc.

    – Đại Huệ! Nói PHÁP PHẬT, là lìa phan duyên, lìa tất cả sở tác, tướng căn và số lượng đều diệt, chẳng phải tướng Ngã chấp và cảnh giới sở chấp của Phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác và Ngoại đạo. Ấy là do tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh Trí kiến lập. Cho nên, Đại Huệ! Tướng cứu cánh sai biệt của Tự Giác Thánh trí nên siêng tu học, và kiến chấp do tự tâm hiện cần phải diệt trừ.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ tướng phân biệt thông với thừa Thanh Văn, ấy là : Chấp tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt và tướng So sánh chấp trước tánh vọng tưởng của tự tánh.

    – Thế nào là tánh “Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt” của Thanh Văn? Ấy là cảnh giới Chơn Đế, vô thường, khổ, không, vô ngã, lìa dục tịch diệt, dứt ấm, giới, nhập, tự cộng tướng, ngoài bất hoại tướng, như thật biết tâm được tịch lặng. Tâm tịch lặng xong, được Thiền định giải thoát Tam muội đạo quả. Nhưng chánh thọ giải thoát ấy chẳng lìa tập khí biến dịch sanh tử bất tư nghì, đắc tự giác Thánh, ham trụ thừa Thanh Văn, ấy gọi là tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Thanh Văn.

    – Đại Huệ! Ham trụ Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của Đại Bồ Tát, chẳng phải ham pháp môn diệt và ham chánh định, chỉ vì thương xót chúng sanh, và theo đúng bản nguyện mà không thủ chứng. Đại Huệ! Đại Bồ Tát đối với các tướng Đắc Tự Giác Thánh Sai Biệt của thừa Thanh Văn ham thích, chẳng nên tu học.

    – Đại Huệ! Thế nào là So sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn? Ấy là đại chủng xanh, vàng, đỏ, trắng, địa, thủy, hỏa, phong, chẳng do tạo tác mà sanh tự tướng, cộng tướng, chỉ là cái phương tiện của Phật thuyết. Người Thanh Văn do đó khởi tự tánh vọng tưởng, Đại Bồ Tát đối với pháp ấy nên biết nên xả, liền nhập pháp Vô Ngã tướng và diệt nhơn Vô Ngã tướng, lần lượt tiến đến chư Địa, ấy gọi là tướng so sánh chấp trước tánh vọng tưởng tự tánh của thừa Thanh Văn.
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

  9. The Following User Says Thank You to cát bụi For This Useful Post:

    hoamacco (01-31-2022)

  10. #8
    Avatar của cát bụi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    249
    Thanks
    210
    Thanked 119 Times in 66 Posts
    KINH LĂNG GIÀ
    Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
    __________________________________________________ ______________________________________



    Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

    – Thế Tôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới Thường bất tư nghì của Đệ Nhất Thánh Trí và cảnh giới Đệ Nhất Nghĩa, chẳng phải những Ngoại đạo sở thuyết nhân duyên Thường bất tư nghì ư?

    Phật bảo Đại Huệ :

    – Chẳng phải nhân duyên đắc Thường bất tư nghì của Ngoại đạo. Tại sao? Thường bất tư nghì của những Ngoại đạo, chẳng do tự tướng thành. Nếu Thường bất tư nghì chẳng do tự tướng thành thì cớ sao được hiển hiện Thường bất tư nghì? Lại nữa, Đại Huệ! Bất tư nghì nếu do tự tướng thành thì ắt phải là pháp thường, nếu do người làm ra thì chẳng thể thành Thường bất tư nghì, vì do làm mới có, chẳng phải thường có vậy.

    – Đại Huệ! Ta nói Đệ Nhất Nghĩa thường bất tư nghì, tướng nhân thành Đệ Nhất Nghĩa là lìa tánh phi tánh, nên đắc tướng tự giác mà vô tướng. Cái nhân của Đệ Nhất Nghĩa Trí, vì có cái nhân lìa tánh phi tánh, ví như hư không vô tác, Niết Bàn tận diệt, nên chính pháp ấy tự thường, chẳng do tạo tác thành thường. Như thế, chẳng đồng với định luận thường bất tư nghì của Ngoại đạo.

    – Đại Huệ! Thường bất tư nghì này do chư Như Lai Tự Giác Thánh Trí chứng đắc, nên thường bất tư nghì của Tự Giác Thánh Trí, cần phải tu học.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của Ngoại đạo chẳng có tánh thường, vì có cái nhân của tướng khác, chẳng phải cái nhân của sức tướng tự thành. Lại nữa, Đại Huệ! Pháp thường bất tư nghì của Ngoại đạo có sở tác, tánh phi tánh vô thường, theo kiến chấp suy tư tự cho là thường.

    – Đại Huệ! Pháp ta cũng dùng nhân duyên như thế, vì tánh phi tánh, chẳng lập sở tác, chẳng có thường kiến, nơi cảnh giới Tự Giác Thánh Trí, nói cái thường ấy tự vô nhân ( chẳng có sự bắt đầu ). Đại Huệ! Nếu các Ngoại đạo lập cái nhân tướng thành thường bất tư nghì, lập cái nhân của tự tướng, nói tánh phi tánh, thì đồng như sừng thỏ, vì pháp thường bất tư nghì của họ chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng. Bọn Ngoại đạo có cái lỗi như thế. Tại sao? Vì chỉ có ngôn thuyết vọng tưởng, đồng như sừng thỏ, chẳng phải do tự tướng vốn sẵn đầy đủ.

    – Đại Huệ! pháp Thường bất tư nghì của Ta do tướng tự giác chứng đắc, lìa sở tác, tánh phi tánh, nên tự vốn là thường, chẳng phải ngoài tánh phi tánh, suy nghĩ pháp vô thường cho là thường. Đại Huệ! Nếu ngoài tánh phi tánh, pháp vô thường suy nghĩ cho là thường, là cái thuyết thường bất tư nghì của Ngoại đạo. Vì họ chẳng biết cái tướng của tự nhân thường bất tư nghì vốn sẵn đầy đủ, nên xa cách với tướng cảnh giới đắc Tự Giác Thánh Trí, họ chẳng nên thuyết.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Các Thanh Văn sợ cái khổ của vọng tưởng sanh tử mà cầu Niết Bàn, chẳng biết tất cả tánh sai biệt của sanh tử Niết Bàn là vọng tưởng phi tánh, do cảnh giới các căn thôi nghĩ, cho là Niết Bàn, chẳng phải chuyển Tạng thức thành Tự Giác Thánh Trí vậy.

    – Thế nên, Phật đối với phàm phu nói có Tam thừa, nói những tâm lượng vốn chẳng thật có, họ chẳng biết cảnh giới tự tâm hiện của chư Như Lai nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, mà so sánh chấp trước cảnh giới ngoài tâm hiện, nên thường lưu chuyển trong vòng sanh tử.

    – Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp vốn vô sanh, ấy là quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật sở thuyết. Tại sao? Nói Tự TÂM HIỆN, là tánh phi tánh, lìa hữu phi hữu mà sanh. Đại Huệ! Tất cả tánh vô sanh thì tất cả pháp như sừng thỏ, mà phàm phu ngu si, vì tự tánh vọng tưởng chấp cho là thật.

    – Đại Huệ! Tất cả pháp Vô Sanh, là cảnh giới của Tự Giác Thánh Trí, tất cả tướng tự tánh của tất cả tánh vốn vô sanh, chẳng phải hai thứ cảnh giới vọng tưởng nhị kiến của Phàm phu, kiến lập tướng tự tánh của sắc thân và tài ( sở hữu của thân ). Đại Huệ! chuyển cái tướng năng nhiếp, sở nhiếp của Tạng thức mà phàm phu đọa vào nhị kiến của sanh, trụ, diệt, hy vọng tất cả tánh có sanh, sanh những vọng tưởng hữu và phi hữu, chẳng phải Thánh Hiền vậy.
    Ta còn để lại gì không ?
    Kìa non nước chảy, nọ sông cát bồi !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •