KINH LĂNG GIÀ
Dịch giả: H.t Thích Duy Lực
__________________________________________________ ______________________________________



Đại Huệ Bồ Tát dùng kệ hỏi Phật :

Những sắc tướng xanh đỏ,

Do các thức sanh khởi.

Nổi pháp như làn sóng,

Nghĩa ấy xin Phật thuyết.

Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

Những sắc tướng xanh đỏ,

Làn sóng vốn chẳng có.

Đều do tâm tích tập,

Phàm phu nếu khai ngộ,

Nghiệp kia vốn chẳng có,

Do tự tâm nghiếp thọ.

Lìa năng nhiếp, sở nhiếp,

Đồng như làn sóng kia,

Kiến lập thân thọ dụng,

Là hiện thức chúng sanh.

Nơi các nghiệp hiện kia,

Đều như làn sóng nước.


Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ nói rằng :

Tánh làn sóng biển cả,

Ào ạt vẫn biết được.

Tạng cùng nghiệp cũng vậy,

Tại sao chẳng hiểu biết?


Thế Tôn dùng kệ đáp :

Phàm phu chẳng trí huệ,

Tạng thức như biển cả.

Nghiệp tướng như làn sóng,

Theo đó dụ cho hiểu.


Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi :

Mặt trời sáng soi khắp,

Chúng sanh thượng, trung, hạ.

Như lai soi thế gian,

Khai thị lời chơn thật.

Tại sao chia nhiều thừa,

Thuyết pháp nói chẳng thật?


Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

Nếu nói lời chơn thật,

Tâm họ chẳng chơn thật.

Ví như làn sóng biển,

Như bóng gương, mộng huyễn.

Tất cả cùng lúc hiện,

Cảnh giới tâm cũng thế.


( Bản thể của tâm cùng khắp không gian,

thời gian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau)