DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 51
  1. #1
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn


    Có rất nhiều, rất nhiều trường hợp về Đại nguyện lực của Thiền sư Sùng Sơn. Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi hành động, trong ánh mắt của thầy cũng đều lộ ra lòng Từ bi hiền dịu. Tôi đã mở một số băng giảng của thầy bằng tiếng Hàn cho những người không hiểu tiếng Hàn. Họ có thể cảm thấy mức độ của sự cống hiến và nỗ lực của thầy rất thẳng thắn, đặc biệt là lòng Từ bi, qua giọng nói của thầy. Và người Hàn Quốc khi nghe băng tiếng Anh của thầy có thể cảm nhận nó hay hay.

    Nhưng trong bất kỳ ngôn ngữ nào, thầy luôn luôn truyền tải nguyện lực lớn. Có một câu chuyện thể hiện điều tốt đẹp này: Một nữ bác sĩ người Hàn Quốc rất đáng kính mà tôi biết cô đã nhiều đêm không ngủ được, cô liên tục bị ám ảnh, quấy rối bởi những con quỷ khủng khiếp. Các con quỷ mà cô cho là có thực đến với cô không phải tưởng tượng. Thậm chí cô có thể nhìn thấy hình dáng chúng như một con người, bọn chúng đánh đập, hành hạ và có nhiều lần hãm hiếp cô. Cô bị tổn thương vật lý từ chúng. Tôi đã cố gắng đưa đến cho cô nhiều nhà tư vấn tâm lý để làm thế nào cho cô thực tập hóa giải nổi ám ảnh trong lòng, nhưng mọi người đành bất lực không thể giúp được gì. Cô ấy vô cùng đau khổ.

    Sau đó một ngày, tôi đã mang cho cô một bộ băng giảng của Thiền sư Sùng Sơn tại Hàn Quốc có tựa là Vô Môn Quan (“Cổng Không Cửa", một tuyển tập của bốn mươi tám Công án truyền thống). Nó được ghi lại trên một số băng cassette cách mười bảy năm về trước. Đây là những lời ghi chép sự giảng dạy của Thiền sư Sùng Sơn dựa trong một bộ phim thu hình, với chất giọng vui tươi khá mạnh mẽ. Tôi đã lắng đọng tâm tư để nghe những điều này, dường như người ta ghi âm sức Nguyện Lớn có tiếng vang như vậy. Tôi biết là cô bác sĩ này cũng thừa hiểu rằng cô không có thì giờ, hoặc năng lượng dành suốt một ngày dài, để chịu khó lắng nghe những gì mà người khác nói. Và tôi biết rằng cô sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến các Công án. Nhưng tôi hy vọng cô ấy chỉ cần nghe được tiếng nói của thầy, khi cô nằm trên giường bệnh. Cô bác sĩ nhìn tôi tỏ vẻ một chút tò mò khi tôi trao cho cô mấy cuộn băng cassette. Cô hỏi:

    –Có phải đây là lời tụng kinh Phật không?

    –Không, Tôi nói. "Đó chỉ là một số lời khuyên dạy của thầy tôi, biếu cho cô nghe.”

    –Nhưng phải có một chút gì về âm nhạc trong đó mới được. Làm sao tôi phải lắng nghe những lời thuyết pháp khô khan trên giường? Thực sự bây giờ tôi không thể ngủ được.

    Ngày hôm sau tôi nhận được điện thoại từ cô ấy:

    – Này bạn ơi! Bạn có thể nghe điều này! Tôi vừa có được một giấc ngủ an lành của đêm đầu trong tuần! Không thấy ma quỷ xuất hiện! Không có ma quỷ xuất hiện nữa!

    Cô ấy rất hạnh phúc, đây là lần đầu tiên, trải qua trong nhiều tháng giọng nói của cô không được tươi vui như hôm nay, nó rất tồi tệ với bao nỗi lo âu phiền muộn. Cô nói tiếp:

    –Tôi đã nghe băng thầy của bạn giảng, và giọng nói của ông rất rõ ràng, mạnh mẽ! Tôi thực sự không hiểu những gì ông nói, nhưng chỉ cần nghe chất giọng của ông làm tâm trí tôi rất thoải mái và sáng suốt!

    Lúc nào cũng vậy, hầu như bất kỳ cá nhân hoặc một nhóm nào đó, khi trưng bày bức ảnh của Thiền sư Sùng Sơn hoặc mở băng ghi âm những lời giảng của ngài, luôn luôn có thể cảm nhận một số năng lực định hướng vững chãi và sự cống hiến của ngài dẫn tới con đường phụng sự và cứu độ tất cả chúng sanh. Chúng ta có thể cảm thấy rất mạnh mẽ rằng nhân vật này đã mưu cầu hạnh phúc cho nhiều người, nhiều đời: chúng tôi gọi đây là Đại Nguyện Lực.

    Dĩ nhiên, chúng tôi có nghe hầu hết những câu chuyện nói về Đại Nguyện của Thiền sư Sùng Sơn. Thực ra, tôi không tin bất cứ chuyện gì kể về thầy, đó không phải là phương thức về Đại nguyện, hoặc là một cuộc cổ vũ uy tín cho thầy. Nhưng trong rất nhiều, rất nhiều ví dụ về Đại nguyện của thầy mà chính tôi đã mắt thấy, tai nghe. Một trong những nổi bật đặc biệt đã tạo ra năng lực và ấn tượng tồn tại lâu dài trong tôi. Đó là vào lúc cuối đời, Thiền sư Sùng Sơn lâm cơn bệnh nặng, vô phương cứu chữa. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng thầy đang ở cửa tử, chúng tôi không còn hy vọng gì thầy có thể quay về chùa Tổ đình Hoa Khê, nơi thầy trú trì ở vùng núi bên ngoài thủ đô Seoul, Nam Hàn. Một số người đang nói chuyện rất nghiêm túc, lo lắng cho sức khỏe tồi tệ của thầy nên sớm đưa về chùa và bàn tính việc lễ tang, họ yêu cầu phổ biến ​​rộng khắp.

    Thiền sư Sùng Sơn đã phải nhập viện tại Seoul trong vài tháng vào cuối mùa Đông 2003 và đầu mùa Xuân năm 2004. Tuy thể xác đau buốt khôn xiết do bệnh tiểu đường biến chứng, nhưng ngài không chịu nằm lỳ trên giường bệnh. Ngài yêu cầu cứ chừng 5, 10 phút, thực hiện đi một vòng xung quanh sàn nhà, nơi phòng ngài ở chữa trị.

    Mặc dù ngài có thể đi bộ, nhưng chúng tôi đã đẩy ngài đi trong một chiếc xe lăn để bảo vệ ngài khỏi mệt hoặc bị té ngã. Ngài muốn đi vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa, thậm chí cơn đau hành hạ làm cho ngài trong suốt những đêm dài mất ngủ. Nhiều đệ tử tỏ ra rất quan tâm và cảm thấy diễm phúc khi được đẩy chiếc xe lăn của ngài đi vòng quanh trong khu bệnh viện. Tuyến đường được tiếp nối và giống nhau mỗi lần như vậy. Nếu một người mới lạ, sẽ không quen thuộc với trình tự di chuyển này và kết thúc một đoạn dài trở lại phòng của ngài.

    Thiền sư Sùng Sơn không bao giờ lầm lẫn trong việc ghi nhớ về những tuyến đường này. Chúng tôi theo dõi một thời gian mà thầy yêu cầu theo chu kỳ được lặp đi lặp lại rất chính xác. Tôi muốn thử nghiệm tâm thầy, ánh mắt của thầy luôn luôn tinh sáng trong lúc nằm viện lâu dài giữa không khí tẻ nhạt trống vắng. Vào một trong những đoạn vòng quanh này, tôi đã đi kèm bên thầy với Sư ni Đại Quán (Dae Kwan), một nữ đệ tử lớn đương kim trụ trì Thiền viện Tú Phong ở Hồng Kông. Thiền sư Sùng Sơn đã có một ngày đặc biệt rất khó nhọc, khi chúng tôi hộ tống thầy ra khỏi phòng, ngài bắt đầu nói lớn tiếng, khiến không ai có thể chịu đựng nổi: "Đau nhức quá! Đau lắm! Cơ thể của tôi bị đau nhức khủng khiếp!"

    Nghe được điều này, Đại Quán cúi xuống và thưa với thầy:

    –Kính bạch Sư phụ, xin vui lòng cho chúng con nỗi đau của Sư phụ. Chúng con muốn lấy nó đi.

    Đó không phải một thách thức đấu Pháp, mà là nỗi buồn và sự quan tâm của Ni sư Đại Quán rất rõ ràng. Thể hiện cử chỉ đơn giản từ lòng thương kính của người đệ tử đối với thầy mình.

    –Nói gì? Thiền sư Sùng Sơn hỏi, và nghiêng đầu về phía cô ấy, rồi quay sang tôi.

    Đại Quán lập lại:

    –Con nói, xin thầy vui lòng ban nỗi đau của thầy cho chúng con: 50 phần trăm cho con và 50 phần trăm cho thầy Huyền Giác hiện có mặt ở đây! Xin thầy ban cho chúng con, nha thầy! "

    Nhưng Thiền sư chỉ vẫy tay từ chối phớt lờ. Ngài nói:

    –Không, không, không! Đây là biểu hiện nghiệp lực mà thầy phải trải nghiệm nỗi đau này. Không thể nào và không bao giờ san sẻ cho các con được, không ai có thể chịu thế cho ai, chỉ có riêng thầy gánh chịu thôi!


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. #2
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đau Khổ Nhiều, Nguyện Lực Lớn


    ........

    Nhưng Đại Quán không từ bỏ ý định dễ dàng như vậy, bèn thưa tiếp: “Dạ không, bạch thầy. Chúng con thật sự muốn lấy đi nỗi đau của Sư phụ!”

    –Con không thể làm được chuyện đó. Thiền sư Sùng Sơn đáp. "Nỗi đau của thầy khá đắt!"

    Tôi hỏi thầy:

    “Bao nhiêu, thưa Sư phụ? Chúng con sẽ mua nó.”

    –Nỗi đau của ta đắt lắm, Các con không thể mua được.

    Đại Quán kề vào tai thầy và nói:

    –Vậy thì, con sẽ bán Thiền viện Tú Phong, có được rất nhiều tiền, con sẽ kính biếu thầy. Sau đó, thầy trao cho chúng con nỗi đau của thầy được chứ!?

    Nghe những lời này, Thiền sư Sùng Sơn chỉ giữ im lặng. Nhưng nó không phải là thiếu lời đáp trả. Khi một con hổ cúi thấp mình, sẵn sàng để tấn công, mặc dù nó có thể im lặng và hoàn toàn bất động. Chỉ có những ai thiếu hiểu biết sẽ mô tả điều này như thầy không còn linh mẫn hoạt dụng nữa. Vì vậy, Thiền sư vẫn im lặng, chiếc xe lăn tiếp tục di chuyển thêm vài ba bước nữa trên sàn bệnh viện sạch sẽ được trải thảm.

    Đại Quán cuối cùng hỏi thầy:

    –Nếu chúng con dâng cho thầy tất cả số tiền này, sau đó thầy sẽ làm gì với nó?

    Thiền sư đáp: “Ta sẽ lấy số tiền của con, và thuê nhà làm một trung tâm Thiền rộng lớn, cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau! Ha ha ha!!!”

    Qua những lời này, tất cả chúng tôi phá lên cười. Ngay lúc đó, tự dưng thầy nói:

    –Đó không phải là một hợp đồng kinh doanh tồi, phải không con?

    Chúng tôi cười và cười và cười. Nhưng không phải hài hước, đó là những nụ cười nhẹ nhõm, thong dong, tinh khiết và sáng trong. Lúc đó tôi đã nghĩ: "Quau! Con mãnh hổ đã không quên công việc của mình!”

    Cùng đêm đó, trở lại chùa, khi tôi nằm trên giường chờ giấc ngủ đến, ghi nhớ lại lời Pháp thoại tốt đẹp này mà chính tôi đã nghe, do một bậc lão sư, một đại thiền sư là thầy tôi, từ trên chiếc xe lăn của ngài. Những giọt lệ trào ra trong khóe mắt tôi.


    ----------




    Ðính Kèm 2609
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  3. #3
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phụ nữ không thể Thành Phật!



    Một ngày nọ, có nữ Thiền sinh người Mỹ hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Thưa thầy, ở Hàn Quốc những phụ nữ có thể được làm Thiền sư không?

    Sư trả lời. –Không, không! Tất nhiên là không!

    Nữ thiền sinh này đã hoàn toàn bị sốc, thậm chí càng không hài lòng về lời nói của Sư phụ nhiều hơn, bởi vì Thiền sư Sùng Sơn luôn luôn cho rằng tất cả người nữ tu học hoàn toàn bình đẳng với nam giới, và thậm chí chính thức được ủy quyền trong số họ để làm Giáo thọ giảng dạy pháp môn Thiền tông. Tại sao bây giờ ông có thể tuyên bố như vậy được? Cô nghĩ: "Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được."

    Sau một vài phút, cô lắp bắp:

    –Nhưng làm thế nào có thể chứ?

    Nhìn cô rồi cười, Sư trả lời:

    –Bởi vì phụ nữ không thể được giác ngộ (thành Phật!)

    Điều này cô ta không thể tin được! Và cho rằng Thiền sư đã nói đùa, cô nhìn lên ánh mắt Sư, nhưng sau đó Sư đã bước vào một căn phòng khác. Cô ta đi theo Sư, nơi ông đã bận công việc gì đó, như thể cuộc đối thoại chưa từng xảy ra.

    Cô tiếp tục nói:

    –Con đã theo thầy học đạo trong nhiều năm nay, thầy luôn luôn chỉ dạy cho chúng con tin vào sự thật chính mình 100 phần trăm. Tại sao bây giờ thầy lại nói rằng phụ nữ không thể có được sự giác ngộ (thành Phật)?

    Xoay mình thật nhanh, Thiền sư Sùng Sơn chỉ tay và nhìn vào mắt cô gái mạnh mẽ, nói:

    –Chính vì cô là “người phụ nữ?”

    Nữ Thiền sinh im lặng khi lời phán bảo của ông chìm trong sâu thẳm.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoatihon (01-23-2022)

  5. #4
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN


    Thiền sư Sùng Sơn thế danh là Lý Đức Nhân sanh ngày 04 Tháng 7 năm 1927, tại làng Sun-Cheon, phía Bắc thủ phủ Bình Nhưỡng, bây giờ là Bắc Triều Tiên. Cha ông là một kỹ sư xây dựng, và mẹ là người nội trợ đảm đang. Cả hai sùng đạo Hội thánh Tin lành Trưởng lão (Presbyterians).

    Trong thời niên thiếu của mình, Đức Nhân đã theo học tại trường công nghiệp Bình Nhưỡng. Ông có sở trường sửa chữa được mọi thứ, và nhanh chóng nhận được biệt danh “Người có giấc mộng Edison" (Edison’s Dreamer) (*), do khả năng của ông có thể sửa chữa đồng hồ, radio và những máy móc thiết bị điện tử bị hư hỏng, nhặt ra từ phế liệu.

    Đức-Nhân lớn lên trong môi trường thù địch của người Nhật chiếm đóng Hàn Quốc— Một cuộc xâm lăng kéo dài từ năm 1910 đến năm 1945. Trong thời gian chiếm đóng này, người dân Hàn Quốc bị cấm nói ngôn ngữ riêng của họ và bắt đổi tên tiếng Nhật. Nhiều sinh viên bị buộc phải làm việc trong nhà máy Nhật Bản tại xứ Hàn và phải hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nhật.

    (*) Thomas Alva Edison (11. 2. 1847 - 18. 12. 1931) là nhà phát minh vĩ đại và là doanh nhân người Mỹ. Ông đã giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa kỳ cũng như tại vương quốc Anh, Pháp, và Đức. Ông tạo ra nhiều thiết bị có ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống trên toàn thế giới, bao gồm cả máy quay đĩa, máy quay phim, và bóng đèn điện kéo dài. Được mệnh danh là "The Wizard of Menlo Park, Edison đã góp phần truyền thông đại chúng và đặc biệt là ngành viễn thông. Ông tạo ra hệ thống năng lượng cho nhà máy điện đầu tiên trên đường Pearl ở Manhattan, New York.

    Đây là bước phát triển quan trọng trong thế giới công nghiệp hiện đại.


    Một trong những giáo viên của Đức Nhân dạy ông làm thế nào để thiết lập những tần sóng ngắn radio và những máy điện báo khác — trong khi kiến thức kỹ thuật chuyên môn đã bị từ chối giảng dạy cho hầu hết tất cả người dân Hàn Quốc vào thời đó. Đức Nhân đúc kết cách sử dụng các kỹ năng chuyên môn của mình để thu thập thông tin về các nhà máy chế tạo vũ khí của Nhật Bản và những cuộc chuyển quân bố ráp của họ. Ông đã đưa thông tin này cho các nhà lãnh đạo trong phong trào kháng chiến của Hàn Quốc. Cuối cùng ông đã bị bắt vì giúp đỡ “bọn phản động” và gửi đến một nhà tù ở Bình Nhưỡng.

    Thời gian Nhật chiếm đóng Hàn Quốc, sự tra tấn và giết hại tù nhân chính trị khá phổ biến. Trong lúc ở tù, Đức Nhân bị thẩm vấn mỗi tuần, mặc dù những kẻ bắt ông không tra tấn ông, họ đã sử dụng các lời đe dọa, khủng bố tinh thần, và khuyến dụ để cố gắng khai thác ông.

    Khi ở trong tù, Đức Nhân bắt đầu thắc mắc những giáo điều quan trọng về đạo Thiên Chúa mà ông đã nêu ra qua suy nghĩ của mình: "Nếu thực sự có một Đức Chúa Trời yêu thương, thì tại sao Ngài có thể để cho người dân Hàn Quốc phải chịu đựng nhiều nghiệt ngã khổ đau như vậy?"

    Bổng dưng, vào mùa Xuân năm 1944, sau bốn tháng rưỡi tù giam, Đức Nhân đã được cứu thoát, do phần lớn vào sự can thiệp giúp đỡ của một trong những thầy giáo và hiệu trưởng trường học của mình, cả hai đều tin tưởng vào thế hệ trẻ đầy hứa hẹn ở tương lai tốt đẹp. Trong khi ông được biết rằng ông đã bị lãnh một bản án tử hình vì tội tiếp tay chống Nhật, và sẽ thi hành án lệnh vào lúc ông đủ mười tám tuổi.

    Sau khi thoát khỏi ngục tù, Đức Nhân tiếp tục học và tốt nghiệp trung học, ông được nhận vào trường Cao đẳng Công nghiệp Dae Dong. Chiến tranh kết thúc vài tháng sau đó. Nhanh chóng đảng Cộng sản Bắc Hàn, với sự cấu kết thông đồng của cánh thân Liên Xô, bắt đầu tập hợp và tổ chức những chi bộ trong từng vùng. Họ truy lùng các thành phần trí thức, địa chủ và sinh viên. Chính vì vậy, do hoàn cảnh gia đình, Đức Nhân đã liên tục bị quấy rối. Với tên tuổi của ông thường xuyên xuất hiện trên danh sách các đối tượng bị nghi ngờ theo dõi, bạn bè và gia đình ông đã thúc giục ông phải bỏ chạy. Bất đắc dĩ, trong thời gian lánh nạn, ông tham gia vào một làn sóng di tản lịch sử của hàng chục ngàn người khác trốn khỏi chế độ Cộng sản. Ông đi xuống Nam Hàn, tuyên bố sẽ quay trở lại khi tình hình được cải thiện.

    Nhưng điều đó chưa từng xảy ra. Và từ đó ông không bao giờ nhìn thấy mặt cha mẹ và gia đình mình một lần nữa. Năm 1946, ông vào học Đại học Đông Quốc (Dong Guk), đó là trường đại học Phật giáo duy nhất ở Seoul và là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hàn Quốc. Ông tự bảo hộ mình bằng những khả năng kỹ thuật sửa chữa các tiện ích và thiết bị điện tử.

    Đức Nhân để dành tiền và thành lập một nhóm hỗ trợ cho những người tị nạn khác từ miền Bắc vào Nam, vì họ đã bắt đầu bị phân biệt đối xử dưới bàn tay của những người anh em phía Nam Hàn của họ. Trong khi đó, tình hình chính trị càng không ổn định. Cuộc sống hàng ngày đã trở thành bạo lực và hỗn loạn. Thể chế Xã hội Tân Tự Do đang sụp đổ xung quanh mình. Đức Nhân mất hết niềm tin vào con người và đi vào núi sâu, thề không bao giờ quay trở lại cho đến khi ông đạt được Chân lý tối hậu để tự cứu lấy mình và giúp đỡ cho dân tộc mình.

    Ở Hàn Quốc, trong các ngôi chùa có truyền thống từ xưa, thường cung cấp nơi ăn chốn ở cho những sinh viên và công chức đang theo học khóa tập huấn, chuẩn bị cho các kỳ thi. Nó là nơi trú ẩn bình yên cho Đức Nhân nương náu trong một thời gian ngắn. Tại thời điểm này, Đức Nhân không có ý định trở thành một nhà sư Phật giáo, ông chỉ muốn tìm hiểu câu trả lời thỏa đáng qua cách sống sâu sắc với các tác phẩm Kinh điển của triết học phương Tây và Khổng giáo. Ông nghĩ rằng Phật giáo đã bị biến thái quá nhiều với những hình thức mê tín dị đoan, hơn là sự tìm kiếm Chân lý đích thực. Nhưng qua các nghiên cứu (Triết học và Đạo học của mình), ông đã không hài lòng với nền chính trị của tư tưởng Nho giáo cũng như siêu hình học của triết lý phương Tây. Sau ba tháng nghiên cứu thâm sâu, ông đến một ngôi chùa nhỏ “Sang Won Am” trên núi để tìm hiểu về Phật giáo.

    Khi ông hỏi vị trú trì về giáo lý đạo Phật, ông được trao cho bản kinh Kim Cương có bìa mạ vàng. Mở kinh ra, ông đọc đến đoạn: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai” Nghĩa là, Tất cả mọi sự vật xuất hiện trong vũ trụ này đều là hư dối không thật. Nếu thấu rõ tất cả các hình tướng chắng phải hình tướng, sau đó bạn sẽ nhận ra Chân tánh (Như lai) của mình”.

    Ông kể lại rằng khi đọc xong lời Kinh này, ngay lập tức ông cảm thấy một gánh nặng rất lớn được buông xuống nhẹ nhàng, và một sự bất mãn sâu thẳm trong lòng hầu như vơi cạn. Ông đã sớm nhận ra rằng tất cả các giáo lý Phật giáo rất uyên thâm vi diệu, có thể được tìm thấy trong cụm từ này.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  6. #5
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN


    ...........

    Một ngày nọ, đang ngồi trong rừng tụng Kinh Kim Cang, ông gặp một nhà sư hỏi tại sao ông thích nghiên cứu Phật giáo?

    Đức Nhân nói:

    – Thưa thầy, tôi nghĩ rằng xã hội chúng ta hiện giờ trở nên hoàn toàn thối đọa. Con người đã đánh mất phương hướng của họ không tìm được đường về, nhưng tôi tin rằng thông qua sự học hỏi về Phật giáo, tôi có thể tìm hiểu được phương thức làm thế nào để cứu giúp nhân loại.

    –Bạn không thể cứu độ bất cứ ai bằng cách học hỏi về Phật giáo. Đó là bởi vì Phật giáo không quan tâm đến kiến thức hiểu biết. Nhà sư đáp.

    Những lời này đánh mạnh một cách chính xác vào tâm ông. Vì vậy ông hỏi: "Thế thì con đường nghiên cứu tu học của Phật giáo là gì?"

    Nhà sư tiếp tục:

    – Nghiên cứu Chân lý Phật giáo là không cần quan tâm đến việc học hỏi nhiều hơn để có học vị kiến thức. Nghiên cứu Phật giáo nhằm mục đích thực hành, cắt đứt hoàn toàn mọi vọng tưởng. Ông phải buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ tạp niệm. Chỉ bằng cách này ông mới có thể đạt được Chân ngã của ông và chuyển hóa những quan niệm sai lầm từ bản thân mình."

    Đức Nhân tràn đầy niềm cảm hứng từ việc trao đổi này, và quyết tâm nguyện trở thành một nhà sư. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bởi vì ông là con trai duy nhất trong gia đình. Nếu ông trở thành một nhà sư, (chối bỏ đạo Tin Lành, phản lại tín ngưỡng của cha mẹ) thì gia đình cảm thấy xấu hổ vì ông, và dòng họ của ông sẽ tuyệt tự, không người nối dõi. Nhưng ông tự hóa giải, mặc dù nó sẽ không đem lại niềm vui cho gia đình, một khi ông trở thành tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên, nếu tu tập chăm chỉ và tỏ ngộ Tự tánh, điều này sẽ phục vụ cho toàn thể đại gia đình nhân loại, rộng lớn hơn bất cứ điều gì mà ông coi như là một chủ hộ nhỏ nhoi.

    Đức Nhân được thâu nhận xuất gia và thụ giới chính thức trở thành một tu sĩ Phật giáo vào tháng 10, năm 1948. Ngay lập tức ông lên núi cao thanh vắng phát nguyện nhập thất, ẩn tu đơn độc một trăm ngày. Ông chỉ ăn lá thông nghiền thành bột, rau rừng và cà sống, (không nấu nướng). Trong hai mươi giờ mỗi ngày, ông tọa thiền, trì tụng Đại bi Tâm chú và tắm mình trong nước giá lạnh.

    Lúc đầu, bao tạp niệm dấy khởi và những mối nghi ngờ kéo đến làm ông muốn thoái chuyển nhiều lần. Kế tiếp, ông đã bị ma quỷ hiện ra quấy phá, và sau đó là hình ảnh chư Phật và Bồ tát quang lâm giáo hóa. Một hôm, chỉ còn một tuần lễ nữa là kết thúc kỳ ẩn tu, ông ra ngoài để Thiền hành theo lối mòn nhỏ hẹp trong núi. Bỗng nhiên có hai cậu bé khoảng 11, 12 tuổi xuất hiện bên đường, ăn mặc đẹp đẽ với vẻ mặt siêu phàm, chúng cúi chào ông rồi đi theo hai bên khá lâu, sau đó chúng biến mất. Trong suốt thời gian Thiền hành, họ giữ im lặng, tâm ông bừng sáng. Làn da của ông chuyển sang màu xanh như lá thông, và dần dần cơ thể của ông trở nên khỏe khoắn, mạnh mẻ hơn.

    Vào ngày cuối cùng, ông đang tụng Kinh, bất ngờ thần thức ông thoát xác, thể nhập vào cảnh giới không tịch và an trú trong trạng thái ấy một hồi lâu, ông vẫn nghe rõ tiếng mõ lời Kinh mình đang tụng. Khi thần thức trở về thân xác thì ông nhận ra rằng, cảnh núi sông vạn vật ông được thấy, âm thanh ông được nghe, tất cả đều lưu xuất từ Chân tánh của mình. Chúng hiện ra trong tính Như Thật.

    Khi ông xuống núi, tìm gặp đại Thiền sư Cổ Phong để cầu mong khai thị, nhưng đã bị từ chối việc thu nạp ông làm đệ tử xuất gia. Vì vị Thiền sư này chủ yếu là giảng dạy cho các hàng Phật tử cư sĩ tại thời điểm đó, đã xác định rằng nhiều tu sĩ bây giờ tu hành giải đãi, lười biếng lại thường hay kiêu căng ngạo mạn, khó dạy, khó bảo.

    Nhưng khi ông trở về gặp lại Thiền Sư Cổ Phong để thẩm tra sự tỏ ngộ của mình lần thứ hai và ông đã vượt qua nhiều Công án. Tuy nhiên, vẫn còn một Công án cuối cùng ông không thể trả lời được: "Chuột ăn thức ăn của mèo, nhưng bát đựng thức ăn cho mèo bị vỡ bể. Điều này có nghĩa là gì?" Ông đã cố gắng đưa ra nhiều đáp án, nhưng Thiền sư Cổ Phong từ chối tất cả. Sau thời gian im lặng, bất chợt câu trả lời chính xác xuất hiện. Chàng tu sĩ trẻ này đã đạt ngộ! Ngay sau đó, Cổ Phong đã truyền Tâm Pháp cho ông và ban Pháp hiệu là Sùng Sơn. Vị minh sư đã nhìn thấy ông sau này là một người ung dung tự tại, giáo hóa lan rộng khắp nơi trên thế giới.

    Thiền sư Sùng Sơn là người đệ tử xuất gia duy nhất của Thiền tổ Cổ Phong. Ông được ấn chứng, nối truyền Tổ vị (đời thứ 78 trong Thiền tông từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), đã trở thành Thiền sư vào năm 22 tuổi.


    ----------




    48 a TTVT TM.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  7. #6
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    CUỘC ĐỜI NIÊN THIẾU CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN


    .........

    Khi ông hỏi vị trú trì về giáo lý đạo Phật, ông được trao cho bản kinh Kim Cương có bìa mạ vàng. Mở kinh ra, ông đọc đến đoạn: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai” Nghĩa là, Tất cả mọi sự vật xuất hiện trong vũ trụ này đều là hư dối không thật. Nếu thấu rõ tất cả các hình tướng chắng phải hình tướng, sau đó bạn sẽ nhận ra Chân tánh (Như lai) của mình”.

    Ông kể lại rằng khi đọc xong lời Kinh này, ngay lập tức ông cảm thấy một gánh nặng rất lớn được buông xuống nhẹ nhàng, và một sự bất mãn sâu thẳm trong lòng hầu như vơi cạn. Ông đã sớm nhận ra rằng tất cả các giáo lý Phật giáo rất uyên thâm vi diệu, có thể được tìm thấy trong cụm từ này.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. The Following 4 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    choconxauxi (01-26-2022),hoatihon (01-25-2022),minh thức (02-07-2022),Ngọc Quế (01-28-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •