DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 51
  1. #34
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ai Tạo Ra Bạn ?



    Một Thiền sinh ở Mạc Tư Khoa (Moscow) hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Thiền có nói về các vấn đề xã hội và kinh tế không? Ý tôi muốn nói đây là những điều thực sự mà chúng ta cần phải quan tâm trong cuộc sống hằng ngày.”

    Thiền sư đáp:

    –Xã hội đến từ đâu? Kinh tế đến từ đâu? Bạn có hiểu điều đó không?

    Thiền sinh im lặng một lúc, rồi nói:

    – Vâng, có thể có nhiều quan điểm về vấn đề này.

    –À, có nghĩa là, tất cả mọi thứ xuất phát từ suy nghĩ. Nhân loại chúng sinh tạo ra kinh tế và xã hội. Suy nghĩ của chúng ta tạo ra kinh tế và xã hội. Bởi vì mọi người dính mắc với suy nghĩ của họ, họ cũng dính mắc với những ý tưởng khác nhau về kinh tế và xã hội, cho nên họ không thể đồng ý hết cả. Ngay sau đó đấu tranh xuất hiện, và gây nên đau khổ triền miên. Đó là thái độ thông thường của nhiều người.

    Nhưng Thiền thì không liên quan tới vấn đề này. Thay vào đó, ai tạo ra suy nghĩ như thế? Ai đang suy nghĩ về kinh tế? Ai đang suy nghĩ về xã hội? Ai đang suy nghĩ? Ta là gì? Không biết ... Điều đó đã có trước suy nghĩ. Còn xã hội và kinh tế là sau khi suy nghĩ. Tuy nhiên, bản chất thực sự của tôi là trước khi suy nghĩ. Đạt được mục tiêu đó là Thiền. Rồi sau đó chức năng kinh tế và xã hội của bạn có thể giúp ích cho chúng sanh. Nhưng trước tiên bạn phải thấu hiểu được con người thật của bạn.

    "Tất cả các pháp đều bắt nguồn từ một nguyên nhân đầu tiên (a primary cause), kết hợp với một điều kiện duyên (a condition), và sau đó cho ra một kết quả (a result appears). Nếu bạn đạt được nguyên nhân đầu tiên trong tâm bạn, và có một số hiểu biết về điều kiện duyên, ngay đó bạn đạt được bản chất của kết quả này. Nếu bạn đạt được kết quả, làm thế nào để thay đổi tình huống của bạn? Làm thế nào để bạn lấy đi nguyên nhân đầu tiên? Khi bạn có thể làm điều đó, thì mọi thứ đều không có vấn đề. Trước hết, hiểu được nguyên nhân đầu tiên, điều kiện duyên và kết quả. Vì vậy, tôi hỏi bạn, tại sao bạn đi vào thế giới này? "

    Thiền sinh trả lời.

    – Bởi vì cha mẹ tôi đã sanh ra tôi.

    – Cha mẹ của bạn ư? Cha mẹ của bạn từ đâu đến? Thiên Chúa tạo ra họ ư?

    – Họ đến từ ông bà của tôi.

    – Ông bà đến từ đâu?

    Thiền sinh không thể trả lời. Thiền sư hỏi tiếp:

    – Vậy nguyên nhân đầu tiên là gì?

    Thiền sinh đáp:

    –Tuyệt đối là nguyên nhân đầu tiên. Cái tuyệt đối là không thể đặt tên. Thầy không thể nói trực tiếp nó là gì. Đó là điều mà không thể diễn tả.

    Thiền sư bật cười.

    –"Ha ha ha! Nếu bạn không thể đặt tên tuyệt đối, thì tại sao bạn mở miệng nhiều thế? Tuyệt đối của bạn quá ồn ào!(Tiếng cười từ giảng đường.) Đây là sự sai lầm của một cái nhìn đơn thuần về trí thức, về kiến thức cho mọi vấn đề. Không nên tạo ra suy nghĩ. Đó là lý do tại sao trong Kinh Thánh nói, "Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời. Như vậy Tuyệt đối xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi gọi đây là "chỉ không biết."

    Nhưng nếu bạn suy nghĩ, thậm chí suy nghĩ quá nhiều, hoặc nói từ "tuyệt đối", tức là bạn đã đánh mất đi “chân tuyệt đối”. Suy nghĩ của bạn tạo ra đối lập, nhị nguyên. Nếu bạn có được tuyệt đối, bạn đạt được tất cả các pháp. Tuyệt đối có nghĩa là không có đối lập, không có cao thấp, không đến, không đi, không có lời nói và chữ nghĩa. Bạn mở miệng đã là một sai lầm lớn. Vì vậy, bạn có thể làm gì? "

    Thiền sinh vẫn khăng khăng cố chấp: "Tôi có thể phạm những sai lầm, nhưng những gì tôi muốn nói là ..."

    Thiền sư ngắt lời:

    –Ha ha ha! Bạn vẫn thích suy nghĩ quá nhiều! Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, tôi hỏi bạn rất mạnh mẽ, bạn là gì? Bạn là ai?

    Thiền sinh đáp: “Một con người.”

    Sư hỏi: “Một con người là gì?”

    Thiền sinh không thể trả lời được.

    –Đó là điểm đáng lưu ý. Bạn phải đạt được Chân ngã của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấu đạt tất cả các pháp.

    Thiền sinh tiếp tục hầu chuyện Thiền sư. Ngài tiếp tục:

    –Nếu bạn càng mở miệng, bạn càng tạo thêm nhiều sai lầm. Vì vậy, thực hành Thiền có nghĩa là tìm nguyên nhân đầu tiên này. Nguyên nhân đầu tiên là tuyệt đối, không có thứ gì để tạo tác với suy nghĩ của bạn. Vì vậy, thậm chí cố gắng sử dụng một từ để diễn tả nó cũng là một sai lầm.

    ........

    Thiền sinh từ nãy giờ vẫn im lặng. Sư nói tiếp:

    –Vâng, bạn không hiểu! Ha! Ha! Ha! Nếu bạn đạt được điểm đó, bạn đạt được Chân ngã của bạn. Bạn đạt được Chánh đạo, và cuộc sống chính xác. ....Phương hướng của chúng tôi: “Ta là gì?" Chỉ không–biết, một trăm phần trăm.

    .......

    Tâm không–biết rất quan trọng. Khi bạn đang suy nghĩ, tâm bạn và tâm tôi khác nhau. Khi bạn cắt đứt mọi suy nghĩ, tâm bạn và tâm tôi đều giống nhau. Nếu bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, sau đó tâm không-biết của bạn, tâm không–biết của tôi, tâm không–biết của Socrates, tâm không–biết của Phật tất cả cùng Một tâm. Tâm không–biết quét sạch tất cả mọi vọng tưởng: không suy nghĩ. Tâm không–biết là trước khi suy nghĩ. Trước khi suy nghĩ của bạn là bản thể của bạn, và trước khi suy nghĩ của tôi là bản thể của tôi, —Nó cũng là bản thể của cành hoa này, bản thể của vũ trụ và bản thể tất cả các pháp. Nếu bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, tại thời điểm đó, bạn là vũ trụ, vũ trụ là bạn. Bạn và tất cả các pháp đã trở thành Một. Chúng tôi gọi đó là Nguyên điểm (Đập gậy Thiền xuống bàn.)

    Tuy nhiên không–biết không phải là không biết gì hết. Không–biết là Nguyên điểm. Tên của Nguyên điểm là không–biết. Tất cả mọi thứ xuất phát từ Nguyên điểm và trở về Nguyên điểm. Mọi người có thể nói rằng Nguyên điểm này là Tâm, là Chúa, là Phật, là tuyệt đối, là năng lượng, hoặc tự nhiên, hoặc bản thể, hoặc sự thánh thiện, ý thức, tự ngã, linh hồn, hoặc tất cả các pháp v.v… Nhưng Nguyên điểm này là trước khi suy nghĩ. Vì vậy, không có tên và không có hình thức, không có lời nói hoặc chữ nghĩa, bởi vì thời điểm này là trước khi suy nghĩ. (Đập gậy Thiền xuống bàn.) Khi bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, bạn và tất cả mọi thứ đã trở thành Một. Đó là Tâm Thiền. Chỉ đi thẳng—Không–biết. Ngay đó, bạn và tất cả các pháp trở thành Một.

    Giữ tâm không–biết 100 phần trăm, bạn và tất cả các pháp đã là Một. Vào thời điểm đó, cây gậy Thiền này, âm thanh này (đánh xuống bàn), và tâm bạn, chúng giống nhau hay khác nhau?

    Một người nào đó hét lên từ phía cuối hội trường: "Vâng, giống nhau." Một người khác hét lên, "Chúng khác nhau."

    Thiền sư gạn hỏi: "Giống nhau hay khác nhau? Nếu bạn nói “giống nhau” cây gậy này cũng sẽ cho bạn ăn ba mươi hèo. Nếu bạn nói “khác nhau” cây gậy này cũng sẽ đánh bạn ba mươi lần (đánh xuống bàn). Đó là trước khi suy nghĩ. Nó không có lời nói hoặc chữ nghĩa. Bạn mở miệng đã là một sai lầm. Ngậm miệng, nó cũng không phải là cách làm ảo thuật, hoặc biểu hiện thần thông. Chỉ giữ một tâm không–biết, sau đó bạn sẽ thấu hiểu điểm này.

    Bản thể của âm thanh này (đánh xuống bàn), bản thể của tâm bạn, Bản thể của cây gậy Thiền này, bản thể của vũ trụ, bản thể của năng lượng, tất cả đều giống nhau. Tất cả bản thể này là trước khi suy nghĩ, những lời nói và những tên gọi không thể xúc chạm vào nó. Nó rất dễ dàng. Vì vậy, sự mở miệng của bạn không cần thiết. Giống hay khác nhau? Trả lời câu hỏi đó rất đơn giản. Có quá nhiều sự hiểu biết, tức là có quá nhiều vấn đề. Nếu bạn không–biết, thì không có vấn đề. Ha ha ha! Vì vậy, chỉ đi thẳng—không biết, sau đó bạn có thể đào sâu sự hiểu biết của bạn và nó sẽ trở thành tuệ giác.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •