DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 4/6 ĐầuĐầu ... 23456 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 31 tới 40 của 51
  1. #31
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phép Lạ Thần Thông


    Sau buổi pháp thoại tại Trung tâm Thiền Cambridge, một nghiên cứu sinh đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Con xin hỏi thầy một câu mà con cho là có thể thầy không đáng quan tâm, nhưng dù thế nào đi nữa con cũng muốn hỏi. Con xin thưa rằng, thầy có thể biểu diễn một cái gì đó khiến cho con được coi như là phép lạ con mới chịu tin. Và tâm suy nghĩ của con muốn nhận ra đó là sự huyền diệu. Con đang muốn biết, nếu thầy có thể hiển bày thần thông cho con thấy.

    Thiền sư hỏi lại:

    –Thần thông ư? À! Tôi vừa đến tại Trung tâm Thiền Cambridge hồi chiều này, và đã dùng một bữa tối ngon lành. Vì vậy, bây giờ tôi có thể nói chuyện với bạn đây. Đó là thần thông của tôi. (Tiếng cười từ giảng đường) Bạn hiểu không?

    Thiền sinh im lặng.

    –Ha ha ha! Bạn không hiểu những gì thực sự kỳ diệu hiện đang xảy ra. Vậy thì tôi hỏi bạn, Bạn muốn biết loại thần thông nào?

    –Thưa vâng, một cái gì đó mà tâm suy nghĩ của con sẽ cảm nhận nó đi ngược với quy luật của vật lý khoa học và thiên nhiên.

    –Được rồi, Thiền sư trả lời. "Tôi hỏi bạn, tâm suy nghĩ của bạn là gì? Hãy đưa nó cho tôi xem. Sau đó, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy sự kỳ diệu của thần thông." (Cười).

    –Dạ vâng! Con thực sự không làm điều đó được.

    –Như vậy bạn không thấu rõ tâm suy nghĩ này thì làm sao bạn có thể nhận ra được thần thông của tôi? Bạn không hiểu tâm suy nghĩ của bạn, cho nên bạn không hiểu phép thuật của tôi. Nếu bạn muốn hiểu thần thông của tôi, trước tiên bạn phải hiểu được tâm suy nghĩ của bạn. Vì vậy, tâm suy nghĩ của bạn là gì? "

    Học sinh trả lời:

    –Tâm suy nghĩ của con có thể cảm nhận phép lạ kỳ diệu.

    –“Tâm suy nghĩ của con” ư? Cái gì là Tâm suy nghĩ của con? Ai đang hỏi tôi câu hỏi đó? Bạn là ai? Hãy đưa ra cho tôi xem!

    Học sinh phất tay thưa:

    –Không, không. Con hỏi thầy trước mà.

    –Thế thì tôi đánh bạn ba mươi hèo. Được chứ? Bạn có thể làm gì?

    Học sinh im lặng một lát, rồi nói một cách yếu ớt:

    –Con không biết.

    –Tôi đánh bạn; bạn không biết. Đó là thần thông của tôi.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    choconxauxi (01-06-2022),colaihi (01-12-2022)

  3. #32
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Thiền và Hòa bình Thế giới.


    Một môn sinh đã từng nói với Thiền sư Sùng Sơn:

    –Con có người bạn hoạt động trong Phong trào Hòa bình, cho là tu Thiền sẽ tạo nên hòa bình thế giới. Ông ta nói rằng ngồi thiền sẽ làm mất đi những mâu thuẫn xung đột giữa tốt và xấu, thiện và ác, và như vậy nó làm cho thế giới hòa bình. Con không hiểu được điều này. Xin thầy Từ bi chỉ dạy.

    Sư đáp: "Rất ít người có thể cảm nhận được sức mạnh tinh thần của họ. Nó giống như một thỏi nam châm. Chúng ta không thể nhìn thấy sức mạnh của nó. Nhưng nếu bạn có hai thỏi nam châm và cố gắng để hai đầu cực “dương” với nhau, chúng sẽ đẩy đi; nếu bạn để hai đầu cực “âm” với nhau, chúng cũng sẽ đẩy nhau. Ngay cả một thỏi nam châm lớn hơn nhiều cũng không thể hút một nam châm nhỏ hơn khi được xếp cùng một cực đối đầu nhau. Tâm của chúng ta cũng như vậy. Khi bạn bắt đầu luyện tập, bạn không hiểu trung tâm ha-ra của bạn. (còn gọi là trung khu thần kinh). Bạn không thể hiểu được sức mạnh tinh thần mà bạn có. Nhưng nó vẫn hiện hữu, ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy hay cảm nhận nó. Điều đó không phải là đặc biệt.

    Hòa bình thế giới rất đơn giản. Tức là sức mạnh tinh thần của bạn trở thành sự hài hòa với tất cả mọi người khác trong thế giới này (bằng sự Hiểu biết và Thương yêu chân chính). Sau đó, một sự cân đối xuất hiện. Đó là tất cả. Nhưng trước tiên, bạn phải tạo ra sự hài hòa với chính mình.

    Ngày nay, nhiều người tranh luận và chiến đấu cho nền hòa bình thế giới. Họ muốn tạo ra hòa bình thế giới ở bên ngoài thế giới này, nhưng bên trong họ có những cái tâm “thích” và “không thích” rất mãnh liệt. Họ rất, rất muốn thu hút một số người này, và rất, rất muốn đẩy lùi bởi những người khác. Tất cả đều xuất phát từ năng lượng mà họ tạo ra trong tâm họ, điều đó không phải là hài hòa. Vì vậy, Tâm không hòa thì không thể làm cho thế giới được bình.

    Tất cả những người trong phong trào hòa bình thế giới, không thể nào làm cho thế giới hòa bình theo cách này được. Bởi vì ngay chính họ cứ mãi chiến đấu với nhau một cách quyết liệt.. (Miệng thì nói hòa bình, nhưng tay lại quay súng máy). Họ chủ trương "Hòa bình thế giới phải theo cách này!" hoặc “theo cách khác!" Như vậy không phải là tâm hòa bình! Tôi nghĩ rằng bạn chỉ hiểu loại tâm này.

    Vì vậy, thực hành Thiền có nghĩa là quét sạch mọi vọng tưởng, cắt đứt tất cả mọi suy nghĩ. Đừng tạo ra tốt và xấu. Chúng tôi có một câu hỏi về Thiền khá nổi tiếng, “Bản lai diện mục của bạn là gì? Hay là, Mặt thật xưa nay của bạn là gì?” Đó là một câu hỏi đạt được năng lực tinh thần ban đầu của chúng ta. Có hai hoặc ba loại năng lực tinh thần như vậy.

    Trên thực tế, có rất nhiều loại khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi sẽ trình bày ba loại: Một là sức mạnh tinh thần đối lập, hai là sức mạnh tinh thần thuần thiện, và ba là sức mạnh tinh thần bạo ác.

    Giáo lý Ki-tô giáo (trong kinh Thánh) hầu như đề cập đến sức mạnh tinh thần đối lập và tuyệt đối trong tổng số các cuộc xung đột là phải luôn luôn chiến đấu để mở rộng đức tin. Bạn đã hiểu biết lịch sử Ki-tô giáo phải không? Trong lịch sử thời Trung cổ, người ta luôn luôn gây chiến, tàn sát và hủy diệt những người mà họ cho là dị giáo. Ngay cả các nhóm cùng tín ngưỡng một đấng tối cao nào đó họ cũng luôn luôn chiến đấu sát hại nhau một cách không thương tiếc.

    Bên này cho là "Tôi có một đường lối đúng! Còn bạn sai lầm!". Bên kia nói, "Không, của tôi mới là Chánh đạo!” Những đường lối chính trị và xã hội học của các quốc gia cũng liên quan và hoàn toàn độc quyền với những giáo điều như vậy. Đối với một số phe nhóm chủ trương cho những gì là tích cực và những gì là tiêu cực. Điều này tốt và điều đó xấu. Tất cả các mặt đối lập này, nó không cố định và cũng không thực sự sửa chữa những sai lầm hoặc chuyển hóa bất cứ điều gì khác.

    Đạo Phật dạy rằng tốt và xấu không có tự tánh, vì vậy tốt và xấu không quan trọng. Điều mà chúng tôi muốn nói là, nguyên điểm chính yếu của bạn là gì? Nếu bạn tìm thấy sức mạnh tinh thần ban đầu của bạn, bạn có thể kiểm soát cả năng lượng tốt và xấu. Sau đó, chuyển hóa năng lượng xấu và tốt trở nên hài hòa. Đó là Trung đạo.

    Thí dụ: Đây là tay trái và tay phải của tôi. Bàn tay phải đôi khi không thích tay trái. Bàn tay trái đôi khi cũng không thích tay phải. Do đó, chúng luôn xung đột với nhau, vì vậy chúng không thể hòa hợp làm bất cứ điều gì với nhau. Nhưng nếu trung khu thần kinh của bạn trở nên mạnh mẽ, thì đôi tay của bạn sẽ tuân thủ làm theo sự hướng dẫn của bạn. Chẳng hạn bạn ra lệnh: “Mang tấm gương đó đến đây!” Nhưng khi bàn tay trái bị thương, mà bạn vẫn bảo nó: "Hãy mang tấm gương đó đến đây". Tức thì bàn tay trái trả lời, "Tôi bị đau, bị liệt rồi, tôi không thể thực hiện được. Sau đó, bạn nói: "Tay phải, hãy đến lấy tấm gương lại đây." Nhưng bàn tay phải nói, "Không, đó không phải là công việc của tôi!" Sau đó tay trái và tay phải bắt đầu xung đột với nhau. Điều đó có nghĩa là trung tâm năng lực của bạn không mạnh mẽ; nên mới có một tâm lười biếng phát sinh. Tấm gương ở đó, nhưng tay trái bị đau do tai nạn hoặc bị tổn thương và nó không thể làm được việc ấy. Nhưng tay phải nói: "Tôi không thích làm điều đó!" Rồi bạn nói với nó, “ Thôi được, không cần thiết." Sau đó, bạn đi ngủ, vì vậy bạn không phải đối phó với trở ngại này. Đây là cách làm cho tâm lười biếng xuất hiện, bởi do bạn không có trung tâm năng lực điều khiển chúng, đúng không?

    “Khi bạn có một trung tâm mạnh mẽ, bạn có thể điều khiển cả hai cánh tay của mình một cách hòa hài. Khi trung tâm của bạn mạnh mẽ, tốt và xấu đã biến mất. Đó là năng lượng tuyệt đối, là sức mạnh tinh thần tuyệt đối của chúng ta. Bởi vậy, bất kể thời gian, một tình huống tốt hoặc điều kiện xuất hiện, tạo ra nó một hành động chính xác mang lại lợi ích cho chúng sanh. Khi một tình huống xấu, cảm giác, hay điều kiện xuất hiện, cũng làm cho nó chính xác. Đó là Trung đạo. Đó cũng là quan điểm của hầu hết phong cách giảng dạy theo đường lối minh triết cổ xưa ở các nước châu Á, bạn hiểu được chứ?

    Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo đều nói về sức mạnh tinh thần là Trung Đạo. Nhưng triết lý phương Tây hầu như không có Trung Đạo. Tốt hay xấu (Good or Bad). Có hoặc không,

    "Yes or No" chọn cái nào? Vì vậy, họ luôn chiến đấu với nhau.

    Thiền đúng có nghĩa là tìm ra con người thật, cũng còn gọi là Chân ngã hay Tự tánh, đây là sự khám phá năng lực tinh thần của chúng ta, không tốt, không xấu. Sau đó, tần sóng tâm linh chính xác xuất hiện. Tu tập tinh chuyên thì tần sóng mạnh xuất hiện; tu hành giải đải thì tần sóng yếu phát sinh. Cắt bỏ tốt và xấu, mạnh và yếu, sau đó tần sóng nguyên thủy xuất hiện. Tần sóng nguyên thủy là tần sóng vũ trụ: Tần sóng của chúng ta và sóng vũ trụ giống nhau. Vì vậy, buông xuống tất cả mọi thứ, chỉ có đi thẳng, không–biết. Tức thì tần sóng nguyên thủy của bạn, năng lực nguyên thủy và năng lực Trung Đạo đến với nhau, bởi vì các vòng tròn (chu kỳ) đều giống nhau. Do vậy, đến với nhau là có thể.

    Bây giờ, có ai đó hỏi: "Làm cách nào bạn có thể chứng minh điều đó?" Tôi sẽ hỏi “Bầu trời màu gì?" Câu trả lời là "xanh". Cách trả lời đó là tốt hay xấu? Không tốt, không xấu phải không? Nó chỉ là màu xanh'. Chính xác. Khi bạn nhìn lên bầu trời, chỉ thấy màu xanh thẳm. Tâm hiểu rõ như thế, chính là bản thể uyên nguyên, là năng lực ban đầu. Thế là đủ rồi.

    Tuy nhiên, hầu hết chúng ta cứ chấp giữ ý kiến ​​riêng mình, điều kiện và các tình huống của mình: "Tôi không thích màu xanh, tôi thích màu xám." Mọi người tạo ra tốt và xấu, cho nên thế giới này có tốt và xấu, không được hòa bình. Tuy nhiên, tốt và xấu không có tự tánh, chỉ do suy nghĩ tạo thành. Vì vậy, không tạo ra tốt và xấu. Cần phải tu tập thực hành chăm chỉ, và sau đó bạn có thể cứu giúp thế giới này, Được chứ?

    Môn sinh cúi đầu đãnh lễ. "Cảm ơn lời giáo hóa của thầy rất nhiều."


    ----------




    31 to ngo.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  4. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),Thiện Tâm (01-07-2022)

  5. #33
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Giữ Tâm Chẳng Động.



    Một Thiền sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Làm thế nào tôi có thể giữ cho tâm của tôi được bình an khi những tình huống hoặc những điều kiện chắc chắn sanh khởi?

    Sư đáp: “Tâm bạn ở đâu? Hãy đưa nó cho tôi xem.”

    Thiền sinh không trả lời được.

    –Nếu bạn không có tâm, thì động hay tịnh không quan trọng. Bạn có tâm, do đó, nó mới chuyển động. Vậy cho tôi xem cái tâm của bạn. Tâm bạn ở đâu? Hiện giờ nó ở đâu?

    Thiền sinh vẫn không thể trả lời. Sư tiếp:

    –Bạn im lặng! Ha ha ha! Như vậy bạn đã cho tôi cái tâm của bạn rồi. Vì vậy, bây giờ bạn không có tâm. Nếu bạn tạo ra tâm thì nó luôn luôn chuyển động. Còn như bạn không tạo ra tâm, không có một vật, thì lấy gì chuyển động được.

    Ngày nay, bạn luôn luôn nghe mọi người đều nói: “Tâm tôi thích làm điều này, tâm tôi làm điều đó.” Thật khá lạ lùng phải không? Ban đầu, tâm không có lối thoát, (nó cứ mãi sai khiến bạn hết làm chuyện này đến suy nghĩ chuyện khác), bạn không thể tìm thấy nó bất cứ nơi đâu. Nó giống như giấc mơ đêm qua. Khi bạn có những giấc mơ, bạn nghĩ rằng giấc mơ và mọi cảnh vật trong mơ là có thật, điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, thời điểm bạn thức dậy, bạn thấy rằng giấc mơ không bao giờ thực sự tồn tại. Bạn nghĩ rằng giấc mơ là có thật và nó chuyển động trong tâm bạn, nhưng thực sự chỉ là suy nghĩ, tưởng tượng từ ký ức. Đó là như vậy.”

    Thiền sinh nói: "Nhưng nó luôn luôn có vẻ rất thật, thưa thầy. Cái Tôi có nghĩa là, nó luôn luôn đến và đi ... "

    Thiền sư tiếp tục: "Vâng, nếu bạn tạo ra tâm, rồi sau đó tâm cứ luôn luôn bị lôi cuốn, bị chuyển động. Nhưng thực sự đâu là tâm của bạn? Hãy đưa nó cho tôi xem.

    –Nhưng con ... Thiền sinh không thể nói được nữa.

    Sư tiếp:

    –Bạn không thể tìm thấy tâm của bạn, đúng thế không? Vì vậy, bạn tạo ra tâm, và sau đó bạn có vấn đề. Đừng tạo ra tâm. Nếu bạn không hiểu, chỉ đi thẳng, không–biết. Được chứ? Không–biết rất quan trọng. "Ta là gì? Không–biết ... Tâm ở đâu? Không–biết ..."Tôi sinh ra khi nào? Tôi từ đâu đến đây? ... Khi tôi chết, tôi đi về đâu? — Không–biết” ... Trên thực tế, bạn thực sự không–biết trong sâu thẳm, đó là Tánh giác căn bản nhất. Đó cũng là điểm rất quan trọng để bạn quán chiếu.

    Nếu bạn giữ tâm không–biết, tức là tâm bạn đã biến mất. Tâm không–biết cắt đứt tất cả mọi vọng tưởng suy nghĩ. Nghĩa là không còn suy nghĩ, tâm không. “Tâm không” là bản thể của bạn trước khi suy nghĩ nảy sinh. Trước khi suy nghĩ, không có tâm. Khi suy nghĩ xuất hiện thì tâm xuất hiện. Khi tâm xuất hiện thì pháp xuất hiện. Khi pháp xuất hiện thì hình thức xuất hiện. Và khi các loại hình thức xuất hiện thì khổ đau xuất hiện: sống và chết, vui và buồn, hạnh phúc và bất hạnh, tốt và xấu, thích và không thích, đến và đi đều xuất hiện. Khi tâm biến mất thì pháp biến mất. Pháp biến mất thì hình thức biến mất. Hình thức biến mất, sau đó sống và chết, tốt và xấu, vui và buồn hạnh phúc và bất hạnh, đến và đi, tất cả mọi thứ đều biến mất.

    Vì vậy, không tạo ra tâm. Được chứ? Tâm chỉ là một cái tên. Con người tạo ra tên gọi và hình thức, rồi dính mắc với chúng, cho nên không nhìn thấy được sự thật. Khiến cho họ phải đau khổ. (Thiền sư cầm cây gậy thiền đưa lên.) Cái này là gì? Cây gậy phải không? Nhưng cây gậy này không bao giờ nói, “Tôi là cây gậy.” Ban đầu nó không có tên, nhưng người ta tạo ra “cây gậy”. Chỉ có cái tên “Cây gậy”, chứ thật sự không phải là cây gậy.

    Trong cùng một cách, tâm của bạn không phải là tâm. Ban đầu bạn đã hỏi về tâm của bạn: Bạn nói "tâm" đang chuyển động. Tên là tâm. Tên Tâm này là gì? Bạn có hiểu điều đó không?

    Thiền sinh vẫn im lặng, nhìn xuống sàn nhà.

    Sư tiếp:

    –Vì vậy, không được dính mắc với cái tên—không bị đánh lừa bởi hình thức (cây gậy). Bạn có hiểu điều đó không? Sau đó (Thiền sư đánh sầm cây gậy trên sàn nhà), bạn có thể cảm nhận được chức năng chính xác của cây gậy này rồi chứ!

    Nhìn vào Thiền sinh, Đại thiền sư hỏi: "Vì vậy, trong âm thanh này (đập xuống sàn), là tâm của bạn động hoặc không động?

    Thiền sinh đập xuống sàn nhà.

    Thiền sư bảo:
    –Chính xác! Thật tuyệt vời! Chỉ cần gìn giữ tâm này như vậy. Đó là Chân tánh của bạn.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  6. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  7. #34
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Tại Sao Trời Xanh?


    Trong buổi nói chuyện tại Saint Peterburg, ở Đức, có một Thiền sinh thỉnh vấn với Thiền sư Sùng Sơn như sau:

    –Kính bạch thầy, con xin thầy kiểm tra tâm con và ban cho con một vài lời khuyên"

    –Đó là một câu nói rất hay. Thiền sư đáp: "Vậy bạn hãy đưa cái tâm bạn ra cho tôi xem. Tôi sẽ kiểm tra nó giùm cho bạn."

    Thiền sinh đập xuống sàn nhà.

    –Tại sao bạn đập sàn? Khi bạn đập xuống sàn, (thể hiện bản thể Nhất như), như vậy cái tâm của tôi, thuộc về tôi đã biến mất rồi. Thế thì, làm thế nào bạn có thể hỏi về tâm?

    Thiền sinh đập xuống sàn một lần nữa.

    Sư bảo: “Bạn hiểu một, nhưng không hiểu hai.”

    –Đó là “Thầy” và “con”. Thiền sinh trả lời.

    –Bạn đang dính mắc với "thầy" và "con".

    –Không, không phải thế. Thiền sinh phản ứng.

    –Không ư? Bạn đang dính mắc với “không”. Bạn không

    hiểu về “không".

    Thiền sinh không trả lời được.

    –Tại sao bầu trời xanh? Sư hỏi.

    Tạm dừng giây lát, Thiền sinh trả lời:

    –Bởi vì sàn nhà màu vàng.

    –Không! Tôi hỏi tại sao bầu trời xanh? Tôi không hỏi bạn về sàn nhà.

    Thiền sinh im lặng.

    –Nếu bạn hiểu được tại sao bầu trời màu xanh, sau đó bạn sẽ thấu rõ Thật tánh của bạn. Đó là điểm thiết yếu. Tại sao bầu trời màu xanh? Tại sao bạn đi vào thế giới này?

    Thiền sinh hỏi: "Thầy muốn gì?"

    Sư đáp: "Tôi sẵn sàng đánh bạn ba mươi hèo. Bạn có hiểu điều đó không? Dù lời nói của bạn tỏ ra khiêu khích, nhưng không dở, không dở. Có người hỏi Thiền sư Triệu Châu: "Con chó có Phật tánh không?" Triệu Châu đáp: "Vô!” (Không!) Vì vậy, tôi hỏi bạn, Vô có nghĩa là gì?

    Thiền sinh trả lời:

    –Vô có nghĩa là con đánh Triệu Châu vào sáng hôm nay.

    –Tôi hỏi bạn về Vô. Không nói bất cứ gì về Triệu Châu Được chứ? Vô có nghĩa là gì?

    –Không có chó, và không có Vô. Thiền sinh đáp.

    Sư bảo: “–Đừng giải thích nó, Được chứ? Quá nhiều suy nghĩ! Bạn phải cắt đứt sự hiểu biết bằng trí não của bạn; chỉ giữ không–biết”.

    Thiền sinh đập xuống sàn nhà một lần nữa.

    Sư bảo:

    –Gì thế? Bạn phải buông xuống tất cả mọi suy nghĩ của bạn, chỉ có quay trở lại “tâm không–biết”. Được chứ? Thể hiện hành động như vậy khá lắm. Nhưng thêm một bước nữa là cần thiết. Thực hành của chúng ta là thông hiểu Chân tánh của chúng ta: Ta là gì? Chỉ giữ một tâm không–biết: "Ta là gì? Không–biết ... Sau đó, trung tâm của bạn trở nên mạnh mẽ và vững chãi hơn. Cái “Tôi” nhỏ của bạn sẽ biến mất, và bạn đạt được Cái tôi–không có gì (Vô ngã), bạn vượt qua Vô ngã và đạt đến Đại ngã: toàn thể vũ trụ này là bạn, bạn là vũ trụ. Chúng tôi gọi đó là nguyên điểm. Tất cả mọi thứ đến từ nguyên điểm và trở về nguyên điểm.

    Trong sự tu tập của bạn, nguyên điểm này sẽ tăng trưởng, tăng trưởng cho đến khi bạn trải nghiệm chân thực tại. Quả thật như vậy, bạn và tất cả các pháp không bao giờ tách rời. Trời xanh, cây xanh, chó sủa "Gâu! Gâu!" Đường ngọt, muối mặn. Khi bạn thấy, khi bạn nghe, khi bạn ngửi, khi bạn nếm, khi bạn xúc chạm, tất cả mọi thứ chỉ là như vậy, đúng với lẽ thật. Bạn và lẽ thật không bao giờ tách biệt.


    Sau đó, thêm một bước nữa là cần thiết: Làm thế nào để bạn thực hiện chức năng thật sự này và làm cho cuộc sống đúng nghĩa? Trong từng khoảnh khắc, bạn luôn luôn thực hành Đại Từ, Đại Bi cứu giúp tất cả chúng sanh. Đó gọi là Đại Bồ tát đạo.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  8. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),hoamacco (01-09-2022)

  9. #35
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ai Tạo Ra Bạn ?



    Một Thiền sinh ở Mạc Tư Khoa (Moscow) hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Thiền có nói về các vấn đề xã hội và kinh tế không? Ý tôi muốn nói đây là những điều thực sự mà chúng ta cần phải quan tâm trong cuộc sống hằng ngày.”

    Thiền sư đáp:

    –Xã hội đến từ đâu? Kinh tế đến từ đâu? Bạn có hiểu điều đó không?

    Thiền sinh im lặng một lúc, rồi nói:

    – Vâng, có thể có nhiều quan điểm về vấn đề này.

    –À, có nghĩa là, tất cả mọi thứ xuất phát từ suy nghĩ. Nhân loại chúng sinh tạo ra kinh tế và xã hội. Suy nghĩ của chúng ta tạo ra kinh tế và xã hội. Bởi vì mọi người dính mắc với suy nghĩ của họ, họ cũng dính mắc với những ý tưởng khác nhau về kinh tế và xã hội, cho nên họ không thể đồng ý hết cả. Ngay sau đó đấu tranh xuất hiện, và gây nên đau khổ triền miên. Đó là thái độ thông thường của nhiều người.

    Nhưng Thiền thì không liên quan tới vấn đề này. Thay vào đó, ai tạo ra suy nghĩ như thế? Ai đang suy nghĩ về kinh tế? Ai đang suy nghĩ về xã hội? Ai đang suy nghĩ? Ta là gì? Không biết ... Điều đó đã có trước suy nghĩ. Còn xã hội và kinh tế là sau khi suy nghĩ. Tuy nhiên, bản chất thực sự của tôi là trước khi suy nghĩ. Đạt được mục tiêu đó là Thiền. Rồi sau đó chức năng kinh tế và xã hội của bạn có thể giúp ích cho chúng sanh. Nhưng trước tiên bạn phải thấu hiểu được con người thật của bạn.

    "Tất cả các pháp đều bắt nguồn từ một nguyên nhân đầu tiên (a primary cause), kết hợp với một điều kiện duyên (a condition), và sau đó cho ra một kết quả (a result appears). Nếu bạn đạt được nguyên nhân đầu tiên trong tâm bạn, và có một số hiểu biết về điều kiện duyên, ngay đó bạn đạt được bản chất của kết quả này. Nếu bạn đạt được kết quả, làm thế nào để thay đổi tình huống của bạn? Làm thế nào để bạn lấy đi nguyên nhân đầu tiên? Khi bạn có thể làm điều đó, thì mọi thứ đều không có vấn đề. Trước hết, hiểu được nguyên nhân đầu tiên, điều kiện duyên và kết quả. Vì vậy, tôi hỏi bạn, tại sao bạn đi vào thế giới này? "

    Thiền sinh trả lời.

    – Bởi vì cha mẹ tôi đã sanh ra tôi.

    – Cha mẹ của bạn ư? Cha mẹ của bạn từ đâu đến? Thiên Chúa tạo ra họ ư?

    – Họ đến từ ông bà của tôi.

    – Ông bà đến từ đâu?

    Thiền sinh không thể trả lời. Thiền sư hỏi tiếp:

    – Vậy nguyên nhân đầu tiên là gì?

    Thiền sinh đáp:

    –Tuyệt đối là nguyên nhân đầu tiên. Cái tuyệt đối là không thể đặt tên. Thầy không thể nói trực tiếp nó là gì. Đó là điều mà không thể diễn tả.

    Thiền sư bật cười.

    –"Ha ha ha! Nếu bạn không thể đặt tên tuyệt đối, thì tại sao bạn mở miệng nhiều thế? Tuyệt đối của bạn quá ồn ào!(Tiếng cười từ giảng đường.) Đây là sự sai lầm của một cái nhìn đơn thuần về trí thức, về kiến thức cho mọi vấn đề. Không nên tạo ra suy nghĩ. Đó là lý do tại sao trong Kinh Thánh nói, "Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời. Như vậy Tuyệt đối xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi gọi đây là "chỉ không biết."

    Nhưng nếu bạn suy nghĩ, thậm chí suy nghĩ quá nhiều, hoặc nói từ "tuyệt đối", tức là bạn đã đánh mất đi “chân tuyệt đối”. Suy nghĩ của bạn tạo ra đối lập, nhị nguyên. Nếu bạn có được tuyệt đối, bạn đạt được tất cả các pháp. Tuyệt đối có nghĩa là không có đối lập, không có cao thấp, không đến, không đi, không có lời nói và chữ nghĩa. Bạn mở miệng đã là một sai lầm lớn. Vì vậy, bạn có thể làm gì? "

    Thiền sinh vẫn khăng khăng cố chấp: "Tôi có thể phạm những sai lầm, nhưng những gì tôi muốn nói là ..."

    Thiền sư ngắt lời:

    –Ha ha ha! Bạn vẫn thích suy nghĩ quá nhiều! Ha ha ha! (Tiếng cười từ giảng đường.) Vì vậy, tôi hỏi bạn rất mạnh mẽ, bạn là gì? Bạn là ai?

    Thiền sinh đáp: “Một con người.”

    Sư hỏi: “Một con người là gì?”

    Thiền sinh không thể trả lời được.

    –Đó là điểm đáng lưu ý. Bạn phải đạt được Chân ngã của bạn. Sau đó, bạn sẽ thấu đạt tất cả các pháp.

    Thiền sinh tiếp tục hầu chuyện Thiền sư. Ngài tiếp tục:

    –Nếu bạn càng mở miệng, bạn càng tạo thêm nhiều sai lầm. Vì vậy, thực hành Thiền có nghĩa là tìm nguyên nhân đầu tiên này. Nguyên nhân đầu tiên là tuyệt đối, không có thứ gì để tạo tác với suy nghĩ của bạn. Vì vậy, thậm chí cố gắng sử dụng một từ để diễn tả nó cũng là một sai lầm.

    ........

    Thiền sinh từ nãy giờ vẫn im lặng. Sư nói tiếp:

    –Vâng, bạn không hiểu! Ha! Ha! Ha! Nếu bạn đạt được điểm đó, bạn đạt được Chân ngã của bạn. Bạn đạt được Chánh đạo, và cuộc sống chính xác. ....Phương hướng của chúng tôi: “Ta là gì?" Chỉ không–biết, một trăm phần trăm.

    .......

    Tâm không–biết rất quan trọng. Khi bạn đang suy nghĩ, tâm bạn và tâm tôi khác nhau. Khi bạn cắt đứt mọi suy nghĩ, tâm bạn và tâm tôi đều giống nhau. Nếu bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, sau đó tâm không-biết của bạn, tâm không–biết của tôi, tâm không–biết của Socrates, tâm không–biết của Phật tất cả cùng Một tâm. Tâm không–biết quét sạch tất cả mọi vọng tưởng: không suy nghĩ. Tâm không–biết là trước khi suy nghĩ. Trước khi suy nghĩ của bạn là bản thể của bạn, và trước khi suy nghĩ của tôi là bản thể của tôi, —Nó cũng là bản thể của cành hoa này, bản thể của vũ trụ và bản thể tất cả các pháp. Nếu bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, tại thời điểm đó, bạn là vũ trụ, vũ trụ là bạn. Bạn và tất cả các pháp đã trở thành Một. Chúng tôi gọi đó là Nguyên điểm (Đập gậy Thiền xuống bàn.)

    Tuy nhiên không–biết không phải là không biết gì hết. Không–biết là Nguyên điểm. Tên của Nguyên điểm là không–biết. Tất cả mọi thứ xuất phát từ Nguyên điểm và trở về Nguyên điểm. Mọi người có thể nói rằng Nguyên điểm này là Tâm, là Chúa, là Phật, là tuyệt đối, là năng lượng, hoặc tự nhiên, hoặc bản thể, hoặc sự thánh thiện, ý thức, tự ngã, linh hồn, hoặc tất cả các pháp v.v… Nhưng Nguyên điểm này là trước khi suy nghĩ. Vì vậy, không có tên và không có hình thức, không có lời nói hoặc chữ nghĩa, bởi vì thời điểm này là trước khi suy nghĩ. (Đập gậy Thiền xuống bàn.) Khi bạn giữ tâm không–biết 100 phần trăm, bạn và tất cả mọi thứ đã trở thành Một. Đó là Tâm Thiền. Chỉ đi thẳng—Không–biết. Ngay đó, bạn và tất cả các pháp trở thành Một.

    Giữ tâm không–biết 100 phần trăm, bạn và tất cả các pháp đã là Một. Vào thời điểm đó, cây gậy Thiền này, âm thanh này (đánh xuống bàn), và tâm bạn, chúng giống nhau hay khác nhau?

    Một người nào đó hét lên từ phía cuối hội trường: "Vâng, giống nhau." Một người khác hét lên, "Chúng khác nhau."

    Thiền sư gạn hỏi: "Giống nhau hay khác nhau? Nếu bạn nói “giống nhau” cây gậy này cũng sẽ cho bạn ăn ba mươi hèo. Nếu bạn nói “khác nhau” cây gậy này cũng sẽ đánh bạn ba mươi lần (đánh xuống bàn). Đó là trước khi suy nghĩ. Nó không có lời nói hoặc chữ nghĩa. Bạn mở miệng đã là một sai lầm. Ngậm miệng, nó cũng không phải là cách làm ảo thuật, hoặc biểu hiện thần thông. Chỉ giữ một tâm không–biết, sau đó bạn sẽ thấu hiểu điểm này.

    Bản thể của âm thanh này (đánh xuống bàn), bản thể của tâm bạn, Bản thể của cây gậy Thiền này, bản thể của vũ trụ, bản thể của năng lượng, tất cả đều giống nhau. Tất cả bản thể này là trước khi suy nghĩ, những lời nói và những tên gọi không thể xúc chạm vào nó. Nó rất dễ dàng. Vì vậy, sự mở miệng của bạn không cần thiết. Giống hay khác nhau? Trả lời câu hỏi đó rất đơn giản. Có quá nhiều sự hiểu biết, tức là có quá nhiều vấn đề. Nếu bạn không–biết, thì không có vấn đề. Ha ha ha! Vì vậy, chỉ đi thẳng—không biết, sau đó bạn có thể đào sâu sự hiểu biết của bạn và nó sẽ trở thành tuệ giác.


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  10. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  11. #36
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Phá Thai


    Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn ở Warsaw:

    –Ngày nay tại Ba Lan, có lắm sự tranh cãi về vấn đề phá thai. Nhiều người cho rằng một phụ nữ mang thai và một bác sĩ phải đi tù nếu họ thỏa hiệp làm chuyện phá thai. Những người khác nói rằng không có chuyện gì xảy ra với họ, bởi vì đó là quyền của phụ nữ muốn sanh con hoặc không muốn có con, họ được phép thực hiện quyền này. Nhưng nó lại là điều mà khiến cho lương tâm của mình bị thương tổn. Là một Thiền sinh, con không hiểu thế nào là đúng, xin thầy Từ bi khai thị cho.

    Thiền sư Sùng Sơn trả lời:

    –Giới sát là môn đạo đức học đầu tiên của Phật giáo. Nó là một giới trọng: Không được tướt đoạt mạng sống của mình và kẻ khác. Cùng một lúc, Phật giáo Thiền tông cũng hướng dẫn chúng ta về cái nhìn sâu sắc tuyệt đối cho bất kỳ hành động về cơ bản không tốt, không xấu. Vì vậy, đối với nhiều người, điều này có vẻ khó hiểu. Nhưng thực ra nó rất đơn giản.

    Điều quan trọng nhất để xem xét khi thực hiện bất kỳ hành động nào, là tại sao bạn làm điều đó? Cho riêng bạn, hoặc vì tất cả chúng sanh? Tại sao bạn ăn mỗi ngày, chỉ vì nhu cầu cho cơ thể của bạn, hay vì sở thích của cái lưỡi bạn? Nếu phương hướng của bạn rõ ràng, thì bất kỳ hành động nào cũng đều rõ ràng. Nếu phương hướng của bạn không rõ ràng, thậm chí bạn làm những điều mà bạn cho là "tốt" mỗi ngày, nó cũng không phải luôn luôn chính xác. Phương hướng đúng có nghĩa là những hành động của bạn vượt qua tốt và xấu, không dựa trên quan niệm sai lầm của "cái Tôi". Vì vậy, loại phương hướng gì để bạn hành động? Tại sao bạn lại loại bỏ thai nhi này? Nó là giọt máu kết tinh, là mầm sống trong cơ thể bạn. Phải xác định rõ ràng trong tâm trí của bạn đó là điều quan trọng nhất.

    Thiền sinh nói: "Nhưng con hy vọng sẽ sớm có được một cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề này. Nếu nó trở thành luật định, sau đó họ có thể vào tù vì tội phá thai ".

    Thiền sư trả lời: "Cho dù có bị tù hay không, điều đó không phải là cách để giải quyết cho vấn đề này. Điều duy nhất là phải rõ ràng minh bạch là lý do tại sao nên hoặc không nên phá thai. (Thí dụ, nếu một thai nhi còn trong bụng mẹ có triệu chứng không được bình thường, nếu để lâu sẽ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con, vì vậy Bác sĩ phải kịp thời mổ lấy thai nhi ra bỏ đi để cứu người mẹ. Việc phá thai này không được coi là tội sát sanh). Do vậy, tại sao bác sĩ này giúp đỡ việc phá thai? Nếu phương hướng của hành động này sáng suốt, mọi thứ sẽ được rõ ràng. Nếu phương hướng của bạn không sáng suốt, thì mọi thứ đều không rõ ràng. Phật giáo không chỉ bảo vệ về con người, mà ngay cả một ngọn cỏ vẫn có giá trị về sự sống. Nên nhớ, giới đầu tiên là không được giết hại bất kỳ mạng sống nào. Tất nhiên thai nhi này là một con người. Giả sử, nếu cần thiết, giết Phật, giết Tổ và các vị Thiền sư thì ít tội hơn, mặc dù các ngài cũng là một chúng sanh đang sống, (nhưng các ngài không lầm nhân quả). Đó là Phật giáo.

    Chúng tôi có năm giới cho người cư sĩ: Không sát sanh, không trộm cắp, không lạm dụng tình dục sái quấy, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên trong việc tuân giữ giới luật cần phải uyển chuyển từng tình huống. Chẳng hạn, có một người đàn ông Phật tử, đã thọ quy giới, đang kiếm củi trên núi. Bỗng dưng có một con thỏ chạy qua, và quẹo sang bên trái, núp trong buội rậm. Một vài phút sau, tên thợ săn đuổi theo, cầm một khẩu súng, và hỏi: "Có thấy con thỏ chạy qua đây không?" Nếu người Phật tử giữ giới không nói dối, bèn chỉ đường con thỏ đã chạy, sau đó tên thợ săn sẽ tìm thấy con thỏ và giết nó. Người đàn ông này tuy giữ đúng giới luật, đơn giản là vì tôn trọng sự giữ giới, cho nên được gọi là một Phật tử "tốt" không có gì sai trái, nhưng sự chỉ điểm làm cho con thỏ chết trong đau đớn và tên thợ săn cũng sẽ bị ảnh hưởng tạo nghiệp. Theo luật nhân quả, họ sẽ phải gặt hái một số hậu quả từ hành động của mình, trong đời này hoặc đời sau.

    Do vậy, nếu phương hướng của bạn giữ giới luật thật sự là để ngăn chặn tội lỗi của mình phát tác, và giải thoát tất cả chúng sanh khỏi đau khổ, sau đó bạn có thể nói dối: "Ồ, con thỏ đi theo lối kia" và chỉ về hướng khác, không phải nơi thỏ thực sự chạy trốn. Tên thợ săn này sẽ không tìm thấy con thỏ và dĩ nhiên nó sẽ được cứu sống. Như vậy, năm giới này bạn nên uyển chuyển thích nghi với từng tình huống, hoặc giữ hoặc phá? Bạn làm điều nào?

    Thiền sinh trả lời: "Tôi thích điều mà ông đốn củi nối dối để tên thợ săn không bắt giết được con thỏ này."

    Thiền sư nói:

    –Tất nhiên. Đó là lời Phật dạy. Sự thuyết giảng của chúng tôi nói rằng bạn không được giết hại, đặc biệt là con người. Nhưng khi có kẻ ác hung hản xuất hiện làm tổn thương cho nhiều người chung quanh, mà không chịu buông súng đầu hàng thì một cảnh sát đôi khi phải ra tay giết chết kẻ đó để cứu bao người khác. Nhưng viên cảnh sát này không mang tội giết hại vì tâm sân hận của mình. Hành động giết người của ông là để cứu độ chúng sanh khỏi đau khổ.

    Có một cách khác để nhìn vào sự kiện này. Tôi luôn luôn nói về một thực tế là hiện nay có quá nhiều người xuất hiện trong thế giới chúng ta. Vào năm 1945 trở về trước, chỉ có hai tỷ người trên trái đất. Đến năm 2000 đã có hơn sáu tỷ người. Trong khoảng hai mươi, hoặc 30 năm nữa, (2020-2030) sẽ có bảy tỷ người. Trong khi đó tại Ấn Độ và các nước châu Phi, nhiều người từ lâu đã không có thức ăn, không có quần áo, không có nhà ở. Mỗi ngày, trên thế giới có từ bảy đến tám ngàn người chết vì đói khát và bệnh tật. Họ phải đối mặt với bao điều. Nhất là trẻ em đang phải chịu rất nhiều đau khổ. Tại sao chúng ta lại tạo ra tất cả sự đau khổ này cho các trẻ sơ sinh? Nước Mỹ là một ví dụ điển hình của một quốc gia đầy đủ tiện nghi về vật chất, và bạn có thể thấy rằng trong hầu hết các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, trẻ em không phải khổ cực nhiều và sanh thêm nhiều con chả có vấn đề. Nhưng ở các nước nghèo, trẻ sơ sinh có rất nhiều vấn đề. Vì vậy, bạn có thể làm gì trong việc sanh đẻ để giảm bớt khổ đau?

    Ngày nay, các loài động vật to lớn đã gần như sụt giảm đáng kể. Hổ, voi, cá heo sắp bị diệt chủng. Có lẽ trong khoảng năm mươi năm nữa, chúng sẽ biến mất. Sở dĩ con người gây ra oán nghiệp như vậy, đó là một vấn nạn trong thế giới này. Cho nên tất cả mọi người phải sớm tỉnh thức! Đó là điều rất quan trọng. Nếu con người không chịu tỉnh thức, thế giới này sẽ bị sụp đổ, tàn hoại trong một ngày không xa.

    Vì vậy, có nên hay không nên có các em bé được sinh ra, không phải là vấn đề. Thay vì, hướng đi đúng đắn của con người là gì? Điều rất quan trọng để chúng ta nhận ra rằng, hơn hai ngàn năm trăm năm trước đây, Đức Phật đã phán bảo: "Không nên giết hại sanh mạng". Tuy nhiên, đằng sau ý nghĩa đó mang một thông điệp Tình thương Nhân bản. Nó vô cùng quan trọng cho việc vấn đề không muốn có con, hay phá thai là "tốt" hay "xấu".

    Thay vào đó, chúng ta phải cân nhắc sâu xa những gì là phương hướng đúng của con người và cách hành động chính xác ngay bây giờ. Tại thời điểm này. Làm thế nào hành động nhằm cứu giúp cho những chúng sanh khác? Nhận ra điều đó, từng khoảnh khắc chỉ cần làm như vậy. Nếu bạn thấy rằng bất kỳ hành động, tình huống, hoặc điều kiện nào mà nó không gây ra oan trái, chướng ngại, tổn thương thì bạn phải làm ngay. Đó là Đại Từ, Đại Bi, cũng còn gọi là Đại Bồ tát Đạo.


    ----------




    35 pha thai.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  12. The Following 2 Users Say Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022),homeless (01-12-2022)

  13. #37
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Làm gì khi mê ngủ ?


    Một Thiền sinh hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Khi ngồi thiền, tôi luôn luôn buồn ngủ. Đây là một vấn đề lớn. Vậy tôi có thể làm gì về nó?

    Thiền sư trả lời: "Cách đây khá lâu tại Hàn Quốc, có một tu sĩ được mệnh danh là thiền sư cối đá, ông luôn luôn ngủ gục trong lúc ngồi thiền tại Pháp đường. Hể mỗi lần ông vừa nghe âm thanh của tiếng trúc bề đập vào nhau của thầy thủ tọa báo hiệu sự khởi đầu của một thời khóa tu thiền, ngay lập tức ông rơi vào giấc ngủ. Nếu ông không nghe tiếng trúc bề, thi ông sẽ không ngủ. Đó là nghiệp khá kỳ lạ phải không?

    Một hôm, thầy thủ tọa không còn chịu đựng được tiếng ngáy liên tục của ông, trong lúc đại chúng đang hành thiền, bèn gọi ông là một ông tăng mê ngủ, rồi bảo:

    –Ông thực sự là một người có đầu đá, không theo quy củ trong Thiền viện. Ông phải tìm một nơi khác mà ngủ đi!

    Do vậy, ông rời khỏi Pháp đường. Khi ông đi rồi, thầy thủ tọa đánh trúc bề để bắt đầu lại buổi tọa thiền, ấy thế mà ông nghe được, lại ngủ gật ngay cả khi cuốc bộ bên ngoài! Tất cả chỉ cần nghe được âm thanh của tiếng trúc bề này phát ra thì ông lại rơi vào giấc ngủ. Thật là nghiệp chướng nặng nề cho ông!

    Tuy nhiên, cuối cùng ông đã có một ý chí khá mãnh liệt: ông lấy một chiếc cối đá không còn sử dụng, bèn cột nó vào lưng và đi thiền hành quanh sân. Ông đi suốt cả ngày, không có vấn đề gì. Nếu như bất cứ khi nào ông buồn ngủ, cối đá sẽ làm ông té ngã xuống đất, Bùm! – Ông lại tỉnh thức, đứng lên tiếp tục thiền hành. Đó là lối thực hành của nhà sư này: “Đi bộ, đi bộ, đi bộ”. "Hãy cẩn thận, cẩn thận, cẩn thận!" Ông tự nhắc nhở mình như vậy.

    Sau nhiều tháng tu tập tinh chuyên, một ngày nọ ông nghe âm thanh của tiếng trúc bề từ thiền đường vọng ra “Chát! Chát! Chát!” Báo hiệu kết thúc buổi ngồi thiền, tâm trí của ông mở toang và hoàn toàn tỏ ngộ. Sau đó, chiếc cối đá đứt dây rơi xuống đất. Ông hét lên thật to: "Ta đã trút gánh nặng! Ta đã trút gánh nặng!". Thiền sư giám viện nhìn thấy điều đó và bắt đầu cười: "Gã đầu đá đã tỏ ngộ.”

    Vì vậy, mê ngủ là một con quỷ lớn. Nhưng nếu bạn tích cực làm việc với nó, thay vì chỉ vâng theo nó, bạn hãy chiến đấu, sau đó nghiệp mê ngủ này có thể giúp bạn.

    Một trong những đệ tử xuất gia cũ của tôi cũng có nghiệp chướng mê ngủ như vậy. Mỗi lần ngồi thiền ông chỉ có ngủ, ngủ và ngủ. Rồi một ngày, tôi bảo ông đặt một cuộn giấy vệ sinh trên đầu, và giữ năng lượng hơi thở của mình ở trung tâm ha–ra (huyệt đơn điền, dưới rốn 5 cm). Bất cứ khi nào ông gật đầu ngủ gục, cuộn giấy vệ sinh sẽ rơi xuống và tạo ra tiếng động, tất cả mọi người trong Pháp đường đều có thể nghe thấy. Điều này sẽ làm cho nhà sư xấu hổ với tất cả mọi người, họ có thể phát hiện khi ông rơi vào giấc ngủ, ngay cả những người ngồi quay lưng với ông, hoặc ở phía bên kia đối diện vách của căn phòng! Tuy nhiên, ông chỉ nhận ra lần đầu tiên còn bao nhiêu lần khác ông vẫn rơi vào giấc ngủ vô tư như thế.

    Sau đó, nhà sư này thực sự bắt đầu cố gắng nhiều hơn, chăm chỉ nhiều hơn. Và cuối cùng, trải qua nhiều tháng tập luyện tinh chuyên, ông đã đạt đến sâu thẳm bên trong thiền quán và thông qua nỗ lực rất lớn được đền bù xứng đáng, ông đã chiến thắng con quỷ ngủ của mình. Vì vậy, bạn phải nhận ra tâm mê ngủ của bạn. Đó là một bậc thầy rất tốt, thậm chí tốt hơn so với một Thiền sư. Nếu bạn cố gắng thật chăm chỉ, bạn sẽ cảm nhận được điều này. Đây là cách bạn có thể chống lại sự mê ngủ của mình.

    Thiền sinh cúi đầu đãnh lễ và nói: "Con xin cảm ơn thầy đã giáo hóa.”


    ----------




    36 ngu gat.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  14. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    colaihi (01-12-2022)

  15. #38
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Giết Chết Cây Cối


    Có người hỏi Thiền sư Sùng Sơn: "Nếu Đức Phật dạy, không giết hại bất cứ điều gì, tại sao thầy không khuyên chớ có giết chết cây cối?"

    Thiền sư kể: "Một ngày nọ, Tăng chúng hai dãy nhà Đông và Tây giành nhau một con mèo. Mỗi bên đều cho rằng con mèo vô chùa là thuộc của họ. “Đó là mèo của chúng tôi”. “Không, đó là mèo của phía bên tôi.” Họ tranh giành, tranh giành, tranh giành!

    Thiền sư Nam Tuyền nghe tiếng ồn náo, bèn đi ra ngoài nhìn thấy sự việc xảy ra. Ông liền một tay tóm lấy con mèo và nắm vào gáy của nó. Tay kia, ông cầm một con dao sắc nhọn và phán rằng: "Nếu các ngươi bất kỳ ai có thể nói cho ta nghe một lời thực có ý nghĩa, ta sẽ tha chết cho con mèo này. Nếu không ai nói được, ta sẽ giết nó.” Các tu sĩ lặng câm, không ai có thể nói bất cứ điều gì! Sau đó, Thiền sư Nam Tuyền liền đưa dao chém chết con mèo.

    Người đời sau cho đây là một hành động xấu ác số một! Thiền sư gì mà phạm tội sát sanh! Nhưng giết chết hay không giết không quan trọng. Tại sao phải cần giết một cái gì đó? Và tại sao không nên giết bất cứ thứ gì? Nếu có một phương hướng rõ ràng, một mục đích chính xác thì sự việc sẽ rõ ràng, giết và không giết không thành vấn đề. Nếu phương hướng của bạn rõ ràng, thì ngay cả Phật xuất hiện, phải giết Phật. Bồ tát xuất hiện, phải giết Bồ tát. Nếu bất kỳ thiền sư nào xuất hiện, phải giết thiền sư. Nếu ma quỷ xuất hiện, phải giết ma quỷ! Còn Thiền sư Sùng Sơn này xuất hiện thì sao? Không thành vấn đề, cũng giết nốt. (Cười). Nếu bạn giết tất cả mọi thứ, tức thì bạn đạt được tỏ ngộ – Đại ngộ. Nếu bạn không biết cách giết bất cứ điều gì, thì bạn vẫn còn mê lầm. Bạn hiểu nghĩa này rồi chứ? (Đó là cách đoạn hoặc, chứng chơn, làm cho sóng lặng nước bình, tức thì tánh giác hiển lộ ND).

    Thiền sinh cho biết:

    –Nhưng theo tôi nó mang ý nghĩa khác. Mỗi người đều biết rằng ăn thịt là không tốt, (gây tổn hại cho sức khỏe và đời sống tâm linh đạo đức) bởi vì chúng ta đã giết quá nhiều động vật để ăn thịt chúng thì làm sao lại xuống tay nở giết cho được."

    Thiền sư nói:

    –Nếu cần thiết, thậm chí ngay cả ăn nuốt Phật cũng chả sao! (Cười) Bạn muốn nghe tôi kể với bạn rằng làm như vậy–như vậy – là tốt, hoặc làm như vậy – như vậy – là xấu, phải không? Nhưng đó không phải là phong cách Thiền tông. Thay vào đó, bao nhiêu hành động của bạn dựa trên cái nhìn sâu sắc vào Chân tánh của bạn? Bao nhiêu loại hành động của bạn giúp đỡ tất cả chúng sanh? Đó là quan trọng nhất.

    Một trong những đệ tử của tôi đã gửi cho tôi lá thư, trong đó anh ta viết: "Bạch thầy, con có vấn đề xin thầy chỉ dạy. Thầy gửi cho con một tấm ảnh đức Phật Thích ca Mâu ni, con để trên bàn làm việc của con. Cậu con trai một tuổi của con thấy vậy bèn leo lên bàn, nắm lấy ảnh Phật cho vào miệng nhai ngấu nghiến. Vậy con nên làm gì? " Tôi đã gửi hồi âm cho anh ta, nói rằng, “Con của bạn mạnh hơn Phật và là một Thiền sư vĩ đại. Cậu ta không chướng ngại. Bạn phải học tất cả mọi thứ từ cậu con trai của bạn, sau đó bạn sẽ sớm tỏ ngộ." (Cười lớn).

    Thế thì Phật là gì? Ăn rau, ăn thịt không phải là toàn bộ vấn đề. Chỉ duy nhất: Tại sao làm điều đó? Đạt được phương hướng này rất quan trọng. Tôi đã kể về Đại Thiền sư Nam Tuyền, Sau đó, là Quốc sư Hae Chung, người đã từ chối giết hại những lọn cỏ đã được bọn cướp sử dụng để trói cột ông khi chúng quật ông ngã nằm xuống đất. Hoàng đế đi săn chứng kiến, động mối từ tâm, liền đưa ông về triều làm Quốc sư. Như vậy, một tu sĩ giết chết một con mèo và trở thành một Đại Thiền sư. Với một tu sĩ giữ giới luật một cách nghiêm khắc, không nỡ giết hại dù là một ngọn cỏ và trở thành Quốc sư tại Trung Quốc. Cái nào bạn thích? (Tiếng cười từ giảng đường.)

    Vì vậy, bạn phải luôn luôn sáng suốt về lý do tại sao bạn làm điều đó, cho dù giết chết hoặc cứu sống. Đó là phong cách Thiền tông. Nếu điều đó trở nên cần thiết, bạn không phải giết nó, ngay cả một ngọn cỏ đơn độc. "


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  16. The Following User Says Thank You to hungcom For This Useful Post:

    hoamacco (01-13-2022)

  17. #39
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạn Là Người Máy!


    Có người đàn ông đã từng hỏi Thiền sư Sùng Sơn:

    –Ngồi Thiền là gì?

    Sư đáp:

    –Ngồi Thiền có nghĩa là giữ nhất tâm bất động. Bạn có tâm không?

    –Vâng, dĩ nhiên, ai lại không có tâm.

    –Thế nhưng, tôi nghĩ bạn không có tâm. Bạn chỉ là một xác thúi. Tại sao bạn kéo cái xác thúi này đi lòng vòng? Thật là quá tệ. Nếu bạn nói: “Tôi không phải là một xác thúi”, thì xin hãy cho tôi một lời chân thật từ đáy lòng của bạn.

    Người đàn ông trả lời:

    –Tôi.

    –Tôi ư?

    –Ông.

    –“Tôi” là gì ? “Ông” là gì?

    Thiền sinh cho biết:

    –Đó là tất cả tôi có thể nói về chính tôi.

    –Bạn nói “Tôi." Bạn nói "Ông." Nhưng “Tôi” và “Ông” chỉ là cái tên. Thực sự “Tôi” là gì ? “Ông” là gì? Ai là người nói lên những điều đó?

    Người đàn ông không thể trả lời. Thiền sư tiếp:

    –Vì vậy, tôi nói, bạn là một người máy! (Tiếng cười từ giảng đường.) Bạn đã có bao giờ xem phim Chiến Tranh giữa Các Vì Sao chưa? (Star Wars) Có một người máy trong bộ phim này có thể nói chuyện, cũng nói 'tôi' và 'ông'. Nó nói rất nhiều thứ, giống như bạn. Tuy nhiên, người máy này không có tâm trí. Vì vậy, tôi nghĩ rằng bạn cũng không có tâm trí.

    –Nhưng tôi có tâm đây mà.

    –Bạn có tâm ư? Vậy thì chỉ cho tôi xem thử.

    Người đàn ông không thể trả lời. Thiền sư tiếp:

    –Như vậy bạn không thể chỉ cái tâm cho tôi xem.

    –Vâng, đó là bởi vì, ưm! tôi không biết thầy dạy điều gì.

    –Giảng dạy về Thiền rất là đơn giản. Tông chỉ của chúng tôi là bạn phải khám phá ra tâm của bạn. Tâm của bạn ở đâu? (Sư chỉ vào chân ông ta.) Có phải nó ở đây không? (Chỉ vào bụng.) hay là đây? (Chỉ vào cánh tay.) Hoặc là cái này? (Chỉ vào đầu.) Hay là đây? Nó ở đâu?

    Người đàn ông chỉ vào đầu mình. Thiền sư hỏi:

    –Vậy tâm bao lớn? Màu gì? Hình dạng ra sao?

    Ông ta đáp: “Rất lớn”.

    Sư hỏi: “Lớn cở nào?” Thiền sư ra dấu những kích thước khác nhau với đôi bàn tay và dang rộng cánh tay của mình. "Nó lớn cở này? hay như vầy? hoặc bằng này? Lớn cở nào?"

    Nhưng mỗi câu hỏi, người đàn ông chỉ trả lời: "Lớn hơn". Cuối cùng, người đàn ông dang dài cánh tay của mình ra như có thể rộng xa lớn lắm.

    –Chỉ lớn cở đó thôi sao? Đó là một tâm rất nhỏ. Bạn cho đó là lớn, nhưng bạn không hiểu tâm của bạn. Lời bạn thốt ra đều không đúng sự thật. Tại sao bạn lại lừa dối tất cả mọi người? Sự hiểu biết chính xác là cần thiết. (Cầm gậy Thiền đánh trên bàn hai lần.) Đó là tâm của tôi ! Được chứ?

    Người đàn ông chỉ nhìn xuống sàn nhà. Sư tiếp:

    –Bạn không hiểu điều đó phải không? Bạn vẫn nghĩ rằng, “Tôi có tâm." Rất sai lầm và không đúng sự thật. Nó là một sai lầm lớn. Nếu bạn giữ tâm này như vậy thì toàn bộ cuộc sống của bạn cũng là sai lầm. Bởi vì tâm là không tâm. (Cầm cây gậy của mình đưa ra.) Cái này là gì? Nó là một cây gậy, phải không? Nhưng cây gậy này không bao giờ nói: "Tôi là một cây gậy”. Chúng ta nói nó "cây gậy". Đặt tên cho nó là “cây gậy." Nhưng vật này không bao giờ nói: "Tên tôi là cây gậy." Tinh tú, mặt trời, mặt trăng cũng vậy, không bao giờ tự gọi mình là những thứ này. Mặt trời không bao giờ nói "Tôi là mặt trời." Mặt trăng không bao giờ nói "Tôi là mặt trăng.” Vì vậy, mặt trời thật, mặt trăng thật, ngôi sao thật, cây gậy thật, tâm thật, thực sự không có tên. Tất cả những cái tên được tạo ra bằng tư duy khái niệm (của con người, qua từng chủng tộc, từng quốc gia, từng ngôn ngữ).

    Vì vậy, bạn phải hiểu, “tâm tôi là không tâm.” Đó là khóa học đầu tiên. Nếu bạn hiểu khóa học này, cho rằng được nhìn thấy "tâm" thì không đúng, và "không tâm” cũng là không đúng. Chúng tôi đã chỉ ra cho bạn thấy “tâm” như thế nào, nó chỉ là một cái tên gọi; nhưng nếu bạn dính mắc với lời nói và chữ nghĩa, thì "không tâm" cũng là một cái tên.

    Do đó, chúng tôi nói rằng bạn mở miệng đã là một sai lầm lớn, bởi vì "tâm", "không tâm" và mọi thứ khác được tạo ra bởi tư duy khái niệm. Nếu bạn cắt đứt mọi suy nghĩ, không có lời nói và chữ nghĩa, tức là trở về cái tâm trước khi suy nghĩ của bạn. Nếu bạn giữ cái tâm trước khi suy nghĩ, thì tất cả mọi thứ và bạn trở thành một. Mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cây gậy này, và tâm bạn tất cả – đã là một rồi, bởi vì trước khi suy nghĩ là bản thể uyên nguyên của bạn. Bản thể này, bản thể tinh tú, bản thể mặt trăng, bản thể vũ trụ cùng chung một bản thể. Đôi khi chúng tôi gọi đó là nguyên điểm. Nếu bạn đạt được nguyên điểm, sau đó bạn sẽ có được tất cả mọi thứ, bởi vì tất cả mọi thứ đã là của bạn. Bạn và vũ trụ không hai.

    Bây giờ, bạn có hiểu tất cả những điều đó chưa? Nó rất khó, nhưng cũng không khó. Chỉ cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm. Giữ một tâm không–biết một trăm phần trăm-“Ta là gì?” Không–Biết ... Không chỉ đời này, mà những đời sau, đời sau và đời sau nữa, cần phải giữ “tâm–cố gắng”. Khó hoặc dễ; Mê hay ngộ, không thành vấn đề. Chỉ có cố gắng. Nếu bạn có tâm cố gắng, thì không có cái tôi – của tôi – thuộc về tôi. Nhưng nếu bạn tạo ra cái tôi – của tôi – thuộc về tôi và bám giữ lấy nó, như thế bạn không thể tìm thấy Chánh Pháp, không thể tìm thấy Chân ngã, không thể tìm thấy được đường về. Vì vậy, buông xuống cái tôi – của tôi – thuộc về tôi, và chỉ cố gắng, cố gắng, cố gắng cho mười ngàn năm không thôi nghỉ. Tức thì, bạn sẽ đón nhận trọn vẹn tất cả mọi thứ. Điều đó rất quan trọng.

    Người đàn ông cúi đầu xá bái và nói:
    –Cảm ơn Sư phụ rất nhiều.


    ----------




    38 Robo.jpg
    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

  18. #40
    Avatar của hungcom
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    198
    Thanks
    136
    Thanked 208 Times in 79 Posts
    Muốn Tỏ Ngộ là một sai lầm lớn !
    Thiền Sư Sùng Sơn.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bản Thể không mạnh !


    Tại Trung tâm Thiền Quốc tế ở thủ đô Seoul (Nam Hàn) có học nhơn hỏi Thiền sư Sùng Sơn trong một cuộc tham vấn vào buổi sáng:

    –Bạch thầy, thầy luôn luôn nói rằng suy nghĩ được tạo ra bởi tâm. Và tâm đến từ bản thể của chúng ta. Vậy ai tạo ra bản thể? Có phải chính chúng ta tạo ra bản thể chúng ta. Nhưng thông thường bản thể này rất mạnh mẽ. Vậy làm thế nào chúng ta có thể tạo ra nó ở chỗ khởi đầu?

    Thiền sư Sùng Sơn đáp: "Mạnh mẽ ư? Thế nào là bản thể mạnh mẽ? Ai tạo ra mạnh mẽ? Bản thể vốn rỗng không, và xưa nay không một vật: đó là mạnh mẽ ư?"

    Học nhơn trả lời:

    –Vâng! Đúng thế! Như khi chúng ta nhịn ăn trong nhiều ngày, sau đó bản thể chúng ta bảo chúng ta phải ăn, kẻo bị đói.

    –Bản thể của bạn không bao giờ đói, hiểu không? Vâng, cơ thể của bạn có thể bị đói. Nhưng Chân tánh không bao giờ đói, và cũng không bao giờ no.

    Học nhơn hỏi: –Vậy, chính xác bản thể của chúng là gì?

    Thiền sư đáp: –Đôi môi của bạn hiện tại đang mấp máy lay động (Tiếng cười khắp giảng đường). Đó là bản thể của bạn. Đừng tạo ra bất cứ thứ gì đặc biệt về “bản thể” của bạn. Đói cứ ăn; Khát cứ uống. Mệt đi nghỉ. Tất cả chỉ như vậy."


    Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y Trí bất y Thức,
    Y liễu nghĩa Kinh, bất y vị liễu nghĩa Kinh.

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Rơi nước mắt khỉ mẹ cho con bú lần cuối trước khi bị làm thịt
    Gửi bởi minhquang trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 05-05-2016, 09:44 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài cuối: 10-03-2015, 12:23 PM
  3. Hiểu sai lầm về sự nhiệm mầu của Phật pháp sẽ dẫn đến mê tín.
    Gửi bởi Trí Từ trong mục Những bài tự viết - Tập viết
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 09-15-2015, 09:55 AM
  4. Những Lời Khuyên Tâm Huyết - Đức Đạt Lai Lạt Ma 14
    Gửi bởi choconxauxi trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 08-21-2015, 09:08 PM
  5. Thế nào là Giáo lý Vô Ngã ?
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Giáo lý Nhị Thừa (Tiểu thừa - Quyền thừa)
    Trả lời: 45
    Bài cuối: 06-30-2015, 09:59 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •