DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 7/9 ĐầuĐầu ... 56789 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 61 tới 70 của 83
  1. #61
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Trước kia con ở Đại Triệt Đường trong chùa Kim Sơn, khi tĩnh
    tọa dụng công, chẳng chấp có cũng chẳng chấp không; nếu chấp có Phật
    tánh thì ngoài pháp sanh tâm, nếu chấp không có Phật tánh là phế bỏ nhân
    quả, con có với không đều chẳng chấp, cũng chẳng dứt niệm, vậy hợp với
    cách dụng công của Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ông chẳng chấp Có, Không là tác dụng suy nghĩ của kiến, văn, giác,
    tri, với Phật tánh trọn chẳng dính dáng. Phật tánh là như như bất động, ông
    phải buông bỏ cái niệm “chẳng chấp có chẳng chấp không” ấy, rồi đề thoại
    đầu khởi nghi tình, khi công phu đến mức, hễ vô thỉ vô minh được phá tan,
    liền thấy Phật tánh.
    ٭
    Tăng hỏi: Lục Tổ nói chẳng suy nghĩ thiện ác thì có thể minh tâm kiến tánh,
    con hiện nay chẳng suy nghĩ thiện ác, tại sao không được kiến tánh?

    Sư nói: Lục Tổ nói “Chẳng suy nghĩ thiện ác, đang lúc ấy ai là Bản lai diện
    mục của Thượng tọa Minh?” Ý của Lục Tổ là bảo ngay chỗ chẳng suy nghĩ
    thiện ác ấy phát khởi nghi tình tham cứu thì được thấy bản lai diện mục. Ông
    chỉ là chẳng suy nghĩ thiện ác, không có tham cứu thì đâu thể kiến tánh được!




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (01-06-2022)

  3. #62
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Có Cư sĩ hỏi: Phật tánh vô sanh, vậy Phật tánh từ chỗ nào đến? Nếu Phật
    tánh từ vô sanh đến lúc đang dụng công, khởi niệm là sanh, niệm dứt rồi là
    chẳng sanh, tức là Phật tánh vô sanh, dụng công như thế này hợp với cách tu
    của Thiền tông chăng?

    Sư nói: Phật tánh là như như bất động, bổn lai vô sanh nên vô diệt. Theo lời
    giải thích của ông thì Phật tánh biến thành có sanh có diệt rồi, dụng công
    như thế này giống như Lão Tử nói “Vạn vật sanh nơi hữu, hữu sanh nơi vô”,
    ấy là luân hồi. Phật tánh là muốn siêu thoát luân hồi, đâu còn muốn chui vào
    luân hồi như ông vậy! Dụng công như thế thành người Tiểu thừa, Nhị thừa,
    nhà lý học, chẳng hợp với Thiền tông. Vô sanh của ông nói tức là hầm sâu
    vô minh, ông hãy dùng niệm hướng vào chỗ vô sanh phát khởi nghi tình
    nhìn thẳng đi, như ngọn dao đâm vào, phá tan vô thỉ vô minh, liền thấy Phật
    tánh, tức là chứng Vô sanh Pháp nhẫn.
    Vô sanh Pháp nhẫn nghĩa là Phật
    tánh chẳng sanh chẳng diệt, vạn tượng trang nghiêm, muôn đức tròn đầy, khi
    ấy vũ trụ vạn vật tất cả đều biến thành Phật tánh.

    Tăng hỏi: Lúc con ở Thiền đường chùa Cao Mân, một hôm đang tĩnh tọa,
    thân tâm vọng niệm tạm dứt sạch, bỗng thấy một tia sáng màu trắng, đại
    khái có hai phút mới tan mất. Lúc sau cách vách tường thấy vật, có một lần
    qua sông bị trôi xa năm dặm gặp người cứu, chẳng bị chết chìm; có một lần
    hai tay ôm cục đá sáu trăm cân chẳng thấy phí sức; có một lần tĩnh tọa nhập
    định bảy ngày chẳng ăn uống; có một lần nhập định hai mươi mốt ngày
    chẳng ăn cơm. Những cảnh giới kể trên có phải là thần với ngộ đạo chăng?


    Sư hỏi: Nay ông cách tường còn thấy vật chăng? Còn có thể bảy ngày chẳng
    ăn cơm và ôn lên cục đá sáu trăm cân được chăng?

    Tăng nói: Hiên nay thì không thể được.

    Sư nói: Tham thiền ngộ đạo là muốn minh tâm kiến tánh, liễu thoát sanh tử.
    Trong Phật tánh vốn sẵn đủ ngũ nhãn, lục thông, chẳng cần cầu bên ngoài;
    nếu người đã kiến tánh thì đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống
    hằng ngày đều ở trong định. Thuở xưa ngoại đạo có một phương pháp bí
    truyền, mỗi ngày uống một tách mật ong hoặc nước muối, có thể luôn bảy
    ngày chẳng ăn cơm. Ông là Phật tử, sao lại học ngoại đạo tà ma! Nay ông
    đem tư tưởng cảnh giới ngoại đạo đã kể trên đều quăng hết xuống biển, trở
    lại dụng công tham cứu, khi thân tâm diệt chớ nên dứt hẳn tư tưởng tham
    cứu, cần phải tham mãi, khi cơ duyên đến, “ồ” lên một tiếng thì vô thỉ vô
    minh phá tan, liền được kiến tánh. Phật tánh là đại định, đâu có xuất nhập!
    Tăng nghe Sư nói, cảm kích rơi lệ, lễ tạ rồi ra đi.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Thiện Tâm (01-07-2022)

  5. #63
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Khi con dụng công, quán xét thế giới thân tâm đều là giả là không,
    con lìa không với giả, đem tâm niệm ngưng nơi chính giữa của không với
    giả, dụng công như thế này hợp với pháp tu của Thiền tông không?


    Sư nói: Dụng công như thế chẳng hợp cách tu của Thiền tông, giữa không
    với giả là tương đối, Phật tánh là tuyệt đối. Ông đem tâm niệm ngưng nơi
    khoảng giữa, khoảng giữa chẳng phải Phật tánh. Ông hãy đem tâm niệm
    ngưng nơi khoảng giữa này nhìn thẳng vào hầm sâu vô minh
    (tức là khởi
    nghi tình)
    , khi vô minh tan rã mới được thấy Phật tánh, ấy mới là phương
    pháp dụng công của Thiền tông




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

  7. #64
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Cư sĩ hỏi: Xưa nay con tu Duy Thức Quán, theo Duy Thức, trí với thức chứa
    trong thức thứ tám, nay con dùng đậu trắng dụ cho trí, đậu đen dụ cho thức.
    Sức trí mạnh thì thức biến thành trí, sức của thức mạnh thì trí biến thành
    thức, đậu trắng nhiều hơn đậu đen tức là sức trí mạnh hơn, đậu đen nhiều
    hơn đậu trắng tức là sức của thức mạnh hơn, trí huân thức, thức huân trí,
    dụng công nhiều thì đậu trắng nhiều hơn đậu đen, dụng công ít thì đậu đen
    trở lại nhiều hơn đậu trắng, vậy hợp với cách tu của Thiền tông chăng?


    Sư nói: Ông dụng công như thế vĩnh viễn chẳng thể kiến tánh. Chủng tử của
    trí với thức chứa trong thức thứ tám là đã sẵn đủ từ vô lượng kiếp, dẫu cho
    ông đem tất cả thức biến thành trí, cái trí này chẳng phải Phật tánh, Phật tánh
    là trí thể của pháp giới, chẳng có biến đổi, chẳng thọ huân nhiễm. Ông đã
    phát tâm học Phật, mục đích là muốn liễu thoát sanh tử, phải thấy trí thể của
    pháp giới mới là cứu cánh. Trí thể của pháp giới tức là Phật tánh
    , Thiền tông
    gọi là Bản lai diện mục, ông nên dùng Tiền ngũ thức chuyển thức thứ sáu,
    thức thứ sáu chuyển thức thứ bảy, thức thứ bảy chuyển thức thứ tám, thức
    thứ tám chuyển Bạch tịnh thức (Hầm sâu vô minh), khi “ồ” lên một tiếng,
    Bạch tịnh thức tan rã, bèn thấy trí thể của pháp giới. Diệu dụng của trí thể
    pháp giới hiện ra thì thức thứ tám chuyển thành Đại viên cảnh trí, thức thứ
    bảy chuyển thành Bình đẳng tánh trí, thức thứ sáu chuyển thành Diệu quan
    sát trí, Tiền ngũ thức chuyển thành Thành sở tác trí, như thế mới vĩnh viễn là
    Trí, chẳng thể trở lại làm Thức. Dụng công như thế này mới hợp với chánh pháp,
    theo cách tu của ông bỗng trí, bỗng thức, trở đi trở lại thì khi nào mới xong!




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  8. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hungcom (01-10-2022),Ngọc Quế (01-27-2022)

  9. #65
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Ý nghĩa chữ Phật là giác, chỉ cần trong tâm luôn luôn giác ngộ
    chẳng mê tức là minh tâm kiến tánh, như thế hợp với cách dụng công của
    Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ý nghĩa chữ Phật là Đại giác, là cái giác tuyệt đối, tìm sự mê ngộ
    trọn bất khả đắc. Cái giác của ông nói là cái giác của kiến, văn, giác, tri, là
    tác dụng của bộ não, thuộc về tương đối. Ông luôn luôn muốn giác là dùng
    bộ não để làm việc, dụng công như thế vĩnh viễn chẳng được kiến tánh. Ông
    nên dùng cái tư tưởng giác chiếu ấy nhìn thẳng vào hầm sâu vô minh, khi vô
    minh tan rã, liền thấy Phật tánh. Sau khi kiến tánh, giác và mê trong bộ não
    đều biến thành Phật tánh.
    Nên Duy Ma cật nói: “Pháp lìa kiến, văn, giác, tri;
    nếu hành theo kiến, văn, giác, tri thì chẳng phải cầu pháp”.
    ٭
    Tăng hỏi: Cách con dụng công, đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả cuộc sống tiếp
    xúc hàng ngày đều chẳng chấp trước; ví như ăn cơm chẳng chấp trước ăn
    cơm, mặc áo chẳng chấp trước mặc áo, nói chuyện chẳng chấp trước nói
    chuyện, tất cả tiếp xúc chẳng chấp trước tiếp xúc, như thế thì được đại giải
    thoát đúng như phá chấp trước của Phật nói. Vậy cái chẳng chấp trước của
    con phải minh tâm kiến tánh chăng? Hợp với lý Thiền tông chăng?

    Sư nói: Phật nói phá chấp trước là phá chấp trước “có tu Tứ Đế” của Tiểu
    thừa, ấy là hóa thành chẳng phải bửu sở, khích lệ họ tu Nhị thừa; Phật lại
    phá Nhị thừa chớ nên chấp trước Thập Nhị Nhân Duyên, lọt vào Không
    chấp, ấy chỉ là phương tiện tạm thời, chưa thể kiến tánh, cần tu Lục Độ của
    Đại thừa mới được kiến tánh. Cái phá chấp trước của Phật là bảo Tiểu thừa,
    Nhị thừa chớ chấp trước ngã chấp, pháp chấp, không chấp, chẳng phải muốn
    họ giữ cái “không chấp trước” ở trong bộ não. Cái chẳng chấp trước của ông
    tức là chấp trước, nếu chẳng chẳng chấp trước phân biệt, làm sao nhận được
    mặc áo nói chuyện, ăn cơm? Nói tóm lại, cái chẳng chấp trước của ông đều
    là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, thật ra đối với bản thể của Phật tánh,
    phàm sanh, tử, hữu, vô... mỗi mỗi danh tướng đều chẳng có chỗ nương tựa,
    như thế mới là chơn thật chẳng chấp trước. Huỳnh Bá thiền sư nói: “Suốt
    ngày ăn cơm chưa từng ăn một hạt gạo, suốt ngày mặc áo chưa từng mặc
    một sợi chỉ, suốt ngày đi đường chưa từng dẫm nửa tấc đất”, như thế này
    mới có thể nói: “Được đại giải thoát”. Sau khi kiến tánh thì tất cả tư tưởng
    chấp trước hay chẳng chấp trước đều biến thành Phật tánh, đi, đứng, nằm,
    ngồi đều là diệu dụng của Phật tánh, khi ấy chẳng cần ông nghĩ đến chẳng
    chấp trước, nó tự nhiên chẳng chấp trước. Bản thể Phật tánh mới là thật
    chẳng chấp trước, theo kiến, văn, giác, tri thì phải có chấp trước. Nay ông
    nên đem cái niệm chẳng chấp trước ấy đề thoại đầu khởi nghi tình, nhìn
    thẳng chỗ đen tối mịt mù là cái gì, đi, đứng, nằm, ngồi chớ nên gián đoạn, cơ
    duyên thuần thục “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối phá tan, liền thấy bổn
    lai Phật tánh, tức là được giải thoát và chẳng chấp trước rồi.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  10. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

  11. #66
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con dụng công tham thiền luôn luôn chẳng lìa cái này, “cái này”
    tức là thoại đầu, như tham niệm Phật là ai, đi, đứng, nằm, ngồi suốt ngày
    cũng chẳng lìa câu “niệm Phật là ai?” này, tại sao dụng công nhiều năm mà
    chẳng minh tâm kiến tánh?


    Sư nói: Ông dụng công như thế là niệm thoại đầu, chẳng phải tham thoại
    đầu, tham thoại đầu phải hướng vào nội tâm tham cứu, tức là khởi nghi tình,
    đâu phải dùng miệng niệm mà được kiến tánh, Phật tánh vốn là Phật, Phật
    chẳng niệm Phật, nay ông nên dùng cái tư tưởng niệm thoại đầu này hướngvào
    chỗ Phật chẳng niệm Phật nhìn thẳng đi, xem coi là cái gì, đi, đứng,nằm, ngồi
    chớ nên gián đoạn, một hôm hầm sâu vô minh bị phá tan, liền được kiến tánh




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  12. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

  13. #67
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con tham thiền dụng công “Muôn pháp về một, một về chỗ nào?”
    Đem muôn niệm gom thành một niệm, một niệm này rõ ràng tinh minh, vậy
    phải là kiến tánh chăng?

    Sư nói: Muôn niệm từ kiến, văn, giác, tri sanh khởi, ông đem muôn niệm
    gom thành một niệm, một niệm này cũng là kiến, văn, giác, tri, với Phật tánh
    trọn chẳng dính dáng, ông nên dùng cái niệm “muôn pháp về một” nhìn coi
    một về chỗ nào? Chớ nên gián đoạn, hễ cơ duyên đến thì hầm sâu vô minh
    tan rã, liền thấy Phật tánh. Khi kiến tánh rồi, như người uống nước, lạnh
    nóng tự biết, chẳng cần hỏi người.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  14. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoamacco (01-13-2022),Ngọc Quế (01-27-2022)

  15. #68
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con dụng công tham câu thoại đầu “Giảng kinh là ai?” Con cho rằng giảng kinh thuyết pháp là dùng vọng niệm của lục căn mà giảng, nghe
    cũng dùng vọng niệm của lục căn mà nghe, nếu đem lục căn đoạn dứt thì giảng
    chẳng thể giảng, nghe chẳng thể nghe. Vậy là minh tâm kiến tánh chăng?

    Sư nói: Lục căn có hai cái dụng là kiến, văn, giác, tri, lục căn không nên
    đoạn dứt, nếu minh tâm kiến tánh thì lục căn biến thành Ứng thân. Nay ông
    chớ nên đoạn dứt lục căn, phải đem cái niệm đoạn dứt lục căn ấy dùng để
    tham cứu Bổn lai diện mục, Phật tánh vốn không có lục căn, nên chẳng cần
    dứt nó, dụng công như thế mới hợp với cách tu của Thiền tông. Theo cách tu
    của ông là phương pháp Tiểu thừa, chẳng được cứu cánh




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  16. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoamacco (01-13-2022),Ngọc Quế (01-27-2022)

  17. #69
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con tham câu thoại đầu là “Trước khi cha mẹ chưa sanh, thế nào Bổn lai diện mục?” Con cho là trước khi cha mẹ chưa sanh là thanh thanh
    tịnh tịnh, vì có vọng niệm mới đến đầu thai, nếu dứt hết vọng niệm thì được
    khôi phục cái thanh tịnh của bổn lai diện mục kia, như vậy có hợp với lý của
    Thiền tông chăng?

    Sư nói: Trước khi cha mẹ chưa sanh chẳng phải bổn lai diện mục, ấy là thân
    Trung ấm, một niệm bất giác mới đến đầu thai; nếu đầu thai là bổn lai diện
    mục thì Phật tánh cũng là luân hồi, chẳng phải cứu cánh. Nay ông dứt hết
    vọng niệm, đến cảnh giới thanh thanh tịnh tịnh (vô thỉ vô minh), cần phải
    khởi nghi tình nhìn thẳng cảnh giới này, nhìn đến sơn cùng thủy tận, hầm
    sâu vô minh phá tan, tức là bản lai diện mục. Bản lai diện mục chẳng khởi
    vọng niệm,
    vọng niệm từ kiến, văn, giác, tri đã biến thành Bản lai diện mục
    rồi, vậy mới được gọi là minh tâm kiến tánh.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  18. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

  19. #70
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Con dụng công theo kinh Đại Bát Nhã, trong Kinh nói: “Kiến vô
    sở kiến tức chơn kiến, tri vô sở tri tức chơn tri, tất cả trí huệ trong sạch,
    chẳng hai chẳng khác, chẳng phân biệt hai và chẳng hai, cũng chẳng đoạn
    diệt”. Con dụng công như thế. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả tiếp xúc, lúc
    thấy chẳng phân biệt sở thấy, lúc biết chẳng phân biệt tâm biết, tư tưởng
    chẳng cần dứt sạch, chỉ cần không phân biệt, vậy phải là minh tâm kiến tánh
    chăng? Hợp với lý Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ông thật quá ngu dại, mấy lời này trong kinh Bát Nhã là lời của
    người đã kiến tánh, lời ấy phát huy từ trong trí huệ Bát nhã, nói “Kiến vô sở
    kiến tức chơn kiến” là thấy vũ trụ vạn vật đều là Phật tánh, khi đã kiến tánh,
    khởi tâm động niệm, suy nghĩ đều là Phật tánh. “Tất cả trí huệ trong sạch,
    chẳng hai chẳng khác, chẳng phân biệt hai và chẳng hai, cũng chẳng đoạn
    diệt” là nói khi kiến tánh rồi, khởi tâm động niệm đều chẳng lìa Phật tánh,
    tất cả chẳng hai chẳng khác chẳng đoạn, những lời này là người đã kiến tánh
    mới được nói vậy. Ý Kinh nói vũ trụ vạn vật đều là trí huệ, khởi tâm động
    niệm đều là trí huệ, trong Kinh nói: “Tất cả sắc vô biên, nên bát nhã cũng vô
    biên”, Bát nhã dịch là trí huệ, cách dụng công của ông phân biệt và chẳng
    phân biệt đều là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, với Phật tánh chẳng dính
    dáng. Nếu thật chẳng phân biệt, đâu biết mặc áo ăn cơm. Dụng công như
    ông muôn kiếp chẳng thể kiến tánh. Ông nên đem cái niệm chẳng phân biệt
    ấy sửa lại là “đời này quyết định phải thấy Bát nhã Phật tánh” rồi khởi nghi
    tình nhìn thẳng đi, khi nhân duyên đến, hầm sâu vô minh phá tan thì được
    thấy Bát nhã của Phật tánh, rồi mới thấu rõ cái lý “Kiến vô sở kiến tức chơn
    kiến, tri vô sở tri tức chơn tri” vậy.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  20. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khê
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục Luận
    Trả lời: 67
    Bài cuối: 12-07-2021, 06:01 AM
  2. Tu Bồ Tát Đạo theo Truyền Thống Nguyên Thủy
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Phật giáo Nguyên Thủy
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 04-11-2019, 06:56 PM
  3. Cội Nguồn Truyền Thừa
    Gửi bởi cunconmocoi trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 85
    Bài cuối: 05-26-2018, 09:18 AM
  4. Bài giảng của sư thầy Thích Tâm Nguyên về Facebook gây sốt mạng Việt
    Gửi bởi galuoi92 trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-10-2016, 05:14 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •