DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83
  1. #34
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG III - THỈNH ÍCH (HỎI ĐẠO)

    Tăng hỏi: Ý nghĩa chữ Phật là giác, chỉ cần trong tâm luôn luôn giác ngộ
    chẳng mê tức là minh tâm kiến tánh, như thế hợp với cách dụng công của
    Thiền tông chăng?

    Sư nói: Ý nghĩa chữ Phật là Đại giác, là cái giác tuyệt đối, tìm sự mê ngộ
    trọn bất khả đắc. Cái giác của ông nói là cái giác của kiến, văn, giác, tri, là
    tác dụng của bộ não, thuộc về tương đối. Ông luôn luôn muốn giác là dùng
    bộ não để làm việc, dụng công như thế vĩnh viễn chẳng được kiến tánh. Ông
    nên dùng cái tư tưởng giác chiếu ấy nhìn thẳng vào hầm sâu vô minh, khi vô
    minh tan rã, liền thấy Phật tánh. Sau khi kiến tánh, giác và mê trong bộ não
    đều biến thành Phật tánh.
    Nên Duy Ma cật nói: “Pháp lìa kiến, văn, giác, tri;
    nếu hành theo kiến, văn, giác, tri thì chẳng phải cầu pháp”.
    ٭
    Tăng hỏi: Cách con dụng công, đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả cuộc sống tiếp
    xúc hàng ngày đều chẳng chấp trước; ví như ăn cơm chẳng chấp trước ăn
    cơm, mặc áo chẳng chấp trước mặc áo, nói chuyện chẳng chấp trước nói
    chuyện, tất cả tiếp xúc chẳng chấp trước tiếp xúc, như thế thì được đại giải
    thoát đúng như phá chấp trước của Phật nói. Vậy cái chẳng chấp trước của
    con phải minh tâm kiến tánh chăng? Hợp với lý Thiền tông chăng?

    Sư nói: Phật nói phá chấp trước là phá chấp trước “có tu Tứ Đế” của Tiểu
    thừa, ấy là hóa thành chẳng phải bửu sở, khích lệ họ tu Nhị thừa; Phật lại
    phá Nhị thừa chớ nên chấp trước Thập Nhị Nhân Duyên, lọt vào Không
    chấp, ấy chỉ là phương tiện tạm thời, chưa thể kiến tánh, cần tu Lục Độ của
    Đại thừa mới được kiến tánh. Cái phá chấp trước của Phật là bảo Tiểu thừa,
    Nhị thừa chớ chấp trước ngã chấp, pháp chấp, không chấp, chẳng phải muốn
    họ giữ cái “không chấp trước” ở trong bộ não. Cái chẳng chấp trước của ông
    tức là chấp trước, nếu chẳng chẳng chấp trước phân biệt, làm sao nhận được
    mặc áo nói chuyện, ăn cơm? Nói tóm lại, cái chẳng chấp trước của ông đều
    là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, thật ra đối với bản thể của Phật tánh,
    phàm sanh, tử, hữu, vô... mỗi mỗi danh tướng đều chẳng có chỗ nương tựa,
    như thế mới là chơn thật chẳng chấp trước. Huỳnh Bá thiền sư nói: “Suốt
    ngày ăn cơm chưa từng ăn một hạt gạo, suốt ngày mặc áo chưa từng mặc
    một sợi chỉ, suốt ngày đi đường chưa từng dẫm nửa tấc đất”, như thế này
    mới có thể nói: “Được đại giải thoát”. Sau khi kiến tánh thì tất cả tư tưởng
    chấp trước hay chẳng chấp trước đều biến thành Phật tánh, đi, đứng, nằm,
    ngồi đều là diệu dụng của Phật tánh, khi ấy chẳng cần ông nghĩ đến chẳng
    chấp trước, nó tự nhiên chẳng chấp trước. Bản thể Phật tánh mới là thật
    chẳng chấp trước, theo kiến, văn, giác, tri thì phải có chấp trước. Nay ông
    nên đem cái niệm chẳng chấp trước ấy đề thoại đầu khởi nghi tình, nhìn
    thẳng chỗ đen tối mịt mù là cái gì, đi, đứng, nằm, ngồi chớ nên gián đoạn, cơ
    duyên thuần thục “ồ” lên một tiếng, hầm sâu đen tối phá tan, liền thấy bổn
    lai Phật tánh, tức là được giải thoát và chẳng chấp trước rồi.




    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Ngọc Quế (01-27-2022)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •