CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________


CHƯƠNG I

1- NGUỒN GỐC CỦA PHÁP THIỀN

Loài người từ nguyên thỉ ngu dại ngoan cố, Phật tánh Bát nhã bị vô minh
che khuất nên thân tâm hoạt động đều bị ngũ uẩn, tam độc chi phối, sống
trong cuộc sống dã man, nhưng Phật tánh vốn sẵn viên mãn chẳng có thiếu
sót, như ngọc quí ẩn trong phiến đá chỉ đợi người khai thác ra mà thôi. Sau
này trí thức mở mang mới cảm thấy hiện tượng vũ trụ kỳ lạ, lại tôn sùng cho
là thần linh, kế đó phát tâm truy cứu cái bí mật của vũ trụ. Ban đầu thì muốn
nhờ bộ não lý giải để xác định quy tắc, sau này trở về tìm nội tâm muốn truy
cứu chỗ nguồn gốc biến hóa. Những người trí huệ cao siêu thì muốn nhờ sức
Bát nhã để cầu chứng nhập chỗ cùng tột của bản thể, vượt ra ngoài sanh tử
luân hồi, do đó pháp Thiền liền đáp ứng sự nhu cầu mà ra đời.
Cứu xét lịch sử tiến hóa của loài người, các dân tộc phương Đông và phương
Tây, tổ tiên của họ đều có sự nhu cầu như thế, đồng thời mỗi mỗi đều có sự
phát hiện quí báu, chỉ vì hoàn cảnh trí huệ khác biệt, đường lối thực hành
chẳng đồng, nên được kết quả sai biệt cách xa như trời với đất. Các nhà tôn
giáo Tây phương thì chú trọng linh cảm, nhà Triết học thì tôn sùng khái
niệm và trực giác, các phái Đạo gia của Trung Quốc thì tọa vong, nhà Nho
thì duy tinh, duy nhất, thảy đều có mùi vị Thiền.
Thiền pháp của Bà La Môn Ấn Độ sáng lập trước hơn các nước khác, nhưng
tất cả chưa lìa được tác dụng kiến, văn, giác, tri, nên chẳng có cách nào để
chứng nhập chỗ cùng tột của bản thể, từ xưa nay vẫn phải chịu sự luân hồi
trong tam giới. Chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni phát minh được Thiền pháp
Bát nhã và dùng nó để phá tan hầm sâu vô minh, triệt để chứng ngộ vào Vô
dư Niết bàn, nên gọi là kiến tánh thành Phật. Phật Thích Ca đặt tên pháp
Thiền này gọi là Pháp Bản Trụ, ý là tự nhiên bản trụ, chẳng do tạo tác mà có,
và phủ nhận chẳng do tự mình phát minh.
Kinh Lăng Già nói: “Ví như người đang đi ngoài đồng, thấy có đường đi
bằng phẳng liền theo đó vào thành, thọ dụng sự an lạc như ý. Xưa kia tất cả
Phật đều đi đường này thì nay ta cũng đi theo mà thôi”. Do đó mà xét thì
biết pháp Thiền ra đời là do nhu cầu tự nhiên của loài người, trước khi chưa
có loài người, Phật tánh đã sẵn sàng và pháp Thiền cũng đã là bản trụ. Bao
nhiêu Cổ Phật trước đời Phật Thích Ca đều nương theo đường này mà đạt
đến chỗ chơn như rốt ráo, vô thượng chư Phật; sau đời Phật Thích Ca cũng
sẽ nương theo đường này để đạt đến giác ngộ cuối cùng. Ngoài pháp này ra
chẳng có pháp nào khác, nên đường lối này dù là sẵn có, nếu chẳng có Phật
Thích Ca chỉ thị thì chúng sanh ắt phải quanh quẩn trong ngã rẽ mà quên
việc trở về nhà.








Coi Nguon TT - 09.jpg Coi Nguon TT - 10.jpg