DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83
  1. #4
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Kỳ thật quả đã được rồi thì nhân cũng đồng thời giải quyết xong, cho
    nên nói là Thiền Đốn Ngộ. Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là “Chẳng lập
    văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.

    Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? Vì văn tự là một tên gọi
    giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc
    gián tiếp, còn bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế
    rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy
    cách gián tiếp ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật
    Thích Ca nói: “Ta thuyết pháp 49 năm, chưa từng nói một chữ”, lại nói:
    “Kinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng
    thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng”
    . Thế thì ngôn ngữ văn tự là ngón tay
    để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián
    tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể
    chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp, lại sự chỉ
    thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm
    cho ngón tay tức là mặt trăng. Do đó pháp Thiền trực tiếp Đốn ngộ của
    Thiền tông bèn tùy nhu cầu thực tế mà ra đời, đồng thời phát triển rộng khắp
    mọi nơi. Dù nói chẳng lập văn tự, nhưng chẳng phải phế bỏ văn tự, giá trị
    của văn tự vẫn được chư Tổ của Thiền tông chú trọng, cũng như tổ Đạt Ma
    dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học.
    Thế Tôn ở nơi pháp hội Linh Sơn, đưa lên cành hoa, tất cả đại chúng đều
    ngơ ngác, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp
    nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, Thật tướng Vô tướng, Pháp môn vi diệu,
    Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca
    Diếp”.
    Từ đó pháp Thiền trực tiếp của Thiền tông căn cứ theo việc này lấy
    Tâm truyền Tâm.




    Coi Nguon TT - 01.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    cunconmocoi (11-16-2021),Mây trắng (11-17-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 2 người đọc bài này. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •