DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83
  1. #28
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts
    CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA
    Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
    __________________________________________________ ______________________________________



    TRUNG THỪA:

    Cũng gọi là Duyên giác thừa, do quán nhân duyên mà ngộ
    đạo. Xưa nay xưng Bích chi phật, dịch nghĩa là Độc giác. Pháp môn của
    Trung thừa là Thập Nhị Nhân Duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên
    thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc,
    xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh,
    sanh duyên lão tử. Thập nhị chi (mười hai nhánh) này bao gồm quá khứ,
    hiện tại, vị lai, tâm thế nhân quả tuần hoàn chẳng dừng.

    Ở đây Vô minh là nhất niệm vô minh, cũng gọi là tánh nhất niệm vọng động,
    chẳng phải vô thỉ vô minh, vì bất giác khởi niệm, bèn sanh ra đủ thứ phiền
    não, tạo đủ thứ thiện ác nghiệp, gọi là Hành, hai chi này là nhân đời trước.
    Thức là nghiệp thức như thân trung ấm bị lôi kéo mà đến đầu thai; Danh sắc
    là lúc ở trong thai sắc thân chưa thành, tứ ấm Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ
    có tên gọi, chưa có thật chất; Lục nhập là nói ở trong thai lục căn đã hoàn
    thành, là chỗ sở nhập của lục trần; Xúc là sau khi sanh ra, lục căn tiếp xúc
    lục trần; Thọ là lãnh thọ các cảnh giới thuận nghịch, năm chi này là quả
    đang thọ ở đời này. Ái là đối với cảnh trần có sở ái; Thủ là chấp thủ việc
    mình ham muốn; Hữu là có quyền sở hữu, cho mình được tùy ý chi phối, ba
    chi này là nhân sở đắc của đời này, đời này tạo nghiệp nhân thì đời sau báo
    ứng nghiệp quả. Sanh là tùy theo sự gieo nghiệp nhân thành chủng tử để thọ
    sanh nơi kiếp sau. Lão tử là kiếp sau đã có sanh, ắt phải có lão tử, hai chi
    này là quả báo phải thọ ở đời sau. Ấy là đại khái của Thập Nhị Nhân Duyên.
    Kẻ tu pháp Trung thừa quán xét chúng sanh trong tam thế đều bị Thập Nhị
    Nhân Duyên chi phối, mà Thập Nhị Nhân Duyên thì nương nhất niệm vô
    sanh khởi, cho rằng Tiểu thừa chưa thể phá nhất niệm này, nên chưa đạt cứu
    cánh, nếu được đoạn dứt nhất niệm này thì vượt ra ngoài tam thế, liễu thoát sanh tử.

    Nên cách dụng công của họ là muốn quét sạch nhất niệm vô minh, đạt đến
    cảnh giới mênh mông trống rỗng chẳng có gì cả, tự cho đã chứng Niết bàn,
    chẳng biết đã lọt vào vô thỉ vô minh. Cảnh giới trống rỗng chẳng có chi cả,
    cũng gọi là “Không chấp”, linh tánh ám muội, chẳng khác gì gỗ đá! Huống
    chi nhất niệm vô minh dù tạm dừng, nếu bị kích thích vẫn có thể nổi lại, nên
    sở chứng của Trung thừa vẫn chưa cứu cánh.

    ĐẠI THỪA:

    Cũng gọi là Bồ tát thừa, pháp sở tu là sáu Ba la mật, cũng gọi
    là Lục độ. Sáu Ba la mật là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền na,
    Bát nhã. Người tu Đại thừa gọi là Bồ Đề Tát Đỏa, Bồ đề dịch là Giác, Tát
    đỏa dịch là Hữu tình. Ý là giác ngộ chúng sanh hữu tình, gọi tắt là Bồ tát,
    tức là chúng sanh phát đại tâm Bồ đề, lấy tâm Bồ đề làm thể để tự độ; lấy
    tâm Đại bi làm dụng để độ tha, tự tha kiêm lợi, nên xưng Đại thừa. Phẩm
    Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa rằng: “Nếu có chúng sanh nơi Phật Thế Tôn
    nghe pháp tín thọ, tinh tấn tu hành, cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí,
    vô sư trí, Vô sở úy, dùng sức tri kiến của Như lai thương xót vô lượng chúng
    sanh, độ thoát tất cả trời, người đều được lợi ích an lạc, ấy gọi là Đại thừa.
    Lục độ bao gồm tam học Giới, Định, Huệ, mà lấy pháp Thiền na làm chủ
    yếu để dụng công, người tu Đại thừa biết nhất niệm vô minh chẳng thể phá,
    nên lợi dụng nhất niệm vô minh để phá tan vô thỉ vô minh mà được kiến
    tánh, ấy là phương pháp dùng tướng cướp (nhất niệm vô minh) để bắt vua
    cướp (vô thỉ vô minh) vậy.

    TỐI THƯỢNG THỪA:

    Cũng gọi là Phật thừa, khi đã minh tâm kiến tánh,
    hiển hiện Phật tánh chơn như, phát huy diệu lý tuyệt đối, chỉ có kẻ chứng
    với kẻ chứng mới biết nhau được. Nên Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp mỉm
    cười; Ca Diếp giơ tay, A Nan hiệp chưởng, dùng tâm ấn tâm, khế hợp ăn
    khớp, trình bày trước mắt, chẳng nhờ ngôn thuyết, là pháp tối cao cùng tột,
    chẳng còn gì hơn nữa, ấy gọi là Tối thượng thừa thiền.

    Tiểu thừa đoạn lục căn, Trung thừa đoạn nhất niệm vô minh, Đại thừa đoạn
    vô thỉ vô minh, Tối thượng thừa trực chỉ Chơn như Phật tánh, đây là đại ý
    của bốn thừa. Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Pháp chẳng bốn thừa, do tâm người
    tự có sai biệt mà hình thành; thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa; hiểu nghĩa
    ngộ pháp là Trung thừa; y pháp tu hành là Đại thừa; vạn pháp đều thông, vạn
    pháp sẵn sàng, tất cả chẳng nhiễm, lìa chư pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là
    Tối thượng thừa”. Thế thì, đại ý của bốn thừa đã rõ ràng.

    Triệu Châu hòa thượng nói: “Ta Chẳng thích nghe một chữ Phật”, còn nói:
    “Hễ lão Tăng niệm Phật một tiếng thì phải súc miệng ba ngày”. Nếu thấu rõ
    lời này thì chẳng bị bốn thừa trói buộc.




    34 Coi Nguon TT.jpg

    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    hoatihon (12-06-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •