DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/12 12311 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 113
  1. #1
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts

    Giải thoát tự nhiên


    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN

    Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo

    Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche

    Phiên dịch: B. Alan Wallace

    Dịch Việt: Tuệ Pháp

    Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston


    NỘI DUNG

    Lời Nói Đầu Của Dịch Giả

    PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ.

    Lời mở đầu: Động Lực Thúc Đẩy
    Động Cơ

    1.Thực Hành Chuẩn Bị Để Điều Phục Dòng Tâm Thức Bạn
    Suy Niệm về Sự Đau Khổ của Vòng Sinh Tử
    Suy Niệm về Sự Khó Được Cuộc Sống Làm Người
    với Nhàn Rỗi và Thuận Lợi
    Thiền Định về Cái Chết và Vô Thường

    2. Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Tự-Tâm:
    Bốn Thời Yoga về Hoạt Động Tâm Linh của Vajrayana Mantra Bí Mật
    Thọ Quy Y Bên Ngoài, Bên Trong và Bí Mật
    Phát Triển Tâm Linh Tỉnh Thức của Mahayana
    Trau Dồi Bốn Vô Lượng
    Tụng Niệm Một Trăm Âm để Tịnh Hóa Tội Lỗi và Che Ám
    Cúng Dường Mandala
    Cầu Nguyện đến Dòng Truyền

    PHẦN HAI: GIÁO PHÁP UYÊN THÂM CỦA GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN QUA SỰ THIỀN ĐỊNH HIỀN MINH VÀ PHẪN NỘ: CÁC HƯỚNG DẪN CỦA GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN VỀ SÁU BARDO.

    3. Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nền Tảng: Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Lúc Sống
    An định
    Thiền Quán

    4. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Về Nhầm Lẫn:
    Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm
    Về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Giấc Mộng
    Hướng Dẫn Về Thân Huyễn
    Các Hướng Dẫn Ban Đêm Về Giấc Mộng và Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Nhầm Lẫn

    5. Giải Thoát Tự Nhiên Của Sự Nhận Biết:
    Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm
    Về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Thiền Quán Ổn Định
    Thiền Định Đối Trọng của Ba Bậc Không Gian
    Sự Tự-Giải Thoát của Mọi Thứ Xuất Hiện Sau Thiền Định

    6. Giải Thoát Tự Nhiên của Sự Quan Tâm Về Chuyển Di:
    Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Cận Tử
    Rèn Luyện
    Áp Dụng

    7. Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Cái Thấy:
    Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm
    Về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Tự Thân Thực Tại
    Đánh Vào Các Điểm Then Chốt của Thân, Khẩu và Ý
    Sự Bừng Sáng Của Nhận Thức Trực Tiếp Trên Chính Mình
    Trong Việc Phụ Thuộc Vào Các Điểm Then Chốt
    Con Đường Trong Đó Bốn Cái Thấy Xuất Hiện
    Tùy Theo Thực Hành Như Vậy
    Lời Khuyên Kết Thúc

    8. Giải Thoát Tự Nhiên của Sự Trở Thành:
    Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm
    Về Tiến Trình Chuyển Tiếp của Sự Trở Thành
    Đóng Lại Lối Vào Tử Cung Như Một Hiện Thân Thiêng Liêng
    Đóng Lại Lối Vào Tử Cung Nhờ Quán Tưởng
    Vị Thầy Tâm Linh Của Bạn Với Phối Ngẫu
    Đóng Lại Lối Vào Tử Cung Với Thực Hành Của Bốn Cực Lạc
    Con Đường Giải Thoát Đóng Lại Lối Vào Tử Cung
    Với Sự Giải Độc Của Việc Từ Bỏ Như Thế Nào
    Đóng Lại Lối Vào Tử Cung Với Thanh Tịnh Quang
    Đóng Lại Lối Vào Tử Cung Với Thân Huyễn

    PHẦN BA: CÁC BÀI NGUYỆN HỖ TRỢ.

    9. Ba Bài Nguyện Liên Quan Đến Tiến Trình Chuyển Tiếp
    Bài Nguyện Khẩn Cầu
    Sự Giải Thoát Tự Nhiên của Mọi Thành Tựu:
    Một Bài Nguyện Liên Quan Đến Tiến Trình Chuyển Tiếp
    Bài Nguyện Kêu Cầu Giúp Đỡ Đến Chư Phật Và Bồ Tát

    10. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Rộng Mở Bao La của Ba Hiện Thân:
    Một Bài Nguyện Về Giải Thoát Tự Nhiên
    Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ

    11. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Ba Độc Không Cần Loại Bỏ Chúng:
    Một Bài Nguyện Guru Yoga Đến Ba Hiện Thân

    Lời Cuối Sách

    Chú Thích

    Bản Chú Giải Thuật Ngữ
    Om Mani Padme Hum !

  2. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (10-18-2020)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Giải thoát trong lòng tay
      Gửi bởi hoangtri trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 369
      Bài cuối: 10-16-2020, 08:26 AM
    2. Bảy Kỳ Quan Thế Giới Của Phật Giáo
      Gửi bởi caydendau trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-27-2020, 07:46 AM
    3. Phật nói kinh Duyên mệnh Địa tạng Bồ tát
      Gửi bởi uubatac trong mục Giáo lý Nhất Thừa
      Trả lời: 1
      Bài cuối: 05-18-2020, 08:59 AM
    4. Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng
      Gửi bởi Tuấn Kiệt trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 05-15-2020, 08:59 AM
    5. Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
      Gửi bởi hoangtri trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 59
      Bài cuối: 07-22-2019, 09:08 AM
  4. #2
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    Lời Nói Đầu Của Dịch Giả
    __________________________________________________ ______________________________________


    Lời Nói Đầu Của Dịch Giả


    Quyển sách này bao hàm một bản dịch và luận giảng về bản văn của vị thầy vĩ đại Padmasambhava của Phật giáo Ấn Độ, có tiêu đề Giáo Pháp Thâm Sâu Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ: Giai Đoạn Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Sáu Bardo. [1] Có thể đoán sách được soạn thảo khoảng cuối thế kỷ thứ VIII. Bản văn này được Đức Padmasambhava đọc cho vị phối ngẫu Tây Tạng Yeshe Tsogyal của Ngài. Truyền thống Tây Tạng xem Đức Padmasambhava là một hiện thân của Phật A Di Đà, Đức Phật Vô Lượng Quang, và nhắc đến Ngài như Guru Rinpoche, hay Vị Thầy Tâm Linh Thông Tuệ Quý Báu. Tên Ngài, Padmasambhava, có nghĩa “Liên Hoa Sanh” cho thấy sự hóa sanh kỳ diệu của Ngài trong một hoa sen giữa hồ ở vùng Oddiyana. Được Vua xứ Oddiyana nhận làm con nuôi, Padmasambhava đã cống hiến cuộc đời Ngài cho sự học và thực hành mật tông, Phật giáo Kim Cương Thừa.

    Vào thế kỷ thứ tám, Vua Trisong Detsen mời Ngài Padmasambhava đến Tây Tạng để giúp đỡ Tu Viện Trưởng Santaraksita của Ấn Độ trong việc xây dựng tu viện lâu dài đầu tiên ở xứ sở đó. Ở Tây Tạng, Pamasambhava đã tự Ngài cống hiến để hàng phục nhiều thế lực xấu ác ngăn cản sự học tập và thực hành Phật giáo ở đó, và đã ban rất nhiều giáo lý cho các đệ tử của Ngài, trong số đó có hai mươi lăm người nổi tiếng, tinh thông và thành tựu xứng đáng với chính họ. Truyền thống nói rằng khi công việc của Ngài ở Tây Tạng đã hoàn tất, Padmasambhava khởi hành đến hướng tây trong thân ánh sáng thanh tịnh tới cõi Phật được biết như Núi Huy Hoàng Màu Đồng, Ngài trụ ở đó cho đến ngày nay. . [2]

    Đức Padmasambhava đã chôn dấu nhiều giáo lý của Ngài trong cách “vỏ bọc-thời gian của tâm linh” được biết như “các kho báu” (gter ma; phát âm là terma) để được phát hiện dần dần qua nhiều thế kỷ khi nền văn minh của nhân loại sẵn sàng tiếp nhận. Sự phát hiện chậm trễ các giáo lý này diễn ra song song với cách học thuyết Đại Thừa cuối cùng được phát hiện cho việc công truyền trong vài thế kỷ sau khi Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni viên tịch, và nhiều tantra của Phật giáo được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ trong những thế kỷ cũng theo cách đó. Một số giáo lý chôn dấu của Padmasambhava – được biết như các kho tàng đất (sa gter) được viết ra và chôn dấu dưới đất, trong các hang động, hoặc thậm chí ở trong những tảng đá lớn. Các giáo lý khác – được biết như kho tàng tâm (dgongs gter) – là sự huyền nhiệm bí mật trong dòng tâm thức các đệ tử của Ngài, chờ đợi tâm thức của các đệ tử phát hiện trong những kiếp sau đó. Trong những thế kỷ sau khi Ngài khởi hành đến Núi Huy Hoàng màu Đồng, rất nhiều các bậc “khai mật tạng” (gter ston; phát âm terton) là những người thường được xem là hóa thân của Đức Padmasambhava hoặc các đệ tử chính của Ngài, đã phát hiện một số lớn các kho tàng này và sau đó truyền bá những giáo lý này. . [3]

    Lời kết thúc “Samaya. Đã Niêm, đã niêm, đã niêm” vào cuối mỗi chương của bản văn này là độc nhất cho các bản văn của kho tàng chôn dấu, hay terma. Chữ samaya trong bản văn chỉ ra rằng người sử dụng bản văn này phải nhớ lại samaya của họ, hoăïc các nguyện tantric. Chữ “đã niêm, đã niêm, đã niêm” là một cảnh báo rằng nếu người nào đó không phải là một khai mật tạng, tình cờ gặp được các bản văn này trong khi chúng vẫn phải được chôn dấu, thì họ phải để nguyên bản văn. Những lời này cũng cảnh báo vị khai mật tạng có ý định phát hiện bản văn chỉ nên phát hiện vào thời điểm thích hợp. Cuối cùng, với người đọc bản văn thì những lời này cảnh báo không nên cho người không có lòng tin hoặc những người mà samaya của họ bị suy đồi được thấy bản văn.

    Một trong các vị Khai Mật tạng nổi tiếng nhất ở Tây Tạng là Karma Lingpa, Ngài sống trong thế kỷ thứ mười bốn và được xem là một Hóa thân của chính Đức Padmasambhava. Ngài là người đã phát hiện Luận thư hiện nay – một ví dụ Kinh điển của Kho tàng đất (terma đất) – trong một hang động ở Núi Gampo Dar, trung tâm Tây Tạng. Đề cập đến sáu tiến trình chuyển tiếp, hay bardo, bản văn này nhanh chóng trở thành một Luận thư quan trọng của nghi lễ Nyingma của Phật giáo Tây Tạng; hiểu theo cách thông thường, Luận thư đã được giảng dạy và thực hành rộng rãi bởi người Tây Tạng suốt từ thời gian đó, nhưng chỉ hoàn toàn dành cho người đã nhập môn vào chu trình giáo lý của Phật giáo Kim Cương Thừa. Luận thư này cũng có thể được xem là quyển sách đồng hành với quyển Tạng Thư Sống Chết.[4] nổi tiếng, vì cả hai đều được bao gồm trong cùng chu trình phát hiện kho tàng bởi Ngài Karma Lingpa. Tạng Thư Sống Chết chủ yếu quan tâm đến tiến trình cận tử và trạng thái trung gian sau đó, hay bardo.[5] , trước sự tái sanh kế tiếp của con người. Tác phẩm hiện nay có phạm vi sâu rộng hơn nhiều, cung cấp các hướng dẫn gắn liền với thiền định thực tế cho tất cả sáu tiến trình chuyển tiếp, hay Bardo, cụ thể là về cuộc sống, giấc mộng, thiền định, cận tử, trạng thái trung gian sau khi chết, và tái sanh.


    Om Mani Padme Hum !

  5. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (10-18-2020)

  6. #3
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    Lời Nói Đầu Của Dịch Giả
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bản văn kho tàng này có thể sử dụng cho mọi người ở phương Tây, trong đầu những tháng năm 1995, khi Ngài Gyatrul Rinpoche Tôn Quý, một Lama thâm niên của dòng truyền Payul của nội quy Nyingma, đã giảng dạy nó rộng rãi cho một nhóm bao gồm cả hai Phật giáo và không Phật giáo tại trung tâm Phật giáo Orgyen Dorje Den ở San Francisco, California. Sinh ra trong vùng Gyalrong ở phía Đông Tây Tạng năm 1925, Gyatrul Rinpoche đã được nhận ra từ thời niên thiếu bởi Ngài Jamyang Khyentse Lodro Thaye như một hóa thân của Sampa Kunkyab, một thiền giả của dòng truyền Pagyul, người đã dùng cuộc đời trong nhập thất và sau đó ban quán đảnh, trao truyền từ hang động nhập thất của Ngài cho rất nhiều đệ tử. Sau khi được đem đến Tu Viện Pagyul Domang, ngôi nhà của lần tái sanh trước của Ngài, thiếu niên Gyatrul được dạy dỗ bởi Ngài giám hộ Sangye Gon. Trong sự rèn luyện tâm linh sâu rộng, Ngài nhận được hướng dẫn cá nhân về nhiều luận thư của Đạo Phật, bao gồm luận thư hiện tại này, bởi đông đảo vị thầy nổi tiếng của nghi lễ Nyingma, bao gồm các Ngài Tulku Natsok Rangdrol, Payul Chogtrul Rinpoche, Apkong Khenpo, và His Holliness Dudjom Rinpoche. Ở Tây Tạng Ngài nhận được trao truyền và hướng dẫn miệng về luận thư hiện tại này từ Lama lỗi lạc Norbu Tenzin.

    Sau khi đào thoát khỏi Tây Tạng vào Ấn Độ năm 1959, Gyatrul Rinpoche tiếp tục rèn luyện tâm linh của Ngài và phục vụ cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ trong nhiều cách cho đến năm 1972, khi His Holiness Dalai Lama gửi Ngài đến Canada để cống hiến sự hướng dẫn tâm linh cho những người Tây Tạng định cư ở đó. Từ đó, Ngài đã giảng dạy rộng rãi khắp Bắc Mỹ, xây dựng rất nhiều trung tâm Phật giáo ở Oregon, California, New Mexico, và Mexico. Hiện nay, Ngài di chuyển đi và về giữa trung tâm chính của Ngài, Tashi Choeling, gần Ashland, Oregon và nhà của Ngài ở Cảng Half Moon, California.

    Khi Gyatrul Rinpoche dạy bản văn này năm 1995, Ngài đã mời tất cả mọi người có niềm tin vào giáo lý này – dù họ có quán đảnh tantric hoặc chỉ là Phật tử – để lắng nghe và áp dụng vào thực hành. Trong số các tập thể đệ tử có một số người bị đau khổ vì bệnh tật khủng hoảng, bao gồm bệnh AIDS đã làm cho giáo lý về tiến trình cận tử được thấm thía hơn cho tất cả người nghe. Ngài cũng mời tất cả những ai đã đọc sách này với niềm tin tham gia trong thực hành đã mô tả ở đây vì lợi ích của chính họ và tất cả chúng sanh.

    Thêm vào bản văn chính của Đức Padmasambhava, cùng với luận giảng miệng, biên tập và sao chép lại được ban bởi Ngài Gyatrul Rinpoche năm 1995, tác phẩm này cũng bao gồm bản dịch của các tác phẩm khác ngắn hơn kết hợp mật thiết với luận thư về sáu tiến trình chuyển tiếp. Để người đọc dễ dàng sử dụng các tác phẩm này, chúng được sắp xếp trong sách này thành ba phần riêng biệt. Phần 1 mô tả các thực hành chuẩn bị, được xem là cần thiết trong các thực hành được mô tả trong bản văn chính. Phần 2 gồm bản văn chính. Và Phần 3 gồm một số bài nguyện bổ sung. Tất cả ba phần cũng bao gồm một bản chép giáo lý miệng của Ngài Gyatrul Rinpoche.

    Sự giới thiệu, đề cập đến chủ đề động cơ bao gồm lời khuyên ban đầu và nhận xét được ban bởi Ngài Gyatrul Rinpoche trước khi bắt đầu giảng dạy năm 1995. Trong chương 1, Gyatrul Rinpoche dẫn giải về một đề tựa của bản văn, Các Thực Hành Chuẩn Bị Để Điều Phục Dòng Tâm Thức Chính Bạn: Một Phụ Lục Cho Sự Xuất Hiện Tự Nhiên Của Hiền Minh Và Phẫn Nộ Từ Giác Tánh Giác Ngộ: Các Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp. Bản văn này đã được soạn thảo bởi Ngài Choje Lingpa, đệ tử chính của Karma Lingpa, và được Guru Nyida Ozer viết ra. Mặc dù truyền thống Tây Tạng tính đến tác phẩm này như một phụ lục cho chu trình giảng dạy hiện nay, Ngài Gyatrul chọn việc giới thiệu nó trước tiên vì lợi ích của những người mới thực hành Phật giáo Kim Cương Thừa. Bản văn yêu cầu thiền định từng khía cạnh để điều phục dòng tâm thức lan man của họ như một điều kiện tiên quyết cần thiết để tham gia trong các thực hành gắn liền với sáu tiến trình chuyển tiếp. Các thiền định từng khía cạnh này liên quan đến sự đau khổ của luân hồi, sự khó khăn có được cuộc sống con người với sự nhàn rỗi và thuận lợi, và cái chết thì vô thường. Sự thực hành guru yoga, mantra 100 âm tịnh hóa của Phật Vajrasattva, và sự cúng dường Mandala cũng bao gồm trong tác phẩm này bởi Choje Lingpa, nhưng không được dịch ở đây, vì các thực hành này được bao gồm trong phần sau đây. .


    Om Mani Padme Hum !

  7. #4
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    Lời Nói Đầu Của Dịch Giả
    __________________________________________________ ______________________________________


    Chương 2 gồm bản văn liên quan khác gọi là sự giải thoát tự nhiên của bản tâm: Bốn Thời Yoga Của Hoạt Động Tâm Linh Của Mantra Bí Mật Kim Cương Thừa, do Choje Lingpa soạn thảo và được viết ra bởi Guru Suryacandra. Giống như tác phẩm trước, truyền thống bây giờ cũng bao gồm chu trình giảng dạy liên quan đến sáu tiến trình chuyển tiếp tương tự. Cái đầu tiên của bốn thời thảo luận ở đây bắt phải thiền định về thọ quy y bên ngoài, bên trong, và bí mật, phát triển tinh thần tỉnh thức của Đại Thừa, và trau dồi tứ vô lượng tâm. Thời thứ hai là một thiền định liên quan đến sự tụng niệm Mantra một trăm âm của Phật Vajrasattva. Trong thời thứ ba người ta tạo nghi lễ cúng dường Mandala, và thời thứ tư bao gồm một cầu nguyện đến dòng truyền của vị thầy tâm linh và một thiền định về tiếp nhận bốn quán đảnh. Nếu hành giả tham gia trong thiền định nhập thất về sáu tiến trình chuyển tiếp, tất cả thực hành trên có thể thực hiện trên nền tảng hàng ngày, cùng với các thực hành đã dạy trong tác phẩm chính này. Nếu hành giả kết hợp các cầu nguyện và thiền định này trong thực hành hàng ngày trong lúc đang sống một cách sống hoạt động trong thế gian, các tụng niệm thêm vào này có thể làm từng lúc khi muốn.

    Sau hai chương chuẩn bị này xuất phát từ Phần 2 của quyển sách, trình bày bản văn chính, Giáo Pháp Uyên Thâm Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ: Giai Đoạn Của Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Sáu Bardo, cùng với luận giảng của Ngài Gyatrul Rinpoche. Mỗi một trong sáu chương của bản văn chính được giới thiệu tách biệt, trong chương 3 qua 8 tập giới thiệu. Mỗi chương trong sáu chương này đề cập đến một trong sáu tiến trình chuyển tiếp, hay bardo, bắt đầu với tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống và phát triển qua tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, thiền định, cận tử, tự thân-thực tại, và trở thành. Mỗi chương cũng mô tả một khía cạnh khác nhau của giải thoát tự nhiên, chẳng hạn như sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn, xảy ra trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, và sự giải thoát tự nhiên của cái thấy, xảy ra trong tiến trình chuyển tiếp của tự thân-thực tại. Trong mỗi chương, bản văn đưa ra các hướng dẫn chi tiết để thực hành được thiết kế nhằm giúp hành giả chuyển hóa mỗi tiến trình chuyển tiếp thành một cơ hội thâm sâu cho giải thoát và giác ngộ.

    Phần 3 của sách này gồm một số bài nguyện bổ sung, tất cả được xem là một phần của chu trình kho tàng đi kèm với bản văn chính. Chương 9 có tiêu đề Ba bài nguyện liên quan đến các tiến trình chuyển tiếp,” gồm ba bài nguyện. Cái đầu tiên là một bài nguyện để nhớ lại các hướng dẫn thực tế của vị thầy tâm linh hành giả. Bài nguyện thứ hai có đề tựa “Sự giải thoát tự nhiên của mọi thành tựu. Tự thân bài nguyện này có hai phần: “Bài nguyện cho sự giải thoát qua con đường hẹp của tiến trình chuyển tiếp,” đòi hỏi sự khẩn cầu đến năm vị Phật và các phối ngẫu ban phước để chuyển hóa năm tâm thức độc hại thành năm loại trí tuệ nguyên sơ; và “Bài nguyện để bảo vệ khỏi sợ hãi trong tiến trình chuyển tiếp,” đặc biệt nhắm đến việc chuyển hóa tiến trình chuyển tiếp của cận tử để nó trở thành một đại lộ cho sự tỉnh thức tâm linh. Bài nguyện thứ ba trong chương này là “Bài nguyện kêu cầu được giúp đỡ đến chư Phật và bồ tát,” để kêu cầu chư Phật và bồ tát ban phước khi hành giả tại ngưỡng cửa của cái chết. Đức Padmasambhava là tác giả của ba bài nguyện này, cũng như chúng cũng thuộc về kho tàng được phát hiện bởi Karma Lingpa.

    Trong chương 10, người đọc sẽ thấy một bài nguyển khẩn cầu có tiêu đề, “Giải thoát tự nhiên của sự rộng mở bao la của ba hóa thân,” trong đó, hành giả khẩn cầu rất nhiều hiện thân của Đức Phật để ban phước cho sự phát triển tâm linh của hành giả trên con đường. Chương 11 gồm một bài nguyện có đề tựa “Sự giải thoát tự nhiên của ba độc mà không cần phản kháng chúng: một cầu nguyện guru yoga đến ba thân.” Bản văn này có mục đích giúp hành giả chuyển hóa ba tâm thức độc hại thành ba thân của Đức Phật. Cả hai bài nguyện này đều được bao gồm trong cùng chu trình giảng dạy như bản văn chính của chúng ta, nên tác giả vẫn là Đức Padmasambhava, và chúng được phát hiện bởi Karma Lingpa.

    Sự phiên dịch bản văn gốc được chuẩn bị trong cách sau: trước tiên Ngài Gyatrul Rinpoche xem xét kỹ lưỡng các bản văn này với tôi, từng dòng một, để giúp tôi phiên dịch chúng sang tiếng Anh. Sau đó, Ngài cung cấp một luận giảng miệng cho các luận thư này tại Orgyen Dorje Den, giải thích từ nguyên bản Tây Tạng, trong lúc tôi phiên dịch luận giảng miệng của Ngài và lột tả từ bản dịch phác thảo tiếng Anh của tôi. Sự giải thích và luận giảng thứ hai này làm cho bản dịch nguyên thủy của tôi được tinh tế hơn. Kay Henry, một đệ tử sùng mộ Ngài Gyatrul, đã tình nguyện nhận nhiệm vụ to lớn sao chép toàn bộ luận giảng miệng và kết hợp điều này với bản dịch đúng nguyên văn. Sau đó đến tôi biên soạn luận giảng miệng, và – cùng với John Dunne và Sara McClintock, các biên tập viên của chúng tôi tại Nhà Xuất Bản Trí Tuệ – để chuẩn bị toàn bộ tác phẩm trong hình thức hiện nay của nó. Tôi mong muốn biểu lộ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ngài Gyatrul Rinpoche đã dẫn dắt tôi trong việc phiên dịch bản văn này và luận giảng rõ ràng có thể sử dụng của Ngài và đến Kay Henry, John Dunne, và Sara McClintock, không có họ thì tác phẩm này không thể hoàn tất. Cầu mong mọi nỗ lực của chúng tôi được lợi ích!


    B. Alan Wallace
    Santa Barbara, California
    Mùa xuân năm 1997.

    Om Mani Padme Hum !

  8. #5
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________

    PHẦN MỘT

    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ

    LỜI MỞ ĐẦU: ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY

    Dường như hầu hết chúng ta đều đặt tâm mình lên việc đạt Phật quả và nghĩ, “Tôi đang trở thành một vị Phật.” Nhưng, điều đó là về cái gì? Tại sao bạn muốn trở thành một vị Phật? Có phải bạn bị thôi thúc bởi một động cơ yêu nước không? Hay nó là điều gì đó cho chính bạn? Nếu cho chính bạn, vậy việc trở thành một vị Phật theo cách nào thì lợi ích cho bạn? Chúng ta muốn trở thành Phật vì đang lang thang trong chu trình sinh tử này, trong samsara (luân hồi). Nhưng samsara là gì? Một số người nói, “Ồ, sống ở San Francisco thật là chậm chạp, lề mề.” Hoặc người ta nói, “Thế à, thậm chí sống ở Los Angeles còn tệ hơn.” Và người khác nói, “Thế đấy, càng tồi tệ hơn nếu sống ở New York.” Có phải điều này là nói về “lang thang trong samsara” hay không? Đi từ thành phố này đến thành phố khác? Không, điều đó không phải là vấn đề chính.

    Samsara, chu trình sinh tử này, ám chỉ sáu loại chúng sanh hiện hữu từ cõi Địa ngục suốt đến Deva, hay Thiên đường. Khi lang thang trong các cõi này, chúng ta là chủ thể cho sáu loại hiện hữu, mỗi thứ đều có dạng đau khổ đặc biệt. Nếu đạt Phật quả hay toàn giác, chúng ta đạt giải thoát khỏi tất cả cõi này. Nếu đạt được hạnh phúc tạm thời, chúng ta có được thân người hoặc chư Thiên. Còn về hạnh phúc vĩnh cửu hay tối thượng, đây là sự đạt được giác ngộ tự thân. Nhờ đạt được điều đó, chúng ta có được tự do đích thực. Hãy hỏi chính bạn, “Tôi có thật sự được giải thoát ngay bây giờ không?” tôi không có và tôi nghĩ rằng bạn cũng không có. Để đạt được tự do đích thực, chúng ta phải cố gắng giác ngộ.

    Giáo lý sau đây là một giảng dạy sâu rộng về mỗi một trong sáu tiến trình chuyển tiếp hay Bardo, xây dựng nên kinh nghiệm của chúng ta trong samsara. Giáo lý này đặt nền tảng trên bản văn nguyên thủy của Đức Padmasambhava được gọi là Giáo Pháp Thâm Sâu Của Giải Thoát Tự Nhiên Qua Sự Thiền Định Hiền Minh Và Phẫn Nộ. Thuật ngữ giải thoát tự nhiên cũng có thể dịch là tự-giải thoát, nó là điều gì đó xảy ra một cách tự động, tự phát, hay tự nhiên. Trong bản văn thâm sâu này, Đức Padmasambhava dạy chúng ta làm thế nào để đạt được loại giải thoát tự nhiên này trong sáu tiến trình chuyển tiếp mà nó tự cấu tạo trong samsara.

    Tuy nhiên, trước khi chúng ta có thể áp dụng các thực hành này, điều cần thiết là phải nhận ra sự đau khổ của samsara. Mỗi cõi sinh tử đều có dạng đau khổ đặc biệt cần được nhận ra. Sự đau khổ của Deva, hay cõi Thiên là sự lo lắng xảy ra trong trạng thái đề phòng cái chết. Vì, khi cái chết đến gần, chư Thiên là chủ thể chịu đau khổ to lớn do họ có thể thấy nơi sinh kế tiếp của họ, sẽ tái sanh vào cõi thấp hơn. Sự đau khổ của Asuras hay Bán Thiên là xung đột và gây hấn. Với cõi người, chúng ta là chủ thể đặc biệt chịu đau khổ của sinh, lão, bệnh, và tử. Với súc vật, đó là sự ngu đần và trì độn. Với Pretas, hay Tinh linh (Ngạ quỷ), đó là sự đau khổ của đói và khát. Cuối cùng với cư dân ở Địa ngục, đó là sự đau khổ của cực nóng và cực lạnh. Trong bối cảnh nhận ra các loại đau khổ khác nhau trong sinh tử, chúng ta cũng phải nhận ra rằng giờ đây ta có cuộc sống con người với nhàn rỗi và thuận lợi. Nói khác đi, có nghĩa giờ đây chúng ta có một thân người, mà cũng bao gồm sự kiện chúng ta đã gặp được một hay nhiều vị Thầy tâm linh của Đại Thừa có thể dẫn dắt chúng ta đến giác ngộ; và có được Giáo Pháp trình bày cho chúng ta con đường để đạt giác ngộ trong chính kiếp này.

    Nhận ra sự khó đạt được một cuộc sống con người với sự nhàn rỗi và thuận lợi, cũng như nhận ra ý nghĩa to lớn của cuộc sống con người như vậy, chúng ta cần theo đuổi ý định này khi thấy được sự ngắn ngủi của việc tái sanh làm người quý báu này mà hiện tại chúng ta có được. Khi nói về các loại đau khổ của sáu cõi hiện hữu mà chúng ta là chủ thể, chúng ta có thể hỏi: “Chúng ta kinh nghiệm những đau khổ như vậy trong kiếp người hay trong kiếp khác ở địa ngục, v.v.. ra sao? Tại sao chúng ta bị đau khổ trong cách này? Chúng ta có bị trừng phạt bởi người nào đó hay không? Nó có tương tự như sự tàn ác của chế độ Cộng Sản Trung Quốc chống lại Tây Tạng? Nó có giống như vậy không? Hoặc nó giống như chính quyền Hợp Chủng Quốc về mặt tàn ác chống lại người Mỹ Bản Xứ? Có phải như vậy không? Chúng ta có bị trừng phạt tương tự như cách của người Tây Tạng và người Mỹ Bản Xứ đang bị trừng phạt? Câu trả lời là, “Không, hoàn toàn không phải vậy.”


    Om Mani Padme Hum !

  9. #6
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________

    Chúng ta phải chịu đựng như thế nào? Chúng ta đau khổ qua sự tham gia trong hành động bất thiện. Đau khổ là kết quả tự nhiên của hành động bất thiện. Về mặt tương quan giữa việc làm và hậu quả của nó được gọi là luật nhân quả, kết quả của hành động bất thiện là đau khổ, và kết quả của đạo đức là hạnh phúc. Do vậy, chính chúng ta là người trừng phạt chính mình. Chính chúng ta phải chịu sự trừng phạt vì hành động của chúng ta. chúng ta đang kinh nghiệm kết quả tự nhiên của hành động mình. Không có tác nhân bên ngoài trừng phạt hay khen thưởng chúng ta. Tất cả các bạn nghĩ sao?

    Liên quan đến hoàn cảnh giữa người Tây Tạng và chế độ Cộng Sản Trung Quốc, người Tây Tạng trong những kiếp trước của họ nếu không vi phạm các hành động bất thiện nào đó, thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ mà chính quyền Trung Quốc bắt phải chịu. Không có bất thiện, thì không có đau khổ kế tiếp. Tương tự, với người Mỹ Bản Xứ, khi những người da trắng nhập cư bất hợp pháp đến từ nước Anh, Pháp, v.v.. tiếp quản và phạm mọi hành động hung bạo lên người Mỹ Bản Xứ ở đây, nếu những người Mỹ Bản Xứ này không phạm các hành vi bất thiện trong các kiếp trước của họ thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ áp đặt lên họ bởi những người nhập cư đến từ Châu Âu. Nếu bạn tin vào nghiệp, thì đó là vấn đề. Nếu không tin vào nghiệp, thì mọi thứ đều trôi qua.

    Về mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của nó, không có cái gì bị tiêu mất. Không hành động nào – lành mạnh hay không lành mạnh, đạo đức hay phi đạo đức – mà không có hậu quả của nó. Trong hoàn cảnh hiện tại, rất dễ suy nghĩ rằng chúng ta có thể tránh khỏi nhiều điều và hành động bất thiện của chúng ta là vô nghĩa vì chúng ta không bị kinh nghiệm những hậu quả của nó. Trong thực tế, đây là một sai lầm. Chẳng hạn, nếu người Mỹ Bản Xứ không gây tổn hại lên chúng sanh khác trong các kiếp trước, thì chính họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ. Điều này cũng tương tự cho người Tây Tạng. Tự thân toàn bộ chu trình sẽ kéo dài mãi mãi. Khi người Châu Âu da trắng xâm chiếm và gây ra đau khổ to lớn cho người Mỹ Bản Xứ, họ phạm những hành động hết sức bất thiện thì họ sẽ kinh nghiệm hậu quả trong những kiếp tương lai, thậm chí có thể ngay bây giờ. Trong cách này, chu trình hiện hữu là vĩnh cửu, và nó là lý do Đức Guru Rinpoche đã nói, “ Dù cái thấy của Ta bao la như hư không, khi bản chất của hành động và hậu quả của nó xảy đến, Ta rất tỉ mỉ kỹ tính giống như tinh bột của lúa mạch.” Nếu lơ là trong việc làm như vậy, thì chúng ta không phải Phật tử, hoặc ít nhất thì rất khó để vừa là Phật tử và vừa cư xử một cách tắc trách.

    Tôi được thỉnh cầu ban các giáo lý này. Khẩn cầu các giáo lý như vậy thật là tốt, và rất tốt cho bạn áp dụng giáo lý này vào thực hành. Nó rất tốt cho bạn để có được tri kiến về những lý thuyết và thực hành này, nhưng bạn cũng nên nhớ mục tiêu của tất cả điều này là gì. Mục đích của tri kiến là gì? Mục đích của thực hành là gì? Nếu thật sự thực hành đầy đủ trong cuộc đời bạn là tám mối quan tâm thế gian, thì trong thực tế bạn sẽ không trên con đường dẫn đến trí tuệ. [6] Nó sẽ không dẫn đến sự uyên bác hoặc trở thành một hành giả. Nếu trong thực tế, bạn chỉ thực hiện tám mối quan tâm thế gian, thì bạn không khác với các chính trị gia ở Mỹ và khắp thế giới. Họ cũng học hỏi rất nhiều. Họ rất thông minh, rất trí thức, và thực hành nhiều; nhưng những gì họ thực hành chỉ là tám mối quan tâm thế gian, và bạn trở nên không khác với họ. Trong việc học và thực hành tám mối quan tâm thế gian, chúng ta phải thực sự nhìn vào bên trong mình. Chúng ta phải tự biết mình và có được tri kiến này qua việc tự xem xét nội tâm. Về mặt lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định, chúng ta phải kiểm tra để chắc chắc thực hành của chính mình là trong sạch. Thật vô ích khi dùng ngón tay mình chỉ vào người khác và nói, “Ồ, hãy nhìn xem người đó bị đi lạc ra sao, và người này đang dính mắc vào tám mối quan tâm thế gian.” Không có quan điểm trong đó, và, dĩ nhiên, phản ứng chúng ta nhận được từ người này khi làm điều đó là, “Hãy để tôi yên” hoặc, “Hãy lo việc của bạn đi”. Để học điều này, chúng ta phải học về chính mình. Hãy để người khác một mình, đừng dính vào họ.

    Trong số các hành giả Tây Tạng của đạo Phật hay trong số các Phật tử trên khắp thế giới, có nhiều người mà trong thực tế lại dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian. Cho đến khi việc thực hành tâm linh chúng ta bị pha trộn và nhiễm độc bởi tám mối quan tâm thế gian, thì điều này giống như rót thuốc độc vào Trung Đạo. Để cho thực hành tâm linh chính mình bị pha trộn và nhiễm độc, tri thức chúng ta đạt được của Giáo Pháp trở thành lãng phí; và nỗ lực to lớn áp dụng trong thực hành Pháp cũng trở nên vô ích. Vì lý do này, hãy xem xét cẩn thận điều này. Hãy kiểm tra sự hiểu biết và thực hành của chính bạn để thấy rằng nó thoát khỏi tám mối quan tâm thế gian này.


    Om Mani Padme Hum !

  10. #7
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________

    ĐỘNG CƠ

    Bất cứ loại thực hành nào chúng ta dấn thân vào – nghe, suy nghĩ, hay thiền định – chúng ta cần động cơ đúng đắn. Loại động cơ gì? Nếu xem xét lại cuộc sống chúng ta từ lúc rất sớm, từ thuở thơ ấu đến nay, và xem lại hành động về thân, khẩu, và ý của mình, chúng ta có thể tự hỏi, “Làm những hành động như vậy có giá trị gì? Chúng có bất cứ lợi ích nào không?” Chúng có thể không lợi ích, hoặc có thể có một số lợi ích thế gian. Nhưng trong lúc sinh ra một phần nhỏ lợi ích thế gian, các hành động này chỉ thực sự làm chúng ta lang thang mãi mãi trong luân hồi. Tuy nhiên, về mặt hành động như nguyên nhân cho việc chúng ta thành tựu hai thân Phật [7] – Rupakaya (Sắc Thân) vì lợi ích của người khác, và Dharmakaya (Pháp Thân) cho lợi ích chính chúng ta – dường như rất có khả năng rằng các hoạt động này cho đến giờ vẫn chẳng làm được gì.

    Tại sao điều này có ý nghĩa? Vì tất cả chúng ta dù muốn hay không, đều phải chết, đây là định mạng của chúng ta; và trên hết là chúng ta chẳng kiểm soát được. Chúng ta không thể kiểm soát được mình sẽ chết ra sao. Tôi hoàn toàn cam đoan rằng tôi cũng không có được sự kiểm soát như vậy. Tôi không kiểm soát được vào lúc chết, và tôi nghi ngờ về việc bạn sẽ có khả năng kiểm soát. Tôi đưa ra kết luận này dựa trên cơ sở gì? Hãy nhìn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Về việc mà chúng ta có bất cứ sự kiểm soát nào trên ba độc; bám luyến, thù hận, và ảo tưởng hay không? Có phải ba độc này thống trị hành động của chúng ta từ ngày này sang ngày khác? Thậm chí nếu chúng ta có một số kiểm soát trên tâm thức và hoạt động của mình vào ban ngày, thì vào ban đêm chúng ta có kiểm soát gì trong trạng thái mộng? Chúng ta thực sự hoàn toàn có bất cứ sự kiểm soát nào không? Nếu không kiểm soát được vào ban ngày và ban đêm, thì trên nền tảng gì chúng ta có thể tưởng tượng rằng mình có một số kiểm soát khi cuộc sống này kết thúc và lúc chúng ta lang thang trong trạng thái Bardo? Điều này là đúng cho tất cả chúng ta. Chúng ta đều không có kiểm soát như nhau. Chúng ta không có bất kỳ loại tự quản nào trên cuộc sống mình, và có nhiều minh họa về điều này mà chúng ta có thể thấy chung quanh mình trong xã hội con người. Chẳng hạn, người ta vẫn hút thuốc lá dù biết rằng nó dẫn đến ung thư phổi cũng như rất nhiều dạng bệnh tật khác. Bạn bè và người thân của họ có thể van nài, “Xin hãy ngưng hút thuốc, chúng tôi muốn bạn sống lâu,” và thậm chí có thể họ muốn ngừng, nhưng họ vẫn không kiểm soát được. Trong cách tương tự, chúng ta có thể bị nghiện rượu, và người ta nói, “Ồ, xin hãy ngưng uống. Nó rất hại.” Có thể ta cũng muốn ngưng, nhưng không có năng lực quyết tâm và cũng không có sự kiểm soát.

    Nói gần hơn một chút về Giáo Pháp, chúng ta thấy rằng nhiều người nói, “Ồ, tôi đang thực hành Pháp.” Tuy nhiên khi đi thẳng vào cụ thể, chúng ta không thực hành Pháp. Chúng ta chỉ nói về thực hành Pháp khi hoàn cảnh tương lai thích hợp hơn, mà trong khi chờ đợi, chúng ta hết sức bận rộn. Tôi không buộc tội bạn, tôi cảm thấy bản thân tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự. Ngoài điều này, tôi có những học trò mà tôi đã nghe khoảng hơn hai mươi năm trước, họ nói, “Vậy thì, điều trước hết là tôi đạt được hoàn cảnh tài chính vững chắc. Tôi kiếm tiền và rồi tôi có thể làm các việc khác.” Nhiều thập niên đã trôi qua, và tôi nhìn lại những người đó. Nhìn chung họ đều trong hoàn cảnh như trước. Họ không đạt được vững chắc về tài chính mà họ tìm kiếm. Những gì họ làm trong lúc chờ đợi là tích lũy nhiều việc làm bất thiện.

    Các chủ đề này xứng đáng cho chúng ta xem xét kỹ lưỡng. Ta nên nghe và suy nghĩ về chúng. Trong lúc biết điều này và có được một số hiểu biết về sự phân biệt giữa thiện và bất thiện, nếu chúng ta dấn thân vào điều bất thiện – biết rằng nó sẽ có hại cho chính bạn và người khác – điều này giống như nhận ra rằng bạn có một ly thuốc độc mà vẫn uống nó. Tình hình đúng như vậy. Đó là, từ lúc này đến lúc khác khi chúng ta dấn thân vào các hoạt động bị ba độc hay năm độc[8] thống trị, thì những hoạt động này dẫn dắt đến chu trình sinh tử bất diệt của chính chúng ta.

    Các vị Thầy tâm linh vĩ đại của quá khứ đã ra đi. Sự vô thường đã mang lại tổn thất của nó và các Ngài đã viên tịch. Tương tự, vua chúa, kẻ giàu và người nghèo, người đẹp và xấu, tất cả đều phải chết. Tất cả họ đều là chủ thể của thực tại vô thường và cái chết này. Đưa ra thực tại của hiện hữu con người này, ai có thể bảo đảm rằng chúng ta không phải đối mặt với cái chết? Ai có thể bảo đảm cứu chúng ta thoát khỏi hậu quả của hành động mình? Ai có thể bảo đảm cứu chúng ta thoát khỏi thực tại của vô thường? Không một ai có thể cho các bảo đảm này, chẳng phải con người hoặc chư Thiên.


    Om Mani Padme Hum !

  11. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    hoatihon (10-25-2020)

  12. #8
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________

    Vì những lý do này, đó là sự cần thiết cho việc thực hành Giáo Pháp thật sự, và thời gian thực hiện là ngay bây giờ. Đừng để chậm trễ, đừng bào chữa. Nếu bị thua vì chần chừ, chúng ta là người bị mất mát. Không phải là vị thầy tâm linh chúng ta. Không phải đạo Phật. Không phải trung tâm Pháp. Không phải bất cứ gì khác. Chúng ta là người bị mất mát nếu chần chừ theo cách đó. Nhân tiện, điều quan trọng là nhận ra rằng cách lắng nghe Giáo Pháp khác với việc tham dự các loại giáo lý khác. Ví dụ, trong trường trung học hay đại học, người ta đòi hỏi một phương thức khác. Cái gì thích hợp cho cái khác này, bối cảnh thế tục không thích hợp ở đây. Trong bối cảnh thỉnh cầu và lắng nghe Giáo Pháp, điều quan trọng là hãy để tâm bạn chậm lại. Hãy để tâm bạn ngơi nghỉ và tham dự giáo lý với sự quan tâm, với sự tự xem xét.

    Trở lại với chủ đề động cơ, tôi đã nói rằng tất cả chúng ta đều được chào đón để lắng nghe và học tập các giáo lý này nếu các bạn có động cơ lành mạnh. Thậm chí cả những người chưa quy y nơi Phật, Pháp, và Tăng cũng được chào đón học hỏi giáo lý này nếu muốn áp dụng vào thực hành. Tôi tôn trọng những người này, và tôi tôn trọng những người thọ và gìn giữ nguyện quy y. Tôi tôn trọng cả hai. Nếu có những người khác, vì tò mò hay nhàn rỗi, tự hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra?” tôi không tôn trọng thái độ này, và những người đó không được chào đón để học hỏi giáo lý này, dù gián tiếp hay trực tiếp. Hãy làm những việc khác, đây không phải công việc của bạn. Với những người có động cơ tốt, tôi tin bạn muốn học hỏi Giáo Pháp và cũng muốn áp dụng nó vào thực hành, nên tôi cũng rất vui được giúp đỡ cho bạn. Tôi rất vui với việc trả lời cho những khao khát và quan tâm của bạn. Trong thực tế, điều này cũng giúp cho tôi. Khi tôi đối diện với cái chết, giáo lý này cũng là điều lợi ích cho tôi.

    Có một số động cơ đúng. Bạn có thể có rất nhiều động cơ cao quý, rộng rãi như trong Mahayana. Điều này rất tốt. Tuy nhiên, ngay cả nếu bạn chỉ nỗ lực để giải thoát chính bạn khỏi đau khổ, thì điều này cũng đủ. Song, bạn nên đi vượt lên động cơ đầy đủ đó. Động cơ bây giờ nên phát triển là mong ước toàn giác cho chính bạn và lợi ích người khác. Với động cơ đó, hãy học các giáo lý này và áp dụng vào thực hành thiền định. Nói chung, có ba loại động cơ: lành mạnh, không lành mạnh, và trung lập. Trong số ba cái này, chúng ta bắt buộc phải phát sinh động cơ đạo đức. Đó là điều quan trọng để chúng ta không rơi vào thói quen cũ.

    Ở phương Tây, từ lúc nhỏ, nhiều người trong chúng ta được dạy phải tốt như thế nào; và chúng ta đề cao mọi loại sự việc. Khi học xong, chúng ta được đề cao về mọi khía cạnh của tình huống, và kết thúc với sự trưởng thành hư hỏng. Khi chúng ta già, thân thể bắt đầu suy yếu, và những gì trông tốt đẹp bắt đầu tàn lụi. Vào lúc đó, nhiều người chúng ta có thể bị một ít kích động về việc mất những gì mà người ta đề cao trong một thời gian dài, và chúng ta áp dụng rất nhiều nỗ lực để duy trì những tính chất tốt đẹp bên ngoài. Trong quá trình, chúng ta có khuynh hướng dính mắc vào tất cả ba độc của tâm: tham, sân, và si. Chúng ta có thể áp dụng mọi loại phương tiện để cố chống lại thân thể bị hư hoại dần dần. Thậm chí một số có thể tính toán đến việc phẫu thuật tạo hình, tất cả điều này chỉ để duy trì vẻ đẹp thân thể. Bất luận thế nào, mọi nỗ lực mà chúng ta áp dụng đều biểu lộ tự-bám chấp, đó là nền tảng của vô minh, và hành động được thúc đẩy bởi sự tự-bám chấp như vậy không thích hợp cho giáo lý này.

    Thông thường, khi người phương Tây tiếp nhận giáo lý, họ rất hăng hái ghi chú hoặc ghi âm buổi giảng dạy, để có thể lưu trữ khi về nhà họ. Sau đó đem chia sẻ với người khác; họ sẽ kể với bạn bè về buổi giảng, và sau khi làm như vậy, họ hoàn toàn vứt bỏ, để giáo lý trong các ghi chú và băng từ trong phòng tắm cùng với những cuộn giấy vệ sinh. Điều này là vô ích, thay vì dẫn đến giải thoát và giác ngộ, vốn là mục đích chân thực của giáo lý, kiểu thiếu tôn kính này chỉ dẫn đến việc tái sanh vào cõi thấp. Bạn có thể chia sẻ giáo lý này với người có mong ước tha thiết áp dụng chúng vào thực hành, tối thiểu cũng vì lợi ích cho chính bản thân họ, và cao quý nhất là cho lợi ích của tất cả chúng sanh. Bạn không nên chia sẻ với người không tôn kính giáo lý hoặc không tin tưởng. Nếu bạn dạy những người này, sẽ dẫn đến việc bị tái sanh vào cõi đau khổ.

    Hãy tôn kính giáo lý này, đây là điều tôi yêu cầu bạn, nếu không muốn chú ý đến tôi, thì đó là việc của bạn. Ngoài ra, bạn phải chia sẻ giáo lý một cách cẩn thận. Về mặt động cơ, một điểm khác bạn nên suy xét là vô số chúng sanh khắp không gian đều mong muốn hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ như bạn. Khao khát nhận được giáo lý này về sáu tiến trình chuyển tiếp và áp dụng chúng vào thực hành để tất cả chúng sanh khắp hư không có thể đạt được giải thoát và toàn giác.

    Để học cách lắng nghe Giáo Pháp đúng đắn, Tôi đề nghị bạn nên đọc chương đầu tiên quyển Lời Vàng của Thầy Tôi. Đặc biệt với những người có phần mới với Phật giáo Tây Tạng. Hãy đọc sách này và trở nên quen thuộc với nó. Ngày nay, đó là sự quan tâm đáng kể trong việc học tập Atiyoga, đó là giáo lý và thực hành tuyệt đỉnh của chín yana trong Phật giáo. Nếu bạn khao khát tiếp nhận giáo lý rất thâm sâu và cao cấp này, việc không hiểu được cách lắng nghe Pháp đúng đắn như thế nào là điều đáng hổ thẹn. Nó là việc cư xử của Giáo Pháp. Để minh họa điều này, His Holiness Dudjom Rinpoche có lần đã kể một câu chuyện về một nhà sư già đi hành cước và cần một nơi để trọ. Ông đến nhà một phụ nữ lớn tuổi và yêu cầu được trọ một đêm, đây là một phong tục phổ thông ở Tây Tạng. Bà sắp đặt cho ông nghỉ qua đêm và phục vụ một ít trà đen. Tuy nhiên trà mà bà đưa cho ông chẳng có muối cũng không có bơ, là hai thứ mà người Tây Tạng thường cho vào trà, nên không đúng hương vị trà thực sự của Tây Tạng. Vị sư già nếm trà, và rất khó chịu và nói, “Trà này chẳng hề có chút muối nào, huống hồ là bơ! Nên ném nó ra ngoài!” và ông ta quăng chén trà qua cửa sổ. Bà lão thấy ông phản ứng, bà nói, “Ồ, nhà sư tôn quý, xét về phép xã giao và phản ứng của ông, dường như cách cư xử của ông thậm chí chẳng có mùi vị của mười sáu phép xã giao của thế gian, huống hồ là Giáo Pháp. Vậy, tôi cũng ném ông ra ngoài!” Có những cách lắng nghe giáo lý đúng đắn, và đây là việc cư xử của Giáo Pháp.

    Trẻ em chắc chắn cũng được chào đón để lắng nghe và học tập giáo lý. Chúng có được lợi ích về tiếp nhận giáo lý ngay cả nếu chúng chưa có thể thực sự áp dụng vào thực hành ngay bây giờ. Cũng tương tự như khi trẻ em tham dự nhận lễ quán đảnh tantric. Chúng được ban phước của sự nhập môn ngay cả nếu chúng chưa thục sự tiếp nhận hoặc có trách nhiệm về samaya (giới nguyện). Samaya cho trẻ em không bị hư hoại cũng không phải giữ gìn. Tôi yêu thích trẻ em. Nên là một trường hợp tách biệt cho chúng. Hoàn cảnh của chúng là khác biệt, và chúng không có bám luyến sâu rộng như biển. Chúng không có kiêu mạn như núi lửa. Là người lớn, chúng ta phải có trách nhiệm nhiều hơn.


    Om Mani Padme Hum !

  13. #9
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________


    1

    Các Thực Hành Chuẩn Bị Cho Việc Hàng Phục
    Dòng Tâm Thức Chính Bạn

    Bây giờ chúng ta đến các thực hành chuẩn bị, đó là cốt lõi thật sự của thực hành Pháp. Đây không phải là thời gian để đi tắt. Chúng ta đã đi tắt từ thời luân hồi vô thủy, và điều này dẫn đến sự hiện hữu kéo dài mãi mãi trong sinh tử của chính chúng ta. nếu chúng ta đi tắt trong hiện tại như đã từng đi trong quá khứ, thì trong tương lai chúng ta chỉ tiếp tục lang thang trong sinh tử. Do vậy, lắng nghe, học tập kỹ lưỡng và áp dụng giáo lý vào thực hành là rất quan trọng. Nếu không làm như thế mà nghĩ rằng bạn có thể giảng dạy giáo lý này cho người khác, thì thật hổ thẹn. Bạn đã phá sản. Tất cả giáo lý này đều là giáo lý Atiyoga, và không nên đối xử hời hợt hoặc thiếu trang trọng theo kiểu đó. Với những ai đang dự định lướt qua sáu tiến trình chuyển tiếp, nếu bỏ qua thực hành chuẩn bị thì bạn thật sự tạo sai lầm và làm mất toàn bộ điểm quan trọng.

    Sự giới thiệu này liên quan đến các thực hành chuẩn bị để hàng phục dòng tâm thức bạn, và điều này bắt đầu bằng một cầu nguyện.

    Những Thực Hành Chuẩn Bị Để Điều Phục Dòng Tâm Thức Bạn.

    Với niềm tin và sùng kính, con thầm đảnh lễ
    Đến Pháp Thân Phật nguyên thủy Phổ Hiền,
    Báo Thân, chư Bổn Tôn quang vinh hiền minh và phẫn nộ,
    Và đến Hoá Thân, Đức Liên Hoa Sanh.


    Trước tiên, mục đích của tiêu đề hay tên của bản văn là gì? Có rất nhiều lý do. Trước hết, chỉ nhìn đề tựa của bản văn, một người thông thạo Giáo Pháp sẽ có một ý thức rất rõ về những gì bản văn nói từ đầu đến cuối. Đề tựa giúp người ta xếp đặt bản văn nằm trong số ba yana và nhận ra là loại giáo lý gì.

    Lấy một ví dụ tương tự, điều này giống như bạn có một loại thuốc được dán nhãn tên hiệu, thành phần, và lợi ích. Đó là mục đích của tiêu đề bản văn cho người am tường. Với người không học nhiều, tiêu đề của bản văn tối thiểu cũng cho họ một số ý niệm rằng nó có thể là một bản văn Đại Thừa. Họ sẽ có một số ý niệm về nội dung bản văn, dù họ sẽ không hoàn toàn nắm được văn cảnh và ý nghĩa của nó. Thứ ba là, khi có tiêu đề của bản văn, tối thiểu bạn sẽ biết tìm kiếm nó như thế nào.

    Theo sau đề tựa là một kính lễ bốn dòng. Kính lễ để làm gì? Rõ ràng, có nhiều loại kính lễ: có thể là kính lễ đến guru (đạo sư), đến Bổn Tôn đã chọn, và nhiều vị khác. Mục đích của điều này là gì? Có rất nhiều lý do bao gồm sự kính lễ ở đầu bản văn. Một là bằng việc bày tỏ sự tôn kính, tác giả đang xin phép các bậc giác ngộ để soạn thảo tác phẩm sau đây. Nó cũng bao gồm sự kêu cầu một ban phước từ các bậc giác ngộ, và nhất là tác phẩm được bàn bạc có thể đạt thành tựu cao nhất và được hoàn tất. Nó cũng được dùng để cầu nguyện rằng giáo lý sắp soạn thảo có thể lợi ích cho chúng sanh và cho sự bảo tồn Giáo Pháp.

    Kế tiếp, điều mà truyền thống chúng ta gọi là “cam kết để soạn thảo bản văn”, qua đó tác giả lập một cam kết để ban giáo lý này. Một lần nữa, lý do nào mà tác giả lập cam kết soạn thảo bản văn này? Nếu đây là một tác giả có tinh thần thế gian, hiện đại, thì sự soạn thảo có thể được làm vì mục đích lợi nhuận. Điều này không phải là trường hợp của các bậc vĩ đại đã soạn thảo bản văn như vậy. Ngoài ra, động lực của các Ngài là điều mà họ muốn soạn thảo bản văn đều vì lợi ích của chúng sanh và lợi ích của Giáo Pháp. Cũng giống như trường hợp chọn Bổn Tôn: bạn chọn Bổn Tôn của mình; và, với sự lựa chọn đó cũng có sự cam kết để thực tế hóa vị Bổn Tôn đó. Trong tiến trình này, khi lập cam kết, chẳng hạn như bạn có thể tự phát sinh như Đức Văn Thù. Sau đó, bạn đem Ngài vào hành động. Đó là một lộ trình. Một lộ trình khác là bạn đơn giản chỉ khẩn cầu sự ban phước của Đức Văn Thù có thể đi vào bạn để bạn có thể đem tác phẩm này đến tột đỉnh của nó. Mục đích chủ yếu khác cho sự cam kết ban đầu là để tác phẩm có thể đưa đến tột đỉnh, để nó có thể được làm tốt, và nó có thể làm tốt vì lợi ích của người khác. Do vậy, chúng ta thấy rằng tất cả mấu chốt này đều nằm trên động cơ của các vị, và sự quan trọng của nó đúng ngay từ lúc khởi đầu. Giống như chúng ta thường tụng niệm “vì lợi ích của tất cả chúng sanh khắp hư không” và sau đó đem vào bất cứ thực hành nào, như đã làm trong thực hành hàng ngày của chúng ta, thì đây là trường hợp trong việc soạn thảo một bản văn. Động cơ là sự khởi đầu hết sức quan trọng.

    Tùy theo năng lực cầu nguyện, những hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm về các tiến trình chuyển tiếp
    Được hiển lộ vì lợi ích của những đệ tử đang rèn luyện dòng tâm thức họ.
    Trong đây, đó là những thực hành chuẩn bị, thực hành chính và kết thúc;
    Và các hướng dẫn tiệm tiến ở đây trong thực hành chuẩn bị
    Sẽ được trình bày rõ ràng cho những người kém thông minh,
    Với sự giới thiệu và thực hành tùy theo truyền thống của vị Guru.

    Ở đây, tác giả nói rằng điều này không chỉ do sự tạo tác chính Ngài. Mà nó phù hợp với truyền thống của vị Guru; và ngụ ý rằng sẽ quay về với Đức Vajradhara (Kim Cương Trì), Đức Phật nguyên thủy.

    Có nhiều ý nghĩa trong câu đơn giản, “trình bày rõ ràng”. Với một số bản văn, bạn có nguồn gốc, hay nguyên thủy, đề tài, cũng như nhiều luận giảng. Tất cả các luận giảng này giống như cành nhánh phát triển từ thân. Có thể chúng quá nhiều làm che khuất cả gốc rễ. Bạn bị lạc vào những chi tiết đó và không còn thấy gốc rễ. Đó có thể là một vấn đề. Tuy vậy, vẫn có vấn đề khác là khó có thể hiểu được bản văn vì nó quá súc tích. Khi nói “được trình bày rõ ràng ở đây”, ngụ ý bản văn không thể quá sâu rộng làm bạn không thấy những gì thực sự về nó, và cũng không hoàn toàn quá súc tích khiến bạn không thể hiểu bản văn.

    Chủ đề ở đây được dạy dưới dạng sáu đề tài phổ biến: (1) suy niệm về những đau khổ của vòng luân hồi, (2) sự khó khăn có được cuộc sống làm người với rảnh rỗi và thuận lợi, và (3) thiền định về cái chết và vô thường là các thực hành chuẩn bị để điều phục dòng tâm thức bạn. Những thực hành chuẩn bị để rèn luyện dòng tâm thức bạn bao gồm: (4) Guru yoga, (5) Mantra 100 âm, và cuối cùng (6) sự hoạt động tâm linh của cúng dường Mandala.


    Om Mani Padme Hum !

  14. #10
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
    GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
    __________________________________________________ ______________________________________


    SUY NIỆM NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA VÒNG LUÂN HỒI

    Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi. Nếu sự tan vỡ ảo tưởng về vòng sinh tử không sinh khởi, bất cứ Giáo Pháp nào bạn thực hành, đều không thể thoát khỏi cuộc sống này, sự tham lam và bám luyến của cuộc sống này không được kết thúc. Do vậy, suy niệm về những đau khổ của luân hồi là đặc biệt quan trọng.

    Khi bản văn bày tỏ sự đau khổ của luân hồi, là nhằm ám chỉ cái đầu tiên trong Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế), Chân Lý của Đau Khổ (Khổ Đế). Những gì cần làm là nhận ra chân lý của đau khổ và nhận ra cách thức trong đau khổ này là gì. Đau khổ như thế nào? Đó cũng là điều cần phải nhận biết. Nếu không ảo tưởng của samsara sẽ không bị tan vỡ, không thiền định như vậy thì khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là bám luyến vào luân hồi. Do đó, qua thiền định, chúng ta chống lại sự chấp bám vào vòng sinh tử. Không có những thiền định như vậy, bất cứ những hoạt động có mục đích tâm linh nào chúng ta tham gia bằng thân và khẩu đều vô ích, vì nó không có nền tảng. Do vậy, nó không giải thoát chúng ta khỏi đau khổ. Không có sự tan vỡ ảo tưởng về vòng sinh tử này, ngay cả nếu người ta dấn thân trong một số ra vẻ thực hành Giáo Pháp, thật ra đó không phải là Giáo Pháp đích thật. Không có sự thực hành Giáo Pháp đích thực, sẽ không có giải thoát và cũng không có bất kỳ giác ngộ nào.

    Nhiều người có thể phản ứng, tối thiểu là bên trong, rằng họ đã nghe về các thực hành chuẩn bị nhiều lần và hoàn toàn quen thuộc với chúng. Bạn có thể nghĩ mình biết về nó, nhưng trong thực tế có thể bạn không biết. Điều đó cho thấy gì? Bạn vẫn còn bám luyến vào samsara. Chính yếu tố bạn vẫn bám luyến vào vòng luân hồi này tự nó chứng tỏ rằng bạn không biết các chuẩn bị. Bạn không có được ý nghĩa thật sự từ thực hành chuẩn bị. Bạn chưa chuyển tâm thoát khỏi samsara. Nếu bạn nhìn kỹ về Bốn Suy Niệm Chuyển Tâm, [9] sự đau khổ của samsara được bàn luận ở đây. Chỉ nghe về chúng hay thực hành thiền định một ít không có nghĩa là bạn hiểu rõ điều này. Nếu hiểu được, bạn sẽ không bám luyến vào samsara. Nó rất minh bạch, mà chúng ta lại ở đây, chúng ta vẫn trong samsara. Chúng ta vẫn bám luyến vào samsara và lý do là chúng ta vẫn chưa hiểu rõ các chuẩn bị.

    Trước tiên, bạn hãy đi đến một nơi khiến sinh khởi việc làm tan các ảo tưởng. Nếu có thể, hãy đến một nơi hoang vắng, một nơi đổ nát điêu tàn, một cánh đồng cỏ khô xào xạc trong gió, hoặc một nơi đáng sợ, hay một nơi mà những người bệnh tật đáng thương, hành khất v.v.. mà trước đó là những người giàu sang sau đó rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nếu không thể, hãy đi đến một nơi cô tịch. Về phần tư thế của bạn, hãy ngồi trên một đệm thích hợp, xếp bằng một chân. Đặt chân phải trên đất, ép chân trái chống trên đất, đặt khuỷu tay phải trên đầu gối phải, áp lòng bàn tay chống lên má phải, và lòng bàn tay trái ôm đầu gối trái. Tư thế thất vọng này sẽ dẫn đến việc hoàn toàn chán nản.

    Sau đó với tâm suy niệm về những đau khổ của vòng sinh tử, và thỉnh thoảng miệng thốt ra những lời này để khơi dậy sự tỉnh thức của bạn “Than ôi! Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Luân hồi sinh tử này là đau khổ! Niết bàn là hạnh phúc!” Hãy suy nghĩ theo cách này, “Ôi, tôi bị kẹt trong đau khổ của vòng luân hồi, giống như một hầm lửa, và tôi sợ hãi! Bây giờ là lúc đào thoát khỏi cuộc sống này. Sự đau khổ của ba trạng thái bất hạnh trong sinh tử là không thể chịu nổi, và nó thì vô tận. Những cơ hội cho hoan hỷ thậm chí không xảy ra dù trong một chốc lát. Bây giờ là lúc chuẩn bị đào thoát nhanh chóng.”


    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •