GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
__________________________________________________ ______________________________________
Vì những lý do này, đó là sự cần thiết cho việc thực hành Giáo Pháp thật sự, và thời gian thực hiện là ngay bây giờ. Đừng để chậm trễ, đừng bào chữa. Nếu bị thua vì chần chừ, chúng ta là người bị mất mát. Không phải là vị thầy tâm linh chúng ta. Không phải đạo Phật. Không phải trung tâm Pháp. Không phải bất cứ gì khác. Chúng ta là người bị mất mát nếu chần chừ theo cách đó. Nhân tiện, điều quan trọng là nhận ra rằng cách lắng nghe Giáo Pháp khác với việc tham dự các loại giáo lý khác. Ví dụ, trong trường trung học hay đại học, người ta đòi hỏi một phương thức khác. Cái gì thích hợp cho cái khác này, bối cảnh thế tục không thích hợp ở đây. Trong bối cảnh thỉnh cầu và lắng nghe Giáo Pháp, điều quan trọng là hãy để tâm bạn chậm lại. Hãy để tâm bạn ngơi nghỉ và tham dự giáo lý với sự quan tâm, với sự tự xem xét.
Trở lại với chủ đề động cơ, tôi đã nói rằng tất cả chúng ta đều được chào đón để lắng nghe và học tập các giáo lý này nếu các bạn có động cơ lành mạnh. Thậm chí cả những người chưa quy y nơi Phật, Pháp, và Tăng cũng được chào đón học hỏi giáo lý này nếu muốn áp dụng vào thực hành. Tôi tôn trọng những người này, và tôi tôn trọng những người thọ và gìn giữ nguyện quy y. Tôi tôn trọng cả hai. Nếu có những người khác, vì tò mò hay nhàn rỗi, tự hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra?” tôi không tôn trọng thái độ này, và những người đó không được chào đón để học hỏi giáo lý này, dù gián tiếp hay trực tiếp. Hãy làm những việc khác, đây không phải công việc của bạn. Với những người có động cơ tốt, tôi tin bạn muốn học hỏi Giáo Pháp và cũng muốn áp dụng nó vào thực hành, nên tôi cũng rất vui được giúp đỡ cho bạn. Tôi rất vui với việc trả lời cho những khao khát và quan tâm của bạn. Trong thực tế, điều này cũng giúp cho tôi. Khi tôi đối diện với cái chết, giáo lý này cũng là điều lợi ích cho tôi.
Có một số động cơ đúng. Bạn có thể có rất nhiều động cơ cao quý, rộng rãi như trong Mahayana. Điều này rất tốt. Tuy nhiên, ngay cả nếu bạn chỉ nỗ lực để giải thoát chính bạn khỏi đau khổ, thì điều này cũng đủ. Song, bạn nên đi vượt lên động cơ đầy đủ đó. Động cơ bây giờ nên phát triển là mong ước toàn giác cho chính bạn và lợi ích người khác. Với động cơ đó, hãy học các giáo lý này và áp dụng vào thực hành thiền định. Nói chung, có ba loại động cơ: lành mạnh, không lành mạnh, và trung lập. Trong số ba cái này, chúng ta bắt buộc phải phát sinh động cơ đạo đức. Đó là điều quan trọng để chúng ta không rơi vào thói quen cũ.
Ở phương Tây, từ lúc nhỏ, nhiều người trong chúng ta được dạy phải tốt như thế nào; và chúng ta đề cao mọi loại sự việc. Khi học xong, chúng ta được đề cao về mọi khía cạnh của tình huống, và kết thúc với sự trưởng thành hư hỏng. Khi chúng ta già, thân thể bắt đầu suy yếu, và những gì trông tốt đẹp bắt đầu tàn lụi. Vào lúc đó, nhiều người chúng ta có thể bị một ít kích động về việc mất những gì mà người ta đề cao trong một thời gian dài, và chúng ta áp dụng rất nhiều nỗ lực để duy trì những tính chất tốt đẹp bên ngoài. Trong quá trình, chúng ta có khuynh hướng dính mắc vào tất cả ba độc của tâm: tham, sân, và si. Chúng ta có thể áp dụng mọi loại phương tiện để cố chống lại thân thể bị hư hoại dần dần. Thậm chí một số có thể tính toán đến việc phẫu thuật tạo hình, tất cả điều này chỉ để duy trì vẻ đẹp thân thể. Bất luận thế nào, mọi nỗ lực mà chúng ta áp dụng đều biểu lộ tự-bám chấp, đó là nền tảng của vô minh, và hành động được thúc đẩy bởi sự tự-bám chấp như vậy không thích hợp cho giáo lý này.
Thông thường, khi người phương Tây tiếp nhận giáo lý, họ rất hăng hái ghi chú hoặc ghi âm buổi giảng dạy, để có thể lưu trữ khi về nhà họ. Sau đó đem chia sẻ với người khác; họ sẽ kể với bạn bè về buổi giảng, và sau khi làm như vậy, họ hoàn toàn vứt bỏ, để giáo lý trong các ghi chú và băng từ trong phòng tắm cùng với những cuộn giấy vệ sinh. Điều này là vô ích, thay vì dẫn đến giải thoát và giác ngộ, vốn là mục đích chân thực của giáo lý, kiểu thiếu tôn kính này chỉ dẫn đến việc tái sanh vào cõi thấp. Bạn có thể chia sẻ giáo lý này với người có mong ước tha thiết áp dụng chúng vào thực hành, tối thiểu cũng vì lợi ích cho chính bản thân họ, và cao quý nhất là cho lợi ích của tất cả chúng sanh. Bạn không nên chia sẻ với người không tôn kính giáo lý hoặc không tin tưởng. Nếu bạn dạy những người này, sẽ dẫn đến việc bị tái sanh vào cõi đau khổ.
Hãy tôn kính giáo lý này, đây là điều tôi yêu cầu bạn, nếu không muốn chú ý đến tôi, thì đó là việc của bạn. Ngoài ra, bạn phải chia sẻ giáo lý một cách cẩn thận. Về mặt động cơ, một điểm khác bạn nên suy xét là vô số chúng sanh khắp không gian đều mong muốn hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ như bạn. Khao khát nhận được giáo lý này về sáu tiến trình chuyển tiếp và áp dụng chúng vào thực hành để tất cả chúng sanh khắp hư không có thể đạt được giải thoát và toàn giác.
Để học cách lắng nghe Giáo Pháp đúng đắn, Tôi đề nghị bạn nên đọc chương đầu tiên quyển Lời Vàng của Thầy Tôi. Đặc biệt với những người có phần mới với Phật giáo Tây Tạng. Hãy đọc sách này và trở nên quen thuộc với nó. Ngày nay, đó là sự quan tâm đáng kể trong việc học tập Atiyoga, đó là giáo lý và thực hành tuyệt đỉnh của chín yana trong Phật giáo. Nếu bạn khao khát tiếp nhận giáo lý rất thâm sâu và cao cấp này, việc không hiểu được cách lắng nghe Pháp đúng đắn như thế nào là điều đáng hổ thẹn. Nó là việc cư xử của Giáo Pháp. Để minh họa điều này, His Holiness Dudjom Rinpoche có lần đã kể một câu chuyện về một nhà sư già đi hành cước và cần một nơi để trọ. Ông đến nhà một phụ nữ lớn tuổi và yêu cầu được trọ một đêm, đây là một phong tục phổ thông ở Tây Tạng. Bà sắp đặt cho ông nghỉ qua đêm và phục vụ một ít trà đen. Tuy nhiên trà mà bà đưa cho ông chẳng có muối cũng không có bơ, là hai thứ mà người Tây Tạng thường cho vào trà, nên không đúng hương vị trà thực sự của Tây Tạng. Vị sư già nếm trà, và rất khó chịu và nói, “Trà này chẳng hề có chút muối nào, huống hồ là bơ! Nên ném nó ra ngoài!” và ông ta quăng chén trà qua cửa sổ. Bà lão thấy ông phản ứng, bà nói, “Ồ, nhà sư tôn quý, xét về phép xã giao và phản ứng của ông, dường như cách cư xử của ông thậm chí chẳng có mùi vị của mười sáu phép xã giao của thế gian, huống hồ là Giáo Pháp. Vậy, tôi cũng ném ông ra ngoài!” Có những cách lắng nghe giáo lý đúng đắn, và đây là việc cư xử của Giáo Pháp.
Trẻ em chắc chắn cũng được chào đón để lắng nghe và học tập giáo lý. Chúng có được lợi ích về tiếp nhận giáo lý ngay cả nếu chúng chưa có thể thực sự áp dụng vào thực hành ngay bây giờ. Cũng tương tự như khi trẻ em tham dự nhận lễ quán đảnh tantric. Chúng được ban phước của sự nhập môn ngay cả nếu chúng chưa thục sự tiếp nhận hoặc có trách nhiệm về samaya (giới nguyện). Samaya cho trẻ em không bị hư hoại cũng không phải giữ gìn. Tôi yêu thích trẻ em. Nên là một trường hợp tách biệt cho chúng. Hoàn cảnh của chúng là khác biệt, và chúng không có bám luyến sâu rộng như biển. Chúng không có kiêu mạn như núi lửa. Là người lớn, chúng ta phải có trách nhiệm nhiều hơn.