GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ
__________________________________________________ ______________________________________

Chúng ta phải chịu đựng như thế nào? Chúng ta đau khổ qua sự tham gia trong hành động bất thiện. Đau khổ là kết quả tự nhiên của hành động bất thiện. Về mặt tương quan giữa việc làm và hậu quả của nó được gọi là luật nhân quả, kết quả của hành động bất thiện là đau khổ, và kết quả của đạo đức là hạnh phúc. Do vậy, chính chúng ta là người trừng phạt chính mình. Chính chúng ta phải chịu sự trừng phạt vì hành động của chúng ta. chúng ta đang kinh nghiệm kết quả tự nhiên của hành động mình. Không có tác nhân bên ngoài trừng phạt hay khen thưởng chúng ta. Tất cả các bạn nghĩ sao?

Liên quan đến hoàn cảnh giữa người Tây Tạng và chế độ Cộng Sản Trung Quốc, người Tây Tạng trong những kiếp trước của họ nếu không vi phạm các hành động bất thiện nào đó, thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ mà chính quyền Trung Quốc bắt phải chịu. Không có bất thiện, thì không có đau khổ kế tiếp. Tương tự, với người Mỹ Bản Xứ, khi những người da trắng nhập cư bất hợp pháp đến từ nước Anh, Pháp, v.v.. tiếp quản và phạm mọi hành động hung bạo lên người Mỹ Bản Xứ ở đây, nếu những người Mỹ Bản Xứ này không phạm các hành vi bất thiện trong các kiếp trước của họ thì họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ áp đặt lên họ bởi những người nhập cư đến từ Châu Âu. Nếu bạn tin vào nghiệp, thì đó là vấn đề. Nếu không tin vào nghiệp, thì mọi thứ đều trôi qua.

Về mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của nó, không có cái gì bị tiêu mất. Không hành động nào – lành mạnh hay không lành mạnh, đạo đức hay phi đạo đức – mà không có hậu quả của nó. Trong hoàn cảnh hiện tại, rất dễ suy nghĩ rằng chúng ta có thể tránh khỏi nhiều điều và hành động bất thiện của chúng ta là vô nghĩa vì chúng ta không bị kinh nghiệm những hậu quả của nó. Trong thực tế, đây là một sai lầm. Chẳng hạn, nếu người Mỹ Bản Xứ không gây tổn hại lên chúng sanh khác trong các kiếp trước, thì chính họ sẽ không bị kinh nghiệm đau khổ. Điều này cũng tương tự cho người Tây Tạng. Tự thân toàn bộ chu trình sẽ kéo dài mãi mãi. Khi người Châu Âu da trắng xâm chiếm và gây ra đau khổ to lớn cho người Mỹ Bản Xứ, họ phạm những hành động hết sức bất thiện thì họ sẽ kinh nghiệm hậu quả trong những kiếp tương lai, thậm chí có thể ngay bây giờ. Trong cách này, chu trình hiện hữu là vĩnh cửu, và nó là lý do Đức Guru Rinpoche đã nói, “ Dù cái thấy của Ta bao la như hư không, khi bản chất của hành động và hậu quả của nó xảy đến, Ta rất tỉ mỉ kỹ tính giống như tinh bột của lúa mạch.” Nếu lơ là trong việc làm như vậy, thì chúng ta không phải Phật tử, hoặc ít nhất thì rất khó để vừa là Phật tử và vừa cư xử một cách tắc trách.

Tôi được thỉnh cầu ban các giáo lý này. Khẩn cầu các giáo lý như vậy thật là tốt, và rất tốt cho bạn áp dụng giáo lý này vào thực hành. Nó rất tốt cho bạn để có được tri kiến về những lý thuyết và thực hành này, nhưng bạn cũng nên nhớ mục tiêu của tất cả điều này là gì. Mục đích của tri kiến là gì? Mục đích của thực hành là gì? Nếu thật sự thực hành đầy đủ trong cuộc đời bạn là tám mối quan tâm thế gian, thì trong thực tế bạn sẽ không trên con đường dẫn đến trí tuệ. [6] Nó sẽ không dẫn đến sự uyên bác hoặc trở thành một hành giả. Nếu trong thực tế, bạn chỉ thực hiện tám mối quan tâm thế gian, thì bạn không khác với các chính trị gia ở Mỹ và khắp thế giới. Họ cũng học hỏi rất nhiều. Họ rất thông minh, rất trí thức, và thực hành nhiều; nhưng những gì họ thực hành chỉ là tám mối quan tâm thế gian, và bạn trở nên không khác với họ. Trong việc học và thực hành tám mối quan tâm thế gian, chúng ta phải thực sự nhìn vào bên trong mình. Chúng ta phải tự biết mình và có được tri kiến này qua việc tự xem xét nội tâm. Về mặt lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định, chúng ta phải kiểm tra để chắc chắc thực hành của chính mình là trong sạch. Thật vô ích khi dùng ngón tay mình chỉ vào người khác và nói, “Ồ, hãy nhìn xem người đó bị đi lạc ra sao, và người này đang dính mắc vào tám mối quan tâm thế gian.” Không có quan điểm trong đó, và, dĩ nhiên, phản ứng chúng ta nhận được từ người này khi làm điều đó là, “Hãy để tôi yên” hoặc, “Hãy lo việc của bạn đi”. Để học điều này, chúng ta phải học về chính mình. Hãy để người khác một mình, đừng dính vào họ.

Trong số các hành giả Tây Tạng của đạo Phật hay trong số các Phật tử trên khắp thế giới, có nhiều người mà trong thực tế lại dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian. Cho đến khi việc thực hành tâm linh chúng ta bị pha trộn và nhiễm độc bởi tám mối quan tâm thế gian, thì điều này giống như rót thuốc độc vào Trung Đạo. Để cho thực hành tâm linh chính mình bị pha trộn và nhiễm độc, tri thức chúng ta đạt được của Giáo Pháp trở thành lãng phí; và nỗ lực to lớn áp dụng trong thực hành Pháp cũng trở nên vô ích. Vì lý do này, hãy xem xét cẩn thận điều này. Hãy kiểm tra sự hiểu biết và thực hành của chính bạn để thấy rằng nó thoát khỏi tám mối quan tâm thế gian này.