DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 62
  1. #1
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts

    Làm thế nào để giảm cholesterol ?

    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    Lời nói đầu.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Làm thế nào để giảm cholesterol ?

    Nghiên cứu trong hơn 30 năm qua đã cho thấy rất rõ ràng mức cholesterol cao có liên hệ đến bệnh tim và chứng đột quỵ. Hơn 50% người Mỹ có mức cholesterol cao hơn mong muốn; và dù vậy, rất ít người thực sự đã làm được điều gì đối với tình trạng này. Một trong những lý do quan trọng là sự thiếu hiểu biết. Đối với cholesterol, người ta hoàn toàn không biết phải nên tin vào điều gì trong những điều đã được biết về nó – và thậm chí nếu như có tin được, họ cũng không biết rõ là phải làm gì.

    Vấn đề gần đây càng được nhiều người quan tâm hơn nữa khi thuốc Baycol, một trong những loại thuốc làm giảm cholesterol đã bị cấm trên toàn thế giới vì nhiều trường hợp gây đau cơ nghiêm trọng, một số trường hợp trong đó đã dẫn đến tử vong. Sự kiện được công bố rộng rãi này làm cho nhiều người phải đặt vấn đề hoài nghi về tính an toàn và sự khôn ngoan trong việc làm giảm mức cholesterol, nhất là bằng cách sử dụng thuốc.

    Mặc dù vậy, tất cả các chuyên gia và bác sĩ đều đồng ý rằng việc hạ thấp mức cholesterol là hết sức cần thiết cho rất nhiều người, và có thể là biện pháp để cứu sống bệnh nhân trong nhiều trường hợp.

    Thật vậy, chứng đột quỵ là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tàn tật trong thế giới phương Tây, và bệnh tim cho đến nay vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở Hoa Kỳ – và đang ngày càng tiến gần đến mức trở thành nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất trên toàn thế giới. Nguy cơ mắc phải cả hai chứng bệnh nghiêm trọng chết người này có thể giảm đi rất nhiều khi mức cholesterol được hạ thấp.

    Nhưng cho đến nay, những thông tin quan trọng về việc làm giảm mức cholesterol vẫn chưa được phổ biến một cách hiệu quả đến với mọi người trong xã hội.

    Để làm được điều đó, quyển sách này là một phương tiện hiệu quả nhất mà tôi đã từng gặp được trong suốt những năm làm công việc nghiên cứu và điều trị liên quan đến cholesterol. Bác sĩ Mary McGowan đã phối hợp với người chị của bà là Jo McGowan để viết ra quyển sách này, bao gồm những lời khuyên rất thực tiễn và dễ hiểu về việc làm thế nào để giảm mức cholesterol. Bác sĩ McGowan có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh nhân có mức cholesterol cao, và Jo McGowan là cây bút tuyệt vời để diễn đạt những điều trong sách.

    Có quá nhiều vấn đề liên quan đến cholesterol đã trở nên khó hiểu và gây nhiều tranh cãi, từ những vấn đề đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như cuộc tranh cãi về “chất béo hay carbohydrat”, cho đến việc sử dụng các liệu pháp bổ sung và thay thế, tính an toàn của các loại thuốc được sử dụng... Các tác giả đã hết sức tài tình trong việc giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến cholesterol bằng một ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu với tất cả mọi người, nhất là những người không có kiến thức nhiều trong lãnh vực y khoa. Những vấn đề chuyên môn – khoa học và y học – đều được giải thích một cách chính xác nhưng dễ hiểu, cùng với những lời khuyên có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Kết quả cuối cùng của công trình này là một cẩm nang hướng dẫn cần thiết cho tất cả những ai quan tâm đến nguy cơ có thể mắc phải bệnh tim hay chứng đột quỵ, hoặc những ai đã không may mắc phải các chứng bệnh này.

    Bác sĩ McGowan đã phân tích chi tiết về việc thuốc Baycol bị cấm sử dụng. Bà giải thích rằng, những sự kiện tương tự như thế này là cực kỳ hiếm hoi, và chỉ ra điểm quan trọng của vấn đề là, nguy cơ về một cơn đau tim hay đột quỵ do mức cholesterol cao trong máu lớn hơn nhiều so với bất cứ rủi ro nào có thể có trong việc dùng thuốc làm giảm cholesterol. Bà cũng đưa ra những lời khuyên thực tiễn trong việc làm thế nào để giảm thiểu tối đa những rủi ro khi dùng thuốc.

    Hai mươi đề mục trong sách này được dành riêng cho việc bàn đến mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và mức cholesterol. Các tác giả không nghiêng về một sự thay thế cực đoan trong nếp sống. Họ hiểu rằng việc ăn uống cũng là một niềm vui của hầu hết mọi người, và ai cũng muốn được ăn uống lành mạnh mà không phải từ bỏ hoàn toàn niềm vui của mình trong việc bếp núc. Chẳng hạn như, một chỉ dẫn liên quan đến cách làm khoai tây rán – một trong những thức ăn được biết là có hại cho sức khỏe – lại thực sự rất lành mạnh! Phần chỉ dẫn về việc ăn thức ăn ít chất béo ở nhà hàng đã dạy cho tôi những điều chưa từng được biết. Đề mục cuối cùng của phần này thảo luận vấn đề phức tạp liên quan đến rượu bia, và giúp người đọc tự mình đưa ra một quyết định sau khi đã hiểu rõ vấn đề.

    Các tác giả cũng dành một phần nói về sự bổ sung chế độ ăn uống và những phương thức thay thế để làm giảm cholesterol. Sự quan tâm đối với lãnh vực này đã bùng phát trong suốt thập kỷ vừa qua, và là một trong những vấn đề mà bệnh nhân thường đặt ra nhất với các bác sĩ. Các tác giả đã giải thích về tính hiệu quả của loại thuốc Cholestin được bán tự do không cần theo toa. Họ cũng đề cập đến cách sử dụng các loại dầu margarine để làm giảm mức cholesterol.

    Quyển sách cũng dành một số đề mục để bàn về tầm quan trọng của việc rèn luyện thể lực và việc bỏ hút thuốc lá, bởi vì chúng không chỉ liên hệ đến cholesterol, mà còn có ảnh hưởng chung đến sức khỏe cũng như việc ngăn ngừa bệnh tim và chứng đột quỵ.

    Phần cuối sách là những thông tin chi tiết về từng loại thuốc được sử dụng để làm giảm cholesterol. Đây là những thông tin bao quát nhất đã từng được công bố về những loại thuốc này, và được trình bày theo một cách thực tiễn và dễ hiểu nhất. Đây là nguồn thông tin tuyệt vời cho bất cứ bệnh nhân nào đang sử dụng các loại thuốc này theo toa bác sĩ, hoặc với những ai đã nghe nói về các loại thuốc này và có ý muốn tìm hiểu thêm.

    Quyển sách chắc chắn sẽ giúp người đọc có một hiểu biết hoàn thiện hơn về cholesterol, về tác động của nó trong việc phát triển bệnh tim và chứng đột quỵ, cũng như về động lực để thay đổi trong chế độ ăn uống và nếp sinh hoạt hàng ngày.

    Là một chuyên gia về cholesterol, đã trải qua nhiều năm nghiên cứu và điều trị các bệnh nhân có rối loạn mức cholesterol, tôi vô cùng ấn tượng khi được đọc quyển sách này, và cảm thấy rằng đây là lần đầu tiên tôi có được trong tay một nguồn thông tin khoa học chính xác, dễ hiểu và thực tiễn để có thể giới thiệu với các bệnh nhân của tôi, và tin chắc rằng những gì họ tìm thấy ở đây chính là những lời khuyên tốt nhất mà một chuyên gia trong lãnh vực này có thể đưa ra cho một bệnh nhân có mức cholesterol cao.


    Daniel J. Rader, M. D.

    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  2. The Following 2 Users Say Thank You to socnho For This Useful Post:

    hoatihon (02-02-2020),sonha (10-14-2021)

  3. Chủ đề tương tự

    1. Giải thoát trong lòng tay
      Gửi bởi hoangtri trong mục MẬT TÔNG
      Trả lời: 369
      Bài cuối: 10-16-2020, 08:26 AM
    2. Chuyện thay tên lý thú của hai ngôi chùa ở Nha Trang.
      Gửi bởi Tuấn Kiệt trong mục Tin tức Phật giáo , Từ thiện , Hộ niệm
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 09-17-2019, 10:18 AM
    3. Trích đoạn Kinh Viên Giác
      Gửi bởi hoamacco trong mục Giáo lý Nhất Thừa
      Trả lời: 21
      Bài cuối: 08-22-2019, 08:22 AM
    4. Oan gia nghiệp báo
      Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
    5. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
      Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
      Trả lời: 0
      Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  4. #2
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    DẪN NHẬP.
    __________________________________________________ ______________________________________


    DẪN NHẬP

    Tôi hy vọng bạn đọc sẽ có được sự hứng thú khi đọc sách này, giống như tôi đã hứng thú khi viết nó. Những đề nghị được trình bày trong sách này cũng chính là những gì mà chính bản thân tôi luôn tuân theo. Không những tôi thấy khỏe mạnh, mà tôi còn cảm thấy vui sống nữa.

    Có rất nhiều yếu tố quyết định mức cholesterol của chúng ta: chế độ ăn uống, thể trọng, sự rèn luyện thể lực, và các gen di truyền. Do đó, việc trị liệu đối với bất cứ một sự rối loạn cholesterol nào cũng sẽ phải đòi hỏi một phương thức đa dạng, giải quyết được toàn diện.

    Chế độ ăn uống thích hợp, sự giảm cân, và bắt đầu một chương trình rèn luyện thể lực là những điều đòi hỏi có một sự tư vấn và những động lực thúc đẩy. Trong công việc điều trị của tôi, khía cạnh này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu tôi có thể làm cho bệnh nhân của mình chịu tuân thủ một chế độ ăn uống tốt hơn và bắt đầu một chương trình rèn luyện thể lực, tôi biết chắc là sẽ dẫn đến việc giảm cân ngay sau đó. Những người chịu rèn luyện thể lực thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, ít chất béo, sẽ cảm thấy khỏe hơn, thân hình cân đối hơn, nhưng quan trọng hơn hết là giảm thấp được nguy cơ mắc bệnh tim và các chứng bệnh kinh niên khác. Hẳn là bạn đã rất thường nghe câu ngạn ngữ này: “Chúng ta là những gì chúng ta ăn vào.” Nếu trước đây bạn đã từng có những nỗ lực không thành công trong việc làm giảm mức cholesterol bằng chế độ ăn uống và rèn luyện thể lực, thì quyển sách này sẽ phù hợp với bạn.

    Sách này mang đến cho bạn những thông tin khoa học mới nhất về các chất dinh dưỡng trị liệu bổ sung – tại sao một số có tác dụng, trong khi một số khác thì lại không. Nếu bạn chọn dùng phương thức dinh dưỡng trị liệu bổ sung, điều quan trọng là cần biết trước phải chờ đợi những gì. Có thể giảm thấp được cholesterol của bạn đến mức nào? Có những tác dụng phụ nào hay không?

    Cuối cùng, cần phải nhận ra rằng các gen di truyền của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định mức độ cholesterol. Hai người có thể có trọng lượng cơ thể như nhau, ăn cùng loại thức ăn như nhau, rèn luyện thể lực với thời gian và mức độ như nhau, nhưng vẫn có thể có mức cholesterol cực kỳ khác biệt nhau. Đối với hầu hết những người có sự rối loạn mức cholesterol do di truyền hay bệnh tim, chế độ ăn uống thích hợp, sự rèn luyện thể lực và dinh dưỡng trị liệu có thể làm cho tình hình tốt đẹp hơn, nhưng rất khó có khả năng điều chỉnh được vấn đề. Những người này hầu như chắc chắn sẽ cần phải dùng đến thuốc men để làm giảm mức cholesterol của họ.

    Khi buộc phải dùng đến thuốc men để làm giảm mức cholesterol, nhiều người rất lo ngại về các tác dụng phụ có thể có của thuốc. Mặc dù tôi cũng cho rằng đây là một mối quan tâm vô cùng chính đáng, nhưng điều quan trọng cần biết là, nói chung thì các loại thuốc làm giảm cholesterol là cực kỳ an toàn và rất dễ dung nạp đối với hầu hết mọi người.

    Tuy nhiên, vừa mới đây có một loại thuốc làm giảm cholesterol là Baycol, thuộc nhóm thuốc statin, đã bị cấm sử dụng. Điều này làm cho nhiều bệnh nhân của tôi, ngay cả những người đang dùng các thuốc statin khác như Lipitor, Zocor, Mevacor, Pravachol và Lescol, phải hết sức lo ngại. Nhiều người đã gọi điện cho tôi để hỏi xem liệu có nên chấm dứt việc dùng thuốc hay không. Bởi vì tôi biết chắc chắn là các thuốc statin đang được dùng để bảo vệ mạng sống cho họ, nên tôi đã dành thời gian thích đáng để thuyết phục các bệnh nhân của mình tiếp tục sử dụng các thuốc ấy. Và sau đây là những thông tin mà tôi đã chia sẻ với các bệnh nhân của tôi để thuyết phục họ.

    Vào thời điểm mà Baycol bị cấm sử dụng, khoảng 11 triệu toa thuốc đã được đưa ra với loại thuốc này. Trong số đó, 31 người dùng thuốc Baycol đã chết vì một rối loạn gọi là rhabdo¬myolysis. Đây là một tình trạng được nhận ra bởi sự suy nhược tế bào cơ và cuối cùng là suy thận. Hầu hết những người này còn uống kèm một loại thuốc khác nữa là gemfibrozil (Lopid). Vào năm 1999, nhà sản xuất thuốc Baycol là công ty Bayer đã cảnh báo các bác sĩ là đừng sử dụng kết hợp Baycol với Lopid. Công ty này đã xác định rằng sự kết hợp hai loại thuốc này làm gia tăng nguy cơ dẫn đến rhabdomyolysis. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì riêng mỗi loại thuốc này đều có khả năng gây ra rhabdomyolysis. Điều không may là, không phải tất cả các bác sĩ đều cảnh giác với lời báo động này. Vì Lopid là loại thuốc đã thành công trong việc sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác, nên thuốc Baycol đã bị cấm sử dụng thay vì là Lopid.

    Các loại thuốc thuộc nhóm statin đã cho thấy có thể làm giảm thấp từ 30% đến 48% nguy cơ phát triển một cơn đau tim hay đột quỵ. Nguy cơ chết vì rhabdomyolysis với Baycol, mặc dù là thấp – 31 trường hợp trong số 11 triệu toa thuốc! – nhưng vẫn còn cao hơn so với bất cứ loại thuốc hiện có nào khác thuộc nhóm statin, như Lipitor, Zocor, Mevacor, Pravachol và Lescol.

    Trong ba năm qua, hơn 300 triệu toa thuốc đã được viết ra với các loại thuốc statin này. Trong giai đoạn này, Health Research Group đã ghi nhận 52 trường hợp tử vong liên quan đến rhabdomyolysis. Điều này có nghĩa là, nguy cơ tử vong vì rhabdomyolysis của người dùng thuốc nhóm statin là khoảng 1 trong số 5.747.000 trường hợp! Có nhiều loại thuốc khác với các tác dụng phụ tồi tệ hơn nhiều, và chúng ta vẫn thường sử dụng mà không băn khoăn gì cả. Nguy cơ gây chảy máu nghiêm trọng do thuốc aspirin có thể lên đến 1 trong số 50.000 trường hợp.

    Không có loại thuốc nào không có tác dụng phụ. Bạn nên cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các tác dụng phụ của loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong trường hợp các thuốc statin, ích lợi mang lại rõ ràng là vượt rất xa nguy cơ rủi ro.

    Bạn có thể đặt câu hỏi là, liệu có cách nào để giảm bớt nguy cơ phát triển rhabdomyolysis khi sử dụng thuốc statin hay không? Câu trả lời tất nhiên là có. Nếu trong khi dùng thuốc statin, bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp toàn thân, giống như cảm giác nhức mỏi trước khi gục ngã vì cảm cúm, bạn có thể báo ngay với bác sĩ để thực hiện một xét nghiệm gọi là CPK (mức enzym cơ trong máu).

    Một lượng nhỏ các enzym cơ trong máu là bình thường. Tất cả chúng ta đều có một số các tế bào cơ chết đi mỗi ngày. Các tế bào này thải những enzym vào trong máu, nơi chúng ta có thể đo lường để biết được. Nếu bạn chạy marathon chẳng hạn, mức enzym cơ trong máu sẽ gia tăng rất cao, rồi nhanh chóng hạ thấp ngay khi các cơ bắp trở lại trạng thái bình thường. Khi bắt đầu uống một loại thuốc thuộc nhóm statin, có thể lường trước một sự gia tăng nhỏ trong hàm lượng enzym cơ. Nếu sự gia tăng này quá cao, đó là dấu hiệu cần phải được quan tâm.
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  5. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (10-14-2021)

  6. #3
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    DẪN NHẬP.
    __________________________________________________ ______________________________________


    Xét nghiệm CPK là một xét nghiệm máu đơn giản, và nếu nó xác định là hàm lượng CPK tăng cao, bác sĩ sẽ cho ngưng dùng thuốc statin, hoặc giảm liều. Trong hầu hết các trường hợp, sự đau cơ không còn nữa và nguy cơ về rhabdomyolysis sẽ bị triệt tiêu. Điều cần nhấn mạnh ở đây là, nếu bạn theo dõi thận trọng những biến chuyển trong cơ thể, bạn có nhiều khả năng sử dụng tốt các thuốc nhóm statin.

    Một khi đã quyết định cần dùng đến thuốc men, bác sĩ sẽ phải xác định xem loại thuốc nào là thích hợp nhất cho người bệnh, và phải dùng liều lượng như thế nào. Nếu bạn đã quyết định dùng thuốc, sách này sẽ giúp bạn xác định được loại thuốc nào là tốt nhất đối với bạn. Một khi đã có đầy đủ những thông tin cần thiết về các loại thuốc, bạn sẽ có thể có một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa với bác sĩ điều trị của mình.

    Nếu bạn đã dùng thuốc, nhưng mức cholesterol vẫn còn cao, hoặc mức cholesterol bảo vệ vẫn còn thấp, điều quan trọng là đừng chán nản thất vọng. Trong vài ba năm tới, sẽ có một sự phát triển mạnh những loại thuốc mới để điều trị các rối loạn cholesterol. Ngay tại Viện Tim mạch New England nơi tôi làm việc, chúng tôi hiện đang nghiên cứu nhiều loại thuốc mới. Sách này sẽ giúp bạn có một hiểu biết về những loại thuốc mới nào đang có triển vọng sẽ ra đời.

    Cho dù sự rối loạn cholesterol của bạn là thuộc loại nào, vẫn còn có hy vọng. Sách này sẽ giúp bạn những phương tiện cần thiết để bình thường hóa mức cholesterol của mình. Nếu cholesterol cao và bệnh tim là di truyền trong gia đình bạn, bạn có thể thực hiện những thay đổi để giảm đáng kể nguy cơ của một cơn đau tim. Điều quan trọng nhất là, bạn có thể thay đổi được vận mệnh của chính mình.

    Tôi đã làm việc trong lãnh vực nghiên cứu sự chuyển hóa cholesterol từ hơn mười năm qua, và có thể nói một cách thành thật là đã gặp rất ít người có mức cholesterol mà tôi không thể giúp cho bình thường trở lại. Trong thực tế, tôi không làm thay đổi mức cholesterol của các bệnh nhân. Chính họ đã làm điều đó. Công việc của tôi chỉ là một người chỉ dẫn tốt và không ngừng khích lệ. Đối với tôi, chỉ là một chuyên gia trong lãnh vực này không thôi là chưa đủ. Tôi có thể hiểu được tất cả những sự phức tạp trong việc cholesterol được sản sinh như thế nào và chuyển hóa ra sao, nhưng nếu tôi không hiểu được về người bệnh, tôi không thể giúp họ thành công.

    Khi tôi tiếp xúc với một người có vấn đề bất thường về cholesterol, tôi cần phải biết người ấy là ai. Tôi cần biết về việc người ấy sử dụng thời gian như thế nào? Liệu người ấy có phải đi làm xa hay làm việc tại nhà? Người ấy đã nghỉ hưu hay đang bận rộn với những đứa con còn nhỏ? Người ấy sử dụng thời gian rảnh rỗi để làm gì? Thể thao, đọc sách, đi xem phim, ngồi trước máy tính, hay đi ăn bên ngoài?

    Điều thiết yếu nữa là tôi cũng cần phải biết xem bệnh nhân của tôi sống chung với những ai. Liệu những người này sẽ giúp đỡ thuận lợi, hay ngăn trở việc trị bệnh? Liệu có thể bản thân họ cũng cần đến việc giảm thấp mức cholesterol hay chăng? Tôi cũng rất cần phải biết được bệnh nhân của tôi từ nhỏ quen dùng loại thức ăn nào, và hiện nay thường ăn những thức ăn gì, và món ăn nào người ấy thích nhất. Tôi cũng sẽ phải hỏi về việc rèn luyện thể lực, xem người ấy có thường tập thể dục hay không, và mỗi lần tập thường kéo dài bao lâu. Nếu người ấy có một chương trình rèn luyện thể lực đều đặn, tôi sẽ cần biết xem đó là một chương trình mới bắt đầu gần đây, hay đã được theo đuổi từ nhiều năm rồi.

    Hút thuốc lá có thể làm thay đổi đáng kể mức cholesterol, bởi vậy tôi cần phải biết về quá trình hút thuốc lá của bệnh nhân. Và vì có một số bệnh tật kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến mức cholesterol, nên điều quan trọng là tôi cần phải biết tất cả về tiền sử bệnh của bệnh nhân. Mức cholesterol bất thường cũng có thể do yếu tố di truyền tự nhiên, và do đó tôi luôn luôn tìm hiểu về tiền sử trong gia đình về những trường hợp cholesterol cao hoặc bệnh tim.

    Lần khám bệnh đầu tiên của tôi mất khoảng một giờ bốn mươi lăm phút – bốn mươi lăm phút với một chuyên gia dinh dưỡng, và một giờ riêng với tôi. Những thông tin nắm được trong lần khám bệnh đầu tiên này sẽ giúp tôi hiểu được về người bệnh. Ngay cả với hai người có mức cholesterol giống như nhau, nếu một người ở tuổi 45, làm nghề buôn bán di chuyển nhiều, thường là đi suốt 5 ngày trong một tuần, và có 3 con nhỏ ở nhà; người kia ở độ tuổi 75, là một giáo viên về hưu, sống một mình và đã từng phải phẫu thuật tim; chế độ ăn uống và tập luyện được đề nghị sẽ hoàn toàn khác nhau, và thậm chí loại thuốc được chọn dùng cũng sẽ khác nhau rất đáng kể.

    Cuối cùng, tôi luôn luôn hỏi bệnh nhân của tôi về động cơ thúc đẩy họ mong muốn làm bình thường mức cholesterol. Nói chung, mức độ quyết tâm càng cao thì khả năng thành công càng lớn.

    Trừ khi bạn đến gặp tôi ở Viện Tim mạch New England, bằng không thì tôi rất khó có hân hạnh được trực tiếp gặp gỡ bạn. Nhưng cho dù không được cùng nhau gặp mặt thì quyển sách này vẫn có thể hướng dẫn bạn những bước cần thiết để cải thiện đáng kể mức cholesterol của bạn. Tôi sẽ đưa ra cho bạn những ước tính về mức độ hiệu quả của mỗi một thay đổi trong nếp sống của bạn, hoặc của việc sử dụng một loại thuốc nào đó.

    Dĩ nhiên là không phải tất cả những gì trình bày trong sách này đều thích hợp với bạn. Chẳng hạn như, bạn có thể có một mức triglyceride rất cao và một mức cholesterol bình thường. Rõ ràng là bạn quan tâm nhiều hơn đến những thông tin về việc làm giảm mức triglyceride. Cũng vậy, nếu bạn không hút thuốc, bạn có thể sẽ lướt qua những thông tin về hiệu quả của việc bỏ thuốc lá trong việc làm giảm mức cholesterol. Tôi đã cố gắng để viết quyển sách này bằng một văn phong đơn giản, dễ hiểu, bởi vậy, ngay cả khi một vấn đề nào đó không thích hợp với bạn, hy vọng là bạn cũng có thể thấy thích thú phần nào khi đọc nó. Và rồi sau đó bạn sẽ có thể đưa ra những lời khuyên cho bạn bè hoặc người trong gia đình, nếu như họ có hút thuốc hay có những rối loạn cholesterol khác hơn những vấn đề của bạn.
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  7. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (10-14-2021)

  8. #4
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL.
    __________________________________________________ ______________________________________


    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL


    Tôi nhớ có một lúc, mức cholesterol 300 mg/dl được xem là bình thường. Sao lại có thể như vậy? Cái gọi là giá trị bình thường trong xét nghiệm được xác định qua việc lấy mẫu ở một số đông người, tính toán ra mức giá trị cao nhất và thấp nhất, và gọi những giá trị nằm ở khoảng giữa hai mức ấy là “bình thường”. Ở một đất nước mà mỗi năm có một triệu rưỡi người bị lên cơn đau tim, và năm trăm ngàn người khác chết vì bệnh tim, thì mức độ “bình thường” không hẳn là mức độ được mong muốn.

    Năm 1948, cuộc nghiên cứu về tim mạch Fra¬mingham, được tiến hành bởi Viện Tim mạch Quốc gia, nay là Viện Tim Phổi và Huyết học Quốc gia, đã khảo sát các nguyên nhân của bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu của họ cho chúng ta biết rằng, mức cholesterol tăng cao là một nguy cơ lớn trong việc phát triển các vấn đề bất ổn về tim mạch, như chứng đau thắt ngực, đau tim, phẫu thuật nghẽn mạch, tạo hình mạch...

    Vậy cholesterol là gì? Tại sao chúng ta có chất này trong máu? Và nếu mức “bình thường” trước đây là quá cao, vậy mức độ cholesterol như thế nào trong máu là an toàn và có thể chấp nhận được?

    Cholesterol là một chất có dạng sáp màu trắng, được tìm thấy trong một số thức ăn của chúng ta. Nó cũng được sản sinh ra bởi tất cả các tế bào của cơ thể, nhưng đáng kể nhất là các tế bào gan. Một số cholesterol là tối cần thiết cho sức khỏe tốt. Cholesterol không chỉ là một thành phần quan trọng trong các thành tế bào, nó cũng còn là thiết yếu trong việc tạo ra một số các hormon nhất định. Đối với hầu hết mọi người thì khoảng từ 70% đến 75% cholesterol trong máu được sản sinh bởi các tế bào gan, từ 25% đến 30% còn lại được lấy từ thực phẩm ăn vào.

    Một người có thể có mức cholesterol tăng cao vì rất nhiều lý do. Có một số trường hợp bất thường về gen di truyền có thể dẫn đến sự gia tăng mức sản sinh ra cholesterol của các tế bào gan; hoặc giảm thấp khả năng của gan trong việc làm sạch cholesterol khỏi máu. Một số các bệnh tật lại gắn liền theo với mức cholesterol tăng cao. Những bệnh này bao gồm chứng tiểu đường và các bệnh thận, gan, tuyến giáp. Một số thuốc men cũng có tác dụng làm cho mức cholesterol tăng cao. Và cuối cùng, đối với rất nhiều người thì chế độ ăn uống không cân đối, nhiều chất béo, nhiều ca-lo-ri và cholesterol chính là nguyên nhân làm cho mức cholesterol tăng cao.

    Khi nói đến chế độ ăn uống thì chất béo và ca-lo-ri (– không phải là cholesterol trong thức ăn) là những nguyên nhân xấu nhất. Khi một người ăn quá nhiều chất béo, gan sẽ bị giảm mạnh khả năng tách cholesterol ra khỏi máu. Còn việc ăn quá nhiều ca-lo-ri lại làm cho gan sản xuất ra quá nhiều cholesterol. Chế độ ăn có nhiều cholesterol cũng góp phần ảnh hưởng vào mức cholesterol trong máu, nhưng có một giới hạn. Chẳng hạn như, nếu một người thường ăn vào khoảng 100 mg cholesterol mỗi ngày, gia tăng mức độ này lên đến 400 mg một ngày, mức cholesterol trong máu sẽ có thể tăng cao đáng kể. Trong trường hợp này, một số người có thể có mức tăng đến 60 mg/dl. Bây giờ, nếu người ấy gia tăng mức ăn vào lên đến 1.000 mg cholesterol trong một ngày (tương đương với lượng cholesterol có trong khoảng 2 lòng đỏ trứng), mức cholesterol trong máu sẽ không tăng cao hơn nữa. Hiện tượng “bão hòa” này là lý do khiến cho nhiều người nói rằng việc ăn trứng không làm tăng mức cholesterol của họ. Bởi vì trước đó họ đã sử dụng một lượng cholesterol cao đến mức “bão hòa” rồi! Tại bệnh viện của chúng tôi, chúng tôi tập trung chủ yếu vào chất béo. Tuy nhiên, bởi vì chất béo và cholesterol rất thường đi đôi với nhau, chế độ ăn của chúng tôi nói chung giới hạn bệnh nhân ở khoảng 100 mg cholesterol trong một ngày.
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  9. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (10-14-2021)

  10. #5
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL.
    __________________________________________________ ______________________________________


    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL

    ...........

    Để xác định mức cholesterol của bạn có khả năng dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim hay không, bạn cần phải thực hiện một xét nghiệm đo lường. Để có thể đo thật chính xác mức cholesterol trong máu, bạn phải nhịn ăn trong 12 giờ trước khi xét nghiệm. Mặc dù việc xét nghiệm tất nhiên là vẫn có thể tiến hành được khi không có quá trình nhịn ăn, nhưng các bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về mức cholesterol của bạn khi cơ thể ở trong tình trạng nhịn ăn. Khi đã có được kết quả đo lường mức cholesterol trong máu, bạn có thể đối chiếu với các chuẩn mực dưới đây để xác định mình có gặp vấn đề bất ổn nào với bất cứ dạng chất béo nào trong máu hay không.

    Mức độ cholesterol trong máu Loại cholesterol Mức độ đáng mong muốn Cholesterol tổng số < 200 mg/dl (không có CAD) < 150 mg/dl (có CAD) Triglyceride < 150 mg/dl (không có CAD) < 100 mg/dl (có CAD) LDL cholesterol < 130 mg/dl (không có CAD) < 100 mg/dl (có CAD) Mức độ lý tưởng < 80 mg/dl

    (có CAD) HDL cholesterol > 45 mg/dl

    Trong bảng trên, CAD là một thuật ngữ viết tắt từ Coronary Artery Disease – các bệnh liên quan đến động mạch vành, nói chung thường chỉ cho các trường hợp đã từng bị một cơn đau tim, phẫu thuật nghẽn mạch, tạo hình mạch, hoặc một xét nghiệm bất thường cho thấy có bệnh tim...

    Mức độ cholesterol tổng số thật ra là sự kết hợp của nhiều chất, bao gồm cả triglyceride, LDL cholesterol và HDL cholesterol.

    Triglyceride là dạng chất béo trong máu có khuynh hướng tăng cao khi dùng các thức uống có cồn, khi tăng cân, khi ăn nhiều đường và chất béo, hoặc khi có một nếp sống ít vận động. Người ta đã biết chắc về việc lượng triglyceride tăng cao làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và cơn đột quỵ. Những người có mức triglyceride cao cũng tỏ ra có khuynh hướng tăng cao huyết áp và có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

    Như vậy, cách làm giảm mức triglyceride là không dùng các thức uống có cồn (rượu, bia...), tập thể dục mỗi ngày, giới hạn lượng đường và chất béo trong chế độ ăn uống, và làm giảm cân nếu cần. Đối với một số người, việc bổ sung một liều cao dầu cá vào chế độ ăn có thể làm hạ thấp đáng kể mức triglyceride. Những phần sau của sách này sẽ vạch ra những vấn đề cụ thể về việc làm thế nào hạ thấp mức triglyceride bằng sự thay đổi nếp sinh hoạt thường ngày.

    Tuy nhiên, một đôi khi sự thay đổi trong nếp sinh hoạt thường ngày không đủ để đạt mục đích. Nếu đây là trường hợp của bạn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị dùng đến một loại thuốc làm giảm triglyceride, chẳng hạn như Tricor, Lopid hay Niaspan.

    LDL cholesterol là dạng viết tắt thay cho low-density lipoprotein, thường được gọi là cholesterol xấu, bởi vì tác dụng tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Mức LDL cholesterol tăng cao sẽ gia tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim hoặc một cơn đột quỵ. LDL cholesterol bám vào thành động mạch và về lâu dài có thể gây ra những chỗ tắt nghẽn mạch.

    Tuy nhiên, phần lớn những người bị lên cơn đau tim thường là không bị cholesterol làm nghẽn hoàn toàn động mạch tim vào lúc xảy ra cơn đau. Một mảng cholesterol tích tụ chứa rất nhiều LDL cholesterol, có thể không bám chắc nhau, và do đó rất dễ vỡ ra. Khi nó vỡ ra, phản ứng tự nhiên của cơ thể là cố gắng điều chỉnh vấn đề bằng một khối máu đông. Sự kết hợp của mảng cholesterol vỡ ra với một khối máu đông bên trên có thể tạo thành tai họa. Nếu động mạch hoàn toàn tắt nghẽn, một cơn đau tim sẽ xảy ra.

    Nếu LDL cholesterol gây rắc rối cho bạn, điều quan trọng là sẽ phải giới hạn lượng chất béo trong thức ăn, nhất là các chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo bị hydro hóa (hydrogenate fat). Thêm nữa, bạn có thể cần phải giảm cân, làm như vậy sẽ giúp hạ thấp mức LDL cholesterol. Các hoạt động rèn luyện thể lực đóng một vai trò rất khiêm tốn trong việc làm giảm LDL cholesterol. Một chế độ ăn hợp lý, chẳng hạn bổ sung các loại thức ăn thực vật như dầu stanol margarine (Benecol Light) hay sterol margarine (Take Control), nước tương giàu đạm, hạt cây lanh, các chất xơ, hạt óc chó... có thể làm cải thiện đáng kể mức độ cholesterol.
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  11. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (10-14-2021)

  12. #6
    HOA Avatar của socnho
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    1.157
    Thanks
    536
    Thanked 546 Times in 191 Posts
    Làm thế nào để giảm cholesterol ?
    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL.
    __________________________________________________ ______________________________________


    TÌM HIỂU VỀ CHOLESTEROL

    ...........

    Cuối cùng, nếu các biện pháp này đều không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sử dụng một trong các loại thuốc thuộc nhóm statin: Lipitor (atorvastatin), Zocor (simvastatin), Mevacor (lova¬statin), Pravachol (pravastatin) và Lescol (fluva¬statin). Các thuốc khác như Niaspan (niacin), WelChol (colesevelam) và Tricor (fenofibrate) cũng làm hạ thấp mức LDL cholesterol. Đối với những ai muốn tránh dùng các loại thuốc theo toa, có thể dùng Cholestin, một loại thuốc rất tương tự với Mevacor, nhưng được bán tự do trên thị trường. Tương tự, cũng có nhiều loại thuốc bán tự do trên thị trường được điều chế bằng niacin. Thêm vào với những thuốc được kể ra ở đây, còn có rất nhiều loại thuốc mới đang được nghiên cứu ở vào nhiều giai đoạn khác nhau. Nhóm chúng tôi đang nghiên cứu một loại thuốc mới có khả năng làm giảm mức LDL cholesterol nhiều đến 70%. Khi đọc xong sách này, bạn sẽ có đủ kiến thức cần thiết để làm giảm đáng kể mức LDL cholesterol.

    HDL cholesterol là dạng viết tắt thay cho high-density lipoprotein, thường được gọi là cholesterol tốt, vì tác dụng tích cực của nó đối với sức khỏe. Vai trò của HDL cholesterol là mang các cholesterol xấu trở về gan để xử lý. Những người có hàm lượng HDL cholesterol cao có vẻ như phần nào được bảo vệ chống lại bệnh tim. Dĩ nhiên, một người có mức HDL cholesterol lý tưởng vẫn có thể phát triển bệnh tim. Những người như thế thường là có nhiều yếu tố mang nguy cơ gây bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, và nghiện thuốc lá.

    Trong phần lớn các trường hợp, mức HDL cholesterol của một người là do yếu tố di truyền quyết định, có nghĩa là nó thực sự phụ thuộc vào những gen mà cha mẹ người ấy đã truyền lại. Tuy nhiên, có một số điều có thể làm để cải thiện mức HDL cholesterol. Bỏ thuốc lá có thể làm gia tăng HDL cholesterol đến 8 mg/dl. Thông thường thì hiệu quả cao nhất được nhận thấy trong vòng 6 tháng kể từ sau khi bỏ thuốc.

    Rèn luyện thể lực cũng có thể làm cải thiện mức HDL cholesterol. Nam giới có khuynh hướng gia tăng nhiều mức HDL cholesterol trong năm đầu tiên bắt đầu rèn luyện (tập thể dục chẳng hạn), có thể lên đến 10%. Phụ nữ có mức gia tăng ít hơn, nhưng nếu duy trì việc rèn luyện đến 5 năm thì có thể làm gia tăng đến 20%. Trong khi đó, nam giới có thể duy trì mức gia tăng 10% nếu tiếp tục rèn luyện, nhưng rất hiếm khi tăng cao hơn nữa.

    Việc giảm cân có thể làm gia tăng đáng kể mức HDL cholesterol. Nhưng thường thì khi một người giảm cân bằng cách gia tăng sự vận động cơ thể, mức HDL cholesterol sẽ tạm thời giảm xuống. Đừng thất vọng nếu như điều này xảy ra cho bạn. Khi trọng lượng cơ thể đã ổn định – đã giảm cân đến mức yêu cầu, mức HDL cholesterol sẽ gia tăng và cuối cùng sẽ vượt cao hơn mức trước đó.

    Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến mức HDL cholesterol. Ăn các thức ăn chế biến giàu chất béo, chẳng hạn các món ăn làm sẵn để bán như bánh quy, bánh nướng xốp... hoặc các món ăn chiên dầu, mỡ... sẽ đưa vào người một lượng rất lớn chất béo chế biến (trans fat), một dạng chất béo làm giảm đáng kể mức HDL cholesterol. Trong trường hợp này, chuyển sang dùng các loại chất béo không bão hòa dạng đơn (monoun¬saturated fat) như trong dầu ô-liu, dầu phộng... sẽ có thể cải thiện mức HDL cholesterol. Nguồn chất béo từ quả bơ, quả óc chó, quả hồ trăn, đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt phỉ... cũng có lợi tương tự. Cuối cùng, nếu bạn cần đến một mức gia tăng cao hơn mà các biện pháp nói trên không đủ để đáp ứng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị sử dụng các loại thuốc như Niaspan, Lopid hay Tricor.

    Điều không may là, có nhiều người với mức HDL cholesterol thấp không thể nào hoàn toàn gia tăng lên đến mức bình thường, cho dù đã có những thay đổi thích hợp trong nếp sống và sử dụng đến thuốc men. Một số công ty hiện đang tìm kiếm những phương thức mới để làm cải thiện mức HDL cholesterol. Các phương thức đang được nghiên cứu bao gồm các loại thuốc tiêm tĩnh mạch, sự phát triển của các phân tử được bắt chước theo hoạt động của HDL, và thậm chí cả liệu pháp gen. Trong vòng 5 năm sắp tới sẽ có những phương thức mới hoàn thiện hơn nhiều để điều trị cho những người có mức HDL cholesterol thấp.

    Một khi bạn đã xác định là mình có vấn đề bất ổn với mức cholesterol, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân và vạch ra một kế hoạch để giúp cải thiện. Nếu bạn không làm được như thế, có thể rồi sẽ dẫn đến một cơn đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.

    Có một số các trường hợp bất thường về gen di truyền đã được mô tả rõ dẫn đến sự gia tăng rất cao mức triglyceride hay LDL cholesterol hoặc cả hai. Chẳng hạn như một số người có vấn đề về gen di truyền gọi là familial hypercholesterolemia. Những người này – bất chấp mọi nỗ lực tuân theo chế độ ăn thích hợp, rèn luyện thể lực đều đặn, và sử dụng thuốc với liều cao tối đa – sẽ luôn có mức cholesterol cao không thể khống chế được. Trong những trường hợp này, một phương thức gọi là LDL apheresis sẽ có thể là biện pháp duy nhất để cứu sống họ. Tiến trình này giống như một sự thấm tách, sẽ lọc LDL cholesterol ra khỏi máu, có thể làm giảm tức thời từ 70% đến 80% mức LDL cholesterol. Nhưng kết quả này chỉ là tạm thời, và do đó, tiến trình phải được lập lại hai tuần một lần.

    Còn có những rối loạn về gen di truyền khác có thể dẫn đến sụt giảm đáng kể mức HDL cholesterol. Mỗi sự rối loạn này đều có thể làm gia tăng rất nhiều các nguy cơ về tim.

    Thường thì một căn bệnh ngấm ngầm nào đó cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi bất thường rất lớn trong mức cholesterol. Những người bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu có khuynh hướng tăng cao mức triglyceride, giảm mức HDL và tăng nhẹ mức LDL. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ khi nào lượng đường trong máu được khống chế thì mức triglyceride của người bị tiểu đường mới có thể làm cho bình thường trở lại được.

    Những người bị bệnh cường tuyến giáp hoặc giảm năng tuyến giáp đều có thể dẫn đến những biến đổi bất thường khác nhau về mức cholesterol. Rối loạn chức năng tuyến giáp rất thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Tôi đã gặp một vài trường hợp khi việc điều chỉnh được những rối loạn chức năng của tuyến giáp đã dẫn đến làm bình thường mức cholesterol của bệnh nhân. Nhưng thông thường hơn là mức cholesterol chỉ cải thiện đôi chút và vẫn cần phải tác động thêm.

    Hội chứng thận hư là một trường hợp rối loạn chức năng thận được nhận ra bởi những lượng lớn protein trong nước tiểu người bệnh. Cơ thể phản ứng với sự mất protein này bằng cách gia tăng lượng protein được tạo ra ở gan, nhằm cố gắng cân bằng mức protein trong máu. Các protein mang cholesterol trong máu, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi có sự gia tăng mức cholesterol trong trường hợp này. Tương tự như vậy, gan bị bệnh có thể dẫn đến việc sản xuất ra quá nhiều các lipo-protein.
    Lấy buông xả làm đạo hạnh

  13. The Following User Says Thank You to socnho For This Useful Post:

    sonha (10-14-2021)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •