DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 8/27 ĐầuĐầu ... 67891018 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 71 tới 80 của 264
  1. #71
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN V
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 5. THU THÂN THỨC GIỚI

    A-nan, như ông đã rõ thân căn và xúc trần làm duyên sinh ra thân thức; thức này lại là nhân thân căn sinh, lấy thân căn làm giới, hay nhân xúc trần sinh, lấy xúc trần làm giới?

    A-nan, nếu nhân thân căn sinh ra, hẳn không có hai duyên cảm xúc hiệp và ly, vậy thân căn làm sao biết được?


    Đây là gạn cùng thân căn sinh, đã không có hai cái duyên cảm xúc hiệp và ly, thì do đâu mà hiện thân thức? “Tìm thô” gọi là giác; “Xét tế” gọi là quán.

    Nếu nhân nơi xúc trần sinh ra, ắt không có thân căn của ông. Vậy có ai không có thân căn mà biết ly biết hợp không?

    Đây là gạn cùng xúc trần sinh ra, thì không cần phải có thân căn biết ly và biết hợp.

    A-nan, vật không biết cảm xúc, thân căn có biết mới có cảm xúc.

    Vật thì không thể lấy cảm xúc mà biết, thân biết thì ắt phải đợi có cảm xúc. Ở đây nói chính là để khởi ra lời nạn: Cả hai đều tức (phải), cả hai đều phi (chẳng phải) ở văn sau.

    Tức nơi cảm xúc mà biết có thân căn, tức nơi thân căn mà biết có cảm xúc; tức cảm xúc không phải thân căn, tức thân căn không phải cảm xúc; cả hai tướng thân căn và xúc trần vốn không xứ sở.

    Nếu cảm xúc hay sinh thức phân biệt, ắt thân phải biết rồi sau mới thành cảm xúc, nên nói tức nơi cảm xúc mà biết có thân căn. Lại hẳn phải biết cái cảm xúc kia mới gọi là thân ta, nên nói tức nơi thân mà biết có cảm xúc. Nếu đã là cảm xúc thì xúc trần ắt chẳng phải thân căn, nên gọi là chẳng phải thân. Nếu là thân ta thì thân căn hẳn không phải xúc trần, nên gọi là chẳng phải xúc trần. Há không phải hai tướng thân căn và xúc trần nguyên không có vị trí nhất định hay sao?

    Nếu xúc trần hợp với thân căn, tức là tự thể của thân căn, nếu rời thân căn thì như các tướng hư không.

    Đây là xúc trần hợp với thân căn, thì toàn là cái biết của thân căn. Nếu rời thân căn thì đồng với hư không. Đây là gạn cùng trong ngoài đều không có vị trí của xúc trần, ý dùng để văn sau nói giới ở chính giữa không lập vậy.

    Nội căn ngoại trần đã không thành, thì làm sao lập được cái thức ở chính giữa? Cái thức ở giữa không lập được, thì nội căn ngoại trần bản tính cũng rỗng không. Vậy cái thức của ông sinh ra do đâu mà lập thành giới?

    Nội căn, ngoại trần tức là chỉ cho căn và cảnh; căn cảnh tính không, thức thể như huyễn. Nên biết ba xứ đều không vậy.

    Thế nên phải biết, thân căn xúc trần làm duyên sinh thân thức giới, ba xứ đều không, thì thân căn, xúc trần và thân thức giới, cả ba vốn không phải tính nhân duyên, không phải tính tự nhiên.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.



  2. #72
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN V
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 6. THU Ý THỨC GIỚI

    A-nan, như ông đã rõ ý căn pháp trần làm duyên sinh ra ý thức. Thức này nhân nơi ý căn sinh, lấy ý căn làm giới, nhân nơi pháp trần sinh, lấy pháp trần làm giới?

    A-nan, nếu nhân nơi ý căn sinh, thì ở trong ý ông ắt có suy nghĩ mới phát minh được ý của ông. Nếu không có pháp trần ở trước thì ý không thể sinh. Rời duyên trần ý căn còn không có hình tướng, thì ý thức sẽ dùng vào việc gì?


    Đây là gạn cùng ý căn sinh ý thức. Nghĩa là rời pháp trần thì ý căn không chỗ gá mà sinh phân biệt. Rời duyên tức là rời duyên pháp trần, đã rời pháp duyên thì hình đoạn của ý căn còn không thể có, huống chi là ý thức.

    Lại cái thức tâm của ông cùng với các suy tính so đo và tính phân biệt là đồng nhau hay là khác nhau?

    Cái thức tâm này so sánh với trên nên nói là ý thức, nhân dưới nên có suy nghĩ phân biệt cả hai. Do đó nên lấy suy nghĩ làm thức thứ bảy, lấy phân biệt làm thức thứ sáu đều thuộc về ý căn mà ý thức nguyên gốc là thức thứ tám, nên phải nói là thức tâm vậy.

    Từ Như lai tạng do bất giác vọng động, tức toàn tâm là thức. Nên biết tâm thức vốn đồng, chỉ do mê ngộ mà có khác. Mê thì bám lấy pháp mà thành căn mới có suy nghĩ phân biệt. Đây là trưng bày nghĩa đồng và khác. Bởi muốn cho người chẳng rời thức thứ sáu, thức thứ bảy mà ngộ được thức thể, thì Như lai tạng chẳng nhọc nhằn, riêng làm việc gánh vác vậy.

    Nếu đồng với ý căn tức là ý căn rồi, làm sao do ý căn mà sinh? Nếu khác với ý căn tức là chẳng đồng, thì lẽ ra không còn phân biệt; nếu không còn phân biệt làm sao gọi là ý căn sinh; nếu có phân biệt thì làm sao nhận biết ý căn được. Chỉ có hai tính đồng và khác không thành, thì giới nhân đâu mà lập?

    Đây là nói ý thức nếu đồng với ý căn, đồng thì chẳng nên lại có sinh ra, mà lại mắc bệnh ý căn và ý thức lộn lạo. Ý thức nếu khác với ý căn, khác thì chẳng phải đồng loại sinh, lẽ ra phải không có tri giác, dẫu cho có tri giác cũng chẳng phải là đồng loại với ý căn, làm sao biết được ý căn, mà còn nói rằng thức chẳng sinh nơi ý căn. Đồng khác đều chẳng phải, để gạn cùng do nơi ý căn sinh ra, mà có thể nhận được ý chỉ thể dụng ngộ mê vậy.

    Nếu nhân nơi pháp trần sinh ra thì các pháp trong thế gian chẳng rời năm trần, ông hãy xét các pháp sắc, thanh, hương, vị và xúc có tướng trạng rõ ràng, do đối với năm căn đều chẳng thuộc về phần thu nạp của ý căn.

    Cái biết của năm căn theo cảnh hiện tiền mà sinh ra, chẳng phải thuộc phần thu nạp của ý căn; đã chẳng phải phần thu nạp của ý căn, thì từ đâu sinh ra ý thức?

    Nếu ý thức của ông quyết định là nương với pháp trần mà sinh, nay ông hãy xét kỹ trong mỗi pháp mỗi pháp có tướng trạng gì? Nếu rời sắc không, động tịnh, thông bít, hợp ly, sinh diệt, vượt ngoài các tướng này thì rốt ráo không thành một pháp nào cả.

    Ba chữ Pháp là chỉ cho pháp trần bên trong. Song pháp trần này, nếu rời sắc không vv… thật tướng cũng không thể được, để vì văn sau gạn cùng tột sinh diệt đều không thật thể vậy.

    Lại, sinh thì các pháp sắc không đều sinh; diệt thì các pháp sắc không đều diệt. Nguyên nhân đã không thì cái thức do nó sinh ra còn có hình tướng gì? Hình tướng chẳng có thì làm sao lập thành giới?

    Sắc không là sắc trần; động tịnh là thanh trần; thông bít là hương trần; hợp ly là hai trần vị và xúc, chỉ có sinh diệt là chỉ cho pháp trần. Song, sinh ra cũng nhân nơi sắc không vv… các pháp bên ngoài mà sinh; diệt cũng nhân nơi sắc không vv… các pháp bên ngoài mà diệt. Ấy là bóng dáng rơi rớt (lạc tạ ảnh tử) của năm trần. Rời các tướng đó ắt không có thật thể. Pháp trần sở nhân đã không có thật thể, thì ý thức năng nhân đâu có hình trạng gì? Nếu không có hình trạng thì giới do đâu mà lập?

    Thế nên phải biết, ý căn pháp trần làm duyên sinh ra ý thức giới, ba chỗ đều không thì ý căn, pháp trần và ý thức giới, cả ba vốn chẳng phải tính nhân duyên, chẳng phải tính tự nhiên.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.

    Bởi từ Như lai tạng không có tự tính, do vọng động mà thành ra “kiến phần”, nhân kiến phần mà có “tướng phần”. Bên trong dường như có căn thân, bên ngoài in tuồng có thế giới. Bên ngoài thì gom góp, bên trong thu hút, dường như sinh phân biệt, hoặc như có hiểu biết, hoặc như không hiểu biết, tợ như chân nhưng không phải chân; dường như vọng nhưng không phải vọng; tâm động thành cảnh, cảnh đều là tâm, không thể có thân sơ, khoảng giữa không chủ tể. Kẻ phàm phu vật ngã không phân, tức Thánh nhân sắc tâm không hai. Cho nên đức Như Lai vì kẻ phàm phu và Tiểu thừa mà nói do nhân duyên sinh, vì hàng Bồ-tát chỉ nói là hý luận. Tất cả đều là phương tiện chưa đúng là lời nói chân thật (chân thuyên). Đây là chỗ mười tám giới tạo ra đều là Như lai tạng, nên rốt sau cho ba xứ đều không. Kinh Lăng Già nói: “Đức Như Lai vì đoạn cái sợ câu vô ngã của kẻ ngu phu, nên nói rời vọng tưởng không thật có là cửa vào cảnh giới Như lai tạng”. Đây là chỗ muốn nói ở đây chăng? Vậy ai là người có chí đối với đạo này phải nên suy nghĩ!




  3. #73
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN VI: THU BẢY ĐẠI

    CHI 1. NGHI TỨ ĐẠI HÒA HỢP THỈNH PHẬT KHAI THỊ

    Ông A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Như Lai thường nói về nghĩa nhân duyên hòa hợp, tất cả các thứ biến hóa trong thế gian đều nhân tứ đại hòa hợp mà phát ra. Tại sao đức Như Lai lại bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên và tự nhiên? Nay con chẳng biết nghĩa ấy như thế nào, cúi mong Phật thương xót khai thị cho chúng sinh nghĩa rốt ráo trung đạo, không còn các điều hý luận”.


    Tứ đại nhân duyên hòa hợp biến hóa, đây là pháp thế gian. Đức Thế Tôn xưa vì phàm phu và Tiểu thừa phát minh lý duyên khởi, khiến họ tùy duyên mà biết trở về. Nay nói đệ nhất nghĩa đế của Đại thừa không đồng với hý luận, mà ngài A-nan vẫn chấp lời nói xưa và cũng vì sợ chúng sinh rơi vào lưới nghi này, nên trông mong đức Phật khai thị. “Nghĩa rốt ráo trung đạo”, tức là đệ nhất nghĩa đế.

    CHI 2. GỒM TRÁCH THỂ TÍNH TỨ ĐẠI KHÔNG PHẢI HÒA HỢP

    TIẾT A. TRÁCH HỌC NHIỀU KHÔNG KHÉO PHÂN BIỆT

    Khi ấy, đức Thế Tôn bảo ông A-nan rằng: “Trước kia do ông nhàm chán các pháp Thanh văn, Duyên giác của Tiểu thừa, phát tâm cần cầu Vô thượng Bồ-đề, nên ngày nay tôi vì ông chỉ bày đệ nhất nghĩa đế. Tại sao ông còn đem vọng tưởng nhân duyên hý luận ở thế gian mà tự ràng buộc? Ông tuy học nhiều mà giống như người nói tên thuốc, đến khi thuốc thật hiện trước mắt thì không thể phân biệt. Như Lai nói thật đáng thương xót! Nay ông hãy nghe kỹ, tôi sẽ vì ông phân tích chỉ dạy và cũng khiến cho người tu pháp Đại thừa ở đời sau thông đạt được thật tướng”.

    Ông A-nan im lặng chờ nghe lời Phật chỉ dạy.


    Vọng tưởng ở thế gian tùy các nhân duyên mà thành tất cả pháp. Hàng Nhị thừa do biết nghĩa này mà phát minh lý vô ngã đoạn nhân sinh tử trong ba cõi, trừ được ngã chấp mà không phải pháp rốt ráo của Đại thừa. Đức Như Lai nhân ông A-nan nhàm chán pháp Tiểu thừa đã được chỉ dạy từ trước nên mới chỉ thẳng Bồ-đề, ấm, nhập, xứ, giới đều bác là giả dối, thảy vì trừ bỏ pháp chấp, nghĩa là thuốc thật trước mắt mà chẳng hay phân biệt vậy.

    TIẾT B. PHÁT MINH CHUNG TỨ ĐẠI CHẲNG PHẢI HÒA HỢP

    A-nan, như lời ông nói, bốn đại hòa hợp phát minh ra các thứ biến hóa trong thế gian. Này A-nan, nếu tính các đại thể chẳng hòa hợp, thì chẳng hay xen lộn hòa hợp với các đại khác, cũng như hư không không hòa hợp với các sắc tướng.


    Căn cứ các đại mà nói, in tuồng như có hòa hợp mà thật thể không phải hòa hợp, nên chẳng xen lộn, giống như hư không dùng để dẫn khởi, hòa hợp là vọng thấy ở văn sau.

    Bốn đại từ vọng tưởng sinh, chỉ do tâm hiện. Tuy tùy các duyên thành tất cả các pháp mà tính ấy là vô tính, chưa từng dao động dính mắc. Nếu tự mình chưa thâm ngộ thì khó nói được điều này.

    Nếu tính của các đại hòa hợp, thì đồng như các thứ biến hóa, trước sau thành nhau, sinh diệt tiếp nối, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt như vòng lửa xoay tròn, chưa có dừng nghỉ. A-nan, như nước thành băng, băng trở lại thành nước.

    Đây là phá hòa hợp mà cho tính chân như tùy duyên bất biến, chẳng đồng với các thứ biến hóa. Mới sinh là “thỉ” (trước), diệt mất là “chung” (sau). Thỉ chung tức là sinh diệt, chỉ cho chấp tướng mà thành hai nghĩa tương tục. Thỉ để thành chung, chung để thành thỉ, làm thành cho nhau. Sinh để tiếp nối diệt, diệt lại tiếp nối sinh làm sự tương tục. Sinh diệt diệt sinh, sinh sinh diệt diệt, xoay vần không mối manh, như vòng lửa xoay tròn không có đầu đuôi, là dụ cho sinh tử không dừng nghỉ. Cùng tột các thứ hòa hợp thì tướng sinh diệt hiện tiền là như thế, rõ ràng đồng với sự biến hóa. Chẳng biết rằng thể tính vốn không hòa hợp, nhưng vì chúng sinh ở trong mê tạm thời vọng thấy. Nên nói như nước thành băng, băng trở lại thành nước.

    CHI 3. THU ĐỊA ĐẠI

    Ông hãy xét tính của địa đại, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần do chẻ chất cực vi bên mé sắc tướng ra bảy phần mà thành. Nếu chẻ lân hư trần nữa thì thật là tính hư không.


    Lấy cái thô để hình dung cái tế. Nên lấy sắc cực vi chẻ đến bảy phần liền thành lân hư trần, lại chẻ cái lân hư trần nữa thì thật là tính hư không, dùng để dẫn khởi sắc không chẳng hòa hợp nhau. Bên mé của sắc tướng, nghĩa là sắc rất nhỏ, cùng với hư không gần nhau, nên gọi là bên mé (biên tế).

    A-nan, nếu cái lân hư trần này chẻ thành được hư không, thì biết hư không cũng sinh ra được sắc tướng.

    Đã có thể chẻ sắc tướng thành hư không, thì tự phải hợp hư không thành sắc tướng. Đây là trước ước định, đợi sau mới gạn cùng tột.

    Nay ông hỏi bởi do hòa hợp sinh ra các tướng biến hóa trong thế gian, vậy ông hãy xem một lân hư trần này dùng bao nhiêu hư không hòa hợp mà có? Chẳng lẽ lân hư trần hòa hợp thành lân hư trần.

    Nếu cho rằng chẻ sắc tướng thành hư không, thì phải nhận hợp hư không thành sắc tướng. Nếu hợp lân hư trần liền thành có nơi chốn (phương phần), chẳng phải là lân hư trần.

    Lại, nếu lân hư trần chẻ được thành hư không, thì dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại thành hư không?

    Đã cho rằng hợp hư không thành sắc tướng, thì phải nhận hợp sắc tướng thành hư không.

    Nếu khi sắc tướng hợp lại, là hợp sắc tướng không thể thành được hư không. Còn nếu hư không hợp lại, là hợp hư không, không thể thành được sắc tướng. Sắc tướng còn có thể chia chẻ, hư không làm sao hợp được?

    Hợp sắc tướng thì chẳng phải hư không, hợp hư không thì chẳng phải sắc tướng, là nói hư không và sắc tướng không thể hợp chung lại mà thành. Lại nói, sắc tướng còn có thể chia chẻ, hư không làm sao mà hợp, là nói cho tột cùng, hư không không thể hợp, chỗ đó mọi người đều dễ nhận, mà thể thật của sắc tướng chưa hẳn chia chẻ được. Điều này chỉ có Phật mới biết, luận bàn qua lại vì để dẫn khởi ý chỉ chân không và chân sắc ở văn sau.

    Ông vốn chẳng biết trong Như lai tạng, tính sắc là chân không, tính không là chân sắc, thanh tịnh sẵn có như vậy, trùm khắp cả pháp giới, tùy tâm của chúng sinh đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện.

    Trong Như lai tạng không có tự tính, nên tất cả sắc đều tức là tính sắc, tất cả không đều tức là tính không. Tính sắc chẳng phải sắc nên gọi là Chân không; tính không chẳng phải không, nên gọi là Chân sắc. Tính của chân không chân sắc này xưa nay thanh tịnh chẳng nhờ tu hành, thể nó trùm khắp cả pháp giới không ngăn ngại. Chúng sinh mê nơi đây, theo hiểu biết mà phát nghiệp, liền thành cái nhân của mười cõi hữu lậu và vô lậu. Nhân và quả sai khác không thể gạn cho cùng tột.

    Thế gian không biết lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của ý thức, chỉ có lời nói suông đều không nghĩa thật.

    Hai chữ vô tri ở đây, tức là không rõ được đệ nhất nghĩa đế. Do không hiểu đệ nhất nghĩa bèn khởi ra so đo. Vì chỉ khắp hàng Nhị thừa, Quyền thừa, Thỉ giáo, chẳng phải chỉ có phàm phu ngoại đạo. Ý thức phân biệt so đo, tức là cái lượng hiểu biết. Đây tóm lại, nhân duyên tự nhiên gồm cả hòa hợp đều gọi là giả dối.

    Kinh Lăng Già nói: “Thứ lớp đều chẳng sinh, trừ tự tâm hiện, do bất giác vọng tưởng nên có tướng sinh”. Ngài Khánh Hỷ nói: “Tứ đại hòa hợp phát ra các thứ biến hóa trong thế gian”, tức là thứ lớp đều chẳng sinh này, nên đức Thế Tôn nói: “Thứ lớp đều chẳng sinh”. Nghĩa là tất cả các pháp không có tự tính, chẳng hòa hợp nhau, chỉ vì bất giác tự tâm hiện, nên vọng tưởng chấp trước vậy.

    Xét biết thất đại đều là tự tâm hiện lượng, tất cả năng tạo, sở tạo đều không có thân sơ, đó là chỗ gọi tính sắc chân không, tính không chân sắc. Xét ra chỉ có tính sắc, nên sắc không tự tính, gọi đó là Chân không. Luận ra chỉ có tính không, nên cái không không tự tính, gọi đó là Chân sắc. Sắc đã như vậy, bảy đại đều như vậy, bản nhiên thanh tịnh trùm cả khắp cả pháp giới, lý hòa hợp nhân duyên đều không có nghĩa chân thật.




  4. #74
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN VI: THU BẢY ĐẠI

    CHI 1. NGHI TỨ ĐẠI HÒA HỢP THỈNH PHẬT KHAI THỊ

    Ông A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Như Lai thường nói về nghĩa nhân duyên hòa hợp, tất cả các thứ biến hóa trong thế gian đều nhân tứ đại hòa hợp mà phát ra. Tại sao đức Như Lai lại bác bỏ cả hai nghĩa nhân duyên và tự nhiên? Nay con chẳng biết nghĩa ấy như thế nào, cúi mong Phật thương xót khai thị cho chúng sinh nghĩa rốt ráo trung đạo, không còn các điều hý luận”.


    Tứ đại nhân duyên hòa hợp biến hóa, đây là pháp thế gian. Đức Thế Tôn xưa vì phàm phu và Tiểu thừa phát minh lý duyên khởi, khiến họ tùy duyên mà biết trở về. Nay nói đệ nhất nghĩa đế của Đại thừa không đồng với hý luận, mà ngài A-nan vẫn chấp lời nói xưa và cũng vì sợ chúng sinh rơi vào lưới nghi này, nên trông mong đức Phật khai thị. “Nghĩa rốt ráo trung đạo”, tức là đệ nhất nghĩa đế.

    CHI 2. GỒM TRÁCH THỂ TÍNH TỨ ĐẠI KHÔNG PHẢI HÒA HỢP

    TIẾT A. TRÁCH HỌC NHIỀU KHÔNG KHÉO PHÂN BIỆT

    Khi ấy, đức Thế Tôn bảo ông A-nan rằng: “Trước kia do ông nhàm chán các pháp Thanh văn, Duyên giác của Tiểu thừa, phát tâm cần cầu Vô thượng Bồ-đề, nên ngày nay tôi vì ông chỉ bày đệ nhất nghĩa đế. Tại sao ông còn đem vọng tưởng nhân duyên hý luận ở thế gian mà tự ràng buộc? Ông tuy học nhiều mà giống như người nói tên thuốc, đến khi thuốc thật hiện trước mắt thì không thể phân biệt. Như Lai nói thật đáng thương xót! Nay ông hãy nghe kỹ, tôi sẽ vì ông phân tích chỉ dạy và cũng khiến cho người tu pháp Đại thừa ở đời sau thông đạt được thật tướng”.

    Ông A-nan im lặng chờ nghe lời Phật chỉ dạy.


    Vọng tưởng ở thế gian tùy các nhân duyên mà thành tất cả pháp. Hàng Nhị thừa do biết nghĩa này mà phát minh lý vô ngã đoạn nhân sinh tử trong ba cõi, trừ được ngã chấp mà không phải pháp rốt ráo của Đại thừa. Đức Như Lai nhân ông A-nan nhàm chán pháp Tiểu thừa đã được chỉ dạy từ trước nên mới chỉ thẳng Bồ-đề, ấm, nhập, xứ, giới đều bác là giả dối, thảy vì trừ bỏ pháp chấp, nghĩa là thuốc thật trước mắt mà chẳng hay phân biệt vậy.

    TIẾT B. PHÁT MINH CHUNG TỨ ĐẠI CHẲNG PHẢI HÒA HỢP

    A-nan, như lời ông nói, bốn đại hòa hợp phát minh ra các thứ biến hóa trong thế gian. Này A-nan, nếu tính các đại thể chẳng hòa hợp, thì chẳng hay xen lộn hòa hợp với các đại khác, cũng như hư không không hòa hợp với các sắc tướng
    .

    Căn cứ các đại mà nói, in tuồng như có hòa hợp mà thật thể không phải hòa hợp, nên chẳng xen lộn, giống như hư không dùng để dẫn khởi, hòa hợp là vọng thấy ở văn sau.

    Bốn đại từ vọng tưởng sinh, chỉ do tâm hiện. Tuy tùy các duyên thành tất cả các pháp mà tính ấy là vô tính, chưa từng dao động dính mắc. Nếu tự mình chưa thâm ngộ thì khó nói được điều này.


    Nếu tính của các đại hòa hợp, thì đồng như các thứ biến hóa, trước sau thành nhau, sinh diệt tiếp nối, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt như vòng lửa xoay tròn, chưa có dừng nghỉ. A-nan, như nước thành băng, băng trở lại thành nước.

    Đây là phá hòa hợp mà cho tính chân như tùy duyên bất biến, chẳng đồng với các thứ biến hóa. Mới sinh là “thỉ” (trước), diệt mất là “chung” (sau). Thỉ chung tức là sinh diệt, chỉ cho chấp tướng mà thành hai nghĩa tương tục. Thỉ để thành chung, chung để thành thỉ, làm thành cho nhau. Sinh để tiếp nối diệt, diệt lại tiếp nối sinh làm sự tương tục. Sinh diệt diệt sinh, sinh sinh diệt diệt, xoay vần không mối manh, như vòng lửa xoay tròn không có đầu đuôi, là dụ cho sinh tử không dừng nghỉ. Cùng tột các thứ hòa hợp thì tướng sinh diệt hiện tiền là như thế, rõ ràng đồng với sự biến hóa. Chẳng biết rằng thể tính vốn không hòa hợp, nhưng vì chúng sinh ở trong mê tạm thời vọng thấy. Nên nói như nước thành băng, băng trở lại thành nước.



  5. #75
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 3. THU ĐỊA ĐẠI

    Ông hãy xét tính của địa đại, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần do chẻ chất cực vi bên mé sắc tướng ra bảy phần mà thành. Nếu chẻ lân hư trần nữa thì thật là tính hư không.


    Lấy cái thô để hình dung cái tế. Nên lấy sắc cực vi chẻ đến bảy phần liền thành lân hư trần, lại chẻ cái lân hư trần nữa thì thật là tính hư không, dùng để dẫn khởi sắc không chẳng hòa hợp nhau. Bên mé của sắc tướng, nghĩa là sắc rất nhỏ, cùng với hư không gần nhau, nên gọi là bên mé (biên tế).

    A-nan, nếu cái lân hư trần này chẻ thành được hư không, thì biết hư không cũng sinh ra được sắc tướng.

    Đã có thể chẻ sắc tướng thành hư không, thì tự phải hợp hư không thành sắc tướng. Đây là trước ước định, đợi sau mới gạn cùng tột.

    Nay ông hỏi bởi do hòa hợp sinh ra các tướng biến hóa trong thế gian, vậy ông hãy xem một lân hư trần này dùng bao nhiêu hư không hòa hợp mà có? Chẳng lẽ lân hư trần hòa hợp thành lân hư trần.

    Nếu cho rằng chẻ sắc tướng thành hư không, thì phải nhận hợp hư không thành sắc tướng. Nếu hợp lân hư trần liền thành có nơi chốn (phương phần), chẳng phải là lân hư trần.

    Lại, nếu lân hư trần chẻ được thành hư không, thì dùng bao nhiêu sắc tướng hợp lại thành hư không?

    Đã cho rằng hợp hư không thành sắc tướng, thì phải nhận hợp sắc tướng thành hư không.

    Nếu khi sắc tướng hợp lại, là hợp sắc tướng không thể thành được hư không. Còn nếu hư không hợp lại, là hợp hư không, không thể thành được sắc tướng. Sắc tướng còn có thể chia chẻ, hư không làm sao hợp được?

    Hợp sắc tướng thì chẳng phải hư không, hợp hư không thì chẳng phải sắc tướng, là nói hư không và sắc tướng không thể hợp chung lại mà thành. Lại nói, sắc tướng còn có thể chia chẻ, hư không làm sao mà hợp, là nói cho tột cùng, hư không không thể hợp, chỗ đó mọi người đều dễ nhận, mà thể thật của sắc tướng chưa hẳn chia chẻ được. Điều này chỉ có Phật mới biết, luận bàn qua lại vì để dẫn khởi ý chỉ chân không và chân sắc ở văn sau.

    Ông vốn chẳng biết trong Như lai tạng, tính sắc là chân không, tính không là chân sắc, thanh tịnh sẵn có như vậy, trùm khắp cả pháp giới, tùy tâm của chúng sinh đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà phát hiện.

    Trong Như lai tạng không có tự tính, nên tất cả sắc đều tức là tính sắc, tất cả không đều tức là tính không. Tính sắc chẳng phải sắc nên gọi là Chân không; tính không chẳng phải không, nên gọi là Chân sắc. Tính của chân không chân sắc này xưa nay thanh tịnh chẳng nhờ tu hành, thể nó trùm khắp cả pháp giới không ngăn ngại. Chúng sinh mê nơi đây, theo hiểu biết mà phát nghiệp, liền thành cái nhân của mười cõi hữu lậu và vô lậu. Nhân và quả sai khác không thể gạn cho cùng tột.

    Thế gian không biết lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của ý thức, chỉ có lời nói suông đều không nghĩa thật.

    Hai chữ vô tri ở đây, tức là không rõ được đệ nhất nghĩa đế. Do không hiểu đệ nhất nghĩa bèn khởi ra so đo. Vì chỉ khắp hàng Nhị thừa, Quyền thừa, Thỉ giáo, chẳng phải chỉ có phàm phu ngoại đạo. Ý thức phân biệt so đo, tức là cái lượng hiểu biết. Đây tóm lại, nhân duyên tự nhiên gồm cả hòa hợp đều gọi là giả dối.

    Kinh Lăng Già nói: “Thứ lớp đều chẳng sinh, trừ tự tâm hiện, do bất giác vọng tưởng nên có tướng sinh”. Ngài Khánh Hỷ nói: “Tứ đại hòa hợp phát ra các thứ biến hóa trong thế gian”, tức là thứ lớp đều chẳng sinh này, nên đức Thế Tôn nói: “Thứ lớp đều chẳng sinh”. Nghĩa là tất cả các pháp không có tự tính, chẳng hòa hợp nhau, chỉ vì bất giác tự tâm hiện, nên vọng tưởng chấp trước vậy.

    Xét biết thất đại đều là tự tâm hiện lượng, tất cả năng tạo, sở tạo đều không có thân sơ, đó là chỗ gọi tính sắc chân không, tính không chân sắc. Xét ra chỉ có tính sắc, nên sắc không tự tính, gọi đó là Chân không. Luận ra chỉ có tính không, nên cái không không tự tính, gọi đó là Chân sắc. Sắc đã như vậy, bảy đại đều như vậy, bản nhiên thanh tịnh trùm cả khắp cả pháp giới, lý hòa hợp nhân duyên đều không có nghĩa chân thật.




  6. #76
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 4. THU HỎA ĐẠI

    A-nan, tính lửa không cố định (vô ngã), do gá vào các duyên mà phát hiện. Ông hãy xem trong thành, những nhà chưa ăn cơm, khi muốn nhóm lửa thì tay họ cầm cái kiếng dương toại đưa trước ánh sáng mặt trời để lấy lửa.


    Tính lửa không cố định, do gá vào các duyên mà phát hiện. Đây in tuồng hòa hợp mà thật chẳng phải hòa hợp, nên trước ước định để đợi văn sau sẽ phá. Cầm kiếng dương toại lấy lửa, tức là việc gá vào duyên. “Dương toại” là cái kiếng lấy lửa.

    A-nan, gọi là hòa hợp đó, như tôi cùng ông và 1.250 vị Tỳ-kheo hiện nay hợp làm một chúng. Chúng tuy là một mà gạn xét cội gốc mỗi người đều có thân thể, có danh tự họ hàng của mình, như ông Xá-lợi-phất thuộc dòng Bà-la-môn, ông Ưu-lâu-tần-loa thuộc dòng Ca-diếp-ba, cho đến ông A-nan thuộc dòng Cù-đàm.

    Căn cứ một chúng hiện tiền để ước định tướng hòa hợp. Lại nêu ra ba người đều có thân, có danh tự họ hàng, nghĩa là chẳng phải không thể tính mà thành hòa hợp được. Ngược lại, để dẫn khởi ý chỉ ở văn sau: Tính lửa không thật ngã, chỉ gá vào các duyên, nhưng không phải duyên. “Ưu-lâu-tần-loa”, Trung Hoa dịch là “Mộc Trảo Lung”. “Ca-diếp-ba”, Trung Hoa dịch là “Đại Qui Thị”. “Cù-đàm”, Trung Hoa dịch là “Địa Tối Thắng”.

    A-nan, nếu tính lửa này nhân hòa hợp mà có, thì khi người kia cầm kiếng lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa đó là từ trong kiếng ra, do bùi nhùi mà có, hay từ mặt trời mà đến?

    A-nan, nếu lửa từ mặt trời đến, thì tự đốt cháy bùi nhùi trong tay ông, vậy những rừng cây mặt trời đi qua lẽ ra đều bị đốt cả. Nếu từ trong kiếng ra thì lửa ấy đã tự trong kiếng ra đốt cháy bùi nhùi, vậy tại sao cái kiếng không bị chảy, cho đến cả cái tay cầm kiếng của ông còn không thấy nóng, thì làm sao kiếng bị chảy được? Nếu do bùi nhùi sinh ra thì đâu cần nhờ ánh sáng mặt trời và kiếng tiếp đối nhau, rồi sau lửa mới sinh.


    Nếu lửa từ mặt trời đến, thì những chỗ mặt trời đến đều là chỗ lửa đến, đáng lẽ trước phải đốt cháy rừng cây rồi sau mới đốt cái bùi nhùi. Nếu lửa từ kiếng mà ra ắt trước phải đốt cái kiếng. Nếu lửa sinh ra nơi bùi nhùi thì đâu đợi phải có mặt trời và kiếng. Ba chỗ đều gạn cùng, sau mới gạn riêng hỏa đại. Chữ “hu” là co, cũng gọi là lao nhọc. Chữ “dung phán” (chảy thành nước) là chỉ cái kiếng vậy.

    Ông lại xét kỹ, cái kiếng nhân tay người cầm, mặt trời từ trên trời soi đến, bùi nhùi vốn đất sinh, lửa từ phương nào dạo qua đến đây? Mặt trời và cái kiếng cách xa nhau, chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, không lẽ lửa sáng không từ đâu mà tự có?

    Cái kiếng, mặt trời và bùi nhùi đều có chỗ nơi (sở tùng), vốn không phải hòa hợp, lửa chẳng tự sinh, chẳng phải chẳng hòa hợp. Mới biết tính lửa không có chủ tể (ngã) do gá vào các duyên, nên nói tính lửa là chân không, tính không là chân lửa, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới.

    Ông còn không biết trong Như lai tạng, tính lửa là chân không, tính không là chân lửa, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp pháp giới, tùy theo tâm của chúng sinh mà đáp ứng với lượng sở tri của họ.

    A-nan, ông nên biết, người đời nếu một chỗ cầm kiếng, một chỗ có lửa sinh ra, khắp cả pháp giới cầm kiếng thì đầy cả thế gian đều có lửa sinh. Lửa sinh khắp cả thế gian đâu có phương hướng, xứ sở, chỉ theo nghiệp mà phát hiện.


    Một chỗ hay trùm khắp pháp giới đều để thấy tính lửa trùm khắp, gá vào duyên như chẳng phải duyên, chỉ theo nghiệp mà phát hiện.

    Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên đều là những so đo phân biệt của tâm thức, chỉ có lời nói đều không nghĩa chân thật.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.




  7. #77
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 5. THU THỦY ĐẠI

    A-nan, tính nước không nhất định, chảy và đứng không chừng. Như trong thành Thất-la-phiệt các nhà đại huyễn thuật như tiên Ca-tỳ-la, Chước-ca-la và Bát-đầu-ma, Ha-tát-đa vv… muốn cầu nước Thái âm tinh, dùng để hòa với thuốc huyễn thuật. Các vị tiên ấy vào đêm trăng sáng, tay cầm hạt châu Phương chư, hứng lấy nước trong ánh mặt trăng. Vậy nước đó từ trong hạt châu ra, do hư không tự có, hay từ mặt trăng đến?

    A-nan, nếu từ mặt trăng đến thì phương xa còn có thể làm cho hạt châu chảy ra nước, vậy những rừng cây ánh sáng mặt trăng đã đi qua, lẽ ra phải đều phun ra nước; mà đã phun ra nước, thì sao phải đợi có hạt châu Phương chư mới chảy ra nước được. Nếu không phun nước thì rõ ràng nước không phải từ mặt trăng mà xuống.


    Bất định không chừng, cũng tức là ý chỉ không tự tính. Ca-tỳ-la, Trung Hoa dịch là “Hoàng đầu”. Chước-ca-la, Trung Hoa dịch là “Luân sơn”. Bát-đầu-ma, Trung Hoa dịch là “Xích liên hoa”, hình dáng như mặt trời, mặt trăng, do ngoại đạo ở trong định mà được thấy, nên lấy đó đặt tên. Ha-tát-đa, Trung Hoa dịch là “Sự thủy” (thờ nước). Bốn vị tiên đó đều là đại huyễn sư. Ngày rằm về trước là bạch nguyệt (tháng có trăng), ngày rằm về sau là hắc nguyệt (tháng không trăng). Ánh sáng tỏ như ban ngày, nên gọi là ngày trăng sáng. “Phương chư” hạt châu để lấy nước. Hạt châu và mặt trăng cách nhau rất xa, còn có thể khiến cho hạt châu ra nước, thì trước đã trải qua rừng cây lẽ ra đều phun ra nước. Nếu phun ra nước thì không đợi phải có hạt châu Phương chư. Nếu không phun ra nước, thì phải biết nước hạt châu không phải từ mặt trăng chảy xuống.

    Nếu từ hạt châu ra, thì trong hạt châu này thường phải chảy ra nước, đâu đợi hứng ánh sáng mặt trăng giữa đêm? Nếu từ hư không sinh, hư không vô biên, thì nước phải không có biên giới, thì từ cõi người đến cõi trời đều bị ngập lụt, làm sao lại có thủy, lục, không, hành? Ông hãy xét kỹ, mặt trăng từ trên trời cao, hạt châu nhân tay cầm, mâm hứng nước do người bày ra, nước từ nơi nào chảy đến đây? Mặt trăng, hạt châu cách xa nhau, chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, không lẽ nước không từ đâu mà tự có?

    Ông còn không biết trong Như lai tạng, tính nước là chân không, tính không là chân nước, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp pháp giới, tùy theo tâm chúng sinh mà đáp ứng với lượng hiểu biết của họ. Một chỗ cầm hạt châu, một chỗ có nước ra, khắp pháp giới cầm hạt châu, khắp pháp giới có nước sinh. Tính nước sinh đầy cả thế gian, đâu có phương hướng xứ sở. Chỉ theo nghiệp mà phát hiện.


    Nước từ hạt châu ra, thì đáng lẽ chẳng đợi có mặt trăng. Nếu từ hư không ra, thì nước đáng lẽ phải tràn ngập. Mặt trăng, hạt châu và hư không ba chỗ đều không, nước không tự tính, không thể tự ra, chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng hòa hợp, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, theo nghiệp mà phát hiện không thể gạn cùng.

    Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên, đều do ý thức phân biệt so đo, chỉ có lời nói suông đều không nghĩa chân thật.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.




  8. #78
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 6. THU PHONG ĐẠI

    A-nan, tính gió không tự thể, động tịnh không thường. Ông thường khi sửa y vào trong Đại chúng, góc y Tăng-già-lê phất đến người bên cạnh, thì có chút gió phất đến mặt người kia. Vậy gió đó là từ góc Ca-sa ra, từ hư không có, hay sinh từ mặt người kia?

    A-nan, gió đó nếu phát ra từ góc Ca-sa, thì ông đã đắp gió, cái y kia lay động, đáng lẽ phải rời thân thể ông. Nay tôi ở trong hội nói pháp rũ cái y xuống, ông xem cái y của tôi gió ở chỗ nào? Chẳng lẽ ở trong cái y lại có chỗ chứa gió? Nếu sinh nơi hư không thì cái y của ông không động, nhân sao không phất gió? Tính hư không thường còn, thì đáng lẽ gió phải thường sinh. Nếu khi không gió thì lý đáng hư không phải diệt mất. Gió diệt mất có thể thấy, hư không diệt mất lại có tướng trạng gì? Lại nếu có sinh diệt chẳng gọi là hư không, còn gọi là hư không thì làm sao gió sinh ra được? Nếu gió sinh ra nơi mặt người bị gió phất, thì gió từ mặt người đó sinh ra đáng lẽ gió phải phất lại ông, sao ông tự sửa y mà gió phất ngược lại người kia?

    Ông hãy xét kỹ, sửa y từ nơi ông, cái mặt thuộc người kia, hư không vốn lặng lẽ không thể lay động, gió từ phương nào nổi dậy đến đây? Tính gió và tính hư không cách nhau chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, chẳng lẽ tính gió không do đâu mà tự có.

    Ông thật chẳng biết trong Như lai tạng tính gió là chân không, tính không là chân gió, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, tùy theo tâm của chúng sinh mà đáp ứng với lượng hiểu biết của họ.

    A-nan, như một mình ông đắp y có một chút động nhẹ, thì có một chút gió hiện ra, khắp cả pháp giới đều phất, thì đầy cả cõi nước có gió sinh ra. Tính gió khắp cả thế gian, đâu có phương hướng xứ sở, chỉ theo nghiệp mà phát hiện.


    Không thật thể, chẳng thường còn, cũng tức là ý chỉ không tính mà tùy duyên. Tăng-già-lê, Trung Hoa dịch là “Đại y”. Ca-sa, Trung Hoa dịch là “Hoại sắc”; tức là chỉ cho y Tăng-già-lê vậy.

    Gió nhân sửa y, góc y động gió phất qua mặt người kia, nên có lời hỏi gạn về Ca-sa, hư không và mặt người kia. Nếu gió sinh ra nơi cái y, thì lẽ ra cái y phải rời thân thể ông, nghĩa là tính gió không dừng lặng. Cái y của ông không động, nghĩa là gió không phải tạm thời ẩn trốn. Nếu sinh nơi hư không, thì cái y phải thường phất, lại hư không vốn thường hằng, thì gió đáng lẽ cũng thường có. Khi gió diệt thì hư không lẽ ra cũng phải diệt, nhưng hư không thì không sinh diệt, để chứng minh rằng, hư không không phải gió. Nếu sinh nơi mặt người bị phất kia, đáng lẽ phải phất lại ông, tại sao ông sửa y mà gió lại phất ngược lại người kia? Cái y, cái mặt và hư không, hiện tiền vắng lặng, đều chẳng sinh ra gió, không lẽ gió không tự tính mà hay tự sinh. Nên biết chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng hòa hợp, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, theo nghiệp mà phát hiện, không thể gạn cho cùng tột.

    Thế gian không biết, lầm cho nhân duyên và tính tự nhiên, đều do ý thức phân biệt so đo, chỉ có lời nói suông, hoàn toàn không có nghĩa chân thật.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.




  9. #79
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 7. THU KHÔNG ĐẠI

    A-nan, hư không không hình tướng, nhân sắc mà hiển phát.


    Không có hư không thì đáng lẽ không sắc tướng. Không có sắc tướng thì đáng lẽ không có hư không. Bởi hư không và sắc tướng vốn không thể rời nhau, từ thức biến hiện in tuồng như có, một lúc liền hiện, nguyên không tự tính. Ở đây nói nhân sắc hiển phát là để trưng bày tính không, chỉ nêu ra việc đối đãi, nên nói rằng không hình.

    Như trong thành Thất-la-phiệt, chỗ ở cách xa sông, những người dòng Sát-lợi, dòng Bà-la-môn, dòng Tỳ-xá Thủ-đà-la, hay dòng Phả-la-đọa, dòng Chiên-đà-la vv… khi dựng nhà mới thì đào giếng mà lấy nước. Nếu đào ra một thước đất, ở trong ấy có một thước hư không, cho đến đào một trượng đất, trong khoảng đó có một trượng hư không. Hư không cạn hay sâu, tùy theo chỗ đào nhiều hay ít. Hư không này nhân đất mà ra, hay nhân đào mà có, hay không nhân mà tự sinh?

    A-nan, hư không đó nếu không nhân tự sinh, thì trước khi chưa đào đất sao không trống không, mà chỉ thấy đất bằng, hẳn không thông suốt? Nếu nhân nơi đất mà ra, thì khi đất ra, phải thấy hư không vào; nếu đất đã ra trước mà không có hư không vào; thì làm sao hư không lại nhân nơi đất mà ra. Nếu không ra vào thì đáng lẽ hư không và đất vốn không khác nhau. Không khác thì đồng, vậy khi đất ra, sao chẳng thấy hư không ra? Nếu nhân đào mà ra, thì đào phải ra hư không, lẽ ra không ra đất. Nếu chẳng nhân đào mà ra thì đào tự ra đất, sao lại thấy hư không?

    Ông xét kỹ, xem xét cho thật chín chắn, đào là tự tay người, tùy nơi mà vận chuyển, đất nhân nơi đất liền mà dời đi, như thế hư không nhân đâu mà ra? Đào và hư không, một cái rỗng một cái thật, không có tác dụng gì cho nhau, không phải hòa, không phải hợp, không lẽ hư không không tự đâu mà tự có?


    Sát-lợi, Trung Hoa dịch là “Điền chủ”, tức là dòng vua Bà-la-môn, Trung Hoa dịch là “Tịnh chí”. Tỳ-xá, Trung Hoa dịch là “Tọa cổ”, tức là kẻ mua bán. Thủ-đà, Trung Hoa dịch là “Nùng giả”, tức là người nông phu. Phả-la-đọa, Trung Hoa dịch là “Lợi căn”, tức là Bà-la-môn chuyên cúng kính. Chiên-đà-la, Trung Hoa dịch là “Sát giả”, tức là kẻ đồ tể (làm hàng thịt).

    Không nhân mà tự sinh, thì đáng lẽ không quan hệ gì đến đào. Nếu nhân nơi đất mà ra, thì khi đất ra lẽ ra phải có hư không vào; nếu không ra vào thì hư không và đất không khác, lẽ ra phải cùng ra với đất. Nếu nhân đào, thì đào chỉ ra hư không chẳng ra đất. Nếu chẳng nhân đào, thì đào nên ra đất, chẳng thấy hư không. Đào tùy theo người vận chuyển, đất cục từ đất liền dời đi. Đào và hư không hai thể rõ ràng không đến nhau, hư không không tự tính, chẳng lẽ tự sinh, chẳng phải hòa, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng hòa hợp.

    Nếu hư không đó tính nó tròn đầy trùm khắp vốn không lay động, thì phải biết hiện tiền hư không và bốn thứ địa, thủy, hỏa, phong đều gọi là năm đại, tính thật viên dung, vốn là tính Như lai tạng không sinh diệt.

    Chữ “nếu” (nhược) ở đây chính là lấy hư không để lệ cho các đại. Năm đại viên dung trùm khắp đều không lay động, nguyên gốc từ trong Như lai tạng mà biến hiện tương tợ, dùng để chỉ rõ không phải do nhân duyên hòa hợp mà có thể được.

    A-nan, tâm ông mê muội không nhận được tứ đại nguyên là Như lai tạng, ông hãy xét hư không là ra hay vào, hay không ra không vào?

    Ở đây lại lấy hư không không ra, không vào, càng thấy rõ tính của tứ đại thật là viên dung, vốn không sinh diệt. Hư không dễ thấy, tứ đại khó biết, nên dùng làm tỷ lệ cho nhau.

    Ông hoàn toàn không biết trong Như lai tạng, tính giác là chân không, tính không là chân giác, bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, tùy theo tâm của chúng sinh đáp ứng với lượng hiểu biết của họ. A-nan, như một cái giếng trống không, thì hư không sinh trong một giếng, hư không mười phương cũng lại như thế, viên mãn mười phương đâu có phương hướng xứ sở, chỉ theo nghiệp mà phát hiện.

    Bốn đại trên đều nói tính sắc vv… chân không, bởi đất, nước, lửa, gió đều thuộc về pháp có (hình tướng). Xét về cội gốc của tính đó đều không tự thể, nên nói là chân không. Còn cái hư không này đã thuộc về không tướng nên riêng nó nguyên là tính giác; do tính giác là chân không cùng với hư không trước mắt không hai. Người dịch phải thể hội cái khéo léo chỗ dụng lời.

    Thế gian không biết lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên, đều do ý thức phân biệt so đo chỉ có lời nói suông, đều không có nghĩa chân thật.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích.




  10. #80
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN BA PHẦN CHÍNH TÔNG _ MỤC VI _ ĐOẠN VI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 8. THU KIẾN ĐẠI

    A-nan, cái giác của kiến đại thì không khởi biết (vô tri), nhân sắc không mà có.


    Kiến đại có giác mà không biết. Có giác thì không đồng với cây đá, không biết thì chẳng đồng với phân biệt. Ở đây chính là chỉ cho căn; căn nguyên không tính nên nhân sắc và không mà hiển bày. Bốn đại mà lại thêm không đại, kiến đại và thức đại, do vì không đại chính là phản ảnh của chân không nên có hiện tiền. Kiến thì thuộc về năm “hiện lượng”, là chỗ lưu lộ của chân như, tức cái kiến tinh đã chọn ở trước. Căn hay chiếu cảnh, thức hay phân biệt cảnh. Người biết thức có phân biệt, mà chẳng biết trong cái phân biệt vốn sẵn có cái thể vô phân biệt. Nơi phân biệt mà chẳng tự biết, ngay đây mà giác ngộ mới biết phân biệt không thật tính, mà cái tính thức chân thật này thể nó trùm khắp pháp giới. Lấy đây hợp với tứ đại ở trên, gồm nhiếp hết cả căn thức và khí giới (trần) đồng là vật ở trong chân tâm hiện ra, không có trong ngoài và thân sơ vậy.

    Như hiện nay ông ở trong rừng Kỳ-đà, sớm mai thì sáng, ban đêm thì tối, đến lúc giữa đêm có trăng tròn thì sáng, không trăng thì tối. Những tướng sáng, tối ấy, nhân cái thấy mà phân tích.

    Cái thấy nhân sắc tướng và hư không mà có. Sáng, tối thuộc về sắc nên văn sau có nêu ra ba việc sáng, tối và hư không. Ở đây riêng nói sáng và tối, cũng gồm nhiếp cả hư không để hiển bày cái thấy. Từ đây về sau chỉ nêu ra sáng và tối, tức là nhiếp cả hư không, chỉ nêu ra hư không sẽ gồm nhiếp cả sáng và tối.

    Cái thấy này lại cùng với tướng sáng tối và hư không là đồng một thể hay chẳng đồng một thể? Hoặc cũng đồng cũng chẳng phải đồng, hoặc cũng khác cũng chẳng phải khác?

    Một, khác, cũng một cũng khác, chẳng phải một chẳng phải khác, gồm thành tứ cú, để đợi văn sau sẽ phá.

    A-nan, nếu cái thấy đó cùng với sáng tối và hư không nguyên là một thể, thì cái sáng và cái tối hai thể nó tiêu diệt lẫn nhau. Khi tối thì không có sáng, khi sáng thì không có tối. Nếu cái thấy cùng với cái tối là một thể thì khi sáng cái thấy phải mất. Nếu cái thấy cùng một thể với cái sáng, thì khi tối cái thấy phải diệt; mà đã diệt rồi thì làm sao thấy sáng thấy tối? Còn như sáng và tối khác nhau, cái thấy không sinh diệt, thì làm sao lại thành một thể được?

    Đây là phá chấp “đồng”. Chữ “tương” giống như đắp đổi lẫn nhau. Trước lấy cái tối và sáng, hai thể nó cướp đoạt và tiêu diệt lẫn nhau dùng để hiển bày khi tính thấy lẫn nhau cùng mất mà vẫn lẫn nhau thường còn; nghĩa là cái tối cùng sáng tuy khác mà cái thấy không sinh không diệt, rõ ràng không phải một thể vậy.

    Nếu tính thấy này cùng với tối, sáng không phải đồng một thể, vậy ngoài cái sáng tối và hư không ra, ông phân tích tính thấy thành hình tướng gì? Nếu rời sáng tối và hư không, tính thấy ấy đồng với lông rùa sừng thỏ. Nếu ba thứ sáng, tối và hư không đều khác, thì do đâu mà thành lập được cái thấy?

    Đây là phá chấp “khác”. Nếu khác thì đều là khác. Nay rời ba việc không có cái thấy, đó là cái thấy không tự tính, theo sáng và tối mà thành có, thành không. Ba việc đều khác, do khác nên sẽ là không, chẳng phải đồng, khác vậy.

    Sáng và tối trái nhau, làm sao hoặc là đồng? Rời ba việc nguyên là không, làm sao hoặc là khác? Bên hư không, bên cái thấy vốn không ranh giới làm sao chẳng phải đồng? Thấy tối thấy sáng, tính thấy không thay đổi làm sao chẳng phải khác?

    Đồng tức là một thể, nay nói trái ngược lẫn nhau thì chẳng phải cùng một thể. Rời ra thì mỗi cái đều không, nay đều không, thì chẳng phải cũng khác. Hư không và cái thấy không chia riêng, nên nói không phải chẳng một; sáng và tối cướp đoạt lẫn nhau, cái thấy không thiếu khuyết, nên nói không phải chẳng khác.

    Ông hãy xét kỹ chín chắn tường tận, nhận cho tột cùng, ánh sáng là do mặt trời, tối là do đêm không trăng, chỗ thông suốt thuộc về hư không, chỗ bít lấp thuộc về đất liền, còn cái thấy nhân đâu mà có? Cái thấy có giác quán, hư không thì không hiểu biết, chẳng phải hoà, chẳng phải hợp, không lẽ tính thấy không từ đâu tự phát ra?

    Xét cho kỹ, bốn cảnh vật không xen lộn với cái thấy, nên riêng trưng bày tính thấy. Cái thấy có giác biết. Hư không thì không hiểu biết nên lại gạn cùng không phải hòa hợp. Cái thấy không tự tính, không lẽ tự phát ra, là gồm gạn cùng lý tự nhiên.

    Nếu như tất cả sự thấy nghe hiểu biết, tính nó tròn đầy trùm khắp vốn không lay động, thì phải biết hư không không có bờ mé, chẳng lay động và bốn món đại địa, thủy, hỏa, phong lay động, đều gọi là sáu đại, tính nó thật viên dung, vốn là tính Như lai tạng không sinh diệt.

    Kết hội năm đại quy về Như lai tạng đều không sinh diệt. Thấy nghe hiểu biết, nói chung là sáu căn ban đầu lấy cái thấy làm tỷ lệ.

    A-nan, tính ông chìm đắm không ngộ được những sự thấy, nghe, hiểu, biết của ông vốn là tính Như lai tạng. Vậy ông hãy xét cái thấy nghe hiểu biết đó là sinh hay là diệt, là đồng hay là khác, là chẳng phải sinh, chẳng phải diệt, hay chẳng phải đồng, chẳng phải khác?

    Ngài Trường Thủy nói: “Sinh diệt là đồng”. Nghĩa là đồng với sáng, tối và hư không lẫn nhau mà có hay không. Chẳng phải sinh, chẳng phải diệt là “khác”. Nghĩa là chẳng cùng với sáng tối và hư không lẫn nhau mà có hay không. Là đồng là khác, cả hai đều “phải” (diệt); là chẳng đồng chẳng khác, cả hai đều trái (phi). Nếu vượt ra ngoài “bốn câu” (tứ cú), thì bản thể trùm khắp cả pháp giới.

    Ông chưa từng biết, trong Như lai tạng, cái thấy nơi tâm tính (tính thấy) là tính minh của bản giác; tính minh của bản giác biểu lộ ra nơi cái thấy bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, tùy theo tâm của chúng sinh phân biệt thế nào, thì đáp ứng với lượng hiểu biết của chúng sinh như thế ấy. Như một nhãn căn thấy khắp cả pháp giới, thì cái biết nghe, biết ngửi, biết nếm, biết xúc, biết các pháp công năng nhiệm mầu sáng suốt cũng trùm khắp pháp giới, tròn đầy cả mười phương hư không đâu có phương hướng xứ sở, theo nghiệp mà phát hiện.

    Tính thấy chẳng phải chia riêng, thể giác (tâm) tự sáng suốt. Căn tính này sở dĩ cho là chân hiện lượng vậy.

    Lấy một cái thấy đều hội đủ sáu căn đồng quy về hiện lượng bản nhiên thanh tịnh trùm khắp cả pháp giới, theo nghiệp phát hiện không thể tính kể.


    Thế gian không biết, hoặc lầm cho là nhân duyên và tính tự nhiên đều do ý thức phân biệt so đo, chỉ có lời nói hoàn toàn không có nghĩa thật.

    Đoạn kết đồng như trước đã giải thích




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •