DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 2/27 ĐầuĐầu 123412 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 11 tới 20 của 264
  1. #11
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT
    __________________________________________________ ______________________________________


    KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TRỰC CHỈ

    QUYỂN NHẤT
    ________

    KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN
    TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
    CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

    (Suramgama) TRỰC CHỈ


    - Sa-môn BÁT THÍCH MẬT ĐẾ, người Trung Thiên Trúc dịch tiếng Phạn.
    - Sa-môn DI GIÀ THÍCH CA, người Ô Trành dịch tiếng Trung Hoa.
    - Đệ tử thọ Bồ-tát giới tên Phòng Dung, chức Đồng Trung Thư môn hạ Bình Chương Sự nhuận bút.
    - Đời thứ 34 tông Tào Động, Sa-môn HÀM THỊ hiệu Thiên Nhiên ở chùa Đơn Hà làm lời sớ giải.
    - Người nối dòng pháp tên Kim Thích, hiệu Đạm Quy và Kim Biện hiệu Nhạo Thuyết đồng xem và giảo chính.


    Thủ Lăng Nghiêm, Trung Hoa dịch “Cứu Cánh Kiên Cố”, là tên của Đại định.
    Tự tính Chân định, đương niệm lặng yên không thể phá hoại, không có thời gian và hạn lượng, cũng không ra không vào. Căn cứ nơi thể mà nói, tính ấy bao gồm cả pháp giới, lớn không vật gì ngoài (thể ấy), nhỏ không một kẽ hở, không tướng mạo cũng không thể thấy, nên lấy đảnh tướng của Phật làm thí dụ. Đảnh tướng của Phật chẳng thể thấy.
    Căn cứ nơi “nhân địa” mà nói, tính thể mười phương của đức Như Lai sâu kín vắng lặng mà chiếu soi, chẳng phải trí mới có thể biết được, cũng không thể dùng thức tâm phân biệt đến. Căn cứ nơi “tu chứng” mà nói, tự tính vốn chân tu chẳng rơi vào giai cấp, chẳng nhờ công năng huân tập, nên gọi là liễu nghĩa, chẳng phải chẳng liễu nghĩa. Căn cứ nơi “thể đại” mà nói, nên gọi là Như Lai. Căn cứ nơi “dụng đại” mà nói, nên gọi là Bồ-tát. Thể ấy hợp với hạnh nguyện của Phổ Hiền, đều đầy đủ cùng tột Nhân và Quả đồng thời vậy. Tất cả chúng sinh hiện nay, tự tính vốn thanh tịnh nhưng đều chẳng tự thấy, cái bất giác của phàm phu là cái vắng lặng tròn đủ của bậc Đại Thánh.

    Phàm hễ “thấy” tức chẳng phải lớn, ví như tất cả bọt nước nổi trên mặt bể, bởi “lớn” nên không thể thấy, tợ một giọt nước gieo vào bể cả, đây là “Đại Phật Đảnh” của chúng sinh. Hễ thấy tức là chẳng kín, tiếng và ánh sáng lộ nơi sở tri; kín tức là chẳng thấy, như hư không vốn không có chỗ ghé mắt. Đây là “Như Lai mật nhân” của chúng sinh. Thấy có tu tức chưa phải chứng, pháp trước mắt vẫn còn, dứt hết kiến chấp mới gọi là chứng, lượng nhất chân nơi đây thấu triệt. Đây là “tu chứng liễu nghĩa” của chúng sinh. Thấy thì hạnh chẳng mầu nhiệm, cái gì biết đủ thì bị làm ngại mắt. Hạnh nhiệm mầu chẳng thấy, mới tin giải dứt thì hạnh thành. Đây là muôn hạnh Phổ Hiền của chúng sinh. Thấy tức là chẳng định, bởi cảnh lăng xăng giữa tâm và mắt; định tức chẳng thấy, trong biết dứt loạn động lăng xăng. Đây là cứu cánh kiên cố của chúng sinh.

    Trước nêu đề mục của toàn bộ kinh, đã nói cùng tột nhân, quả, lý, hạnh của Như Lai. Trong ấy không ngoài tự tính thanh tịnh của chúng sinh, nhưng họ đều chẳng biết. Cho nên ngộ là viên ngộ, tu là viên tu, từ thỉ chí chung chẳng rơi vào tà kiến ngoại đạo. Kinh Viên Giác nói: “Tất cả chúng sinh đều chứng tính Viên Giác”. Biết kia đều chứng, tức là chẳng phải chúng sinh. Nếu chẳng phải chúng sinh tức chẳng phải chứng. Sở dĩ Như Lai thẳng lấy căn tính hiện tiền để hợp với nghĩa “không có cái phải và chẳng phải” (vô thị phi thị).

    Nghĩa này hàng Thanh văn, Duyên giác làm sao hiểu thấu.



    Lần sửa cuối bởi vietlong; 11-09-2019 lúc 11:20 AM

  2. #12
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA _ CHƯƠNG MỘT

    TỰA CHUNG - THÔNG LỆ CÁC KINH


    1 - NÓI VỀ THỜI GIAN VÀ NƠI CHỐN

    Tôi nghe như vầy: Một hôm

    Thế Tôn sắp vào Niết-bàn, ngài A-nan hỏi Phật: “Khi kiết tập Kinh điển, mở đầu các Kinh, nên để câu gì?”. Phật dạy nên để câu: “Tôi nghe như vầy: Một hôm”, vì thế nên lấy câu ấy làm thông lệ cho các Kinh.
    Như vầy, là chỉ nghĩa lý kinh nói. Tôi nghe, là ngài A-nan đích thân nghe Phật nói. Một hôm, là thời gian nói Kinh.

    Phật ở tại Tinh xá Kỳ-hoàn trong thành Thất-la phiệt. Thất-la-phiệt, nói đủ là “Thất-la-phiệt-tất-để”. Trung Hoa dịch “Phong Đức”. Do trong thành này tài báu, ngũ dục, đa văn, giải thoát, bốn thứ đều đầy đủ. Kỳ, nói đủ là “Kỳ-đà”, cũng gọi là “Thệ-đa”, Trung Hoa dịch là “Chiến Thắng”. Khi Thái tử của vua Ba-tư-nặc sinh ra lại gặp lúc chiến thắng, nên lấy đó mà đặt tên. Hoàn nghĩa là rừng, vườn Kỳ-đà là do ông Trưởng giả Cấp Cô Độc trải vàng mua đất, cất Tinh xá thỉnh Phật thuyết pháp. Thái tử cảm động mà cúng cả vườn cây, nên mới có tên gọi như thế.


    2 - NÊU BÀY THÍNH CHÚNG TRONG HỘI

    Cùng chúng đại Tỳ-kheo 1.250 người đều câu hội. Các vị này đều là hàng đã chứng quả vô lậu đại A-la-hán.
    Chữ Đại có 3 nghĩa: 1/ Số nhiều. 2/ Danh trọng. 3/ Đức thắng. Tỳ-kheo, Trung Hoa dịch cũng có 3 nghĩa: 1/ Khất sĩ. 2/ Bố Ma. 3/ Phá ác. Một ngàn hai trăm năm mươi người: Ông Kiều-trần-na vv… 5 người. Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, thầy trò mỗi vị đều có 100 người. Ba anh em ông Ca-diếp, thầy trò có 1000 người. Trưởng giả Da-xá có 50 người, lược bớt 5 người chỉ nêu lên số lớn mà thôi. Chữ Lậu có 3 thứ: 1/ Vô minh lậu. 2/ Dục lậu. 3/ Hữu lậu. A-la-hán cũng có 3 nghĩa: 1/ Ứng cúng. 2/ Vô sinh, 3/ Sát tặc. Hàng Nhị thừa Ứng cúng chỉ trong cõi trời, cõi người, hàng Đại thừa Ứng cúng thông cả thế gian, xuất thế gian. Hàng Nhị thừa chứng quả Vô sinh chỉ giải thoát phần đoạn sinh tử, hàng Đại thừa chứng quả Vô sinh đoạn luôn cả biến dịch sinh tử. Hàng Nhị thừa Sát tặc chỉ dứt được Tứ trụ hoặc phiền não(1)hàng Đại thừa Sát tặc, dứt hẳn cả Ngũ trụ hoặc phiền não(2). Song số chúng được tán thán ở đây, chính là hàng Đại thừa. Phẩm Tứ Y trong kinh Niết-bàn, người thứ tư gọi là A-la-hán đã đoạn các phiền não, xả bỏ gánh nặng, việc làm lợi ích cho mình đã xong, trụ vào ngôi Thập địa.


    (1) Tứ trụ hoặc phiền não (cũng gọi là Tứ trụ địa phiền não) :1/ Kiến nhất thiết trụ địa. 2/ Dục ái trụ địa. 3/ Sắc ái trụ địa. 4/ Hữu ái trụ địa.
    (2) Ngũ trụ hoặc phiền não : Bốn món trụ hoặc trên, cộng với “Vô minh hoặc” thành “Năm trụ hoặc phiền não”.



    .
    Lần sửa cuối bởi vietlong; 11-10-2019 lúc 10:18 AM

  3. #13
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN TỰA
    __________________________________________________ ______________________________________




    Phật tử trụ trì, khéo vượt qua các cõi.

    Từ miệng Phật sinh, từ pháp hóa sinh, đặng có phần trong Phật pháp, nên gọi là Phật tử. Trong kinh Hoa Nghiêm khen ngợi người này đã trụ vào cảnh giới trí tuệ của tất cả Bồ-tát an trụ để hộ trì bánh xe chính pháp của chư Phật. Chư hữu (các cõi) là Dục hữu, Sắc hữu và Vô sắc hữu. Ở trong các cõi mà không bị trói buộc trong các cõi, nên gọi là khéo vượt qua.

    Hay ở trong cõi nước mà thành tựu oai nghi, theo Phật chuyển pháp luân, khéo kham nhận lời di chúc của Phật, giữ giới trong sạch để làm mô phạm cho ba cõi, ứng thân không lường độ thoát chúng sinh, cứu giúp đời vị lai vượt khỏi các điều trần lụy.

    Hai câu đầu, ngài Cô Sơn nói: “Tùy cõi hiện thân, chính là bao gồm giác ngộ muôn vật”. Chữ Luân nghĩa là tròn. Pháp sư Duy Sát nói: “Theo Phật nhận lời Phật dạy, tự chứng đã tròn đủ hay diễn nói lời của Phật để chuyển hóa quần sinh”. Di chúc Mông Sao nói: “Dặn dò truyền Phật pháp, dặn dò độ chúng sinh”. Tỳ-ni Trung Hoa dịch là Luật, hay Luật Pháp. Pháp có khinh, trọng, khai, giá, trì, phạm để điều phục mình và người. Ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Ở đây nói nghiêm tịnh là có thể làm khuôn phép trong ba cõi vậy. Ứng thân lược nói có hai: 1/ Đại ứng thân là chỉ cho hàng Thập địa Bồ-tát. 2/ Tùy loại ứng thân là 12 loài chúng sinh, số kia không lường. Kinh này do ngài A-nan thưa hỏi để độ thoát thời ấy, mà thật ra cũng muốn cứu giúp đời sau khiến đều ra khỏi trần lụy.

    Các vị ấy là Đại Trí Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền liên, Ma-ha Câu-hi-la, Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử, Tu-bồ đề, Ưu-ba-ni-sa-đà vv… làm thượng thủ…

    Xá-lợi-phất, Trung Hoa dịch là Thu Tử, mắt mẹ Ngài như mắt chim Thu (một loại chim nước) nhân lấy đó mà đặt tên. Ma-ha, Trung Hoa dịch là “Đại”. Mục-kiền-liên Trung Hoa dịch là “Thái Thúc Thị”. Các vị Tiên nhân thời xa xưa thường ăn rau đậu (thái thúc). Mẹ ông họ ấy, ông theo họ mẹ mà đặt tên. Ông có thần thông đệ nhất. Ma-ha-câu-hi-la, Trung Hoa dịch là “Đại Tất”, tức là Trường Trảo Phạm Chí. Ông lấy tất cả không thọ làm Tông, hỏi Phật, bị thua bèn xuất gia theo Phật. Phú-lâu na, Trung Hoa dịch là “Mãn”, tên của cha. Di-đa-la-ni, Trung Hoa dịch là “Từ” tên của mẹ. Chung cả tên cha và mẹ nên gọi là “Mãn Từ Tử”. Tu-bồ-đề, Trung Hoa dịch là “Thiện Kiết”, cũng gọi là “Không Sinh”. Ngài giải không đệ nhất. Ưu-ba-ni-sa-đà, Trung Hoa dịch là “Trần Tính”. Nhân quán trần không, được đạo nên lấy đó mà đặt tên. Thượng Thủ là người nắm lấy giềng mối trong chúng.

    Lại có vô lượng hàng Bích Chi vô học và hàng sơ tâm đồng đến chỗ Phật. Khi ấy nhằm ngày chư Tỳ-kheo mãn hạ Tự Tứ, các vị Bồ-tát trong mười phương đến cầu xin giải quyết tâm nghi, đồng kính thỉnh Phật vì nói pháp yếu.

    Khi ấy Phật trải tòa ngồi yên vì trong hội chúng tuyên nói nghĩa thâm áo. Chúng hội thanh tịnh được điều chưa từng có. Tiếng Phật nói như tiếng chim Ca-lăng vang khắp mười phương cõi nước. Hằng sa Bồ-tát đến nhóm họp nơi đạo tràng, ngài Văn-thù Sư-lợi làm thượng thủ.


    Bích Chi dịch là “Độc giác”. Vị này ra đời không gặp Phật, chuyên ở chỗ vắng vẻ quán sát sự biến hóa của sự vật mà ngộ đạo. Cũng dịch là “Duyên giác”, vị này ra đời gặp Phật, do nghe lời Phật dạy, quán lý 12 nhân duyên mà được ngộ đạo, lấy quả Vô học viên mãn làm chỗ chứng đắc, không chịu tiến lên nữa. Hàng Thanh văn hữu học chưa đến vô học, đều gọi là sơ tâm. Hàng Bồ-tát mới phát tâm từ mãn vị Thập tín bước vào Thập trụ cũng gọi là sơ tâm. Thuộc (khi ấy) nghĩa là đương lúc ấy, 16 tháng tư là ngày an cư, đến 15 tháng bảy là ngày an cư xong, tức là mãn hạ. Trong khoảng thời gian chín tuần lễ, có chỗ nghi ngờ những lầm lỗi của mình mà chẳng tự biết, nên thưa thỉnh để chư Tăng mặc tình cử tội, nên gọi là Tự Tứ. Bồ-tát nói đủ là “Bồ-đề tát-đỏa”, Trung Hoa dịch là “Giác hữu tình”. Lại, Bồ-đề dịch là “Trí tuệ Vô thượng”. “Đỏa”, dịch là “Đại tâm chúng sinh”. Ca-lăng nói đủ là Ca-lăng-tần-dà, tên của một thứ chim ở cõi Tiên, tiếng hót hòa nhã dùng để dụ cho tiếng của Phật. Văn-thù Sư-lợi cũng gọi là “Mạn thù Thất-lợi”, Trung Hoa dịch là “Diệu Cát Tường”, lại cũng dịch là “Diệu Đức”. Văn-thù là tiêu biểu cho Trí Đại Bát Nhã, đầy đủ con mắt trạch pháp, trong Kinh thường nêu ra.




  4. #14
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ NHẤT: DUYÊN KHỞI
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHƯƠNG HAI

    TỰA RIÊNG - DUYÊN KHỞI

    1 - VUA BA-TƯ-NẶC THỈNH PHẬT

    .Hôm ấy nhằm ngày kỵ giỗ của vua cha, vua Ba tư-nặc thiết lễ trai nghi, sắm sửa nhiều thức ăn ngon lạ, quí báu, đích thân thỉnh Phật và các vị Bồ-tát vào cung cúng dường. Đồng thời trong thành có các vị trưởng giả, cư sĩ cũng thiết lễ trai Tăng thỉnh Phật đến cúng. Phật bảo ngài Văn-thù phân chia các vị Bồ-tát và A-la-hán đến nhà trai chủ dự lễ cúng dường.

    Ba-tư-nặc, Trung Hoa dịch là “Thắng Quân”, Vua của nước Xá Vệ. Chữ Húy là “Kỵ”, tức là ngày mất năm xưa của vua cha, đúng với ngày chư Tăng tự tứ. Cung dịch tức là cung cấm. Trưởng giả, tiếng gọi người có đủ tài lẫn đức. Cư sĩ là người giữ đạo, ít ham muốn.

    2 - A-NAN LẦN LƯỢT KHẤT THỰC BỊ BẮT

    Chỉ có ngài A-nan trước đã nhận người thỉnh riêng, đi xa chưa về nên không kịp dự vào hàng Tăng chúng. Trên đường về ông chỉ đi một mình, không có các vị Thượng Tọa và A-xà-lê.
    Ngày ấy không được ai cúng dường nên ông mang bát vào thành theo thứ lớp khất thực. Trong tâm ông mới mong cầu được vị đàn việt rốt sau cúng dường, ông khởi lòng từ bi không chọn lựa dòng giống sang hèn, nghèo giàu vv… chỉ một lòng bình đẳng khất thực, mong sao cho tất cả chúng sinh được viên thành vô lượng công đức. Ông A-nan vốn biết đức Như Lai Thế Tôn thường quở trách ông Tu-bồ-đề và Đại-ca-diếp đã chứng quả A-la-hán mà tâm không bình đẳng. Ông kính vâng lời dạy vô giá của đức Như Lai để khỏi các điều nghi ngờ và chê bai của mọi người. Ông sửa oai nghi nghiêm chỉnh thông thả vào cửa thành theo đúng pháp hóa trai. Khi ấy ông A-nan nhân theo thứ lớp khất thực ngang qua nhà của một dâm nữ, gặp đại huyễn thuật của Ma-đăng-già. Nàng dùng thần chú Ta-tỳ-ka-la Tiên Phạm Thiên bắt vào phòng riêng, dựa kề vuốt ve khiến cho ông A-nan sắp mất giới thể.


    A-nan Trung Hoa dịch là “Khánh Hỷ”. Ngày Phật thành đạo, bỗng nhiên vua Hộc Phạn được báo tin sinh hoàng tử. Vua Tịnh Phạn lấy đây mà ban tên. Không kịp dự vào hàng chúng Tăng là chẳng theo thường lệ phó trai. Tuổi hạ hơn mình là Thượng tọa. A-xà-lê, Trung Hoa dịch là “Quỹ Phạm”. Luật chế khi Tăng đi ra, ắt phải theo hai vị thầy là lý do để hàng phục các lỗi lầm sa đọa. Bát-đa-la, Trung Hoa dịch là “Ứng lượng khí”, chỉ làm bằng sành hoặc bằng sắt, lượng nó phải hợp pháp. Đàn việt, Trung Hoa dịch là “Thí chủ”. Từ tâm hạnh không lành mà thí gọi là rốt sau. Sát-lợi, Trung Hoa dịch là “Điền chủ”. Khi kiếp sơ người còn ăn gạo lúa ma, mỗi người đều tự trị lấy (chưa có luật pháp). Họ bèn suy cử người có đức để làm việc phân xử cho họ, từ đó mới bắt đầu có vua chúa (người cai quản). Chiên-đà-la, Trung Hoa dịch là “Sát giả” tức là kẻ đồ tể, nghĩa là họ không phân biệt sạch nhơ vậy. Ca-diếp, Trung Hoa dịch là “Ẩm Quang Thị”. Ông Tu-bồ-đề bỏ nhà nghèo xin của nhà giàu, ngài Ca-diếp bỏ nhà giàu xin của nhà nghèo, đều bị đức Như Lai quở. Nếu thiên về nhà nghèo bị nhiều nghi ngờ, thiên về nhà giàu bị nhiều chê bai. Hào chung quanh thành gọi là hoàn. Tỳ-kheo đến giờ Thìn, giờ Tỵ ứng cúng gọi là trai, cùng với chúng sinh mà tiếp duyên chẳng được chẳng hóa trai. Ma-đăng-già, Trung hoa dịch là “Bản tính”, sau xuất gia gọi là Tính Tỳ-kheo-ni, theo xưa mà gọi tên. Ta-tỳ-ka-la, Trung hoa dịch là “Kim Đầu”, tức là ngoại đạo tu theo khổ hạnh, phụng thờ Phạm Thiên mà được thần chú này. Vô tác giới thể của Thanh văn do bạch tứ yết ma mà phát sinh, đều thuộc về ý, ý thay đổi tức là Hủy. Sắp là chưa phải phạm vậy.





  5. #15
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ NHẤT: DUYÊN KHỞI
    __________________________________________________ ______________________________________


    3 - PHẬT BẢO NGÀI VĂN-THÙ ĐEM THẦN CHÚ ĐẾN CỨU HỘ ÔNG A-NAN

    Đức Như Lai biết A-nan bị dâm thuật kia gia hại, nên khi thọ trai xong liền về. Vua và Đại thần, Trưởng giả và cư sĩ đều theo Phật mong được nghe pháp yếu.
    Khi ấy, trên đảnh đức Thế Tôn phóng hào quang vô úy trăm báu sáng rỡ, trong hào quang hiện ra hoa sen báu ngàn cánh, có hóa thân đức Phật ngồi kiết già, tuyên nói thần chú bảo ngài Văn-thù Sư-lợi đem thần chú đến cứu hộ A-nan, khiến cho ác chú tiêu diệt, rồi dẫn A-nan và Ma-đăng-già đến chỗ Phật.


    Đức Như Lai không tự nói chú, mà do trên đảnh Phật phóng quang hóa Phật tuyên nói, là để chỉ cho tất cả thần thông đều từ trí dụng hiện ra, nhưng trong thể vô tướng chưa từng lay động. Chỗ này là ngầm chỉ chúng sinh vì mê nơi sự nên luống chịu dong ruổi mà tự tính vẫn không có được và mất, một phen giác ngộ tức là trở về cái vốn sẵn. Ngài Văn-thù tiêu biểu cho Tứ trí. Do Thành Sở Tác Trí hay hàng phục tà ma ngoại đạo, nên Phật bảo ngài Văn-thù mang thần chú đến cứu hộ.

    4 - A-NAN KHÓC LÓC VÀ HỐI HẬN THỈNH PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH

    Ông A-nan thấy Phật đảnh lễ rồi buồn thảm rơi lệ hối hận, từ vô thỉ đến nay một bề học rộng nên chưa toàn đạo lực. Ông thiết tha thỉnh Phật dạy cho pháp Sa-ma-tha (chỉ), Tam-ma (quán), Thiền-na (thiền) là phương tiện ban đầu của mười phương các đức Như Lai chứng được đạo quả Giác ngộ. Khi ấy có Hằng sa Bồ-tát và đại A-la-hán, Bích Chi Phật v.v… từ mười phương đến thảy đều mong mỏi được nghe, tất cả lui về chỗ ngồi yên lặng chờ nghe lời Phật chỉ dạy.


    Đức Thế Tôn thường thuật lại: “Thời Phật Không Vương, Ta và A-nan đều phát tâm cầu đạo Giác ngộ. Anan thường ưa học rộng, mà Ta lại thích tinh tấn tu hành”. Thế nên phải biết, nghe suông chẳng bằng thật chứng. Sa-ma-tha, Trung hoa dịch là “Tịch tĩnh”. Tamma, Trung Hoa dịch là “Quán chiếu”. Thiền-na, Trung Hoa dịch là “Tịch chiếu bất nhị”.
    Tóm lại, Thủ Lăng Nghiêm là nói chung, còn chia ra mà nói là Sa-ma-tha, Tam-ma và Thiền-na.
    Bởi do chân tâm thường trụ, thường tịch mà thường chiếu, tịch chiếu không hai tức chỗ kinh Niết-bàn gọi là Định Tuệ bình đẳng vậy. Hàng Thanh văn định nhiều, tuệ ít, nên chẳng thấy Phật tính. Hàng Thập trụ Bồ-tát tuệ nhiều định ít, nên thấy chút ít Phật tính. Do đây mà biết định tuệ bình đẳng (ngang nhau) của Phật tính và tịch chiếu không hai của chân tâm thường trụ chính không hai nẻo vậy.

    Ngài Cô Sơn thường dùng Tam quán của tông Thiên Thai để phối hợp. Ngài Giác Phạm cũng đồng với ý này, nhưng có khác chút ít, nên không phù hợp với chân tâm thường trụ ở văn sau. Kinh này chỉ cái mê lầm của căn tính, để trở lại tính giác vốn sẵn tịch chiếu, in tuồng cùng với người thuần dụng công huân tập, nhưng chẳng đồng ban ngày mà nói “ban ngày nói mớ”. Ngài Thiên Như bổ chú y lời giải thích trước, đây chính là lời minh xác vậy.





  6. #16
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG

    CHƯƠNG MỘT

    CHỈ NGAY CHỖ VIÊN NGỘ

    MỤC I: GẠN HỎI CÁI TÂM

    ĐOẠN I

    NÊU NGUYÊN DO LƯU CHUYỂN VÀ THƯỜNG TRỤ



    CHI 1. GẠN CHỖ PHÁT TÂM

    Phật bảo ông A-nan: “Ông với tôi là anh em đồng một dòng họ. Khi mới phát tâm đối với giáo pháp của tôi, ông do thấy tướng thù thắng gì mà bỏ ái ân sâu nặng thế gian để xuất gia?”.

    A-nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, do con thấy 32 tướng tốt của đức Thế Tôn thù thắng tuyệt vời, hình thể sáng chói như ngọc lưu ly, con thường tự suy nghĩ, tướng tốt này không phải do ái dục mà sinh. Tại sao? Vì thứ dâm dục thô trược, giao cấu nhơ bẩn, tinh huyết lẫn lộn, chẳng thể phát sinh thân thể thù thắng trong sạch sáng ngời như khối vàng tía này, do đó mà con khát ngưỡng cạo tóc theo Phật xuất gia”.


    Phật là con vua Tịnh Phạn, ngài A-nan là con vua Hộc Phạn, vua Tịnh Phạn và Hộc Phạn đồng một cha mẹ sinh, nên cũng gọi là đồng một dòng họ. Anh em gọi là thiên luân. Gạn hỏi tâm và cái thấy để trưng bày nghiệm xét ở văn sau. Con thấy đức Như Lai có 32 tướng là đáp “cái thấy”. Thường tự suy nghĩ là đáp “Tâm”. Tướng tốt của Như Lai từ bàn chân bằng phẳng cho đến đảnh tướng, cộng có 32 tướng.




  7. #17
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 2. PHÂN CHIA CHÂN VỌNG

    Phật bảo: “Lành thay, A-nan! Các ông phải biết: Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, sinh tử tiếp nối đều do chẳng biết Chân Tâm thường trụ tính thể trong sạch sáng suốt mà nhận các vọng tưởng, các tưởng này không phải chân thật, nên bị luân chuyển.


    Tính hay rõ biết hay gọi là tâm, tâm này trong lặng tròn đủ gọi là tính. Chẳng biết là tâm tính không có thật thể, thuận theo bất giác. Đây là duyên có mê chân. Mê thì theo cảnh phân biệt mà chẳng tự biết, nên có luân chuyển, đây gọi là vọng. Lược nói nguyên do chân vọng, bởi muốn chỉ chỗ chân tâm hiển lộ chỉ do căn, vọng tâm tương tục chỉ do thức, nên văn sau gạn tâm, thì trước gạn cùng tột vọng niệm phân biệt, sau mới chỉ tính thấy chân thật. Nếu từ tính thấy mà ngộ được tạng tâm vô phân biệt, mới biết phân biệt toàn chân, luân chuyển chẳng phải vọng vậy.

    Mê chân tâm thường trụ mà nhận vọng tưởng nên trọn ngày ở trong vọng tưởng mà chẳng biết chân tâm thường trụ. Kinh Niết-bàn gọi là Phật tính luân chuyển trong năm đường. Hiện nay ở trong luân chuyển mà nhận lầm vọng tưởng cho là chân tâm, nên nương đâu mà quán sinh tử tương tục? Kinh Viên Giác nói: “Chưa ra khỏi luân hồi mà bàn đến Viên Giác thì tính Viên Giác kia đồng với lưu chuyển”. Ngài Tào Khê nói: “Trước niệm chẳng sinh là tâm, sau niệm chẳng diệt là Phật”, nên biết niệm niệm sinh diệt chẳng phải Phật, tâm; còn trong luân hồi chẳng phải là Viên Giác, vọng tưởng thành có tính. Lại phải biết: Chân trí thì không thể, một phen quyết liễu vẫn chưa thể liền đó được chân thường.





  8. #18
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 3. DẠY TRỰC TÂM

    Nay ông muốn nghiên cứu quả Vô thượng Bồ-đề, phát minh Chân tính, nên phải trực tâm đáp lời tôi hỏi.
    Mười phương các đức Như Lai được ra khỏi sinh tử đều bởi một con đường trực tâm. Tâm và lời nói đều ngay thẳng, như thể trải qua các địa vị trước sau, trong khoảng giữa vẫn không tướng cong vạy.


    Vô thượng Bồ-đề, tức Vô thượng Chính đẳng Chính giác của mười phương Như Lai, đều do phát minh chân tính mà được thành tựu, nên trước nêu ra đây.
    Ngài Triệu Công nói: “Trực tâm nghĩa là trong tâm chân trực, ngoài không giả dối”. Ngài Hiền Thủ nói: “Tâm hướng về lý, không chia đường tẽ. Phát tâm là đầu, đến quả cứu cánh là cuối, trong khoảng giữa tuyệt nhiên không có đường tẽ”. Sự sống hàng ngày của chúng sinh, toàn thân là vọng. Vì thế nên đức Như Lai đối với việc trước mắt, đặc biệt nêu ra chỗ trực tâm, cốt yếu là trong chỗ đối đáp thổ lộ rõ ràng, nên văn sau được nguyên do “Mắt xem thấy, tâm sinh ái trước”. Phật dùng bảy chỗ gạn tâm, đến chỗ tột cùng khô trí kiệt, nhiên hậu ông Anan trở lại chấp “cái suy nghĩ làm tâm”, trước mắt tuy tình chưa rốt ráo cũng có thể nhân cái sáng kia để thông cái tối vậy. Người thời nay xem chỗ này trọn cho cái hay suy nghĩ chẳng phải là tâm của ta, rời trần còn có toàn tính. Họ chẳng biết cái tâm âm thầm riêng chiếu đó, vẫn còn giữ cái thầm thầm lặng lặng ở trong, trái thời liền mất, nó vẫn là rời trần không có thật thể. Nếu chấp chỗ thấy của mình, do nương hiểu lời nói của Phật mà tâm và lời nói kia chẳng ngay thẳng, há có thể cho là lời thù thắng hay sao? Nên biết, lời cân nhắc kỹ càng ban đầu của đức Như Lai chẳng phải không có ý chỉ vậy.


    CHI 4. GẠN HỎI TÂM VÀ MẮT

    Này A-nan, nay tôi hỏi ông, chính khi ông phát tâm, do nơi ông thấy 32 tướng tốt của Như Lai. Vậy ông đem cái gì thấy và lấy cái gì ưa thích?”.
    A-nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, sự yêu thích như thế là do tâm và mắt của con. Do mắt thấy tướng tốt của Như Lai, tâm sinh ưa thích, nên con phát tâm nguyện xả sinh tử”.
    Phật bảo A-nan: “Như ông đã nói, thật chỗ ưa thích là do tâm và mắt, nếu chẳng biết tâm và mắt ở chỗ nào thì không thể hàng phục được trần lao. Ví như vị Quốc vương bị giặc đến xâm chiếm, muốn đem binh trừ dẹp, binh ấy cần phải biết chỗ giặc ở mới có thể dẹp trừ. Cái khiến cho ông lưu chuyển chính là lỗi ở tâm và mắt. Vậy nay tôi hỏi tâm và mắt hiện ở chỗ nào?”.


    Đem cái gì thấy là gạn xét cái thấy, Lấy cái gì ưa thích là gạn hỏi tâm. Yêu thích như thế là do tâm mắt của con là đáp chung tâm và mắt. Do mắt xem thấy tâm sinh ưa thích là chia ra để đáp tâm và mắt. Trần là sáu trần. Lao là sáu trần quấy nhiễu. Tâm là chỗ nương gá của trần lao, như chủ dung chứa giặc. Mắt làm mai mối cho trần lao, cũng như kẻ dẫn đường cho giặc. Đây là gạn cội nguồn của hư vọng.
    Các nhà sớ giải đều chia tâm thuộc về thức, mắt thuộc về căn, nên phá tâm, phá mắt có khác. Theo ngu ý của tôi thì chỉ phá cái mê, chớ chẳng phải phá tâm và mắt. Văn Kinh sau đây có nói: “Chính là tâm chẳng phải mắt” thì lại dùng cái gì lựa riêng ra để phá?
    Phật sắp chỉ bày chân tâm, nhân nơi căn mà hiển tính, mới bảo cốt phải biết chỗ của giặc ở. Khiến cho ông lưu chuyển, lỗi tại tâm và mắt. Tại sao? Phải biết giặc vốn là con trong nhà, con trong nhà không biết, lầm nhận là giặc. Tâm và mắt cũng như vậy, chân giác không tính, bởi mê nơi sở minh nên có chia ra căn và cảnh, trôi nổi xoay vần, nhân đó mà mắc phải tội lỗi. Bệnh nhặm nếu hết, tức“bốn trần” này gọi là mắt trong sáng. Tâm tính phân biệt đâu khác tính diệu quan. Đối mặt theo nhau, giặc vốn là con ta, cũng còn là đối trị, chẳng phải đổi người vậy.




  9. #19
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    ĐOẠN II

    CHẤP TÂM Ở TRONG THÂN

    CHI 1. CHÍNH CHẤP TRONG THÂN

    A-nan bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tất cả mười loại dị sinh trong thế gian đồng cho rằng thức tâm ở trong thân. Thiết nghĩ con mắt như hoa sen xanh của đức Như Lai cũng ở trên mặt của Phật. Nay con xem căn thô phù của bốn trần này cũng chỉ trên mặt con, cái thức tâm như thế thật ở trên thân con”.

    “Mười hai loài sinh”, trừ không và tán, không có tướng của thân; trừ cây và đất không có tướng của tâm. Phù là thô phù chỉ riêng ra không phải “thắng nghĩa căn”. Năm căn đều có đủ 8 pháp: “Bốn đại năng tạo” là đất, nước, gió, lửa, “bốn trần sở tạo” là sắc, hương, vị, xúc. Đây là chỉ cho sở tạo. “Trần” có nghĩa là ô nhiễm.

    CHI 2. NÊU RA HIỆN TIỀN ƯỚC ĐỊNH

    Phật bảo A-nan: “Nay ông hiện ngồi trong giảng đường của Như Lai. Ông hãy xem rừng Kỳ-đà ở chỗ nào?”.
    - Bạch đức Thế Tôn, giảng đường lớn có nhiều từng thanh tịnh này ở trong vườn ông Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà nay thật ở ngoài giảng đường.
    - A-nan, nay ông ở trong giảng đường, trước hết ông thấy cái gì?
    - Bạch đức Thế Tôn, con ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, kế thấy Đại chúng, khi nhìn ra ngoài mới trông thấy rừng cây.
    - Này A-nan, ông xem thấy rừng cây nhân đâu có thấy?
    - Bạch đức Thế Tôn, giảng đường lớn này do cửa mở rộng, con ở trong giảng đường thấy suốt ngoài xa.


    Giảng đường ở trong vườn, rừng ở ngoài giảng đường. Đây là muốn ước định cảnh trong ngoài để ngầm chỉ cái thấy có thứ lớp, trước thấy, kế nhìn xem. Lại nêu cái thấy có trước sau để ngầm chỉ tâm ở trong thân, trước phải thấy trong. Câu: “Ông xem vườn cây nhân đâu được thấy”, cũng để cho ông A-nan đáp do “các cửa giảng đường”. Dùng giảng đường dụ cho thân, các cửa giảng đường dụ cho căn. Lời trực giải nói: “Ông A-nan chấp cái thấy do con mắt nên có lời hỏi, nhân đâu được thấy?”. Phần sau văn Kinh nói: “Ông ở trong giảng đường, cửa hay thấy chăng?”, là hàm ý chỉ cho tâm thấy chẳng phải mắt thấy.



  10. #20
    Avatar của vietlong
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    464
    Thanks
    115
    Thanked 72 Times in 61 Posts
    Kinh THỦ LĂNG NGHIÊM trực chỉ
    QUYỂN NHẤT PHẦN THỨ HAI: PHẦN CHÍNH TÔNG
    __________________________________________________ ______________________________________


    CHI 3. PHẬT AN ỦI VÀ GIẢNG RỘNG

    Khi ấy đức Thế Tôn ở trong Đại chúng duỗi cánh tay sắc vàng xoa trên đầu ông A-nan rồi bảo A-nan và cả Đại chúng: “Ta có pháp Tam-ma-đề (Chính định) gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương đầy đủ muôn hạnh, là một cửa siêu xuất của mười phương các đức Như Lai tiến lên quả vị nhiệm mầu, nay ông phải nghe kỹ”. Anan đảnh lễ kính nhận lời Phật dạy.


    Trước đã ước định đợi sau mới gạn lại. Đây là trước đã an ủi vỗ về để rộng nêu ra pháp môn tu hành… Tam-ma-đề, trong Đại Bát Nhã nói: “Đức Thế Tôn vào Đẳng Trì Vương Diệu Tam-ma-địa, các Tam-ma-địa đều thâu nhiếp vào Tam-ma-địa này, tức môn Tam-ma-đề đây, nên gọi là “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương” đầy đủ cả muôn hạnh, do xứng tính mà phát khởi. Phước tuệ cả hai đều trang nghiêm, lại trang nghiêm bản tính, nên gọi “Diệu trang nghiêm”. Một cửa siêu xuất là không có đường tẽ, cũng không có gì sánh bằng (tuyệt đối). Tam-ma-đề có chỗ gọi “Tam-muội tổng trì”. Tam-muội tổng trì này đầy đủ căn bản và sai biệt như vậy. Thể lớn, dụng lớn, mười phương các đức Như Lai đều từ con đường này mà được diệu trang nghiêm. Ngài Giác Phạm giải Tam-ma-đề là chỉ giúp cho biến hóa thân, mà diệu trang nghiêm chỉ cho phương tiện. Ông dẫn vua Diệu Trang Nghiêm trong kinh Pháp Hoa cũng lấy thân làm “dị đạo”, dùng để chỉ rõ ý chỉ phương tiện. Lý dẫu sâu xa huyền diệu, nhưng dường như chẳng phải điều thiết yếu của bản Kinh.

    CHI 4. GẠN CÙNG Ở TRONG THÂN

    Phật bảo A-nan: “Như ông vừa nói, thân ở trong giảng đường do cửa mở rộng nhìn xa thấy vườn rừng. Lại có người ở trong giảng đường này chẳng thấy Như Lai mà thấy vật bên ngoài chăng?”.
    A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, ở trong giảng đường chẳng thấy Như Lai mà thấy rừng suối (bên ngoài) là không có lý”.
    - Này A-nan, ông cũng như vậy, tâm linh của ông tất cả đều sáng suốt rõ ràng. Nếu tâm sáng suốt rõ ràng, hiện tiền thật ở trong thân ông, thì trước phải biết trong thân ông. Vả lại có chúng sinh (người) nào trước thấy trong thân sau mới xem thấy cảnh vật bên ngoài chăng? Dầu chẳng thấy tim, gan, tỳ, vị, nhưng móng tay ra, tóc dài, gân chuyển, mạch động lẽ ra phải biết, vì sao chẳng biết? Đã không biết trong thân, làm sao biết vật ngoài thân? Thế nên phải biết ông nói tâm hay hiểu biết này ở trong thân ông thật không có lẽ phải vậy.


    Đây là gạn cùng tâm chẳng phải ở trong thân, nên dùng thân trong giảng đường để dụ tâm trong thân. Thân ở trong giảng đường trước thấy Như Lai, mà tâm ở trong thân lại chẳng thấy vật bên trong. Do đây mà biết tâm chẳng phải trong thân. Câu “Lại có…” là lời đặt ra để nói nó quyết định không. Câu “Vả lại có…” cũng nhân lời nói trước thấy rồi sau mới xem kia thì đáng lẽ phải chỉ ra được, mà trọn không thể chỉ được. Dẫu không thể thấy tim, gan, tỳ, vị, mà móng tay ra, tóc dài, gân chuyển, mạch nhảy, quyết định phải biết rõ. Đây là chuyển lời nạn vấn. Tóm lại, để chỉ rõ cái thấy kia ắt chẳng hay thấy trong thân vậy.




Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm _ Thiền sư Thích Từ Thông giảng!
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-09-2016, 03:44 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 587
    Bài cuối: 03-05-2016, 05:36 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại sư Pháp Vân giảng)
    Gửi bởi vietlong trong mục Giáo lý Đại Thừa
    Trả lời: 151
    Bài cuối: 09-08-2015, 11:04 AM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông
    Gửi bởi Thiện Tâm trong mục Kinh
    Trả lời: 13
    Bài cuối: 06-30-2015, 06:40 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •