GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY PHẦN BỐN PHẠM VI TRUNG BÌNH _ Ngày thứ MƯỜI LĂM
__________________________________________________ ______________________________________
a-3. Nỗi khổ cứ mãi bỏ thân rồi thọ mạng.
Có 3 phần:
a-3.1. Cái gì xảy đến vào lúc chết
Thọ mạng của bạn có thể hết. Công đức bạn có thể hết. Bạn chưa thoát khỏi hiễm nguy. Kinh Nói Về Những Yếu Tố Đưa Đến Cái Chết kể ra chín yếu tố. Những yếu tố này và khác nữa có thể giết bạn.
Ý nghĩ lúc chết có thể khởi động cái nghiệp sẽ ném bạn vào tái sinh kế tiếp sau khi chết. Những yếu tố khởi động cho nghiệp ấy là khát ái và chấp thủ, đấy là những gì xảy đến. Bạn có thể nghĩ, “Tôi sắp lìa thân xác này,” và bạn bám lấy thân hiện tại của bạn. Khát ái bao gồm những việc như mong có được hơi ấm, và thế là bạn sinh vào địa ngục nóng.
Đối tượng của tiến trình châm ngòi này là nghiệp cường liệt nhất nơi bạn, đen hay trắng (ác hay thiện). Nếu nghiệp đen và trắng đều ngang nhau, thì đối tượng để châm ngòi là một trong hai nghiệp quen thuộc hơn trong bạn. Nếu cả hai loại đều quen thuộc, thì loại nghiệp nào được làm trước sẽ bị châm ngòi.
Thời gian khi sự châm ngòi này xảy ra là tâm còn hoạt động và còn có hình thức nhận biết thô phù - một hiện tượng thiện hay bất thiện, nghĩa là tín tâm, lòng thương xót, sự ái luyến, giận dữ, v.v… - và bạn còn có thể tự mình nhớ được những điều ấy hoặc có thể được người khác nhắc cho nhớ. Khi nhận thức thô chấm dứt, và khi những ý tưởng lúc chết của bạn rất vi tế, thì tư tưởng bạn thuộc loại trung tính và bạn không thể nhớ lại bất cứ một điều thiện hay bất thiện nào.
Nếu những ý tưởng lúc chết liên hệ đến lòng tin, v.v… thì thiện đức của bạn sẽ được khởi động. Bởi thế thực thiết yếu để khởi động những ý niệm thiện trong khi những tưởng lúc sắp chết của bạn sắp dự phần vào tiến trình khởi động này. Bạn có thể là một hành giả luôn luôn tạo điều lành, nhưng nếu bạn nổi giận lúc sắp chết, tức bạn khởi động những tư tưởng cận tử không được tốt lành, và bạn phải đi đến những đọa xứ do hậu quả thuần thục của những bất thiện quá khứ. Những nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho một người tội lỗi luôn luôn phạm tội.
Ở giao điểm này, người ta sẽ hoặc lên cõi cao hoặc xuống cõi thấp. Nếu sắp lên thượng giới, thì hơi ấm trong cơ thể ta tan dàn từ phần dưới cơ thể và tụ lại tim. Nếu sắp xuống đọa xứ thì điều ngược lại xảy ra là, hơi ấm tan dần từ phần trên cơ thể và tụ lại ở phần dưới. Bạn cũng có thể biết được người chết sẽ lên thượng giới hay tái sinh vào đọa xứ bằng cách quan sát những dấu hiệu như cường độ đau đớn mà người ấy trải qua trong cơn bệnh cuối cùng. “Đau đớn trong cơn bệnh” ở đây ám chỉ lúc một đại bộ phận của cơ thể bị suy sụp.
Một vài người có ảo giác lúc chết: chẳng hạn, họ tưởng mình bị những hộp trà đè lên, hay nhiều người đè lên.
(Kyabje Pabongka Rinpoche kể chuyện ở Lhasa ngài trông thấy cái chết của mọt người hầu phòng ở chính phủ Trung ương. Anh ta đã trộm trà, khi chết anh có ảo giác bị những hộp trà nghiền nát.)
Khi một viên chức ở tỉnh Tsang chết, ông ta nói: “Tôi đang bị nhiều người chà đạp,” và ông từ giã cõi đời trong một trạng huống kinh hoàng v.v…
Điều này cũng xảy đến cho những người đã hành thiện. Xưa có người ăn xin ở bên vệ đường trông thấy đền đài cung điện và những tia sáng trắng lúc ông ta chết. Kyabje Pabongka Rinpoche còn kể một bà già ở Chuzang đã niệm thần chú Om mani padme hum rất nhiều, khi chết đã thấy những điềm tốt.
Những dấu hiệu ấy chỉ làm một dẫn nhập đi vào cõi chết.