GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY PHẦN BA NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ _ Ngày thứ MƯỜI HAI
__________________________________________________ ______________________________________
a-3.2. Biết rõ những khác nhau giữa ba ngôi báu.
Có sáu loại khác nhau
Sự khác nhau giữa những đặc tính giác ngộ rõ rệt: Các ngài thấy rõ hình thái hiện hữu của tất cả các pháp. Người ta nghi rằng âm jang trong danh từ jangchub, Tạng ngữ có nghĩa là “giác ngộ” có nghĩa là “huấn luyện,” như khi học thuộc lòng một bài học, bởi thế ta có thể nói rằng một đức Phật đã đạt đến sự thực chứng toàn vẹn nhất. Pháp có đặc tính là hậu quả sự xuất hiện của Phật. Khi đức Phật chuyển bánh xe Pháp Tứ Đế, thì 5 vị đệ tử đầu tiên của Ngài khai triển những thực chứng khác nhau trong dòng tâm thức của họ: địa vị kiến đạo v.v… Còn nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra khi đức Phật chuyển pháp luân. Tăng có đặc tính là những người thực hành Pháp.
Sự khác nhau giữa những thiện sự của Tăng bảo là như sau: Chư Phật giảng Pháp bằng cách cho những giáo lý truyền khẩu. Thiện sự của Pháp thì khác: Pháp khiến ta từ bỏ những gì ta cần từ bỏ. Tăng thực hành Pháp, và khi họ được những kết quả của Pháp, thì những người khác thấy được điều này và khởi sự thực hành. bởi thế những người thuộc thành phần tăng chúng và những người không thuộc, hai bên giúp đỡ lẫn nhau. Đây là thiện sự của Tăng, tăng chúng hoan hỷ trong giới đức.
Có nhiều cách khác nhau để nhìn Tam bảo khi người ta quy y. Muốn cứu người chết đuối chẳng hạn, ta cần một người chèo thuyền, chiếc thuyền của ông ta và những người phụ giúp đi theo. Cũng thế, ta nên xem chư Phật như đối tượng của sự cúng dường và phụng sự, Pháp là cái cần làm hiển lộ trong dòng tâm thức; và Tăng là những người bạn chân thật.
Những pháp tu khác nhau liên hệ đến Tam bảo là những phương tiện để thực hành 3 lối nhìn khác nhau đối với Tam bảo.
Những cách khác nhau để nhớ đến Tam Bảo là cốt để nhớ lại những đức tính khác nhau của Tam Bảo. Điều này được giải thích trong kinh Nói về Sự Tưởng Niệm Tam Bảo trong giai đoạn mở đầu, “Như vậy, chư Phật Thế Tôn…”
Những sự khác nhau trong việc 3 ngôi báu làm tăng trưởng công đức của ta thì như sau. Đối với chư Phật, công đức tăng trưởng tùy thuộc vào một người duy nhất; đối với Tăng công đức tăng trưởng tùy thuộc vào nhiều người. Bởi thế trong trường hợp Phật và Tăng, thì công đức tăng trưởng là nhờ người. Đối với Pháp thì có khác ở chỗ, công đức tăng trưởng nhờ một cái gì không phải người.
Khi bạn quy y, bạn làm vậy bởi vì bạn muốn cúng dường, phụng sự Phật, và khai triển Pháp trong dòng tâm thức bạn.