GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY PHẦN BA NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ _ Ngày thứ MƯỜI
__________________________________________________ ______________________________________
Một vài lamas tuyên bố khai thị cho thần thức người chết đi vào cõi trung ấm và làm nghi thức khai đạo bên đầu người chết, nhưng thực sự thời gian khai đạo để đi vào cõi trung ấm là ngay bây giờ: làm điều này trước khi người ta chết sẽ có lợi hơn. Chúng ta có thể luôn luôn bảo đảm được thưởng thức món ăn ngon thức uống tốt, nhưng điều này sẽ không xảy ra khi ta đang hấp hối và phải nói “Đỡ tôi lên.” Thật chắc chắn trăm phần là ta sẽ không tu tập được gì nữa vào lúc ấy, vì bây giờ khi còn sống khỏe mạnh ta không chịu tu tập. Tuy nhiên nghi lễ khai thị ấy cũng có thể giúp ích phần nào, vì năng lực gia hộ của chư Phật thực bất khả tư nghì.
Một nguồn gốc của thiền định về những khía cạnh của cái chết là quyển Hành Bồ Tát Hạnh:
Hãy đi vào nghĩa địa
Để thấy cho rõ rằng
Bộ xương của người khác
Và thân thể của bạn
Đều là vật khả hoại.
Bạn sẽ bình thản hơn.
Khi một người chết đi, xương xẩu phân tán khắp nghĩa địa, hãy quán xét rằng xương ấy không khác gì xương của chính bạn - khi ấy bạn sẽ bình thản hơn trong tương lai. Những thi thể trong nghĩa địa lúc đầu cũng như thân thể của bạn: con người thường ưa chuộng chúng. Những hành giả lớn ở Ấn thường cầm những xương đùi hay sọ của người chết không phải muốn dọa người khác hay muốn trông ra vẻ ghê gớm, mà chỉ để tăng ý hức của họ về những dáng vẻ của cái chết. Ngay cái tách làm bằng sọ người này, một thời đã ở trong đầu của một người nào đó; y đã quá yêu quý nó đến độ nếu bị móng tay cào phải, y cũng la “ối.”
Nếu bạn là một tu sĩ thường, gian phòng của bạn sẽ trống rỗng khi bạn chết, và một người khác sẽ dọn vào bảo: “Ồ, ông ấy đã chết vài ngày trước, và bây giờ tôi chiếm cái phòng ông ta.”
Một người nào khác sẽ mặc cái y của bạn và bảo, “Cái y này trước kia là của ông ấy rồi. Tôi đã mua được.” Cũng thế có một ngày chắc chắn sẽ đến, khi những người khác sẽ mua những đồ đạc áo quần của bạn và sử dụng chúng, trong khi bây giờ thì họ không dám động tới. Đây là lý do đức Đức Dalai Lama thứ bảy nói: “Sẽ đến lúc tôi mất hết ngay cả những sở hữu này: tôi hài lòng vì đã mượn những viên ngọc ấy.” Nói cách khác, đấy là những vật bạn mượn tạm để dùng trong một thời gian ngắn.
Nếu bạn không nỡ lòng nào nghĩ đến cái chết của chính mình, thì hãy đi mà chứng kiến cái chết của một người nào khác; không thể nào bạn không nhớ những chỉ giáo này vào một lúc như vậy.
Chúng ta không nghĩ về những chuyện này, nhưng tại sao đâm sợ hãi khi trông thấy một sợi dây và lầm nó là con rắn? Đây là liều lượng sợ hãi ta cần có. Chúng ta có thể chết trước khi ta mặc rách một cái áo, chẳng hạn. Hãy nghĩ về điều ấy: đời chúng ta thật vô cùng ngắn ngũi.
Những điều này được bàn trong kinh Dạy Cho Vua Lam-rim Mũ Đỏ của Gedun Taenzin Gyatso bàn về những việc làm thế nào pháp thiền quán vô thường có thể là một liều thuốc chữa bệnh béo phì vào lúc bạn có được nhiều y phục thực phẩm, vân vân… tốt đẹp. Mỗi khi thấy những sở hữu của bạn, nhe y phục, vân vân… tốt đẹp. Mỗi khi thấy những sở hữu của bạn, như y phục, v.v… hãy nghĩ: “Đấy chỉ giả dạng là những sở hữu của tôi. Sẽ có ngày những người khác đem ra chia nhau, và chắc chắn họ sẽ bảo, những cái này là của người đã chết. Bây giờ tôi cưng qúy cái thân tôi và săn sóc cho nó, nhưng sẽ có một lúc nó trở thành cái gọi là thi thể. Nếu lúc ấy tôi phải trông thấy nói, tôi sẽ kinh hãi; tôi sẽ nôn mửa nếu sờ nó. Nó sẽ được buộc bằng một sợi dây và người ta sẽ làm đủ thứ chuyện đối với nó.” Hãy tưởng đến cái lúc bột ngũ cốc của bạn còn lại sẽ được sử dụng để cúng dường, lúc mãn nghi thức khai thị cho vong linh đi vào cõi chết sẽ được làm bên cạnh cái đầu của bạn, vân vân. Một người nào đó sẽ cầm cái sọ của bạn mà bảo, “Đây là cái sọ của y. Cũng không đến nỗi tệ.” Thời gian như thế đang đến, và kể từ đây trở đi bạn hãy làm những điều mà bạn không phải ân hận về sau.
Tiêu chuẩn để biết bạn đã khai triển được thực chứng về chết là vô thường trong dòng tâm thức bạn, là nếu bạn muốn được như Geshe Karag Gomchung (xem trang…).
(Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche ôn lại tài liệu này với chi tiết vừa phải).