DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 10/37 ĐầuĐầu ... 8910111220 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 91 tới 100 của 370
  1. #91
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạn cũng nên tưởng tượng rằng những hình ảnh trong ruộng phước này rất hài lòng vì bạn. Như Drubkang Geleg Gyatso nói, thường thường ta không làm những việc mà chư Phật Bồ tát bảo ta làm; ngược lại ta làm những điều mà các ngài bảo ta đừng làm. Bởi thế các ngài không có dịp nào để hài lòng vì chúng ta cả. Nhưng hiện tại, bạn đang làm một vài điều có thể làm các ngài hoan hỉ. Giả sử có một bà mẹ có một đứa con luôn luôn hư đốn; nếu nó tình cờ có một lần làm được một điều tốt, thì bà mẹ vui mừng hơn bất cứ gì. Chúng ta cũng thế, vẫn thường xuyên làm điều quấy. Nhưng bây giờ chúng ta lại đang cố quán tưởng về Lam-rim. Điều ấy làm cho đấng Giác ngộ và chư Bồ tát hoan hỉ hơn bất cứ việc gì khác.

    Ngang đây, bạn sẽ tập họp tất cả những lý do vì sao mà bạn quy y. Bạn làm việc này theo bài tụng sau đây của Jampael Lhuendrub trong tác phẩm Trang Hoàng Cổ Họng Những Người May Mắn:

    “Từ vô thỉ kiếp, con và tất cả hữu tình, những người đã làm mẹ của con, đã rơi vào nẽo luân hồi, và từ rất lâu xa đến nay đã trải qua không biết bao nhiêu là thống khổ trong sinh tử nói chung và nhất là trong ba đọa xứ nói riêng. Ngay cả giờ đây cũng khó mà hiểu cho thấu đáo tầm mức sâu rộng của nỗi thống khổ ấy. Nhưng con nay đã được một cái khó được là thân người thuận lợi. Giáo pháp tôn quý của Phật rất khó gặp, mà nay con đã được. Nếu con không đạt thành Phật quả - giải thoát trọn vẹn khỏi cái luân hồi- thì con lại phải chịu đựng dài dài những thống khổ trong cõi luân hồi và nhất là những nỗi khổ trong ba cõi thấp xấu. Năng lực che chở con khỏi đọa vào những khổ ấy hoàn toàn nằm trong tay các bậc Thầy và Ba ngôi báu. Bởi thế, vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, những bà mẹ của con trong nhiều đời kiếp, con nguyện phải đạt thành quả Phật. Bởi thế con xin quay về nương tựa bậc Thầy và Ba ngôi báu.”

    Bạn có tập họp tất cả những nguyên nhân khiến bạn quy y thì bạn mới quy y một cách chân chính. Những nguyên nhân ấy là sự sợ hãi và lòng tin. Sợ hãi là sợ những nỗi khổ tổng quát và những đặc biệt của sinh tử. Lòng tin là tin tưởng Tam Bảo có thể che chở cho bạn khỏi những thống khổ ấy. Và muốn có sự quy y đặc biệt của Đại thừa, bạn cần một nguyên nhân nữa là lòng thương xót những chúng sinh đang quằn quại trong biển khổ ấy. Tôi sẽ đề cập đề tài này - nguyên nhân của sự quy y - với nhiều chi tiết trong phần chính của bài giảng.

    Bạn quán tưởng mình được vây quanh bởi chúng sinh trong đó có cả cha mẹ mình. Họ cùng ngồi với nhau và đang chịu đựng những nỗi khổ đủ kiểu của sự tái sinh luân hồi; tuy nhiên bạn cứ quán tưởng họ như những con người, nghĩa là có thể hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ loài người. Bạn hướng dẫn cho họ học lời quy y Tam Bảo. Bạn tưởng như tất cả hữu tình ấy đang cùng bạn quy y.
    Om Mani Padme Hum !

  2. #92
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Người ta bảo rằng khi bạn đọc lời quy y gồm bốn phần trong những buổi lễ công cộng, bạn phải đọc theo thứ tự nghĩa là:

    Con xin quay về nương tựa bậc thầy. Con xin quy về nương tựa Phật. Con xin quay về nương tựa Pháp. Con xin quay về nương tựa Tăng v.v… Nhưng khi bạn quy y trong thời thiền định, bạn phải lập lại nhiều lần quy y mỗi phần của công thức bốn phần ấy.

    Vậy, khi bạn lặp lại nhiều lần “Con xin quy y bậc thầy,” thì bạn tập trung chú ý vào năm bộ loại bậc thầy và làm phép quy y trong khi nhận từ nơi các vị ấy thứ nước cam lồ tịnh hóa. Chẳng hạn bạn sắp đọc một chuỗi lời quy y bậc đạo sư. Trong năm mươi lần tụng đọc đầu tiên, bạn phải quán tưởng nước ấy rửa sạch những tính cách phi pháp nơi bạn, trong nửa chuỗi còn lại bạn quán những tính cách đúng pháp gia tăng. Trong nửa phần tụng đầu, bạn quán tưởng năm thứ cam lồ đủ màu cùng với ánh sáng năm màu sắc (trắng đỏ xanh vàng lục) từ nơi những bậc thầy bay xuống. Cam lộ màu trắng chiếm ưu thế, thâm nhập vào tâm bạn cũng như tâm tất cả hữu tình. Nước cam lộ ấy tẩy sạch tất cả nghiệp chướng mà bạn và chúng sanh đã tích lũy từ thời gian vô thỉ, nhất là hành vi làm hại đến thân thầy, không vâng lời chỉ giáo, làm thầy không an tâm, phỉ báng thầy, không tin tưởng thầy… nói tóm lại là tất cả những tội lỗi bạn đã tích lũy liên hệ đến thầy mình. Tất cả những thứ ấy tuôn ra từ thân thể bạn dưới dạng một luồng khói đen như than, và bạn cảm thấy như mình vừa được tịnh hóa.

    Phần thứ hai của sự tụng đọc như sau. Những vật thuộc về Pháp bảo đáng được tăng trưởng chính là những đức tính của thân khẩu ý bậc thầy, nhưng có hình dạng năm loại cam lộ và ánh sáng đủ màu. Lần nầy cam lộ vàng chiếm ưu thế. Chúng tuôn xuống từ những bậc thầy. Bạn quán tưởng chính bạn và những hữu tình cùng được tăng thọ, tăng công đức và những đức tính của nền giáo lý đã được truyền trao và đã được thực chứng. Đặc biệt là bạn và những hữu tình ấy đều nhận được sự ban phước của thân khẩu ý của những bậc thầy.

    Bạn làm giống như lúc bạn đọc “Con xin quay về nương tựa Phật.” Theo mật điển thì “Phật” có nghĩa là những vị thần bảo hộ thuộc bốn loại mật điển (Tư duy, Hành động, Du già và Tối thượng Du già. DG), chư Phật thuộc Kinh tạng là những hình thức ứng hóa tối thượng. Những thứ nước cam lộ để tịnh hóa tuôn xuống từ cả hai Tạng Phật (Kinh tạng và Mật tạng).

    Loại tội lỗi người ta tích lũy liên hệ đến chư Phật là: lấy máu từ thân Phật cộng với động lực xấu, phê bình phẩm chất của hình tượng Phật, cầm cố hình tượng, xem hình tượng Phật như những hàng hóa mua bán, phá hủy những biểu tượng của ý giác ngộ (tức là chùa tháp), vân vân.

    Một điển hình của loại tội thứ nhất (làm chảy máu thân Phật) là Devadatta (em họ của Phật, có thói ganh tị với Ngài) đã xô một tảng đá khổng lồ xuống nơi Phật (xem Ngày Mười Hai, trang…), làm cho Phật chảy máu. Chúng ta không phạm tội ấy, nhưng phạm những tội kể sau đó.

    Khi bạn xem xét hình tượng Phật để tìm lỗi trong công trình làm tượng, ấy là bạn phê bình phẩm chất của tượng Phật. Có một lần tu sĩ Du già cho Atìsha xem một tượng Văn Thù, và hỏi ngài pho tượng có giá trị gì không, có đáng mua với giá một đồng vàng mà Rong Gargewa đã cho ông ta chăng. Atìsha trả lời, “Một pho tượng đức Văn Thù thì không bao giờ xấu. Nhưng người nghệ sĩ này quá tồi.” Nói cách khác nên nói về phẩm chất của nghệ nhân tạo tượng, không nên chỉ ra những lỗi trên chính bức tượng. Cầm cố các hình tượng và kinh doanh về tượng tranh là một cảnh rất phổ thông. Bạn nên tránh điều ấy bằng mọi giá.
    Om Mani Padme Hum !

  3. #93
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong nửa phần thứ hai của bài tụng, cái phần bạn tăng đức tính của mình, hãy tưởng tượng Mười lực, Bốn vô úy, Tám món bất cọng (của Phật) dưới dạng cam lồ đang trút xuống. Còn lại cũng như trước.

    Rồi bạn đọc: “Con xin quay về nương tựa Pháp.” Những cam lồ tịnh hóa trút xuống từ những quyển Kinh trong sự quán tưởng của bạn. Cam lồ ấy chính là Pháp mà Phật đã chứng.

    Những tội lỗi ta tích lũy liên hệ đến pháp là: từ bỏ chánh pháp vi diệu, bán Kinh điển, không kính Kinh điển. Hưởng lợi do sự bán Kinh sách, v.v… Chúng ta dễ phạm những tội lỗi ấy, và chúng có những hậu quả rất nghiêm trọng.

    Từ bỏ chánh pháp là phỉ báng Đại thừa, ưa thích Tiểu thừa; phỉ báng Tiểu thừa khen Đại thừa; đem Kinh điển chọi với Mật điển; đề cao một trong bốn trường phái Phật giáo Tây Tạng mà chê bai ba phái kia(Sakya, Gelug, Kagyu Nyingma), vân vân. Nói cách khác, ta từ pháp bất cứ khi nào ta ưa thích giáo lý của trường phái mình theo, chê bai những phái khác. Chúng ta cũng từ bỏ pháp khi ta dẫm chân lên Kinh sách, vứt bỏ Kinh sách, v.v… Lại có một số người còn ngồi lên Kinh điển. Họ tha hồ mà tích lũy nghiệp ác khi làm như thế. Từ bỏ pháp là một ác hành rất nặng, như được nói trong Kinh Tam muội vương. Nhưng tôi đã đề cập điều này khá nhiều chi tiết (xem Ngày Thứ Ba, trang…)

    Một ác hành khác cũng cực kỳ nguy hiểm trong việc bán Kinh điển như những món hàng thông thường.

    Bạn không tôn trọng Kinh điển nếu để Kinh trên nền nhà không có gì bao bọc, nếu bạn xỉa răng rồi dùng những tét răng để dán những mẫu giấy màu vào các trang Kinh (CT.- một cách làm dấu của người Tây Tạng khi đọc sách), nếu bạn liếm ngón tay để lật những tờ Kinh, hay để đồ vật trên Kinh, Atìsha không thể nào chịu nổi những cảnh tượng ấy. Ngài quay sang người tu Mật tông ấy mà bảo: “Ồ thật sai lầm biết bao!” Người ta bảo việc ấy kích động đến tín tâm của người kia đối với Atìsha đến nỗi ông ta xin thụ giáo với ngài. Những người cầm sách như chúng ta phải hết sức thận trọng. Vì chúng ta luôn luôn dễ phạm vào những ác hành ấy.

    Nếu bạn sử dụng một vật mua được bằng tiền bán Kinh, thế là bạn đã “hưởng lợi do sự bán Kinh sách.” Việc này cũng có quả báo nặng nề. Dentoen Kyergangpa là một hành giả uyên thâm về mật điển Thánh Quán Tự Tại. Cư sĩ thí chủ của ngài một hôm thiếu tiền đã đem bán bộ Kinh Bát Nhã Bát Thiên Tụng, và thỉnh ngài cùng với ba vị Tăng khác đến nhà cúng dường, nghĩ rằng làm như vậy sẽ đở tội lỗi. Ông ta dùng tiền bán Kinh để mua thực phẩm cúng dường. Đêm ấy Kyergangpa đau nặng, và trong khi nhập định ngài thấy một chữ A màu trắng di chuyển rất nhanh trong cơ thể ngài, làm ngài đau đớn dữ dội. Ngai khấn vái những vị Thần bảo hộ, và đức Quán Tự Tại hiện ra bảo:

    “Ông và mấy người khác đã hưởng lợi do bán một bộ Kinh. Tội này nặng lắm. Nhờ ông ít nghiệp chướng mà hành vi này có quả báo ngay trong đời hiện tại. Những kẻ khác chỉ có nước đọa Địa ngục mà thôi. Bây giờ ông nên chép Kinh Bát Nhã Bách Thiên Tụng bằng mực vàng để sám hối tội lỗi, và phải dâng quà bánh cúng.

    Kyergangpa làm theo lời dạy, và cơn bệnh biến mất.
    Om Mani Padme Hum !

  4. #94
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi bạn đến phần quán tưởng tăng thịnh, bạn tưởng tượng rằng Pháp, diệt đế, đạo đế, vân vân, đang trút xuống dưới dạng Cam lồ.

    Kế tiếp, bạn lặp lại nhìêu lần câu: “Con xin quay về nương tựa Tăng bảo.” Theo Kinh điển thì Tăng bảo gồm những vị Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát. Theo Mật giáo thì Tăng bảo gồm những vị Nam thần (dàkas), Nữ thần (dàkinìs) và những vị Hộ pháp. Những Cam lồ tịnh hóa luôn xuống từ những hình ảnh này.

    Những tội chướng mà bạn tích lũy liên hệ trực tiếp đến Tăng bảo là: phá sự hòa hợp của Tăng chúng, ăn trộm phẩm vật cúng cho Tăng, chỉ trích Tăng, và phá hoại một sự phát tâm cúng bánh lễ cho những vị Hộ pháp. Bạn có thể sám hối những tội lỗi và nghiệp chướng mà bạn vi phạm liên hệ đến Tăng bảo, nhưng không bao giờ bạn có thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp khi nó chín mùi. Hãy nhớ câu chuyện về bậc thầy Supushpachandra.

    {Chú thích: Mặc dù biết trước sẽ mất mạng, bồ tát Supushpachandra vẫn đi đến trước mặt vua Viradatta để gieo rắc Pháp Phật. Sau khi dẫn dắt nhiều người đến an vui, ngài đã bị ông vua giết chết trong một cơn ghen tức. Về sau vua rất hối hận về hành vi mình và đã đem thi hài của vị Bồ tát để thờ trong một ngôi tháp. Nhưng đã quá muộn, không có gì có thể làm cho vị ấy sống lại được.}

    Những tội phạm đối với Tăng bảo còn nghiêm trọng hơn cả tội phạm Pháp bảo hay Phật bảo, vì tội này liên hệ đến nhiều người. Chúng ta phải hết sức cẩn thận; vì chúng ta tự do xen lẫn trong Tăng chúng nên rất dễ phạm vào tội này.

    Nói một cách chặt chẽ thì người ta chỉ có thể gây tội “phá hòa hiệp Tăng” vào thời Phật tại thế mà thôi, cho nên tội này không thể xảy ra trong thời hiện tại. Tuy nhiên, có nhiều va chạm xảy ra giữa đoàn thể Tăng chúng, nên cũng giống như là một sự phá Tăng.

    Thánh tăng là những vị đã trực ngộ Chân Không; đó có thể là tại gia cư sĩ hay nam nữ tu sĩ. Bốn chúng phàm phu (chưa trực ngộ chân không) nếu sự giữ giới bổn Biệt giải thoát (Pratimoksha) nơi họ được trong sạch. Nhưng dù thành phần của đoàn thể là Phàm hay Thánh, họ có thể chia làm hai nhóm ít nhất bốn người một nhóm, do một bất đồng quan điểm nào đó mà một người chủ xướng gây ra sự chia rẽ. Mọi người liên can trong việc chia rẽ này đều cùng dắt tay nhau xuống các đọa xứ, chứ không riêng người gây tội.

    Ngày xưa có một vị tiến sĩ phái Kadampa tên là Saelshe đã gây sự bất hòa trong Tăng chúng. Về sau, khi ông ta chết, Geshe Dromtoenpa nói rằng Saelshe đệ tử ngài chết sớm hơn ba năm, thì ông ta chết như một người duy trì Ba Tạng, nhưng ông lại chết quá trễ. Drom nói: “Tu viện Toepur của ông ta đã tàn hại ông.” Và theo truyền khẩu của những bậc thầy Lam-rim, thì Saelshe vẫn còn ở trong Địa ngục. Nơi chốn sự phá Tăng được nói là thiêu cháy những tội lỗi ấy: không ai trong tương lai có thể tu chứng tại đấy dù có nhập thất mười hai năm.

    Thù hận hay tham ái có thể chia rẽ Tăng chúng thành phe nhóm trong đó những thành phần cứ suy nghĩ theo chiều hướng “chúng ta” và “chúng nó” và mong cho phe mình đông hơn. Theo tôi thì đấy là nguyên nhân chính gây chia rẽ. Nếu những thành phần Tăng chúng không tiến bộ, thì không giúp gì được cho người ta tăng tiến đọc Kinh sách, tu tập, tư duy; chứ khoan nói chuyện giúp cho người ta đạt thành những định chứng mà họ có thể dùng để từ bỏ những si mê rõ rệt. Sự tệ hại nhất mà việc phá tăng có thể gây ra là làm cho nền đạo pháp suy tàn. Một bản Kinh nói:

    “Tăng chúng hòa hợp thì an vui hạnh phúc và tìm được sự thoải mái trong đời sống khổ hạnh.”

    Lời ấy cho ta biết rằng việc chính mà những thành phần Tăng chúng phải làm, là sống hòa hợp.
    Om Mani Padme Hum !

  5. #95
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    “Ăn trộm phẩm vật cúng cho Tăng” là tư hữu hóa tài sản của Tăng, không trả cho Tăng những thứ thuế đã nhân danh Tăng chúng mà thâu, một thành viên trong Tăng già sử dụng một vật dành cho tập thể dùng, v.v… Những vị quản lý các tu viện dễ phạm vào những điều này nhất. Có những vị có bổn phận đại diện cho Tăng để tiếp xúc với các thí chủ thường quan tâm đến thí chủ nhiều hơn nên có thể bảo thí chủ như sau: “Chúng tôi không cần nhiều như thế này.” Nói như thế là một hành vi cướp phẩm vật cúng cho Tăng. Dù chỉ lấy bớt của Tăng một cái lát bơ cũng là ăn trộm từ miệng Tăng; đấy là cái nhân để đọa vào Địa ngục Vô gián. Những hình thức khác của sự biển thủ của Tăng chúng thì có hậu quả là tái sanh vào các Địa ngục chung quanh.

    Điều này có câu chuyện về Thánh Tăng Sangharakshita chứng minh. Khi viếng thăm các xứ Rồng trở về, ngài trông thấy một số chúng sinh trong một Địa ngục trên bờ biển. Những chúng sinh này có nhiều hình thù khác nhau: kẻ thì giống như sợi dây thừng, kể giống như những bình đất sét, giống cái chổi, cái chày, cái cột nhà, bức tường, ống nước… tất cả đều đang rên xiết, phát ra những âm thanh xé lòng. Tôn giả về bạch Phật và hỏi: “Những chúng sinh ấy đã làm gì mà chịu những quả báo như vậy?” Đức Phật dạy: Những chúng sinh hình giống như sợi dây thừng và chổi là những người vào thời Phật Ca Diếp, đã giữ lại cho mình mà xài những sợi thừng và chổi mà người ta cúng cho Tăng chúng. Chúng sinh giống như cái bình đất sét xưa vốn là một cư sĩ ngoại hộ cho Tăng. Khi y đang sắc thuốc trong bình đất sét, có một vị Tăng nói lời nhận xét châm chọc; ông nổi nóng đập bể cái siêu thuốc. Đây là những hậu quả những hành động ấy.

    Chúng sinh giống như cái chày xưa kia là một Tỷ kheo; ông ấy ra lệnh cho một chú tiểu vào phòng mình dùng cối chày để giả một ít ngũ cốc. Chú tiểu đang bận, thưa rằng lát nữa y sẽ làm. Tỷ kheo nổi sân bảo, “Nếu ta mà nắm được cái chày của ngươi, ta sẽ giả ngươi ra, không thèm giả ngũ cốc gì nữa hết.” Vì lời nói ác khẩu ấy, vị Tỷ kheo đã thác sanh vào Địa ngục với hình thù như cái chày.

    Những chúng sinh giống như bức tường và cột nhà ngày xưa là những kẻ khạc nhổ trong chùa nơi Tăng chúng ở. Một số hỉ mũi vào tay rồi quẹt lên tường vách, cột trụ trong chùa.

    Chúng sinh giống cái ống nước có eo lưng rất nhỏ. Đấy là những hậu quả nghiệp y đã làm. Lúc còn là một Tỷ kheo, y đã bỏ đói chư Tăng bằng cách không chia ngay thực phẩm cúng vào mùa Hạ mà để lại cho đến mùa Đông mới chia.

    Như vậy, nếu bạn lấy vật của chúng Tăng mà không xin phép, dù chỉ một que củi đi nữa, bạn cũng sẽ tái sinh vào một Địa ngục cách tử.

    “Chỉ trích chúng Tăng” nghĩa là dùng lời lẽ gay gắt để thóa mạ những thành phần trong Tăng chúng, như nhiếc mắng, vân vân, hoặc trước mặt hoặc sau lưng. Có một Bà la môn tên Mànavagaura đã thóa mạ chư Tăng trong Tăng đoàn của Phật Ca Diếp. Về sau ông ta tái sanh làm một loài thủy quái ở dưới biển. Câu chuyện kể như sau :
    Om Mani Padme Hum !

  6. #96
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Ở xứ Ấn ngày xưa có năm trăm kẻ chài lưới quăng lưới để bắt cá, rùa v.v… trong sông Dandaka. Một hôm có một thủy quái lội vào sông ấy (một phụ lưu phía bắc sông Hằng). Nó có thân hình khổng lồ. Năm trăm người chài không thể bắt được nó. Họ nhờ những người chăn bò, cắt cỏ, thợ giặt, và người đi đường bắt hộ. Hàng trăm người phụ sức kéo con quái vật lên bờ. Nó có mười tám đầu, ba mươi bai con mắt. Hàng trăm ngàn người tụ họp để xem. Trong số đó có lục sư ngoại đạo và những người theo các giáo phái thời đó. Đức Phật, Đấng thấy biết tất cả liền đi đến nơi để tuyên thuyết về luật nhân quả.

    Có những kẻ nhạo báng bảo: “Kìa là Thánh giả Cồ Đàm, người tự cho mình vượt lên tất cả những cảnh tầm thường của thế tục. Vậy mà ông cũng đến chốn này!”

    Những người tin Phật thì nói: “Đức Thế Tôn không màng những chuyện này, nhưng Ngài muốn nhân cơ hội để dạy Diệu Pháp cho dân.”

    Thế là họ dựng lên một pháp tòa để thỉnh Đức Phật an tọa, với đồ chúng của ngài bao quanh. Ngài dùng thần lực khiến cho quái vật nhớ đời trước của nó, và hiểu được tiếng người. Rồi Ngài nói với nó: “Ngươi là Mànavagaura, phải không?” Nó đáp, “Vâng con là Gaura.”

    - “Có phải rằng ngươi đã chịu sự thuần thục của một ác nghiệp nào đó về thân, lời hay ý?”

    “Thưa vâng.”

    - “Ai đã dẫn ngươi đi sai đường?”

    “Mẹ của con.”

    - “Bây giờ mẹ của ngươi tái sanh ở đâu?”

    “Làm Súc sinh.”

    - “Sau khi chết, ngươi sẽ tái sanh vào đâu?”

    “Vào Địa ngục.” Nói xong thủy quái khởi sự kêu khóc.

    Đồ chúng của Phật rất đổi ngạc nhiên. Do sự cầu thỉnh của chúng Tăng, đức Anada hỏi Phật: "Quái vật ấy là ai mà lại hiểu được tiếng người và nhớ đời trước của nó ?". Khi ấy Phật bèn kể lại câu chuyện sau: Ngày xưa vào thời Phật Ca Diếp, trong triều đại vua Krkin, có vài người Bà la môn từ xứ khác đến thách mọi người tranh biện. Một người tên là Gaurashanti đã đánh bại tất cả những người khác trong cuộc tranh luận, nên nhà vua cho ông ta tước hiệu vô địch cho đến ngọn núi nơi ấy cuộc tranh luận diễn ra. Con trai ông ta có tóc hung tên là Mànavagaura (Bà la môn tóc hung). Người này học các học thuật và cũng trở thành một học giả có thể đánh bại những người khác trong cuộc tranh luận.
    Om Mani Padme Hum !

  7. #97
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Đến khi người cha chết, người mẹ sợ người khác sẽ đoạt giải vô địch và những phần thưởng mà người cha đã thắng được trong các tranh luận. Bà hỏi người con: “Con có thể đánh bại mọi người về đề tài tranh biện không?” Người con nói: “Con có thể đánh bại tất cả, ngoại trừ những vị Thánh tăng của Phật Ca Diếp.” Bà mẹ nói: “Con phải đánh bại luôn những người ấy.” Vì kính mẹ, anh ta đi đến tranh luận với các đệ tử Phật. Anh ta gặp một Tỷ kheo, được hỏi nghĩa một bài kệ nhưng anh không trả lời được. Anh phát sinh tịnh tín đối với Tăng bảo và trở về nhà. Bà mẹ hỏi: “Con có đánh bại được những Tỷ kheo không?” Anh trả lời: “Mẹ ơi, nếu ở đấy có người làm chứng, thì coi như con đã thua rồi.” - “Này con, thế thì con hãy học Kinh Phật.” - “Nhưng Kinh Phật người thế tục không được đọc.” - “Thế thì con xuất gia làm Tỷ kheo; rồi sau khi học thành tài, hãy xả giới hoàn tục.” Bà mẹ năn nỉ khiến cuối cùng anh phải xuất gia thụ giới, và thành một Tỷ kheo tinh thông ba Tạng. Mẹ y lại hỏi: “Con có đánh bại được những người Thánh thiện ấy không?” - “Thưa mẹ con chỉ được truyền giáo lý; còn những vị ấy không những có giáo lý mà còn có thực chứng nữa. Con không thể đánh bại họ.”

    “Này con, vậy thì bất cứ tranh luận đề tài gì, con phải dùng những lời nhục mạ mà mắng họ. Những người ấy rất sợ phạm giới là quấy, nên dù con có nói gì họ cũng sẽ không trả đũa. Mọi người đứng xem sẽ tưởng là con thắng cuộc tranh luận.”

    Gaura làm như mẹ dặn. Khi tranh luận với các Tỷ kheo anh ta nổi cáu bảo: “Ê cái đầu bò! Làm sao ngươi biết được cái gì là Pháp cái gì là phi Pháp.” Y cũng gọi họ là “đầu ngựa,” “đầu lạc đà,” “đầu lừa,” “đầu bò tót,” “đầu khỉ,” “đầu sư tử,” “đầu cọp,” vân vân. Y dùng mười tám kiểu nhục mạ khác nhau để mắng các Tỷ kheo. Do ác hành ấy, kết quả là y tái sanh làm một loài thủy quái có mười tám đầu.

    Đức Phật đã công bố như vậy.

    Chê bai những tu sĩ bình thường cũng không nên. Chẳng hạn người ta thường nói: “Những ông thầy tu sa đọa ấy,” nhưng như tôi đã nói, không có gì khác nhau giữa một chúng gồm bốn phàm Tăng và một Thánh chúng. Nói những điều với Đức Di Lặc hay với Đức Văn Thù thì cũng không gì khác nhau.

    Chúng ta thường đối xử những thành phần Tăng chúng của mình quá cộc lốc. Chúng ta nói: “Con quay về nương tựa Tăng bảo,” nhưng chúng ta lại làm khác. Tôn sư tôi thường dạy, khi những Tỷ kheo ngồi với nhau trong chùa, tất cả họ cần phải xem nhau là nơi nương tựa, là ngôi Tăng mà mình đã quy y. Nhưng trong thực tế họ không làm như vậy, trái lại họ soi mói lỗi của nhau; và trong bụng họ nghĩ rằng, “Cái ông kia, thầy tu già ngồi ở hàng giữa kia, thật là chúa keo kiệt. Ông nọ, người ngồi sau lưng ông kia, là một người hắc ám, nóng tính kinh khủng,” vân vân. Họ luôn nghĩ đến thói xấu này thói xấu nọ của từng người trong Tăng chúng.

    Bạn có thể nghĩ rằng không ai hơn mình, nhưng công thức quy y “Con xin về nương tựa nơi Tăng” là áp dụng cho tất cả thập phương Tăng chúng. Có lẽ bạn phải đặt công thức quy y riêng cho mình, như: “Con xin quay về nương tựa Tăng, trừ ông này, ông kia…” Lama Koenchog Yaenlag nói:

    Mỗi khi gặp bạn lành Thánh chúng,

    Thì hãy nhớ họ là chân thiện trí thức giúp bạn trên đường.


    Bởi thế, mỗi khi gặp thành phần phàm Tăng hay thánh Tăng, bạn phải đều xem họ như chỗ quy y, như những người giúp bạn từ bỏ một nơi nguy hiễm.
    Om Mani Padme Hum !

  8. #98
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong nửa phần thứ hai của sự quán tưởng, bạn lại tưởng tượng những đức tính về Pháp của bạn tăng thạnh. Tưởng nước cam lồ đang trút xuống; cam lộ ấy là sáu hạnh Ba la mật của Bồ tát; mười hai đức thanh tịnh của Thanh văn và Duyên giác; ba môn học của tăng thượng; trí căn bản thấy được Tánh Không mà những nam thần (dàkas) và nữ thần (dankìnis) nắm giữ; bốn loại thiện hành mà những vị Hộ pháp thực hiện vân vân. Tất cả những thứ ấy có hình dạng của Cam lồ pháp thủy.

    Khi bạn tụng công thức quy y nhiều lần, bạn quán tưởng Cam lồ tịnh hóa đang tuôn xuống theo ba đường: lời dẫn nhập, đoạn dài và đoạn cuối.

    Phần dẫn nhập bạn đọc nhiều lần câu “Con xin quay về nương tựa nơi bậc thầy” và quán dòng cam lồ trút xuống từ cả năm nhóm đồng loạt. Trong đoạn dài, Cam lồ lần lượt trút xuống từ mỗi nhóm trong năm nhóm đạo sư. Rồi trong phần cuối cùng, Cam lồ lại trút xuống từ tất cả những bậc thầy. Giả sử bạn lần chuổi để đọc quy y, và mỗi bước một chuỗi, thì tiến trình quy y sẽ cần bảy chuỗi mới xong.

    Bạn làm y hệt với ba phần quy y kia của công thức quy y. Chư Phật gồm năm nhóm: chư Thần thuộc bốn loại mật điển, và chư Phật trong Kinh điển. Năm nhóm pháp là pháp của Thanh văn; Pháp của Độc giác; Pháp của Đại thừa thuộc Kinh điển thông thường; ba loại mật điển Kriyà (thiên về Quán), Charyà (thiên về Hành) Yoga (Du già); mật điển Tối thượng Du già. Năm nhóm Tăng là Bồ tát; Thanh văn; Độc giác; nam thần và nữ thần; và Hộ pháp.

    Cũng có tục lệ tụng câu “Con xin quy y đạo sư, quy y chư Thiền Thiên, và quy y Tam Bảo” kèm theo sự quán tưởng những Cam lộ tịnh hóa đang trút xuống. Tuy nhiên những Kinh sách chỉ dẫn đường không nói rõ ràng về đề tài này.

    Chúng ta được biết phép quán nước Cam lộ tịnh hóa là một truyền thống Mật điển; còn sự phóng quang để tịnh hóa là Kinh điển. Nước Cam lồ tịnh hóa có thể tuôn xuống theo ba cách: hoặc từ trong một ống đầy ánh sáng, hoặc tuôn xuống trên mặt những hình trụ bằng ánh sáng, hoặc trong một cơn mưa tầm tã.

    Kế tiếp, bạn đọc câu sau đây (trích từ tác phẩm Trang Hoàng Cổ Họng Những Người May Mắn của Jampael Lhuendrub):

    Cho đến khi giác ngộ, con nguyện quy y

    Phật, Pháp và tăng chúng tối thượng

    Do công đức con có được

    Nhờ bố thí, vân vân

    Xin hồi hướng thành Phật quả để lợi lạc hữu tình.


    Trong phần đầu bạn hãy quy y, rồi sau đó phát tâm Bồ đề với lời nguyện “Do công đức con có được nhờ bố thí, vân vân…” Hãy nghĩ trong lòng bạn, “Do công đức căn bản mà con có được nhờ thực hành bố thí, giữ giới, nhẫn nhục vân vân con xin đạt thành Phật quả vì lợi lạc cho tất cả hữu tình.” Tôi không bàn chi tiết này đề tài này ở đây, để về sau sẽ nói làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong tim bạn (xem Ngày Mười Hai, trang…). Quy y là giống như trở thành thần dân của một ông vua; phát tâm Bồ đề là giống như trả thuế cho vua.

    Đến đây, bạn phải quán tưởng kết quả của sự phát tâm Bồ đề của bạn, và xem sự quán tưởng ấy như một phần của đạo lộ. Bạn làm như sau: Từ đấng đạo sư Thích Ca Mâu Ni nổi lên một hóa thân thứ hai của ngài tan biến vào trong người bạn. Bạn đã trở thành Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là thành một vị Phật. Từ thân bạn có vô số Thích Ca Mâu Ni hóa ra và tan vào tất cả hữu tình bấy giờ cũng thành Phật cả, trong tự tánh của họ. Bạn hãy vui mừng mà nghĩ, “”Khi tôi phát tâm Bồ đề, tôi nghĩ mình sẽ dẫn dắt tất cả hữu tình dến quả vị Phật. Nay tôi đã đạt mục đích rồi.”
    Om Mani Padme Hum !

  9. #99
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Sự quán tưởng này giả bày những hậu quả của sự phát Bồ đề tâm: giả làm như bạn đã thành công mỹ mãn trong các Mật điển (tantras) và đồ hình (mandalas). Thực hành những phép quán này có những lợi lạc tương ứng, nó cũng chứa đựng những điểm then chốt được tìm thấy trong những giáo lý như Trút Bỏ Nội Dung Sinh Tử hay Tịnh Hóa Sáu Loài Hữu Tình và Chỗ Ở Của Chúng.

    Kế tiếp, bạn thiền quán về Bốn Vô Lượng Tâm. Hãy nghĩ như sau: “ Nhưng tôi không thực sự đưa tất cả hữu tình đến một trạng thái như vậy được, tôi chỉ có thể làm việc ấy trong quán tưởng. Vậy là lỗi tại đâu? Tại vì tôi yêu những người thân và ghét những người xa lạ.” Rồi bạn nghĩ đến những lời của Jampael Lhuendrub trong cuốn Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn trong khi bạn tụng đọc:

    Thật tốt đẹp xiết bao, nếu tất cả hữu tình trú tâm xả, không có thân sơ, thương ghét. Mong sao họ đạt đến trạng thái ấy! Tôi sẽ đưa họ đến trạng thái ấy. Xin các đấng đạo sư và chư Thần ban phúc cho con có khả năng làm việc này.

    Thật tốt đẹp xiết bao, nếu tất cả hữu tình có được hạnh phúc và cái nhân của hạnh phúc. Mong sao họ có được! Tôi sẽ làm cho họ có được. Xin các đấng Đạo sư và chư Thần ban phúc cho con có khả năng làm việc này.

    Thật tốt đẹp xiết bao, nếu tất cả hữu tình không bao giờ rời khỏi phúc lạc được tái sinh thù thắng, được giải thoát. Mong sao họ được như thế! Con sẽ làm cho họ được như thế. Xin các đấng Đạo sư và chư Thần ban phúc cho con khả năng làm việc này.

    Với những lời ấy bạn mở đầu tiến trình đưa vào tâm bạn bốn Phạm trú hay Bốn Vô Lượng Tâm : Xả vô lượng, Từ, Bi và Hỉ.

    Không phải bạn chỉ phát bốn tâm vô lượng như trên, mà lời tụng ấy còn chứa đựng bốn vô lượng khác trong mỗi vô lượng. Khi bạn nghĩ: “Thật tốt đẹp xiết bao, nếu…” đây là khát vọng vô lượng. Ý nghĩ “Mong sao họ có được!” là sự mong ước vô lượng. Nghĩ rằng “Tôi sẽ làm cho họ có được …” là vị tha vô lượng. Cuối cùng, ý nghĩ “Xin các đấng Đạo sư và chư Thần ban phúc cho con có được khả năng làm việc này” và sự cầu xin vô lượng. Đây là truyền thông giải thích khẩu quyết.

    Đúng hơn, câu “… tất cả hữu tình, vốn từng làm mẹ tôi…” chỉ áp dụng cho sự phát tâm Bồ đề. Như thế, cách lập ngôn này không được dùng trong bài tụng trên vì lý do rằng giáo lý về bốn tâm vô lượng này không cốt để dùng cho sự phát Bồ đề tâm; thay vì thế, nó cốt làm tăng trưởng khả năng phát Bồ đề tâm của ta.

    Hãy nói thêm vài điểm về sự phát triển tâm xả. Bạn có thể tăng trưởng tâm Bồ đề của bạn nếu nghĩ: “Tôi sẽ thành Phật quả để đưa tất cả hữu tình như những trẻ con ưa tranh cãi, đến trạng thái xả bỏ thân thù.” Hoặc bạn nghĩ: “Tôi sẽ thành Phật để giải thoát chúng ta khỏi khổ - từ nổi khổ của Địa ngục đến những chướng ngại vi tế ngăn che Tuệ giác Bồ đề.” Mỗi cách trong ba cách trên để phát triển tâm xả đều chứa đựng toàn thể đạo lộ gồm ba phạm vi.

    Bạn có thể tự hỏi: “Vậy tại sao phải phát Tâm Bồ đề trước khi ta luyện tâm trong Phạm Vi Nhỏ Của Đạo Lộ?” Nhưng ngay cả khi bạn Phạm vi nhỏ và Trung bình, bạn cũng nên theo cách luyện tập này để phát Tâm Bồ đề của bạn, mặc dù có thể là Tâm Bồ đề này chưa rõ rệt lắm. Bạn phải tán thán việc ấy ngay từ đầu. Đây là vài ví dụ. Nếu bạn muốn lên đỉnh đèo, trước hết bạn phải có cái tư tưởng muốn lên đấy. Hoặc khi bạn họa hình một vị Thần, trước hết bạn phải định kích thước tấm hình bằng cách vẽ trên một cái khung, vân vân.
    Om Mani Padme Hum !

  10. #100
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ tư
    __________________________________________________ ______________________________________


    Có hai loại tiến trình nhanh. Loại thứ nhất là sự đạt Giác ngộ trong một đời bằng cách tiến nhanh với cỗ xe Ba la mật (Pàramitàyàna, ba la mật thừa). Loại thứ hai còn nhanh hơn, đó là Giác ngộ trong cuộc đời ngắn ngủi mà một người có được trong thời đại suy đồi này (ngũ trược ác thế). Loại thứ nhất thành tựu là nhờ phương tiện ba mật điển hạ phẩm; loại thứ hai nhờ phương tiện của Mật điển tối thượng thừa trong bốn mật điển.

    Còn một cách giải thích khác nữa về hai loại tiến trình nhanh. Loại một là đạt Giác ngộ trong cuộc đời ngắn ngũi có được vào thời đại suy đồi này nhờ phương tiện Mật điển tối thượng. Đây là một đặc điểm của tất cả bốn trường phái Mật tông Tây Tạng - Sakya, Gelug, Nyingma và Kaagyu. Loại hai được xem nhanh hơn, thành tựu được bằng cách xem Mật điển Tối thượng Du già theo khẩu quyết bí truyền của phái Gelug như là huyết mạch của đạo lộ. Nếu bạn thực hành phối hợp những mật chú của Guhyasamàja, Heruca và Yamàntaka, thì bạn có thể đạt Giác ngộ chỉ trong vòng mười hai năm. Bất cứ trục trặc gì xảy ra đều do người tu hành. Trước khi những hệ phái bí mật này phát triển - nguồn gốc từ đức Tsongkapa vĩ đại - đã có những người có thể thực hành những khổ hạnh lớn lao, như Milarepa, Gyalwa Goetsang, v.v…, và họ chỉ cần ba năm để đạt Giác ngộ. Lối giải thich này là khẩu truyền từ vị Tể tướng Tagpupa, ngài lập luận rằng nhiều bậc thầy phái Gelug trong quá khứ như Ensapa và môn đệ, dường như đã thành Phật ngay trong một đời mà không cần phải nỗ lực can trường như thế. Họ chỉ theo truyền thống Con Đường Nhanh về việc làm sao để quy y và phát tâm Bồ đề.

    Hệ phái Lời Đức Văn Thù ở các tỉnh Trung ương cũng dùng pháp quán ruộng phước tương tự để làm chỗ quy y, như truyền thống tôi vừa mô tả. Hệ phái Phương Nam thì không thế: truyền thống này bàn về một cách quán phước điền khác hẳn, để làm chỗ quy y. Quả thực, đấy là một truyền thống khẩu quyết bí mật hoàn toàn khác.

    Cách quán của Hệ phái Phương Nam như sau. Bạn quán trước mặt bạn có nhiều hoa sen mọc lên từ dưới đất. Chúng mọc giữa những đám mây và cầu vồng rất đẹp, nên chỉ thấy được chóp đỉnh của hoa sen. Đóa hoa ở giữa lớn nhất, trên đó đức Thích Ca Mâu Ni đang ngồi. Bên phải là đức Di Lặc, bên trái Ngài là Đức Văn Thù an tọa những bậc đạo sư hoặc hệ phái Hành Vi Quảng Đại hoặc thuộc hệ phái Tri Kiến Sâu Xa. Những bậc đạo sư này ngồi thành hai hàng, vị này sau lưng vị kia, vị đầu tiên ngồi sau lưng dức Di Lặc hoặc đức Văn Thù. Hai hàng đạo sư uốn lại thành hình xoán ốc vây quanh đức Thích Ca Mâu Ni. Hai đạo sư cuối cùng của hệ phái ngồi cạnh nhau. Bạn phải quán mỗi đạo sư ngồi trên một hoa sen. Trước mặt đức Thích Ca Mâu Ni, nhưng hơi thấp hơn một chút, an tọa các bậc thầy của bạn - những bậc thầy từ nơi họ bạn thực sự thụ giáo. Bạn không cần quán tưởng hệ phái Những Thực Hành Phụng Hiến (Consecrated Practices).
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •