GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
__________________________________________________ ______________________________________


Hai là năng lực “ân hận”; nếu bạn có lòng hối hận, bạn sẽ tự chế cho khỏi tái phạm. Bạn phải hiểu biết về luật nhân quả thì mới mong thực hiện được điều này. Giả sử ba người bị nhiễm độc vì thức ăn. Một người chết, một người đau ốm, còn một người chưa bị hậu quả nào xấu. Người sau rốt này sẽ rất ân hận, cố mọi cách để tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể, và quyết định sẽ không bao giờ ăn thực phẩm ấy trở lại. Hữu tình cũng đã tích lũy cùng một loại tội nghiệp, giống như ăn phải chất độc. Một số người đã tái sanh vào những cõi thấp. Những người khác mãi mãi bị những chứng kinh niên trầm trọng của ba độc tham sân si - giống như người đang ốm đau. Những người này cũng đang rơi vào những đọa xứ. Chúng ta cũng đã từng phạm những ác nghiệp ấy, bởi thế ta nên hối hận, và chừa tái phạm.

Ba là năng lực “tự chế.” Bạn phải làm việc này một cách thích đáng: bạn phải quyết định dứt khoát. Và không nên dửng dưng sau khi học những lợi ích của sự sám hối tội lỗi. Bạn thực hành sự tự chế theo cách sau đây. Những hành vi mà bạn có khuynh hướng vi phạm, chẳng hạn nói lời gay gắt, dễ làm cho bạn không giữ được hời hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu bạn không thực hành sự tự chế, thì bốn năng lực không đầy đủ. Hãy chừa bỏ tận gốc cái gì bạn có thể chừa bỏ. Có những điều bạn chỉ có thể bỏ trong vòng một tháng. Nhưng nếu mỗi ngày bạn quyết định từ bỏ những điều ấy, thì bạn sẽ từ bỏ được những điều bạn có thể từ bỏ trong chỉ một ngày. Luyện cách này là để bạn bỏ được tính tương tục của việc làm quấy. Điều này là một chỉ giáo thật thiện xảo và đặc biệt bổ ích từ đấng tôn sư tôi.

Bốn là năng lực “áp dụng mọi cách giải tội.” Người ta nói có sáu loại năng lực thuộc loại này; đấy là những phương tiện thực thụ để thanh lọc những hành động khiến bạn ân hận. Sáu năng lực này là bất cứ hành động nào được làm liên hệ đến chư Phật, đến thần chú, đến kinh, sự quán tưởng chân không, cúng dường, và bất cứ gì ta làm liên quan đến hình tượng. Có thể bạn không nói: “Tôi công nhận những điều này, tôi sám hối những tội này”, nhưng nếu bạn làm một vài thiện hành nào đó - dù chỉ là đọc một số lần câu thần chú Om mani padme hum - để thanh lọc tội lỗi nào đó, thì hành vi này khi ấy thuộc về năng lực áp dụng mọi cách giải tội. Nếu những tu sĩ chúng ta khi đi đến lớp khởi tưởng nghĩ mình phải chịu những nỗi khổ nóng lạnh như một hành vi sám hối, thì đấy cũng là điển hình của năng lực đặc biệt này.

Bạn phải sử dụng cả bốn năng lực. Loại dễ nhất trong sáu loại năng lực “ áp dụng mọi cách giải tội: nói trên là tụng niệm danh hiệu chư Phật; đấy là cách hành trì của những bậc thánh trong quá khứ. Họ vừa lễ lạy vừa tụng kinh Sám hối Những Tội Phạm Giới (còn có tên là Kinh Ba Thánh Tụ). Bài tụng này chứa đựng cả bốn năng lực trên và lợi ích cho nỗi đức Tsongkapa người mà những thiện hành đầy cả không gian, vẫn thường sử dụng để xây dựng kho công đức và thanh lọc bản thân. Ngài thường thực hành pháp sám hối trong khi tụng kinh này. Ngay cả những bậc hiền trí vĩ đại như Namkha Gyaetltsaen ở Lhodrag cũng thanh lọc những nghiệp chướng theo cách ấy. Tất cả các bậc học giả hành giả về sau đèu theo cách sám này; và bậc hành giả vĩ đại là Lozang Namgyael bảo đầy là cách cao quý nhất. Khi đã tịnh hóa tội lỗi, thì tâm bạn được thoải mái nhẹ nhàng, như người trả xong món nợ to lớn.