GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
__________________________________________________ ______________________________________


Nếu bạn không hồi hướng công đức, thì công đức bạn có thể bị tiêu dên khi bạn nổi sân. Tác phẩm Hành Hạnh Bồ Tát có nói:

Bao nhiêu công đức tốt đẹp

Tích lũy trong một ngàn kiếp

Như bố thí, cúng dường chư Phật

Tất cả đều tiêu tan trong một cơn giận dữ.


Nghĩa là sân giận phá hủy những đức hạnh căn bản đã tích tập trên một ngàn kiếp. Chandrakirti (Nguyện Xứng) nói:

Khi bạn nổi sân với những Pháp tử của Phật.

Là bạn phá hủy trong giây lát.

Tất cả đức hạnh tích lũy trên một trăm kiếp.

Bởi thế không có tội nào tệ hơn là sự mất kiên nhẫn.


Ở đây, chúng ta được cho biết sân giận phá hủy công đức tích lũy trên một trăm kiếp. Chúng ta phá hủy công đức của một ngàn kiếp tích lũy hay một trăm kiếp tích lũy và tùy trình độ tu chứng của mình, và đối tượng của sự tức giận bồ tát, thì mất một ngàn kiếp công đức. Nếu bồ tát cao cấp tức giận bồ tát dưới mình, thì mất một trăm kiếp công đức.

Cách làm cho công dức không bị tiêu hũy vì giận dữ được đề cập trong kinh Sàgaramati (Phạm Thiên thưa hỏi Phật):

Như một giọt nước bỏ vào đại dương

Sẽ không biến mất cho đến khi biển khô cạn

Cũng thế công đức hồi hướng để đạt vô thượng bồ đề

Cũng không bị tiêu mất cho đến khi thành Phật.


Công đức chúng ta ví như giọt nước, công đức của chư Phật như đại dương. Khi hồi hướng vô thượng bồ đề là ta trộn chung công đức của ta với công đức của các Ngài, cho nên công đức ấy sẽ không mất cho đến khi ta giác ngộ.

{Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche lấy ví dụ: một người có rất nhiều bột lúa mạch thượng hạng, người kia chỉ có một ít bột lúa mạch tồi, nhưng đã láu cá đề nghị với người kia trộn lại xài chung, và người kia bằng lòng nhưng sau đó mới biết thì đã quá muộn, vì hai loại bột đã hòa lẫn nhau.}

Trích dẫn trên đây không có trong bản nổi tiếng được lưu hành về kinh ấy, nhưng Phật dạy nhiều kinh, và có thể rằng Sàgramati đã thỉnh vấn hơn một lần.

Một kinh dạy làm sao để thực hành sự hồi hướng: “Hãy san sẻ công đức cho tất cả hữu tình.” Tác phẩm Trang Hoàng Cho Thực Chứng của Di Lặc nói:

Tốt nhất là thực hành hình thức hồi hướng tuyệt hảo, đó là hiến dâng trọn vẹn. Đó là một phương diện của nhận thức đúng (chánh kiến -DG) và có đặc tính là chánh tư duy.

Hình thức nổi tiếng nhất của sự hồi hướng công đức để đạt vô thượng giác ngộ là ý nghĩ: “Nhờ công đức này, mong cho con đạt đến toàn giác vì tất cả hữu tình.” Cũng thế, chúng ta đang san sẻ công đức ấy với tất cả hữu tình, và điều ấy cũng như trộn lẫn công đức mình vào công đức của chư Phật - công đức chưa bao giờ cùng tận do kết quả của những hành vi quảng đại mà các ngài đã làm vì chúng sinh. Chúng ta cũng hiến dâng công đức mình để đóng góp vào những việc làm vì tất cả chúng sinh, bởi thế điều cốt yếu là cầu nguyện sao cho những công đức ấy sẽ đưa tất cả đến ngôi giác ngộ. Đức Di Lặc nói trong quyển Trang Nghiêm Kinh:

Sự hồi hướng công đức

Được làm với một lời nguyện.


Nói cách khác, trước khi tụng hồi hướng, ta khởi một ý nghĩ - một tâm sở - thì ý nghĩ ấy sẽ làm cho công đức của ta không bị mất tiêu.

Đây nói vài lời về những chứng nhân của hành vi hồi hướng. Bạn xin chư Phật Bồ tát làm chứng, cũng như bạn xin người nào làm chứng cho bạn trước tòa. Trước khi bạn giải tán phép quán hội chứng bí mật thuộc mật điển Guhyasamàja, bạn phải tụng một số bài nguyện, mục đích là xin hội chúng ấy làm chứng.

Chúng ta chỉ có một ít công đức, nhưng nếu ta hồi hướng cho việc đạt vô thượng bồ đề, thì công đức ấy sẽ không mất cho đến khi ta đạt Giác ngộ.