DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 13/37 ĐầuĐầu ... 3111213141523 ... CuốiCuối
Hiện kết quả từ 121 tới 130 của 370
  1. #121
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN HAI

    NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ

    NGÀY THỨ SÁU

    Bậc thầy Chandragomin nói:

    Khi một con voi đực bị lôi cuốn
    Đến một ít cỏ và lá khô
    Ở trên một miệng giếng
    Thì nó có thể chưa ăn gì được
    Mà đã rứt xuống giếng sâu.
    Ham muốn dục lạc ở đời
    Cũng giống y như vậy.


    Nói cách khác, khi một con voi đi đến bờ mép của một mỏm đá cheo leo vì nó tham ăn cỏ mọc trên bờ, nó có thể nhào xuống vực thẳm. Cũng vậy, khi chúng ta chỉ tham luyến hạnh phúc cõi đời này mà thôi, thì chúng ta phạm đủ thứ bất thiện hành, và cuối cùng, khi ta rớt xuống vực thẳm là những đọa xứ thấp kém, thì thật rất khó có ngày thóat khỏi. Bởi vậy ta phải hoàn tất hy vọng vĩnh cữu của ta. Không có cách gì tốt hơn để làm việc ấy ngoài ra đi theo một cách chính xác những giai đoạn của con đường đến giác ngộ. Chúng ta phải khởi động lực cho đúng bằng ý nghĩ như sau: “Tôi sẽ đạt thành Phật quả vì tất cả hữu tình. Bởi thế tôi sẽ nghe giảng về Lam-rim, và thực hành theo đó.

    {Khi ấy Kyabje Pabongka duyệt lại những tiêu đề mà ngài đã giảng.}

    Thời thiền định chia làm ba giai đoạn: những nghi lễ chuẩn bị, phần chính, và kết thúc. Có sáu nghi lễ chuẩn bụ; nghi lễ thứ năm trong đó là dâng lời cầu nguyện gồm bảy thành phần và dâng một mandala thế giới. Tôi đã bàn xong thành phần thứ hai.

    c. Thành phần thứ ba: SÁM HỐI TỘI LỖI

    Trong dòng tâm thức của chúng ta, chúng ta không phát triển được những gì ta chưa thực chứng, và những gì ta đã chứng được thì lại đang thối thất. Giai do chính vì tội lỗi và nghiệp chướng của ta. Hơn nữa cũng do những tội lỗi và nghiệp chướng ấy mà có ra tất cả những nỗi bất hạnh của ta trong đời này và đời sau. Nếu ta không muốn chuyện này xảy đến, thì ta phải sám hối tội lỗi.

    Nhờ sám hối mà ta có thể thanh lọc vô lượng ác nghiệp. Ngay cả năm tội ghê gớm (ngũ vô gián nghiệp) mà ta có thể phải chịu hậu quả nếu không sám hối. Theo luận Vaibhàshika (phái Tỳ bà sa) thì ta không thể sám hối loại tội này, nhưng phái Prasangikas thì nói có thể. Trong Thư của Long Thụ ta tìm thấy câu sau:

    Ai đã từng buông lung phóng dật

    Mà về sau biết hổ thẹn;

    Thì người ấy sáng chói

    Như vừng mặt trăng không gợn mây,

    Như Nanda, Angulimàla

    A xà thế và Shankara.


    Lại có câu: “Tội nặng của bậc trí thì rất nhẹ; tội nhẹ nhất của kẻ ngu lại rất nặng. “Nói cách khác yếu tố quyết định chính là người ta có thiện xảo trong việc sám hối hay không. Bà la môn Shankara đã giết mẹ. Angulimàla giết chín trăm chín mươi chín người; A xà thế hành quyết chính thân phụ mình. Nhưng sau khi họ phạm những tội ghê gớm ấy, họ lại đạt đến địa Vị kiến đạo nhờ tha thiết sám hối.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #122
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bằng những hình thức sám hối quyết liệt nhất, bạn có thể thanh lọc tội lỗi ngay tận gốc rễ nó; hình thức trung bình thì làm cho tội lỗi giảm nhẹ; và với hình thức tối thiểu thì bạn cũng có thể ngăn cho tội lỗi khỏi tdrầm trọng thêm lên. Nhưng nếu bạn không sám hối chút nào, thì tội lỗi sẽ tăng gáp hai mỗi ngày, và tội nhỏ sẽ hóa to. Ví dụ, giết một con rận là một tội nhỏ, song nếu bạn không sám hối, thì sau nửa tháng nó sẽ nặng gấp 16.384 lần, và khi ấy cũng ngang bằng giết một con người.

    Chúng ta không muốn sám hối tội lỗi mình, điều ấy chỉ tại ta thiếu tin tưởng vào luật nhân quả và có nghĩa là ta không sợm phạm tội. Nếu chúng ta có lòng tin nhân quả, ta sẽ tránh phạn dù chỉ một tội nhỏ. Khi Atìsha phạm vào một hành vi quấy rất nhỏ trong lúc du hành, ngài thường đứng lại và nghiêm túc sám hối, ngay giữa công cọng. Chúng ta cũng có thể làm như thế, nhưng thường chúng ta tưởng mình không có tội lỗi gì trầm trọng phải sám hối cả - điều ấy chỉ vì chúng ta chưa nghĩ cho thấu đáo cái cách ta phạm tội như thế nào. Nếu nghĩ kỹ, ta sẽ biết được bao nhiêu tội ta đã phạm bằng tâm ý và lời lẽ của ta - ý định tai hại, nói chuyện nhảm nhí, nói lời nhục mạ, v.v… từ khi thức dậy hôm nay. Chẳng hạn chúng ta đã thụ giới, mà chưa kể những giới trọng ta có thể đã vi phạm, chúng ta còn vi phạm những tiểu giới một cách thường xuyên như mưa rào, tại còn nói rằng chuyện ấy không có hại gì. Nhưng nội một chuyện không mặc hạ y cho ngay thẳng chẳng hạn, cũng đủ để vi phạm một giới trọng trong mật tông. Chúng ta cũng vi phạm những giới trọng trong Bồ tát giới một cách thường xuyên như mưa xuống. Phạm một giới nhẹ của Bồ tát giới cũng một trăm ngàn lần nghiêm trọng hơn là phạm tội trọng trong giới tỷ kheo. Phạm một giới trọng của Bồ tát giới là trăm ngàn lần nghiêm trọng hơn phạm tiểu giới của bồ tát giới; phạm một giới phụ thuộc trong giới bản của mật tông còn nghiêm trọng hơn thế một trăm ngàn lần; và phạm một giới căn bản của mật tông thì nghiêm trọng hơn một trăm ngàn lần phạm giới phụ thuộc. Bởi thế nếu tính những hành vi ác hành mà chúng ta đã làm từ khi thức dậy sáng nay, ta cũng sẽ thấy nhiều loạt nguyên nhân đầy đủ để tái sanh vào các đọa xứ. Hàng ngày chúng ta trĩu nặng nhiều tội lỗi - mười nghiệp bất thiện, ba độc, v.v… Chúng ta được biết rằng những tội nặng nhất trong số này sẽ khiến ta đọa vào địa ngục, tội trung bình đọa vào ngạ quỷ, tội nhẹ nhất đọa vào loài súc sinh. Một tội “nặng” không nhất thiết phải là tội giết người cướp của, mà chỉ cần bạn mắng nhiếc mắng đệ tử “đồ ngu như bò tót” trong cơn giận cũng đủ nặng rồi. Những việc như phẩm bình nghiệp của người (có thể đọa vào cõi này cõi nọ) cũng là tội nặng. Nội một ngày hôm nay thôi chúng ta cũng đã tạo đủ loại nguyên nhân đưa ta vào ba đọa xứ.
    Om Mani Padme Hum !

  3. #123
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    Bạn có thể ngạc nhiên hỏi: “Nếu thế thì chúng ta có thể làm được gì?” Không ích gì chỉ tỏ ra kinh hãi trước sự tình ấy; bạn phải sám hối để tịnh hóa tất cả tội bạn đã phạm từ vô thỉ đến nay, bằng cách lạy sám hàng trăm ngàn lạy, tụng thần chú một trăm âm, vân vân. Nếu bạn chưa nhận được những dấu hiệu cho biết những tội lỗi ấy đã được tịnh hóa, thì bạn vẫn cứ phải làm những việc ấy cho đến khi chết. Những dấu hiệu áy được nói trong quyển Thần chú Kandakàri, hoạc bạn có thể tham khảo tác phẩm Những Giai Đoạn Lớn Của Đạo Lộ, vân vân. Vậy bạn phải thực hành thiền quán Kim cương tát đỏa và đọc hai mươi mốt thần chú Một Trăm âm của ngài trước khi bạn đi ngủ vào buổi tối. Bạn còn phải tinh tấn lễ bái bằng lối lạy dài (năm vóc sát đất) trong khi đọc tụng Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới. Vào buổi chiều, hãy sám hối những sự vi phạm bạn đã làm trong ngày; vào buổi sáng, hãy sám hối những tội bạn đã vi phạm trong đêm quá. Đừng để cho một tội lỗi nào trong ngày không được chú ý đến. Dù bạn không tu tập thêm được pháp tu nào khác, song nếu bạn nỗ lực trong mỗi việc sám hối này cũng là quá đủ.

    Những tội lỗi của bạn là nguồn gốc của mọi khổ đau trong đời này và những đời sau; nếu sám hối thì bạn sẽ thoát được đau khổ và còn triển khai được những thực chứng về tuệ giác. Chẳng hạn, nếu đời này bạn bị đau ốm, nguyên do là bạn đã tích lũy một ác nghiệp nào đó; bởi thế những việc cúng bái nhân danh bạn có thể không giúp bạn khỏi bệnh, vì hậu quả của việc cúng bái, cầu phước v.v.. sẽ chín biệt lập với cơn bệnh của bạn. Nhưng đừng có quan niệm sai lầm (tàkiến) cho rằng những nghi lễ cầu khẩn là vô ích. Giả sử trên thửa ruộng đã mọc một loại đậu nào đó, bạn gieo giống lúa mạch để ngăn cho đậu đừng phát triển thêm: những nghi lễ cầu khẩn cũng có tác dụng gần giống như vậy. Nếu một tội lỗi đã chín mùi thành quả báo, thì bạn không thể làm gì được với nó. Bởi thế bạn phải sám hối tội lỗi trước khi quả báo xảy đến, cũng như phá hủy hạt giống. Nếu bạn sám hối thì tội nhẹ sẽ sạch, tội nặng sẽ hớt. Khi bạn sám hối những tội nặng mà hậu quả có thể làm bạn đọa vào các cõi thấp xấu, thì những tội ấy sẽ chín ngay trong đời này, như bị lên cơn sốt, v.v… Mặc dù tội lõi không có gì là tốt, song có điều là nó có thể được tịnh hóa. Quả thế, không một tội lỗi nào mà không thể tịnh hóa được nhờ pháp sám hối. Một tội lỗi được tịnh hóa đến mức độ nào là tùy năng lực của ý định nơi bạn, và những hành vi bạn làm để sám hối. Bởi thế, bạn phải có những ân hận sâu xa, nỗ lực kiềm chế, v.vv…

    Một số người tu hành phải chịu đừng nhiều điều bất như ý trong đời này, song điều ấy cũng tốt vì nó có nghĩa rằng ác nghiệp mà đáng lẽ họ phải chịu quả báo trong những đời tái sanh về sau, đã chín cho họ ngay đời này. Ví dụ những hành giả ấy có thể bổng dưng bị sa sút về mức sống vật chất, như thế có nghĩa là một cái nghiệp có thể khiến họ tái sanh vào loài quỷ đói đã chín ngay trong đời này. Có nhiều người phạm tội nặng mà dường như luôn luôn gặp may mắn hạnh phúc, trường thọ vân vân. Đấy là hậu quả của một vài thiện nghiệp của đời quá khứ họ còn tàn dư đến đời này; về sau họ sẽ phải đi xuống những đọa xứ để chịu dày vò bởi những thống khổ. Một điển hình về người tu mắc nặn là Dromtoenpa - một bậc chân tu trong chánh pháp - đã bị bệnh cùi vào lúc tuổi già. Bởi thế, đừng ôm giữ tà kiến; hay vui vẻ khi bạn bị đau ốm, vân vân. Bạn sẽ chịu một sự mất mát lớn lao nếu bạn làm tổn đức mình bằng cơn giận dữ. Bạn còn được lợi ích lớn do sự sám hối tội lỗi (trong lúc đau ốm).

    Để sám hối một tội lỗi, bạn phải có đủ bộ bốn năng lực diệt tội.

    Một là năng lực “nền tảng” là nhận thức cho đúng bạn sẽ sám hối với ai. Trong truyền thống chúng tôi, điều này có nghĩa rằng, bởi vì bạn tích lũy một tội liên hệ đến một nền tảng đặc biệt nào đó, nên sự tịnh hóa tội ấy cũng phải nương vào chính cái nền tảng này, hệt như khi bạn té xuống đất, thì bạn phải nương tựa vào đất để đứng lên. Bởi thế, vì bạn phạm tội liên hệ đến Phật hoặc hữu tình, nên năng lực của nền tảng là quy y Phật, Pháp, Tăng v.v… và phát tâm Bồ đề đối với hữu tình. Tôi đã giải thích hai điều này rồi.
    Om Mani Padme Hum !

  4. #124
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    Hai là năng lực “ân hận”; nếu bạn có lòng hối hận, bạn sẽ tự chế cho khỏi tái phạm. Bạn phải hiểu biết về luật nhân quả thì mới mong thực hiện được điều này. Giả sử ba người bị nhiễm độc vì thức ăn. Một người chết, một người đau ốm, còn một người chưa bị hậu quả nào xấu. Người sau rốt này sẽ rất ân hận, cố mọi cách để tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể, và quyết định sẽ không bao giờ ăn thực phẩm ấy trở lại. Hữu tình cũng đã tích lũy cùng một loại tội nghiệp, giống như ăn phải chất độc. Một số người đã tái sanh vào những cõi thấp. Những người khác mãi mãi bị những chứng kinh niên trầm trọng của ba độc tham sân si - giống như người đang ốm đau. Những người này cũng đang rơi vào những đọa xứ. Chúng ta cũng đã từng phạm những ác nghiệp ấy, bởi thế ta nên hối hận, và chừa tái phạm.

    Ba là năng lực “tự chế.” Bạn phải làm việc này một cách thích đáng: bạn phải quyết định dứt khoát. Và không nên dửng dưng sau khi học những lợi ích của sự sám hối tội lỗi. Bạn thực hành sự tự chế theo cách sau đây. Những hành vi mà bạn có khuynh hướng vi phạm, chẳng hạn nói lời gay gắt, dễ làm cho bạn không giữ được hời hứa sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu bạn không thực hành sự tự chế, thì bốn năng lực không đầy đủ. Hãy chừa bỏ tận gốc cái gì bạn có thể chừa bỏ. Có những điều bạn chỉ có thể bỏ trong vòng một tháng. Nhưng nếu mỗi ngày bạn quyết định từ bỏ những điều ấy, thì bạn sẽ từ bỏ được những điều bạn có thể từ bỏ trong chỉ một ngày. Luyện cách này là để bạn bỏ được tính tương tục của việc làm quấy. Điều này là một chỉ giáo thật thiện xảo và đặc biệt bổ ích từ đấng tôn sư tôi.

    Bốn là năng lực “áp dụng mọi cách giải tội.” Người ta nói có sáu loại năng lực thuộc loại này; đấy là những phương tiện thực thụ để thanh lọc những hành động khiến bạn ân hận. Sáu năng lực này là bất cứ hành động nào được làm liên hệ đến chư Phật, đến thần chú, đến kinh, sự quán tưởng chân không, cúng dường, và bất cứ gì ta làm liên quan đến hình tượng. Có thể bạn không nói: “Tôi công nhận những điều này, tôi sám hối những tội này”, nhưng nếu bạn làm một vài thiện hành nào đó - dù chỉ là đọc một số lần câu thần chú Om mani padme hum - để thanh lọc tội lỗi nào đó, thì hành vi này khi ấy thuộc về năng lực áp dụng mọi cách giải tội. Nếu những tu sĩ chúng ta khi đi đến lớp khởi tưởng nghĩ mình phải chịu những nỗi khổ nóng lạnh như một hành vi sám hối, thì đấy cũng là điển hình của năng lực đặc biệt này.

    Bạn phải sử dụng cả bốn năng lực. Loại dễ nhất trong sáu loại năng lực “ áp dụng mọi cách giải tội: nói trên là tụng niệm danh hiệu chư Phật; đấy là cách hành trì của những bậc thánh trong quá khứ. Họ vừa lễ lạy vừa tụng kinh Sám hối Những Tội Phạm Giới (còn có tên là Kinh Ba Thánh Tụ). Bài tụng này chứa đựng cả bốn năng lực trên và lợi ích cho nỗi đức Tsongkapa người mà những thiện hành đầy cả không gian, vẫn thường sử dụng để xây dựng kho công đức và thanh lọc bản thân. Ngài thường thực hành pháp sám hối trong khi tụng kinh này. Ngay cả những bậc hiền trí vĩ đại như Namkha Gyaetltsaen ở Lhodrag cũng thanh lọc những nghiệp chướng theo cách ấy. Tất cả các bậc học giả hành giả về sau đèu theo cách sám này; và bậc hành giả vĩ đại là Lozang Namgyael bảo đầy là cách cao quý nhất. Khi đã tịnh hóa tội lỗi, thì tâm bạn được thoải mái nhẹ nhàng, như người trả xong món nợ to lớn.
    Om Mani Padme Hum !

  5. #125
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    Những người làm một số lượng lớn lễ bái cần phải khởi tâm cho đúng khi thực hành thành phần lễ bái; nhưng đến thành phần đặc biệt này (trong phép cầu nguyện với bảy thành phần), về phương diện thể chất họ chỉ có việc chắp hai tay lại mà thôi, vì tốt hơn để dành việc lễ lạy nhiều vào trong thành phần sám hối.

    Bạn làm pháp này như sau. Trước hết bạn đọc ba lần thần chú tăng thêm đức hạnh: Om sambhara sambhara vimanaskara mahà vajra hum. Om smara smara vimanaskara mahà vajra hum. Rồi bạn đọc Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới (xem trang…)

    Mặc dù chư thần trong Kinh này đã là những thành phần của ruộng phước, bạn cứ làm phép quán sau đây để cho họ thêm nổi bậc tầm quan trọng. Ba mươi bốn tia sáng chiếu ra từ trái tim của bậc thầy của bạn. Mười tia đi lên, mười tia đi xuống. Bảy tia sang phải, bảy tia sáng trái. Có ba mươi bốn bảo tòa mỗi tòa ngự trên mỗi tia sáng ấy. Những bảo tòa có voi đỡ, được trang hoàng bằng ngọc trai. Voi là con vật mạnh nhất, bảo tòa có voi đỡ tượng trưng ý nghĩa những vị Phật ngồi trên ấy có năng lực lớn lao để tịnh trừ tội lỗi. Tất cả 35 vị thần đều có những màu sắc khác nhau, sử dụng những vật biểu tượng khác nhau nhưng để giản tiện, hãy phân các vị thành năm nhóm mỗi nhóm bảy vị. Mỗi nhóm có cùng màu thân và dụng cụ giống nhau như năm vị Phật thiền. Nhóm bảy vị đầu tiên có hình dáng của A súc bệ; nhóm thứ hai Tỳ lô giá na, nhóm thứ ba Bảo sanh, nhóm bốn A Di Đà và năm nhóm Bất không thành tựu. Có hai ngoại lệ trong biểu đồ này. Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự thuộc vào nhóm đầu tiên, nhưng hình ảnh ngài ở trong tim của bậc thầy là đủ. Vua rồng Geyaràja có màu trắng ở phía trên cổ, phần còn lại của ông màu xanh. Ông bắt ấn hàng long (hàng phục loài rồng rắn): hai ngón giữa châu vào nhau dơ cao. Tất cả những hình ảnh này nên ở trước ruộng công đức (phước điền).

    Có ba cách tụng kinh này. Một cách là đọc từ đầu đến cuối một số lần cần thiết để sám hối. Hoặc chỉ tụng phần đầu, kể từ Đấng Đạo Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta và kết thúc với đức Phật Vua của thần núi (Shailendraràja: Ta la thọ vương) số cần thiết; theo cách này bạn chỉ tụng đi tụng lại hồng danh Phật một số lần. Cách thứ ba là, chẳng hạn bạn sắp tụng 25 biến (lần) trong một thời thiền quán duy nhất, thì bạn sẽ tụng mỗi danh hiệu Phật 25 lần, như vậy sẽ dễ hơn cho bạn tập trung vào từng vị Phật và nhận sự cứu giúp riêng của mỗi vị. Cũng như trong cách thứ hai, sau khi tụng hồng danh, phần kinh còn lại chỉ tụng một lần.

    Cách tụng hồng danh từng vị Phật có nhiều lợi lạc. Hãy tham chiếu phần bình luận liên hệ. Nếu bạn thêm vào 35 hồng danh, danh hiệu bảy vị Phật, thì bất cứ điều cầu nguyện nào cũng thỏa mãn trong thời mạt pháp này, khi giáo lý Phật vẫn còn tồn tại, (xem Ngày Thứ Bốn, trang 159). Chúng ta mong cầu những lợi lạc và sự ban phước tức thì, bởi thế hãy lạy bảy vị Phật này khi tụng hồng danh.

    Danh từ “Như Lai” không được lặp lại trong bản kinh Sám hỗi những tội phạm giới, nhưng thật không phải phép nếu tụng hồng danh Phật mà không kèm theo môt trong những hiệu của Ngài. Bởi thế bạn phải thêm vào từ “Như Lai” trước mỗi hồng danh Phật như cách mà đức Tsongkapa thường làm.
    Om Mani Padme Hum !

  6. #126
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy bạn nên tụng Bài Sám Tổng quát hoặc một bài tương tự (xem Phụ lục). Bài kinh nói “Tham, sân…”; nguyên nhân của tội lỗi là ba độc tố. Ba cửa ngõ vào là thân, lời, ý bản chất là bất thiện khi có nhân là ba độc.

    Kinh Sám Hối Những Tội Phạm Giới nói: “Con xin sám hối từng tội lỗi không sót tội nào;” đó là một cách sám sự vi phạm từng loại tội trong ba loại, cốt để đưa sự chú ý của chúng ta đến những tội lỗi ta luôn vi phạm và sám hối thực nghiêm túc.

    Kinh Lời Nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

    Do năng lực của tham, sân, si

    Con đã phạm nhiều tội lỗi

    Bằng thân, lời và ý

    Nay con xin sám hối tất cả từng tội một.


    d. Thành phần thứ tư: HOAN HỈ

    Hoan hỉ là hạnh Bồ tát, nên thật khó đối với chúng ta để làm hạnh ấy dù chỉ một chút xíu trong tâm thức. Nhưng nếu ta làm được, thì không có cách nào tốt hơn để xây dựng kho công đức, vân vân. Ngày xưa khi người ăn xin tên Sùtara hoan hỉ thấy vua Ba tư nặc cúng dường Phật và chúng Tăng, mà được nhiều lợi lạc hơn vua. Đức Tsongkapa nói:

    Muốn cho sự tích lũy công đức có năng lực lớn
    Mà không cần nỗ lực gì nhiều


    Thì tốt nhất là hạnh vui với điều lành (tùy hỉ công đức)

    Nói cách khác, chúng ta không cần nhọc lời nhọc xác, vì ta cũng có thể tích lũy vô số công đức bằng cách ngồi thoải mái mà tùy hỉ.

    Một hôm vua Ba tư nặc xin Phật dạy cho ông một ít pháp gì để thể tiện lợi cho ông thực hành trong lúc ông vẫn làm một ông vua. Phật dạy ông thực hành ba điều: hoan hỉ, phát Tâm Bồ đề, và hồi hướng công đức. Nhưng sự hoan hỉ của ta phải không kèm theo một ý niệm ganh tị hay cạnh tranh nào. Nếu một người nào không ưa ta mà có hành vi công đức, ta thường bĩu môi nói: “Họ chỉ làm hình thức, không có lợi ích gì.” Không nên có thái độ như thế. Nếu những Tỷ kheo chúng ta mà biết vui mừng khi người bạn đồng phòng làm lễ dâng cúng một trăm thứ, thì ta chắc chắn cũng được lợi lạc vài phần. Nếu vị ấy có trình độ thấp hơn ta về giới pháp hoặc về tu chứng, thì ta sẽ được lợi lạc gấp đôi vị ấy; nếu vị ấy cao hơn ta, ta cũng được nửa phần công đức. Còn gì lợi hơn thế nữa? Và nếu chúng ta vui mừng với công đức của chư Phật, Bồ tát trong quá khứ, ta sẽ được một phần mười công đức của các ngài, vì dòng tâm thức của các ngài vô vàn cao hơn của chúng ta. Nếu chúng ta chịu khó nhọc suốt cả đời để làm công đức, thì ta cũng chia đuợc một phần nhỏ những thiện đức mà một Bồ tát sơ địa có được trong một ngày. Còn công đức của một vị Phật thì hoàn toàn ngòai sức ta ước lượng. Thế mà nếu ta tùy hỉ công đức của chư Bồ tát ấy, thì ta có thể được mọt phần công đức của họ. Một kỹthuật tâm linh duy nhất này là cách hữu hiệu nhất để tích lũy công đức. Ở Tỉnh Trung ương này (của Tây Tạng), Chánh pháp đang thịnh hành, phụng sự một bậc Thầy, tham thiền nhập định, học hành, vân vân. Nếu chúng ta tùy hỉ tất cả những điều ấy, thì ta sẽ có được một số lượng khổng lồ công đức căn bản. Bài nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

    Con tùy hỉ tất cả những công đức

    Của chư Phật mười phương,

    Của chư Bồ tát, Duyên giác,

    Những bậc Hữu học và Vô học

    Và tất cả hữu tình.


    Ở điểm này, những bậc Thầy nên đề cập đề tài này theo thứ tự sau: vui mừng khi những vị sẽ thành Phật mới phát Tâm Bồ đề; vui mừng về những nghiệp của các bậc Thánh hiền quá khứ ở Ấn và Tạng; và vui mừng về sự tụng đọc của những người bạn cùng phòng. Nhưng còn hai cách khác nữa để thiền quán về thành phần này: đó là vui mừng với công đức của chính mình, và vui mừng với công đức của người khác.

    d-1.1. Vui mừng về công đức của bạn trong những đời trước, mà bạn có thể đo lường nhờ suy luận.

    Trong đời này, bạn đã được thân tái sanh tốt. Hãy nhìn những điều kiện thuận lợi mà bạn đã thừa hưởng để tu tập Pháp, và suy nghĩ chín chắn về chuyện trong những đời trước, chắc bạn đã phải trì giới, hành bố thí, nhẫn nhục, v.v… và làm những hạnh này một cách tuyệt hảo. Hãy liên tục suy nghĩ về điều này. Bạn có lẽ đã không lầm lẫn về cách tự lợi, vì hậu quả là đời này bạn có được thân tái sanh làm người tốt đẹp và thuận lợi. Bởi vậy, hỡi tỷ kheo, bạn cũng biết bây giờ phải làm gì để được những tái sanh như vậy trong tương lai. Một vài bậc Thánh trong quá khứ đã nói:

    Những đời quá khứ có giá trị của bạn

    Đã đem lại cho bạn thân người quý báu hiện tại này.

    Bởi thế, hởi tỷ kheo khả kính,

    Chớ để rớt vào hố sâu trong đời sau.


    Nếu ta xét cách hành xử của mình trong hiện tại, ta có thể thấy ta sẽ tái sinh về đâu trong những đời tương lai của ta. Ta không cần phải đi hỏi thầy bói, xem tướng số, vân vân.
    Om Mani Padme Hum !

  7. #127
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    d-1.2. Vui mừng về những công đức bạn làm trong đời này, mà bạn có thể đo lường nhờ nhận thức.

    Bạn nên nhớ lại tất cả công đức mà bạn đã đích thân làm: sự tụng Kinh, bố thí, phụng sự, học tập, thiền quán, nghe pháp, tham dự lễ lạc hay thực tập tranh luận. Rồi hãy vui mừng về những việc ấy mà không kiêu căng; nếu cảm thấy kiêu hãnh thì bạn mất bớt công đức. Đây là cách tính toán mà bạn sẽ làm.

    Chúng ta thường tính tài chính của mình, v.v… nhưng dù có tăng bao nhiêu tiền của ta cũng chỉ được một ít sung sướng trong đời này mà thôi. Nếu tăng trưởng công đức, ta sẽ được tái sanh tốt đẹp làm người hoặc làm trời- những lợi lạc sẽ tiếp tục cho đến khi bạn đạt Giác ngộ. Những tội lỗi chúng ta sẽ đưa chúng ta đến những nơi như Địa ngục Kim cương nằm dưới mặt đất nhiều do tuần.

    {Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche kể câu chuyện về Geshe Baen Gunggyael người thường tính tội phúc ông làm trong từng ngày; xem Ngày Thứ Mười Ba, trang…}

    Đấy là những sự tính toán mà ngay từ bây giờ ta nên làm, vì ta sẽ không làm được gì nữa khi những tội và phước của ta được thanh toán trước mặt Diêm vương (thần chết).

    d-1.3. Vui mừng về công đức của người khác.

    Điều này có nghĩa là vui mừng công đức của kẻ thù, bạn hữu và người xa lạ; hoặc về công đức của những người thuộc vào năm hạng tái sanh; hoặc về sự nghiệp của những bậc thánh và tiểu sử các ngài. Với hình thức vui mừng này, bạn phát triển công đức mới, còn khi bạn vui mừng về công đức của chính mình, thì bạn tăng thêm công đức cũ. Gungtang Rinpoche nói:

    Làm thế nào để có công đức lớn trong lúc nghĩ mệt:

    Hãy vui mừng!

    Chúng ta sống ở Tây Tạng, một mảnh đất của Chánh Pháp; bởi thế chỉ cần ta thực hành hạnh vui mừng khi ta đi, đứng, nằm hay ngồi. Nhưng sự vui mừng ấy phải như sự vui mừng của Bồ tát: vui với niềm mong lợi lạc người khác. Giả sử có một gia đình mà tất cả sự nuôi sống đều nhờ vào người cha. Không có gì làm cho người cha ấy vui mừng hơn, nếu đứa con cả có thể xoay sở để tự kiếm sống. Đấy là sự khác nhau giữa sự vui mừng nói chung và hình thức vui mừng đặc biệt này của Bồ tát.
    Om Mani Padme Hum !

  8. #128
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    e. Thành phần thứ năm: THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN

    Lúc đầu, đấng Đạo sư chúng ta không chuyển Bánh xe Pháp trong bảy tuần lễ sau khi Ngài Giác ngộ, nhưng như Kinh nói:

    Năm đệ tử có lòng tin ở Phạm Thiên

    Nhờ Phạm Thiên cầu thỉnh Phật,

    Nên Bánh xe Pháp đã được quay.


    Nói cách khác, vị trời Phạm Thiên yêu cầu Phật ra giáo hóa, cho nên Phật đã quay bánh xe pháp lần đầu, dạy bốn sự thật cho năm đệ tử đầu tiên. Ngài liệt kê bốn sự thật ấy ba lần, nói về mười hai khía cạnh. Đây là sự quay bánh xe Pháp “được truyền.” Rồi A Nhã Kiều Trần Như (Ajnatakaundunya) trở thành đệ tử đầu tiên đắc quả A La Hán, bốn vị kia đắc quả Dự lưu. Bởi thế các Thánh đệ tử này cố thành tựu sự chuyển bánh xe pháp “được chứng” trong dòng tâm thức của họ; điều này phải xảy ra sau khi đã nhận Bánh xe pháp được truyền. Pháp được truyền trước hết cũng phải có sự cầu thỉnh Phật chuyển bánh xe Pháp. Đó là lý do thỉnh Phật chuyển pháp luân trở thành một trong bảy thành phần của sự cầu nguyện. Như Thế Thân nói trong quyển Kho tàng Vật lý Siêu hình:

    Trước quay bánh xe pháp

    Rồi con đường kiến đạo mới theo sau.

    Đoạn ấy nói rõ về tiến trình các biến cố xảy ra.


    Khi bạn thỉnh chuyển Pháp luân, và nếu bạn có một bộ mandala, thì hãy xếp chín nắm trên nền mandala và quán đấy là bánh xe ngàn căm băng vàng, trong lúc làm lời cầu thỉnh. Bạn cũng có thể quán mình là Phạm Thiên. Rồi biến hóa ra vô số bản sao của chính bạn đi đến chư Phật trong mười phương. Nếu không làm được vậy, thì bạn có thể tưởng tượng trước mỗi thành phần của ruộng phước có một bản sao của mình. Nếu điều này cũng quá sức bạn, thì hãy tưởng tượng một hình ảnh bạn đang dâng lên các ngài một bánh xe.

    Kinh bài Nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói tiếp:

    Hỡi những ngọn đèn của thế giới trong mười phương.

    Những vị đã đạt đến ly tham

    Và trình độ của chư Phật

    Con xin các ngài, những Đấng che chở;

    Hãy chuyển bánh xe tối thượng.

    Om Mani Padme Hum !

  9. #129
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    f. Thành phần thứ sáu: THỈNH CẦU RUỘNG PHƯỚC ĐỪNG NHẬP NIẾT BÀN

    Một quyển Kinh nói: “Chư Phật không bao giờ vào Niết bàn…” nói khác đi, là chư Phật nói chung không đi vào tịch diệt. Pháp cũng không biến mất, nhưng đối với mắt phàm thì ứng thân tối thượng có vào Niết bàn. Bởi thế ta phải xin Phật đấng Đạo sư, đừng nhập Niết bàn. Không làm điều này là một lỗi lầm rất đáng tiếc. Khi Phật sắp nhập Niết bàn Ngài bảo A nan: “Các đức Như Lai đã quen tùy thuộc vào bốn vô úy và bốn thần túc. Chư Phật có một thân như kim cang. Nếu muốn, các ngài có thể sống cả một kiếp hay hơn nữa.” Nhưng Anan vì bị ma ám nên không hiểu được ý nghĩa Phật dạy. Bởi thế A nan không thỉnh cầu bậc Đạo sư chúng ta ở lại trong đời, và hậu quả là Phật, dưới con mắt phàm tình, đã nhập Niết bàn vào năm Ngài tám mươi tuổi. Bởi thế cốt nhất là ta phải làm sự thỉnh cầu này trước khi quá muộn. Ở đây, bạn phải để năm nắm trên đáy mandala của mình và tưởng tượng đấy là một tòa kim cương. Bạn có thể tưởng tượng mình dâng một tòa kim cương cho mỗi thành phần trong ruộng phước, hoặc chỉ một kim cương tòa tan vào trong tòa của ruộng phước.

    Bài nguyện Những Hành Vi Cao Cả nói:

    Đối với những vị Phật định nhập Niết bàn

    Con xin chắp tay cầu thỉnh

    Hãy ở lại trên đời nhiều kiếp

    Bằng số lượng vi trần trong thế giới

    Để cứu giúp hữu tình, đem lại an vui cho chúng.

    Trong khi bạn làm hai thành phần cầu nguyện là thỉnh chuyển Pháp luân và thỉnh Phật trụ thế, bạn phải tưởng tượng những thành phần trong ruộng phước chấp nhận cả hai lời cầu xin.
    Om Mani Padme Hum !

  10. #130
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN HAI NHỮNG NGHI THỨC CHUẨN BỊ _ Ngày thứ sáu
    __________________________________________________ ______________________________________


    g. Thành phần thứ bảy: HỒI HƯỚNG

    Điều cốt yếu là hồi hướng công đức của chúng ta. Phái Kadampa trong văn luyện tâm có nói:

    Có hai việc phải làm:

    Một việc khởi đầu và một việc kết thúc.

    Đây là nói đến sự khởi động lực tốt lúc đầu và hồi hướng công đức vào lúc kết. Những sự hồi hướng cần thiết phải là một hình thức cầu n guyện, nhưng muốn cho sự cầu nguyện trở thành một sự hồi hướng công đức thì phải có cái gì dâng cúng để hồi hướng.

    Có sáu điểm phải nêu ở đây. (1) Cái gì được hồi hướng? Thiện đức căn bản của bạn.

    (2) Tại sao phải hồi hướng? Vì để cho công đức ấy không bị mất tiêu.

    (3) Bạn hồi hướng công đức ấy với mục đích gì? với mục đích đạt Vô thượng Bồ đề.

    (4) Vì ai mà bạn bồi hướng? Vì tất cả hữu tình.

    (5) Làm thế nào để hồi hướng? Như được nói trong Trang Hoàng Cho Thực Chứng: “Bằng phương pháp và nhận thức đúng.”

    Nói cách khác, bạn thực hành sự hồi hướng với loại tư duy nào phối hợp vừa phương pháp vừa trí tuệ bằng cách nhận thức đúng về ba thành phần của hành vi hồi hướng, {nghĩa là vật hiến dâng, hiến dâng cho ai và hiến dâng với mục đích gì, cả ba đều không tịch}. Điều này khiến bạn khỏi bám víu vào vật hiến cúng xem như là có thật.

    (6) Bản chất của sự hồi hướng: sự hồi hướng được làm với mong ước những thiện đức căn bản của bạn không biến mất; hồi hướng để mong chuyển công đức thành một nhân tố cho sự Giác ngộ Vô thượng Bồ đề của bạn.

    Loại cầu nguyện này có năng lực lớn. Ví dụ, bây giờ chúng ta không thiếu Pháp là nhờ Phật đấng Đạo sư của chúng ta đã lập những lời nguyện, Xá Lợi Phất trở thành người trí tuệ bậc nhất, là nhờ năng lực của sự dâng hiến, cầu nguyện v.v… của ngài. Thiện hạnh của chúng ta như con ngựa, sự hồi hướng (hay dâng hiến) như dây cương. Lại nữa, những nguyên liệu như vàng bạc… có thể được làm thành một pho tượng Phật hay một cái bình tầm thường, đều là do người thợ. Hậu quả của thiện hành chúng ta cũng vậy, có thể cao hay thấp là do sự cầu nguyện và hồi hướng công đức của ta. Xưa có một người làm nhiều thiện đức căn bản rất mạnh, có thể làm nhân cho sáu lần tái sanh làm trời Phạm Thiên. Nhưng khi gần chết ông ta thấy một con voi thực đẹp và phát sinh tâm ưa thích, nên hậu quả là ông tái sanh làm Bhùmisudrda, con voi của trời Đế Thích cỡi.

    Lúc còn bé, tôi thường đọc lời cầu nguyện này:

    Bất cứ nơi nào nền giáo lý vi diệu chưa được lan đến,

    Hoặc đã bị suy tàn,

    Xin cho con vì lòng từ bi rộng lớn

    Sẽ gieo rắc ánh sáng trên những kho tàng lợi lạc này.


    Kết quả là bây giờ tôi luôn luôn giảng dạy. Tôi lấy làm tiếc tại sao mình đã không cầu xin được nhập định trên một sườn núi hoang vu nào đó.

    Trong lời cầu nguyện, bạn đừng hồi hướng công đức để có hạnh phúc trong đời này.
    Om Mani Padme Hum !

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 3 người đọc bài này. (0 thành viên và 3 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •