DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 35/37 ĐầuĐầu ... 253334353637 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 341 tới 350 của 370
  1. #341
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI HAI
    __________________________________________________ ______________________________________


    (2) Xác định tâm pháp không tự nhiên mà có

    Cái vật ta gọi là “tâm” là sự thông minh sáng suốt, một hiện tượng vận hành tương quan với một đối tượng nào đó. Tuy nhiên, có một dọc rất dài những tâm vương và tâm sở, tất cả cùng kinh nghiệm cái cốt tủy và những nét đặc thù của đối tượng chúng. Một “tâm” chỉ là tên gọi dán lên cơ sở để gán tên ấy, mà trong những trường hợp này là một toàn bộ gồm những sát na quá khứ và vị lai. Như vậy một tâm không phải là cái gì có tự tính biệt lập. Tuy nhiên, đây không phải là cách nó xuất hiện cho chúng ta; với chúng ta nó có vẻ như một cái gì hoàn toàn độc lập và tự hữu, có tự do xử lý đối tượng của nó. Nó được xem như một cái gì được khám phá tách biệt với đối tượng. Đây là cách thức mà tâm, đối tượng cần bác bỏ, trình diện cho chúng ta. Nếu cái tâm này được lập là hiện hữu theo cách nó xuất hiện - lấy điển hình là tâm trong dòng tâm thức của bạn - thì nhất thiết nó phải được lập là một hay khác với những sát na tâm quá khứ và vị lai. Nếu nó là khác, thì cái gì còn lại sau khi loại trừ những tâm buổi sáng và tâm buổi chiều sẽ là tâm “của bạn.” Tuy nhiên, tiến trình loại bỏ này không thể được, do đó tâm bạn không thể lập là thực sự khác với tâm quá khứ hay vị lai.

    Nếu tâm bạn sáng nay và tâm bạn chiều nay được lập là một, thì kết quả là tâm bạn có nhiều. Và vì tâm buổi sáng nay xảy ra vào buổi sáng, thì tâm buổi chiều nay cũng sẽ xảy ra vào buổi sáng mới phải. Lại nữa, vì tâm buổi chiều đã không xảy ra vào buổi sáng, nên kết quả là tâm hôm nay đã không xảy ra vào buổi sáng. Vân vân. Bởi thế, không thể nói là tâm của bạn là một hay khác với những thành phần của nó. Bạn phải làm việc theo đường hướng ấy để có được xác tín rằng tâm không thực hữu.

    Nếu ba phương diện của tâm (đối tượng, tâm và sự bận tâm đến đối tượng) được lập là một, thì sẽ có hậu quả phi lý là năng tác sở tác là một. Nếu chúng được lập là khác, thì ta phải chấp nhận rằng có thể có một người biết mà không có cái gì để bị biết; hoặc có thể có hành vi biết mà không có người biết nào cả. Do những phi lý này và khác, nên ba phương diện của tâm không thể lập khác nhau.

    Một “tâm” hay “trí thông minh” là một cái gì được xây dựng trên một giả lập mà chỉ là một loạt những sự vật hỗ tương lệ thuộc như những sát na quá khứ và vị lai, những thành phần của tâm. Một “tâm” là một cái gì được đặt tên bởi một nhận thức theo tục đế. Chúng ta có thể làm tất cả mọi hoạt động thuộc sinh tử và niết bàn trong phạm vi thứ tâm này.

    (3) Xác định các “Tâm bất tương ưng hành” không thực hữu.

    Ta hãy xét yếu tố thời gian. Một năm được lập theo nghĩa nó xuất hiện chỉ như một loạt 12 tháng. Tuy nhiên bạn phải xác định cho chính mình rằng cái cách đối tượng cần bác bỏ xuất hiện cho bạn là ngược lại với điều này. Năm và giả danh của nó - 12 tháng - không thể lập như là một, có tự tính, vì nếu thế thì năm hoặc thành 12 năm, hoặc chỉ một tháng. Chúng có thể lập khác nhau do bản chất, nhưng nếu ta loại trừ 12 tháng ra thì không còn gì để có thể nhận diện là một “năm” và như vậy “năm” chỉ là một nhãn hiệu gán đặt cho một khái niệm giả danh - 12 tháng - do nhận thức. Nó chi là một cái gì có thể trên ngôn từ, quyết định không thực hữu.

    (ii) Xác định các vô vi pháp không tự nhiên có.

    Vô vi pháp là những pháp như hai loại diệt (trạch diệt và phi trạch diệt), hư không, sự trống rỗng, vân vân. Những pháp này không do nhân và duyên mà sinh rra nên gọi là “vô vi.”

    (“CT. Trạch diệt chỉ được chứng khi ở trong định an chỉ và ở địa vị kiến đạo. Phi trạch diệt là khi một cái gì không xảy ra hay một vật không sinh chỉ vì những nhân duyên và duyên cần thiết không hiện hữu.)

    Lấy ví dụ hư không. Đối tượng bác bỏ không phải chỉ bao hàm khái niệm theo quy ước rằng “không gian” là cái vắng mặt của chướng ngại hay xúc tiếp, nghĩa là một sự phủ định không hàm ẩn gì thêm. Nếu hư không là một cái có thể được lập như một với các phương đông và tây của không gian sẽ giống nhau. Nếu thế thì khi bình minh lên trên bầu trời Đông thắng thần châu, nó cũng sẽ lên ở Tây ngưu hóa châu. Nếu hư không và các phương hướng của nó là khác, thì tổng số và các phần của nó sẽ là những vật khác nhau không có tương quan. Như thế thì phải còn lại một cái gì được nhận diện là không gian sau khi loại bỏ các thành phần của nó - bốn phương chính, bốn phương trung gian và trên dưới. Nếu không vậy, thì không gian không thực hữu.

    Có người cho rằng tánh không là cái có thực. Điều này rất sai. Một kinh nói:

    “Thật dễ dàng để giữ những chấp hữu lớn như núi Tu di; thật sai lầm khi cho rằng tánh không là thực hữu.”

    Nói cách khác, chấp không là không đúng. Ngay cả tánh không cũng được chia làm nhiều thành phần dùng làm cơ sở cho giả danh ấy. Có nhiều thành phần của tánh không, và tánh không bao gồm toàn diện những cơ sở của những cái không đặc thù lớn nhỏ. Nhờ phân tích bạn sẽ biết được những thành phần ấy và có thể lập hoặc là một hay khác với tánh không ấy; hay một vật như bình - cơ sở của một cái không đặc thù - có biệt lập với tánh không của nó hay không. Kinh nói:

    “Nếu đã có nhận thức đúng về thân xác,

    Thì sao có thể nhận thức sai về chân như của thân xác?”


    a-2.2.3. Cách triển khai tuệ quán đặc biệt


    Mặc dù có thể bạn đã đạt đến tịnh chỉ hoàn toàn nhờ những phương pháp bao hàm chín trạng thái của định nhất tâm đã đề cập trước đây, và tâm tịnh chỉ của bạn chưa thối giảm, bạn cũng vẫn chưa đạt đến tuệ quán đặc biệt mà chỉ mới đạt được tâm nhu nhuyến. Lấy ví dụ tính vô ngã của chúng ta. Ngoài tâm tịnh chỉ bạn còn phải thực hành sự phân tích gồm bốn điểm như đã bàn; và khi làm như vậy, bạn phải triển khai một niềm xác tín sống động rằng cái tôi quyết định không có tự tính, mặc dù đấy là cách mà ta chấp thủ theo bản năng vào một cái ngã ở trên năm uẩn. Nếu bạn triển khai được niềm tin ấy, hãy tập trung vào đấy mà duy trì nó không quên. Hãy tỉnh giác đề phòng hôn trầm trạo cử, và nhập vào tịnh chỉ nhất tâm. Nếu năng lực của sự duy trì của sự tịnh chỉ bị suy giảm, niềm xác tín bớt rõ ràng, thì hãy làm lại sự phân tích gồm bốn điểm như trên, vân vân. Khi bạn đã lấy lại các niềm xác tín, hãy khởi sự thiền quán nhất tâm trên sự xác tín này. Đây là cách bạn phải tìm sự sáng sủa trong tánh không. Khi có được sự sáng sủa, hãy lập lại sự phân tịch gồm bốn điểm và những hình thức phân tích khác {không bàn ở đây} trong khi đang ở trong trạng thái thiền định tập trung. Điều này được dụ như một con cá lướt qua một cái hồ trong lặng không bị gió xao động. Ở đây bạn phải tập quen qua một thời gian dài, sử dụng vừa tịnh chỉ vừa tuệ quán. Như đã nói trên, bạn sẽ đạt chín trạng thái tâm, sau đó, nhờ phân tích, bạn sẽ đi đến một hình thức đặc biệt của sự mềm mại trong thiền quán còn lớn hơn sự mềm mại bạn đã có được khi đạt tâm tịnh chỉ. Thiền phân tích tự nhiên không cần nỗ lực sẽ theo sau thiền tập trung. Khi đạt đến trình độ này là bạn có được tuệ quán đặc biệt trực chỉ vào chân không. Bây giờ tâm tịnh chỉ của bạn đã phối hợp với tuệ quán đặc biệt.

    Om Mani Padme Hum !

  2. #342
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BA
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN NĂM
    PHẠM VI LỚN

    NGÀY HAI MƯƠI BA

    Kyabje Pabongka Rinpoche kể một mẫu chuyện để giúp chúng tôi khởi động lực. Ngài trích dẫn Tsongkapa vua Pháp vĩ đại:

    Khi hiểu đúng những điểm này
    Về nòng cốt của đạo lộ,
    Thì hãy độc cư và phát triển
    Sức mạnh của tinh tấn;
    Không bao lâu người sẽ hoàn tất hi vọng vĩnh cửu.

    Ngài nhắc lại các tiêu đề đã bàn hôm qua và tiếp tục.

    a-3. Làm thế nào để tu tập Kim cang thừa

    Như tôi đã nói, khi đã đạt vài kinh nghiệm của sự từ bỏ Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình, bấy giờ bạn nên cố mà kinh nghiệm về tâm bồ đề qua Phạm Vi Lớn nếu thành công, thì hãy nỗ lực đạt đến sự xác tín về tánh không, sau đó bạn phải đi vào các mật điển. Nhưng nếu khởi sự thực hành mật tông mà không có những chuẩn bị như thế, thì việc tu tập không trở thành những phương tiện cho bạn đạt giải thoát, hay dẫn đến vô thượng bồ đề. Có nguy cơ lớn là mật tông sẽ vô ích đối với bạn, và cũng nguy hiểm như việc một đứa bé cỡi một con ngựa bất kham. Nếu bạn đạt tuệ giác về ba nòng cốt của đạo lộ rồi mới đi sâu vào các mật điển thì chắc chắn bạn sẽ có lợi vì nhanh chóng phi thường của nó.

    Mật giáo còn hi hữu hơn cả chư Phật. Nhờ con đường này mà bạn có thể đạt cảnh giới hợp nhất của bậc Vô học trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi. Bởi thế đương nhiên là bạn nên tu luyện trong đạo lộ này. Nhưng thật không đầy đủ nếu chỉ thọ vài pháp tiểu quán đảnh về Hayagrìva. Kim cương thủ, vân vân, chỉ để khỏi bị vài hoàn cảnh không may. Bạn phải thọ cả bốn pháp quán đảnh một cách thích đáng và thuần tịnh - đó là vào mandala của một thần bảo hộ như Heruka, Yamàntaka hay Guyasamàja, từ một bậc thầy mật tông (kim cang sư ) đủ tư cách. Bốn pháp quán đảnh này chắc chắn sẽ gieo cho bạn hột giống của bốn thân Phật về sau. Và điều thật có ý nghĩa là phải giữ những giới đã thọ trong khi quán đảnh như là giữ tròng con mắt, và thực hành những gì đã tu học trong bài giảng sâu xa về hai giai đoạn. Khi ấy sự tu tập của bạn sẽ bao quát toàn bộ giáo lý.

    Toàn đạo lộ kinh giáo và mật giáo phải được hiểu trọn vẹn để bạn biết rõ từng bước trên con đường. Đạo lộ khởi đầu bằng sự kính thờ một bậc thầy, lên tột đỉnh là sự hợp nhất của bậc Vô học. Tuy nhiên, khi có nhiều đệ tử chưa khai đạo vào các mật điển, thì theo tục lệ, người ta chỉ bàn sơ qua những tiêu đề về cách tu tập Kim cang thừa.

    b. Cách huấn luyện bốn nhiếp sự để làm thuần dòng tâm thức đệ tử.

    Trang nghiêm kinh của Maitreya nói:

    Bốn nhiếp sự là:

    Bố thí, để chúng sẽ thọ giáo;

    Ái ngữ, để chúng sẽ theo ta;

    Lợi hành, làm lợi ích chúng;

    Và hãy thực hành những gì ta giảng.


    CT của DG: Điều thứ tư trong bốn nhiếp sự này hơi khác với những gì Phật tử Việt thường học: “đồng sự” là cùng làm một việc với người để giáo hóa họ, Ba nhiếp sự trước không có gì khác]

    Om Mani Padme Hum !

  3. #343
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BA
    __________________________________________________ ______________________________________



    Khi chư Bồ tát muốn lợi ích hữu tình, họ sử dụng bốn cách để làm thuần dòng tâm thức của chúng. Bạn cũng phải làm lợi ích hữu tình bằng bốn cách ấy.

    Cách thứ nhất: Những người thông thường dễ bị lôi cuốn bằng những quà cáp vật chất; bởi thế muốn đưa họ vào các giai đoạn của đạo lộ, trước hết bạn nên tặng họ bằng những món quà. Hành vi ấy làm họ hài lòng và sẽ muốn gia nhập vào vòng của bạn.

    Cách thứ hai: Nói lời dễ nghe với những người đã đến với bạn. Cách nói chuyện của bạn phải đúng phép lịch sự và quan trọng hơn nữa, bạn phải nói cho họ nghe về Pháp sao cho thích hợp trình độ và ước muốn của họ.

    Cách thứ ba: Làm lợi cho các đệ tử bạn bằng cách dạy cho họ con đường diệu pháp hợp căn cơ để họ có thể tu hành theo các giai đoạn của đạo lộ.

    Cách thứ tư: Thực hành những gì bạn đã giảng dạy cho họ.

    Tôi sẽ kết thúc phần trình bày ở đây. Bây giờ tôi sẽ bàn đến những tiêu đề tôi đã để dành lại mấy ngày trước.

    Om Mani Padme Hum !

  4. #344
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BA
    __________________________________________________ ______________________________________


    b. Phát tâm Bồ đề qua Nghi lễ thọ giới

    Có hai tiêu đề: (1) Làm thế nào để có được những giới bạn chưa thọ; (2) sau khi đã thọ, làm thế nào giữ cho khỏi thối thất.

    b-1. Làm thế nào để có những giới bạn chưa thọ

    Mặc dù ta gọi đay là “phát tâm Bồ đề qua nghi lễ thọ giới,” song bạn chỉ nhận được những giới này nếu bạn đã kinh quá sự Bồ đề tâm, dù sơ sài cách mấy. Chỉ lập lại những công thức thọ giới mà không có một cảm giác nào là điều vô ích. Tuy nhiên việc thọ giới không có ý thức cũng tiêm nhiễm vào trong bạn một bản năng về tâm Bồ đề. Nhưng bạn phải xem trọng việc thọ giới. Những người nào mai đây sẽ cố gắng thực hiện các pháp quán, v.v… và thọ giới một cách chân thành, sẽ thọ giới Bồ đề tâm với những bậc thầy có nhiều năng lực. Tâm Bồ đề mà họ phát sinh càng ngày càng mạnh và sẽ rất kiên cố.

    Có ba loại nghi lễ thọ giới Bồ đề tâm. Cách ngắn thì không có phần dẫn nhập. Cách trung bình vừa có dẫn nhập vừa có phần chính, nhưng cả hai phần đều cùng làm chung trong một ngày. Cách dài nhất là có một ngày để riêng dành cho phần chuẩn bị và một ngày nữa dành cho phần chính. Chúng ta sẽ theo cách cuối cùng này.

    Theo lệ, người ta phải dạy phần chung của Lam-rim một cách đầy đủ trước khi truyền Bồ đề tâm giới, khi sự truyền giới này tiếp theo một lễ quán đảnh, giảng pháp hay khẩu truyền, v.v… mà trước đấy chưa giảng Lam-rim. Nhưng ở đây không thuộc trường hợp ấy, và không cần nói gì thêm nữa sau khi tôi đã giảng rộng rãi về Lam-rim. Bởi thế tôi có thể bỏ phần dẫn nhập dài dòng. Người hướng dẫn lễ trao Bồ đề tâm giới phải thi hành theo những cách trên đây, tùy theo lễ thọ giới có liên kết với một thời giảng về Lam-rim hay không.

    [Khi ấy ngài bàn chi tiết cách sắp đặt đồ cúng trong nghi lễ chuẩn bị ngày mai. Ngài cũng giảng vắn tắt cách làm một số cúng dường mandala, khẩn cầu khi dâng mandala cúng dường, và khởi động lực trong khi chuẩn bị. Rồi ngài tiếp.]

    Các bạn phải dành thật nhiều thì giờ tối nay và ngày mai để ôn lại các pháp quán tưởng [để làm trong buổi lễ]. Mai chúng ta sẽ thỉnh các bậc thầy chúng ta, chư Phật và Bồ tát để chứng giám cho sự phát Bồ đề tâm của chúng ta. Bởi thế chúng ta cần quét sạch và bày đồ cúng. Thật không phải cách nếu ta mời một ông vua đến căn chòi dơ dáy bụi bặm. Vậy sau thời chuẩn bị này, quý vị phải quét dọn sạch sẽ, như nhờ đừng làm tổn hại những côn trùng, vân vân. Rưới nước thơm để bớt bụi, và rắc hoa trên bục. Bạn cũng nên trang hoàng pháp tòa của bậc thầy bằng hoa và những thứ quý báu. Có lần Atìsha bảo rằng người Tây Tạng cúng phẩm vật tồi nên tâm Bồ đề họ không phát được. Vậy hãy dâng cúng đàng hoàng. Mặc dù người ta bảo nên bỏ ra một phần sáu gia tài để cúng, bạn hãy bày đồ cúng cách nào để người khác phải ngạc nhiên là được.

    Bạn phải xây dựng sự tích lũy công đức, tịnh trừ nghiệp chướng, v.v… làm sao để ngày mai trong buổi lễ chính, bạn sẽ phát được tâm Bồ đề. Người ta bảo sáng mai bạn nên tụng Kinh tạng hoặc kinh Hoa Nghiêm, v.v…

    [CT. Kinh Tạng gồm 108 tập dày; Hoa nghiêm gồm sáu tập dày. Vì một người không sao đọc cho hết, nên người ta chia ra mỗi người đọc lớn một phần của bộ Kinh và tất cả đồng thời tụng, như thế toàn bộ Kinh có thể tụng xong trong buổi sáng.]

    Chúng ta không thể làm được chuyện này với thời gian ta có được, nhưng những vị nào tụng nhanh có thể tụng Bát nhã Bát thiên tụng hay Kinh Hiền kiếp. Khởi đầu lễ chính chúng ta nên làm một lễ dâng cúng nước và bánh lúa mạch cho ngạ quỷ và cúng đèn và bánh cho phi nhân.

    Người thế tục thiết lễ ăn mừng những biến cố trọng đại trong đời này; họ làm ồn náo lên vào dịp tân niên - mà chỉ có nghĩa là những hạt cát thời gian đã chạy bớt đi một ít. Vậy thì tại sao chúng ta lại không đáng mừng? Chúng ta sắp phát tâm Bồ đề, vào đạo lộ đại thừa, và trở thành một người con của chư Phật,hãy mặc những y phục hạng nhất của bạn ngày mai. Những vị xuất gia nên dùng cả khăn quàng thêu lẫn khăn quàng thường của họ. Hãy tắm rửa, mặc y phục sạch, và mỗi người hãy đem cái gì theo làm lễ cúng dường tỏ dấu mình đã thọ giới Bồ đề tâm. Đây là một điều mà bạn sẽ tìm thấy trong lịch sử cuộc đời Phật. Khi đi qua đây, đừng xem chỗ này là một cái gì tầm thường. Hãy quán nó như một cung điện với bốn cổng thành, có Tứ thiên vương đứng bốn góc cùng với hàng trăm ngàn tùy tùng đứng canh gác. Những vị này lại được vây quanh bởi chư Thiên hộ trì giới; họ cũng đến để thọ giới. Có những bích họa trên bốn vách tường cung điện trình bày những hạnh Bồ tát mà đấng Đạo sư chúng ta đã làm khi Ngài còn đang trên đường tu tập. Hãy quán những việc như thế [trong bức bích họa] bây giờ đang thực xảy ra; hãy vui mừng và cầu nguyện khi bạn trông thấy được những cảnh tượng ấy.

    Om Mani Padme Hum !

  5. #345
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BA
    __________________________________________________ ______________________________________


    Trong khóa lễ thứ hai ngày mai, sau khi bậc Thầy an tọa, bạn phải tích tập công đức và thanh lọc nghiệp chướng vì những hành vi này sẽ làm căn bản cho sự phát Bồ đề tâm. Chúng ta sẽ thọ nghi lễ chuẩn bị dài. Hãy nghiêm túc quán tưởng tích lũy công đức và thanh lọc nghiệp chướng. Hãy tưởng tượng bậc Thầy chính là Đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni. Mỗi người phải tưởng tượng một cách rõ rằng phép quán theo lời mô tả của bậc Thầy.

    Nói chung, hình thức phát nguyện của Bồ đề tâm chỉ là sự mong mỏi đạt thành Phật quả để lợi lạc hữu tình. Hình thức dấn thân của Bồ đề tâm (lập Bồ đề hạnh) là ước muốn làm những phận sự tiếp theo sau sự phát tâm Bồ đề. Phát tâm Bồ đề ví như người muốn đi Ấn Độ, lập bồ đề hạnh là như người đã thực sự khởi hành. có hai cách cử hành lễ họ Bồ đề tâm giới. Một cách là thọ hai phần ấy riêng biệt; điều này theo các tác phẩm Bồ tát địa của Vô Trước. Cách thứ hai là phần thọ cùng lúc, theo tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh của Shantideva. Bạn muốn theo cách nào cũng được, nhưng có người cho rằng một cách theo hệ thống Trung quán còn cách kia theo hệ thống Duy thức. Tuy nhiên về cách đề cập sự phát Bồ đề tâm thì hai hệ thống này không trái nhau. Theo truyền thống của tôi, thì sau khi bạn đã thọ giới theo hình thức phát Bồ đề nguyện, thì bạn không thể huấn luyện về những phận sự phận sự của Bồ tát, mà bạn chỉ có thể phát tâm Bồ đề. Khi bạn theo hình thức phát Bồ đề hạnh, thì theo truyền thống, bạn có thể làm cùng lúc cả hai việc. Ngày mai tôi sẽ cho cả hai hình thức thọ Bồ đề tâm. Là Bồ đề nguyện và Bồ đề hạnh.

    Khi ấy chúng tôi dâng một mandala và tụng bài nguyện Lam-rim. Rồi ngài hướng dẫn cho chúng tôi lặp lại ba lần như sau:

    Xin cho con phát triển được những đức tính của tâm Bồ đề tôn quý tối thượng

    Mà con chưa phát triển

    Xin cho Bồ đề tâm con tăng, không giảm

    Và càng ngày càng mạnh thêm.


    [Khi ấy chúng tôi tụng một lần bài “Mong cho tất cả hữu tình, những cha mẹ chúng con, được hạnh phúc…” tiếp theo tụng một bài “Xin cho thọ mạng bậc tôn sư chúng con không bị hiểm nguy…” Rồi khi kết thúc, chúng tôi tụng “Tất cả chư Phật Đấng Chiến thắng…”]

    Om Mani Padme Hum !

  6. #346
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    PHẦN NĂM

    PHẠM VI LỚN


    NGÀY HAI MƯƠI BỐN

    Phần đầu của ngày được dành để học Kinh, cúng bánh lễ, v.v… Sau đây tường thuật về phần thứ hai. Khi Kyabje Pabongka Rinpoche thăng tòa, chúng tôi cử hành một nghi lễ chuẩn bị dài bao gồm những lễ cúng dường v.v… Trong khi chúng tôi dâng một Mandala để xin Bồ tát giới, mỗi khi dâng Mandala, những đồ cúng dường tượng trưng này được truyền qua đoàn thể thính giả làm thành một chồng đặt trước mặt bậc thầy. Rinpoche trích dẫn đức Tsongkapa vị pháp vương của ba cõi:

    Phát Bồ đề tâm là đại lộ
    Đưa đến Tối thượng thừa…


    Ngài còn nhắc lại những lợi lạc của tâm Bồ đề và gợi cảm hứng cho chúng tôi bằng cách phác họa con đường tu tập, khởi tập là sự khó được tái sinh thân người. Rồi chúng tôi bắt đầu phép quán. Chúng tôi phải tưởng tượng được vây quanh bởi tất cả hữu tình dưới hình dạng loài người. Tất cả những chúng sinh nam tánh cùng đứng với cha chúng tôi ở bên tranh phải; tất cả chúng sinh nữ tánh gồm cả mẹ chúng tôi ở bên tay trái. Bậc thầy chúng tôi, được quán tưởng thành hình dạng đức Phật Thích Ca, được vây quanh bởi 1000 vị Phật trong thời tiền kiếp may mắn hiện tại, v.v… Với sự hiện diện của những bậc thầy, chư Phật và chư Bồ tát được mời đến, chúng tôi quỳ gối để xin quy y. Ngài nhắc lại bài kệ sau đây 3 lần:

    Cho đến ngày giác ngộ con xin quay về nương tựa
    Phật pháp và hội chúng vô lượng.
    Với công đức con có được nhờ bố thí v.v…
    Mong cho con thành Phật quả để lợi lạc hữu tình.


    Nói ấy chúng tôi xin lập hình thức phát nguyện của Bồ tát (lập Bồ đề nguyện) bằng cách đọc như sau 3 lần.

    Tôi nguyện đạt giác ngộ
    Để giải thoát tất cả hữu tinh
    Khỏi những kinh hoàng của sinh tử.
    Bây giờ tôi đã lập nguyện này,
    Thì tôi sẽ không bao giờ quên mất
    Cho đến khi đạt thành Phật quả.


    Kế tiếp đến phần chúng tôi thực sự lập cả 2 lời nguyện - phát Bồ đề nguỵên và phát Bồ đề hạnh, nghĩa là hình thức phát nguyện và hình thức dấn thân trong sự phát tâm Bồ đề. Ngài lập lại lời sau đây 3 lần trong đó, trước hết chúng tôi khẩn cầu chư Phật Bồ tát, sau đó lập lời thề nguyện:

    Kính lễ các bậc thầy, chư Phật và chư Bồ tát!
    Can khẩn cầu các ngài hãy lắng nghe con:
    Như chư Phật trong quá khứ
    Đã phát lời nguyện sẽ thành Phật
    Rồi tuần tự trải qua những sự tu tập của một bồ tát,
    Cũng vậy con hôm nay phát tâm bồ đề.
    Vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, và sẽ tuần tự tu tập
    Trong những hạnh bồ tát.
    Sau đó chúng tôi đọc một lần bài sau đây để bày tỏ sự vui mừng vì đã thọ giới:
    Bây giờ cuộc đời tôi đã có kết quả:
    Tôi đã có được thân người thù thắng;
    Hôm nay tôi đã được sinh vào
    Dòng dõi của chư Phật,
    Tôi đã trở thành một pháp tử của Chư Như Lai.


    Kyabje Pabongka Rinpoche khi ấy đọc lên vài bài nói về giới Bồ tát, và giải thích ý nghĩa. Rồi ngài bảo các đệ tử:

    Nếu chúng ta phát tâm Bồ đề, thì tất cả cõi Phật trong mười phương đều chấn động, những pháp tòa của chư Phật trong đó và những vật khác đều lung lay. Những tùy tùng của chư Phật sẽ hỏi lý do vì sao có chuyện này, và chư Phật sẽ trả lời cho họ rằng: “Tất cả những việc này xảy ra bởi vì tại xứ Tây Tạng, nơi ẩn cư tịch mịch Chuzang, trước mặt một vị Lama tên Taezin Trinlae Gyatso, đệ tử của ông ta có tên là…. đã phát tâm Bồ đề.” Các ngài sẽ cầu nguyện cho tâm Bồ đề ấy không thối chuyển và nam nữ giới tử sẽ hoàn tất phận sự của Bồ tát.

    Om Mani Padme Hum !

  7. #347
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Khi ấy Pabongka Rinpoche nhận được vô lượng công đức nhờ giảng dạy và lắng nghe giáo lý Lam-rim. Hãy xét một cái công đức chúng ta đạt được do phát tâm Bồ đề! Để cho công đức chúng ta tích lũy được sẽ không biến mất. Chúng ta sẽ phó thác những công đức ấy cho bậc thầy che chở chúng ta, đức Di Lặc khi ngài đến châu lục này, hiển bày thắng ứng thân và làm những công việc của một đức Phật, thì chúng ta sẽ ở trong số những môn đồ của Đấng Chiến thắng này nhờ năng lực của công đức hôm nay. Chúng ta sẽ thưởng thức vị cam lồ của thời ngài và được ngài thọ ký tương lai sẽ thành Phật. Vậy chúng ta sẽ hồi hướng công đức cho mục tiêu này. Sau khi lập lại lần thứ 3 bài tụng hồi hướng, tôi sẽ dâng đồ cúng của quý vị lên hư không. Tất cả quý vị phải quán tưởng rằng những đồ cúng này chính là công đức của quý vị dưới hình dạng tám hướng tốt lành, bảy dấu hiệu của chuyển luân vương, v.v… Hãy tưởng tượng những đồ cúng này sẽ đậu lại trên cõi trời Đâu Suất xung quanh đức Di Lặc, ngài sẽ nói: “Những công đức này khiến ta hoan hỷ” và ngài cầu nguyện cho quý vị.

    Sau đó ngài hướng dẫn chúng tôi lập lại 3 lần lời kệ sau đây:

    Khi vừng thái dương Di Lặc đại hùng
    Lên trên đỉnh đồi ở Bồ đề tràng,
    Mong sao đóa sen trí tuệ con bừng nở;
    Mong sao vô số hữu tình được toại ý.
    Mong sao đức Di Lặc, Đấng Chiến thắng
    Sẽ hoan hỷ đặt tay lên đầu con,
    Thọ ký cho con thành bồ đề vô thượng.
    Mong sao con sớm đạt giác ngộ
    Vì lợi lạc cho tất cả hữu tình.


    Sau khi lập lại lần thứ ba, ngài dâng cao đồ cúng lên hư không.

    b-2. Làm thế nào để Bồ đề không thối chuyển

    Có hai loạt lời khuyên

    1. Lời khuyên liên hệ đến Bồ đề nguyện.

    2. Lời khuyên liên hệ đến bồ đề hạnh.

    b-2.1. Lời khuyên liên hệ đến Bồ đề nguyện


    1. Khuyên tạo nhân lành để giữ tâm Bồ đề đã phát khỏi thối chuyển trong đời này.

    2. Lời khuyên tạo nhân để không bao giờ rời tâm Bồ đề đã phát khởi trong những tái sinh còn lại.

    b-2.1.1. Lời khuyên tạo nhân lành để giữ cho tâm Bồ đề đã phá khỏi thối chuyển, trong đời này

    Có 4 mục như sau:

    (1) Nhớ lại lợi lạc của sự phát tâm Bồ đề.

    (2) Lập lại lời nguyện ba lần mỗi ngày và 3 lần mỗi đêm để khỏi quên Bồ đề tâm đã phát, và đông thời tăng trưởng nó.

    (3) Ngăn ngừa sự phát sinh ý xấu, như là khi người nào làm trái ý bạn, bạn lạinghĩ “Tôi sẽ không làm việc vì lợi ích cho hắn.”

    (4) Xây dựng hai thứ tích lũy của bạn để tăng trưởng Bồ đề tâm đã phát.

    b-2.1.2. Lời khuyên tạo nhân lành để không bao giờ rời tâm Bồ đề trong những đời tái sinh còn lại.

    Có hai đoạn:

    (i) Bốn hành vi phát sinh hắc nghiệp báo cần từ bỏ. Đó là:

    (1) Cố lừa thầy dạy, bổn sư, tu viện trưởng, thầy tuyền giới… với những lời dối trá.

    (2) Cảm thấy buồn bã khi thấy người khác làm việc công đức.

    (3) Vì sân giận mà nói những lời khiếm nhã đối với Bồ tát.

    (4) Có hành vi lừa dối, không có tâm vị tha.

    (ii) Bốn hành vi phát sinh bạch nghiệp báo cần làm:

    (1) Tinh tấn từ bỏ mọi sự nói láo cố ý

    (2) Giữ thiện chí đối với hữu tình, không lừa dối chúng sinh.

    (3) Có thái độ xem Bồ tát như bậc thầy, ca tụng họ.

    (4) Khiến cho các hữu tình được bạn săn sóc phải tôn trọng tâm Bồ đề.

    Lần sửa cuối bởi hoangtri; 09-16-2020 lúc 06:49 AM
    Om Mani Padme Hum !

  8. #348
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    b-2.2. Lời khuyên liên hệ đến Bồ đề hạnh

    Kyabje Pabongka Rinpoche nói chi tiết về sự cần thiết phải học tập để giữ giới Bồ tát đã thọ một cách nghiêm túc, làm thế nào để không ô nhiễm bất cứ giới nào trong mười tám giới trọng hay 46 giới khinh. Rồi ngài tiếp tục:

    Mặc dù tôi đã dạy quý vị con đường đưa đến giải thoát,

    Hãy biết rằng sự giải thoát của bạn tùy thuộc vào chính bạn.


    Hãy tu tập bất cứ pháp nào bạn có thể tu, để sự giảng dạy của tôi không phải là uổng công. Cũng như những thương gia chở hàng lên lên con lừa ngựa v.v… vừa sức chở của chúng, mỗi người trong các bạn ít nhất của phải thực hành tùy theo giới hạn và khả năng của mình, vì có người có tâm trí thù thắng, người khác kém hơn, trong khi những người khác có tâm trí hạ liệt. Nhưng trên tất cả phải lấy Bồ đề tâm làm pháp tu chính yếu của bạn. Bạn phải theo bất cứ đề mục thiền quán nào mà bạn biết sẽ giúp cho Bồ đề tâm của mình.

    Trước hết bạn nên tận tụy với một bậc thầy và thực hành những chỉ giáo của vị ấy. Rồi phát tâm mong muốn rút tỉa được một vài ý nghĩa từ cuộc đời bạn. Nếu bạn không rút tỉa được tinh hoa ấy ngay từ bây giờ thì chắc chắn rằng sau khi bạn chết sẽ không thể chọn lựa chỗ tái sinh. Nếu bạn tái sinh vào đọa xứ thì bạn sẽ khổ không thể chịu nổi. Bởi thế bạn phải tìm cách nào cứu bạn khỏi điều này: tái sinh vào các đọa xứ. Hãy quan sát kỹ điều này, và chắc chắn bạn sẽ muốn được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Nhưng một mình bạn được giải thoát chưa đủ, vì tất cả hữu tình không ai khác hơn là cha mẹ bà con của bạn. Thật đáng khinh bỉ xiết bao nếu bạn ruồng bỏ họ. Vậy một mình bạn giải thoát khỏi sinh tử thì không đủ.

    Như thế điều thích hợp là bạn đi vào Đại thừa ngay bây giờ bởi vì trước sau gì bạn cũng phải đi con đường ấy. Cổng vào Đại thừa duy nhất là phát Bồ đề tâm, bởi thế bạn phải nỗ lực tìm cách phát tâm Bồ đề. Nếu bạn có thể cảm thấy không cần nỗ lực mà vẫn có Bồ đề tâm thì khi ấy bạn có thể một mình chịu đựng lâu dài những khó nhọc trong khi làm việc cho tất cả hữu tình. Tuy nhiên bạn sẽ thấy thật là điều khó chịu khi tất cả hữu tình, những bà mẹ của bạn, đang bị đau khổ dày xéo. Đây là loại Bồ đề tâm đặc biệt sẽ làm cho bạn muốn đi vào con đường Mật tông, Tối thượng thừa. Như vậy bạn sẽ nhận bốn pháp quán đảnh từ một bậc thầy Kim Cương đầy đủ tư cách, để đi đến chỗ thuần thục; và theo cách ấy bạn thực sự đạt đến mọt sự cận hành của hợp nhất, sự phối hợp giữa ánh sáng và thân huyễn. Để thuần thục hơn, nghĩa là để đạt đến sự hợp nhất thực sự, bạn phải thiền quán giai đoạn phát sinh cũng như giai đoạn thành tựu. Qua những giai đoạn này, bạn chắc chắn sẽ đạt đến trạng thái hợp nhất của bậc Vô Học chỉ trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi này.

    Muốn thành tựu điều này, trước giai đoạn hợp nhất thực sự, bạn phải đạt đến cận hành của giai đoạn hợp nhất, cùng với những giai đoạn tịnh và bất tịnh của thân huyễn. Nhưng muốn đủ thuần thục để làm việc này, thì chắc chắn bạn phải hoàn toàn phát triển trong những cấp độ thô của giai đoạn phát sinh, và trước đấy bạn phải được bốn sự quán đảnh để gieo trồng trong bạn những hạt giống của bốn thân. Nhưng để trở thành một pháp khí thích hợp để nhận những phép quán đảnh này thì trước hết bạn phải thanh lọc dòng tâm ý bằng Bồ đề tâm - một phần của đạo lộ không chung với Thanh văn thừa. Vậy bạn phải có những nguyên nhân đẻ phát Bồ đề tâm như sau: có quá nhiều tâm bi mẫn không chịu nỗi sự đau khổ của hữu tình. Nguyên nhân chính để phát tâm bi mẫn là bạn không thể chịu đựng những nỗi khổ tổng quát và đặc biệt của sinh tử mà chính bạn đã trải qua. Điều này sẽ thúc đẩy bạn từ bỏ sinh tử. Nhưng trước đấy bạn phải phát sinh nỗi sợ hãi và kinh hoàng đối với những thống khổ trong các đọa xứ. Và làm sao bạn có thể triển khai những điều này nếu trước đó bạn không quan sát luật nhân quả và nỗi bấp bênh mà bạn sẽ phải đương đầu sau khi chết? Bạn phải triển khai những điều này. Cái nguyên nhân duy nhất khiến bạn nghĩ đến việc khởi hành trên một con đường như vậy chính là quán sát thân người khó được và hoàn toàn có ý nghĩa. Và muốn triển khai tất cả những điều này, thì trước hết bạn phải tận tụy với một bậc thầy có đức hạnh bằng tư tưởng và hành vi của bạn.

    Như vậy bạn không đạt đến ngay những trình độ cao. Bạn phải luyện tâm bằng cách nghiên cứu toàn thể tiến trình của đạo lộ, bước đầu bằng sự thờ kính thầy. “Nghiên cứu sơ đồ của đạo lộ” có nghĩa là bạn học một đề mục thiền đặc biệt nào đó một thời gian, để làm cho bạn cảm thấy “tôi đã triển khai thực chứng trong dòng tâm thức.” Như thế bạn hãy đi suốt con đường qua những đề mục ấy khởi đầu bằng khởi điểm của Lam-rim là nhờ thầy đúng cách.. Hãy cố phát triển tuệ quán trong từng đề mục thiền. Sau khi làm như vậy, hãy luyện tập thêm nhờ thiền định phản quang. Nhưng hãy cố phát sinh tuệ giác bằng cách luyện tập bất cứ đề mục nào mà bạn chưa nắm vững được.

    Trong đời này chúng ta dã gặp những giáo lý vô cấu này trong cả Kinh điển lẫn Mật điển không lỗi lầm. Với một cơ may như thế, mà nếu bạn không phát sinh ngay cả một ước muốn đối với Mật điển thì thật là đáng tiếc. Làm sao bạn có thể thực hành những thiền định phản quan vào các giai đoạn phát sinh và thành tựu của mật điển về một vị thần bảo hộ như Guhyasanmàja, Heruka hay Yamàntaka? Hãy làm một người làm những pháp thiền định phản quan về tất cả giáo lý! Đây sẽ là một sự tu tập toàn diện.

    Nếu bạn đã có thể triển khai được tuệ quán gượng ép vào các đề mục cho đến Bồ đề tâm, thì bạn nên đi trở lui lại từ đầu; bây giờ bạn sẽ đạt được tuệ quán một cách không khó khăn vào mỗi một đề tài ấy. Cách làm việc xuyên qua suốt đạo lộ này cũng giống như du hành trên một con đường nhiều lần cùng một hướng. Trước hết hãy triển khai tuệ quán vào các đề mục đưa đến tâm Bồ đề bằng cách ấy, và sau đó hãy làm nỗ lực thêm ở từng giai đoạn của đạo lộ bằng các mật điển. Nếu làm như vậy bạn sẽ phát triển những thực chứng phi thường trong dòng tâm thức. Đây là lời tuyên bố được tìm thấy trong các Mật điển và những kiệt tác cũng những hành giả vĩ đại. Và cũng như bậc thánh Ensapa và môn đệ, chẳng bao lâu bạn cũng sẽ có thể thể hiện trạng thái Kim cương trì, sự hợp nhất, trong một đời ngắn ngủi vào thời đại suy đồi này.

    Bây giờ chúng ta nên cầu nguyện ta sẽ hướng dẫn 6 loài chúng sinh cùng tận biên giới của hư không, đến quả vị Phật vô song, và chúng ta sẽ làm lắng dịu những thống khổ của chúng; và vì lý do đó mà ta sẽ phát triển tâm bồ đề, hành hạnh Bồ tát. Chúng ta hãy tụng bài nguyện sau cùng trong tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh. Đây không phải là pháp hành của bậc Tôn sư tôi, nhưng gần như đây là điều mà những vị giữ ngai tu viện Ganden và môn đệ họ đều đã làm. Đây cũng đủ lý do khiến chúng ta làm sống lại tập tục này. Yêu cầu quý vị hãy tụng bài ấy với tâm không phân tán.

    [Khi ấy ngài hướng dẫn chúng tôi tụng bài hồi hướng rút ra từ tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh. Chúng tôi dâng một Mandala để tạ ơn được thụ giáo, và làm những cầu nguyện tiếp theo, những bài kệ cầu được điềm lành v.v..., điều này phù hợp với truyền thống Lam-rim, tinh túy của toàn thể nền giáo lý.ngài dã từ bi biết bao khi xua tan bóng tối khổng lồ của chúng tôi liên hệ đến 3 cõi. Lòng từ bi này vẫn còn mãi cho đến tận cùng thời gian.]

    Om Mani Padme Hum !

  9. #349
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    LỜI CUỐI TRANG SÁCH
    CỦA TRIJANG RINPOCHE

    Ôi bậc nhất trong giáo lý đức Như Lai!
    Hỡi đấng Kim cương trì
    Với làn kiếm từ bi, ngài đã phá hũy hiện hữu
    Tâm ngài quảng đại bao la.
    Ngài tuyên dương nền giáo lý
    Tốt nhất trong các thiện sự của Phật.
    Ngài thức tỉnh quần sanh khỏi giấc ngủ vô minh.
    Như vừng trăng có những dấu ân tối hậu
    Của chân không và bi mẫn,
    Làm dâng nước triều hồ trong,
    Ánh sáng của ngài làm cho hoa sen tâm con bừng nở;

    Ôi hỡi chúa tể của tất cả bộ tộc chư Phật, hãy trở lại
    Và một lần nữa hãy là viên châu báu trên đỉnh đầu con.
    Hỡi đấng che chở con, chân ngôn của ngài.
    Thật quý báu qua ba trăm ngàn thời kiếp,
    Làm lắng dịu dục vọng của thế gian
    Hay niềm bình an vị kỷ
    Những kẻ may mắn xem lời Ngài
    Vô cùng quý báu;
    Những lời nghuệch ngoạc của con
    Xin ghi lại những chỉ giáo của ngài.

    Ôi hỡi vị nhập thể của toàn tri
    Làm im bặt những kẻ phỉ báng,
    Nơi ngài hội tụ tất cả
    Những tầng bực của giáo ký đức Tsongkapa.
    Bằng ánh quang minh vô tỉ
    Của ngài về giáo lý và thân chứng
    Ngài dẫn dắt chúng con qua cỗ xe Tối thượng
    Bằng một cách thật hợp với tri thức chúng con.

    Tất cả Kinh điển của đấng Mâu Ni thật tuyệt hảo,
    Như châu ngọc đối với chúng con những hữu tình;
    Lời chỉ giáo tối thượng này là để thực chứng.
    Hãy nhìn mọi tướng đều là bậc thầy;
    Nhận thức này dùng làm pháp tu
    Sẽ làm hoan hỉ chư Phật;
    Làm thất bại bốn loài ma
    Và gióng lên hồi trống chiến thắng
    Con đã đưa ra những tư tưởng sâu xa của đấng Mâu Ni không lầm lỗi.
    Mong sao giáo pháp này lan rộng
    Và dễ dàng hoàn tất hai mục đích.
    Mong sao sẽ có nhiều người thực hành
    Đạo lộ rất khó gặp này;
    Mong sao họ hợp thành một biển lớn,
    Hành vi họ không bị ô nhiễm,
    Tâm trí họ thuần thục đi vào
    Tinh túy của Con đường:
    Ấy là thấy được tự tính bản lai.

    Còn con đường nào khác cho hữu tình
    Sáng sủa rõ ràng hơn là ý nghĩa duyên sinh,
    Tính vô ngã của sinh và diệt?
    Viên ngọc như ý
    Cũng không sánh được với tái sinh thân người này.
    Đừng ngụp lặn trong cuộc đời tầm thường;
    Hãy lấy sự chứng đắc hạnh phúc tối hậu
    Làm cứu cánh vĩnh viễn của ngươi.
    Như thế thì ai không tiến trên đạo lộ Thượng thừa?
    Những người mong muốn giải thoát
    Sẽ không chịu xem một con đường có lý do là nhất.
    Mà sẽ y cứ vào tinh túy sâu xa
    Của một nền giáo lý toàn vẹn-
    Để tất cả niềm hy vọng của họ được thỏa lòng.


    Om Mani Padme Hum !

  10. #350
    Ban Điều Hành Avatar của hoangtri
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    2.234
    Thanks
    740
    Thanked 630 Times in 296 Posts
    GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
    PHẦN NĂM PHẠM VI LỚN _ Ngày thứ HAI MƯƠI BỐN
    __________________________________________________ ______________________________________


    Nguyện nhờ nỗ lực của tôi, kho công đức
    Sẽ tràn ngập như Hằng hà. Mong nó trở thành
    Một chuỗi ngọc trai lóng lánh ánh trăng
    Dài vô tận để viền quanh hoàn vũ!

    Duyên khởi pháp-
    Một mầu nhiệm vô biên, thần thông quảng đại,
    Giáo lý vô cấu của đức Như Lai,
    Như một viên bảo châu trên đỉnh đầu của trời người
    Một vừng trăng với những tia mát dịu.
    Xin vầng trăng này hãy lên cao, tỏa ánh sáng
    Trên những đóa lài diễm phúc.
    Xin vầng trằng này tẩy trừ những đau đớn
    Của ba cõi luân hồi.
    Xin cho ánh sáng vầng trăng này lan tỏa
    Trên mặt nước lăn tăn
    Của biển giáo lý bất tận,
    Làm hiển lộ tất cả kho tàng Pháp bảo.
    Mong sao truyền thống Gelug cao quý sẽ bền lâu!
    Hỡi hồ sen với những đóa hoa vàng viên mãn.
    Taenzin Gyatso như chúa tể núi Tu di
    Vươn lên trên tất cả những ngọn núi ở đời
    Và những đỉnh bình an vị kỷ.
    Toàn trí, từ bi và năng lực của tất cả chư Phật
    Làm nên những cực vi của ngọn núi ngài.
    Mong sao ngài ở với chúng con trăm ngàn kiếp!
    Mong sao những thiện sự của ngài sáng chói
    Như những hoa tai của chúa tể mặt trời, trăng.
    Hỡi Lhasa quang minh, đô thị của hạnh phúc vĩnh cửu,
    Một cõi Phật ở giữa miền đất nước chúng con:
    Mong sao bầu trời Lhasa sẽ là một bảo cái
    Với những vầng mây chở đầy công đức
    Làm thỏa mãn chúng sinh với pháp vũ cam lồ

    Hỡi bậc Tôn sư từ bi tối thượng,
    Mong sao chúng con nương tựa ngài một cách thích đáng
    Mong sao ngài luôn an trụ trong giọt tủy báu
    Trên đỉnh đầu chúng con.
    Mong sao chúng con sẽ được mang đi qua đạo lộ Thượng thừa
    Trên đôi cánh chim thần Kim sí điểu!
    Mong sao con hoàn tất những phận sự Ba la mật
    Cho tất cả hữu tình đầy cả hư không;

    Mong sao con đạt đến Mười lực
    Dưới cội Bồ đề, và sớm thành Chánh giác
    Như kim cương quang vinh.


    Pabogka Dorje Chang bậc thầy của mọi hệ phái, là một hiện thân vô song, tinh túy của toàn trí, từ bi, năng lực và thiện sự của chư Phật Bồ tát trong ba đời. Do từ bi thúc đẩy, với những hành vi thiện xảo bất khả tư nghì, ngài đã chuyển hóa những kẻ chậm lụt như tôi thành những chúng sinh đủ may phước đẻ tu tập Tối thượng thừa. Đây là lòng tử tế vô tỉ của bậc thầy chúng ta, mà dainh hiệu tôi xin nêu lên: Jetsun Jampa Taenzin Trinlae Gyatso Paelzangpo. Ngài bố thí khóa giảng theo yêu cầu của Yangdzong Tsering, một phu nhân có đức tin vô song đã lập lời thỉnh cầu để hồi hướng công đức cho hai nhà quý tộc quá cố, Jigme Namgyael và Pungtsog. Khóa giảng được bố thí vào năm con chim sắt (1921) trong sân tranh luận của Am ẩn cư Chuzang tại Nyangtraen. Ngài phối hợp ba giáo lý về các giai đoạn của đạo lộ đến toàn giác; bản văn ngắn gọn Con Đường Nhanh, và hai hệ phía triển khai từ tác phẩm Lời Đức Văn Thù - một ở tỉnh trung ương và một ở miền Nam. Khóa giảng cũng bao gồm một chương về cách tu tâm gồm bảy điểm. Với lòng từ bi vô thượng ngài đã bố thí một thời giảng dạy sâu sắc theo kiểu nói chuyện thân mật.

    Lần sửa cuối bởi Thanh Trúc; 09-19-2020 lúc 07:53 AM
    Om Mani Padme Hum !

  11. The Following User Says Thank You to hoangtri For This Useful Post:

    Thanh Trúc (09-19-2020)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Chủ đề tương tự

  1. Lời za patrul rinpoche !
    Gửi bởi hoamacco trong mục MẬT TÔNG
    Trả lời: 183
    Bài cuối: 02-01-2020, 07:38 AM
  2. Oan gia nghiệp báo
    Gửi bởi tinhnghiep trong mục Luân hồi - Nhân quả báo ứng
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 08-07-2019, 07:27 AM
  3. Kinh Bảy Giấc Mộng Của A Nan
    Gửi bởi Tuệ Thức trong mục Kinh
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-24-2019, 04:14 AM
  4. Thầy THÍCH THANH TỪ, Thầy cũ của Thích Chân Quang lên tiếng
    Gửi bởi lamebay trong mục Video liên quan Phật giáo
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 06-17-2019, 01:25 PM
  5. Những giai thoại trong nhà Thiền
    Gửi bởi hoatihon trong mục THIỀN TÔNG
    Trả lời: 4
    Bài cuối: 08-25-2018, 08:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •