DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 83

Chủ đề: Đức Phật A Đề

  1. #17
    CHỒI Avatar của homeless
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    96
    Thanks
    510
    Thanked 824 Times in 85 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Gia Bảo Xem bài viết
    Dạ, chúng con cám ơn bác duyngudocton !

    Con thấy hình như bác cố ý nhấn mạnh cụm từ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, làm con thắc mắc: Trong đạo Phật có Chân Lý Tương đối hay không ? Nếu đã Tương đối thì sao có thể gọi là Chân Lý ? Nếu có Chân lý Tương đối thì vị nào sẽ chứng được Chân Lý ấy ? Khi đã chứng được Chân lý ấy thì được gọi là gì ?

    Kính !
    Xin phép bac duyngudocton, cho "kẻ không nhà" này "trả bài" :

    1. Tu theo đạo Phật, dù chúng ta có kiên cố thiền định đến mấy, có nghiêm trì Giới Luật 100%, dù chúng ta có làm vô số việc công đức, mà chưa Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, thì chúng ta hãy còn chung lộn với Ngoại Đạo, chưa thấy được cái hay, cái độc đáo của đạo Phật. Có thể ví như trẻ lớp Mẫu giáo, chuyện tu hành của chúng ta chỉ là ở "giai đoạn làm quen".

    2. Những vị đã có DUYÊN trong tiền kiếp, kiếp này may mắn được gặp lại bậc Đại Giác Ngộ, đúng vào lúc các Ngài "hé mở" một chút Ánh Sáng Chân Lý, hành giả đã may mắn được thấy "Mặt thật xưa nay" của mình trong khoảnh khắc ngắn ngủi (có thể là vài giây, có thể vài phút hoặc lâu hơn), những vị này được gọi là Trí Tuệ Căn Bản. (Có thể ví như học sinh vừa "tốt nghiệp" lớp 1)

    Sư huynh Tâm Diễm là một trong những vị này, có 2 lý do khiến cho Huynh bị "tẩu hỏa nhập Ma", thứ nhất là H ham Thần Thông cho nên hầu như toàn bộ thời gian chỉ dành cho ngồi Thiền, nghĩa là thời gian cho những công phu khác, nhất là học hỏi Kinh sách Giáo Lý hầu như không có gì, thứ hai là giây phút "hội ngộ chủ nhân ông" quá ngắn ngủi _ chỉ như "chớp giật lưng trời" _ không đủ để lắng đọng lại trong H một chút gì.

    3. Những vị thực chứng Chân Lý, biết rõ BẢN THỂ TÂM, đủ công hạnh để có thể tùy ý "cắt đứt dòng Sanh Tử" nhập Diệt Tận Định, an trú trong Niết Bàn _ A Lại Da Tâm _ cũng gọi là Hữu Dư Y Niết bàn. Những vị này được gọi là A La Hán _ bậc Vô Sanh. (Có thể ví như học sinh tốt nghiệp CẤP 1)

    Điều mà vị A La Hán chứng có thể gọi là Chân Lý bậc 1, có thể gọi là Phần Giác, trong Kinh Pháp Hoa _ phẩm Hóa thành dụ _ đức Phật gọi là "chỉ mới đến Hóa thành".

    Bạn Gia Bảo hỏi cái CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI chính là cái mà những vị A La Hán đã chứng.

    "Nếu đã Tương đối thì sao có thể gọi là Chân Lý ?"

    Vì Ngoại Đạo và tất cả Trời Người chỉ biết GIẢ LÝ là Ý Thức Chấp Ngã, do lầm nhận cái này là TA _ TÔI _ mà mãi theo nó luân hồi trong 6 nẽo. Bây giờ giác ngộ ra Cái Ý Thức huyển ngã ấy chỉ là "sương lam đầu núi", còn TA thì như đỉnh núi kia _ "trơ gan cùng tuế nguyệt" _ nào có phải theo sương lam mà trôi dạt tụ tán bốn phương. Chân Lý này đã giải phóng chúng ta khỏi Sinh Tử Luân Hồi, nên được gọi là CHÂN LÝ.

    "Nếu có Chân lý Tương đối thì vị nào sẽ chứng được Chân Lý ấy ? Khi đã chứng được Chân lý ấy thì được gọi là gì ?"

    Đoạn trên đã có trả lời câu hỏi này rồi !

    Mến !

    "Năm xưa nghèo - còn có đất cắm dùi,
    Năm nay nghèo - dùi cũng không !".

    Hương Nghiêm Thiền sư

  2. The Following 19 Users Say Thank You to homeless For This Useful Post:

    colaihi (12-06-2018),duyngudocton (12-11-2018),gaiden (12-05-2018),Gia Bảo (12-05-2018),hoamacco (12-05-2018),hoangtri (12-10-2018),hoatihon (12-06-2018),minhdinh (12-15-2018),minhquang (12-16-2018),Ngọc Quế (12-15-2018),nguoidien (12-07-2018),Phúc Hạnh (12-06-2018),socnho (12-05-2018),Thanh Trúc (12-09-2018),Tuấn Kiệt (12-14-2018),uudam (12-15-2018),Vô danh (12-06-2018),vivi (12-05-2018),votichsu (12-15-2018)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •