Nguyên văn bởi
Ngọc Quế
Chào minhquang và quý đạo hữu !
Ái chà ! Nói đến Căn Bản Trí sao ? (Nói nhỏ nghe "Ngọc Quế không hề biết Căn Bản Trí ra sao, nhưng xin phép "nhiều chuyện").
Trong Thiền Tông, Thiền sinh mong ước nhất là được Kiến Tánh _ còn gọi là "Hội ngộ Chủ Nhân Ông", cũng gọi là "Thấy được Mặt Thật Xưa Nay" _ và thường được xem là ĐÃ CHỨNG NGỘ.
100% chúng ta sống bằng Ý Thức Mê Lầm, tức là cái chấp nhận cuộc sống hiện tại là Thực, thân xác và tâm hồn này thực là TA, kể cả lúc thức hay lúc ngủ. Thiền Tông dụng phương tiện tạm thời "vô hiệu hóa" Ý Thức Mê Lầm này, "vẹt mây mù" cho hành giả nhất thời thấy CÁI TRỐNG RỖNG, KHÔNG Ý THỨC MÀ VẪN CÓ TA. Đây gọi là KIẾN TÁNH, là HỘI NGỘ Chủ Nhân Ông ! Sự Chứng ngộ này có cạn có sâu (Chứng ngộ như Ngài Huệ Năng là SÂU, như Ngài Huệ Minh _ bạn đồng môn của Huệ Năng _ là CẠN).
Rồi ở đâu đó trong cõi mộng mơ này, có một vị Đại Giác Ngộ, thấy vở tuồng cần có chứng nhân lịch sử, cho nên đã thò đôi đủa vào thau nước _ đã bị váng dầu phủ kín mặt _ Ngài khuấy lên và một chút mặt nước trong bên dưới đã hé lộ. Cũng giống như "vẹt mây mù" dùm cho đệ tử, những vị nầy đã nhất thời thấy "Ánh Mặt Trời", có thể gọi là Chứng Ngộ, nhưng không được gọi là Chứng Ngộ. Vì sao ? Vì trong Thiền Tông, hành giả tự lực, công hạnh đầy đủ thì tự "xé mây mù", Còn ở đây đa phần hành giả chưa đủ công hạnh mà được tha lực của vị Đại Giác Ngộ giúp cho, nên chỉ gọi là được Trí Tuệ Căn Bản.
Sao gọi là Trí Tuệ Căn Bản ? Vì cái khoảnh khắc nhất thời trải nghiệm ấy đã khẳng định CHÂN GIÁ TRỊ CỦA ĐẠO GIÀI THOÁT, nó mở ra một chân trời mà tất cả Ngoại Đạo, không đạo nào bén mảng đến được. Sự trải nghiệm này là kiến thức căn bản giúp cho hành giả tiến lên nên gọi là Trí Tuệ Căn Bản.
Phật Tánh hay Chủ Nhân Ông thì ai cũng có, nhưng không nhận ra nó thì là Phàm phu, sống trong Mê lầm; nhận ra Bản Thể Tâm, an trụ được trong Bản Thể Tâm thì là một trong Tứ Thánh. Được tha lực giúp cho mà thấy thì chưa chắc, vì khi đôi đủa của vị Đại Giác Ngộ rút ra thì váng dầu phủ kín mặt nước trở lại.
Cho nên câu "Y Trí bất y Thức" không phải nói đến Căn Bản Trí này. Có Căn Bản Trí rồi phải Phát Bồ Đề Tâm, phải Nhập thế độ sinh hoặc là Tùng nguyện độ sinh, chịu va đập, chịu thử thách thì mới phát triễn Hậu Đắc Trí.
Chữ TRÍ trong câu "Y Trí bất y Thức" là nói đến cái Hậu Đắc Trí này !