DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 30
  1. #1
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Sư ở thiền hội Nam Tuyền, lúc đang phổ thỉnh lựa rau cải.

    Tuyền hỏi : Đi đâu?

    Đáp : Đi lựa rau cải.

    Tuyền nói : Lấy gì để lựa?

    Sư giơ cây dao.

    Tuyền nói : chỉ biết làm khách, chẳng biết làm chủ.

    Sư lấy dao điểm ba cái.

    Tuyền nói : Đại chúng lựa cải đi.

    Một hôm, Sư bưng bát đến chỗ tòa của Nam Tuyền ngồi.

    Tuyền nhìn thấy hỏi : Trưởng lão hành đạo từ năm nào?

    Sư nói : Trước Oai Âm Vương.

    Tuyền nói : Vẫn còn là con cháu của ta. Đi xuống đi!

    Sư bèn qua cái ghế thứ nhì ngồi, Tuyền bèn thôi.

    Một hôm Tuyền nói :
    _ Lão tăng có một bài ca chăn trâu, xin trưởng lão xướng họa.

    Sư nói :
    _ Ta đã có thầy rồi.

    Sư từ giã Nam Tuyền. Tuyền đưa đến cửa, chỉ cái nón của Sư nói :
    _ Thân của trưởng lão lớn vô hạn mà cái nón thì nhỏ quá đi!

    Sư nói :
    _ Mặc dầu như thế mà đại thiên thế giới trọn ở trong đó.

    Tuyền nói :
    _ Còn cụ già này chứ!

    Sư đội nón đi liền.

    -------------

    Sư ở thiền hội Diêm Quang đang lễ Phật trên chánh điện, có Sa Di (sau này là vua Đường Tuyên Tông) hỏi :
    _ Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, Trưởng Lão lễ Phật để cầu cái gì?
    Sư nói :
    _ Chẳng chấp cầu Phật, chẳng chấp cầu Pháp, chẳng chấp cầu Tăng, việc thường lễ bái như thế.

    Sa Di nói :
    _ Cần lễ làm chi?

    Sư bèn bạt tai. Sa Di nói :
    _ Thô lỗ quá thế.

    Sư nói :
    _ Đây là chỗ gì mà nói thô nói tế!

    Rồi bạt tai nữa.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  2. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-07-2018),Thanh Trúc (06-08-2018)

  3. #2
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Sư từng ẩn trong chúng chùa Khai Nguyên ở Hồng Châu. Một hôm có Thừa tướng Bùi Hưu vào chùa thấy bức tranh trên vách hỏi chủ chùa :
    _ Đây là gì?

    Chủ chùa đáp :
    _ Chân dung của cao tăng.

    Hưu nói :
    _ Chân dung thì thấy rồi, còn cao tăng ở đâu?

    Chủ chùa không trả lời được.

    Hưu hỏi :
    _ Ở đây có thiền giả nào không?

    Đáp :
    _ Gần đây có một Tăng đến chùa công quả giống như Thiền giả.

    Hưu liền xin gặp và nói rằng :
    _ Hưu vừa có một câu hỏi mà chưa được ai trả lời, xin thượng nhân đáp dùm.

    Sư nói :
    _ Xin thừa tướng cứ hỏi.

    Hưu hỏi lại câu hỏi trước.

    Sư lớn tiếng gọi :
    _ Bùi Hưu!

    Hưu :
    _ Dạ.

    Sư nói :
    _ Ở đâu?

    Hưu ngay đó ngộ ý chỉ như được hạt châu quý, liền mời Sư về dinh, rồi đảnh lễ xin làm đệ tử.

    -----------

    Một hôm Hưu bưng một tượng Phật quỳ trước mặt Sư xin Sư đặt tên.

    Sư gọi :
    _ Bùi Hưu!

    Hưu :
    _ Dạ.

    Sư nói :
    _ Đã đặt tên xong.

    Hưu lễ bái.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  4. The Following 2 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    chimvacgoidan (06-07-2018),Thanh Trúc (06-08-2018)

  5. #3
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Một hôm khác Hưu mời Sư đến dinh đem một tác phẩm của mình để trình cho Sư. Sư nhận xong để một bên tòa không mở ra xem, im lặng giây lâu rồi hỏi :
    _ Hiểu không?

    Hưu nói :
    _ Chưa hiểu.

    Sư nói :
    _ Nếu hiểu liền như thế này còn tốt một chút. Nếu mà trình bày nơi giấy mực thì đâu còn thiền tông ta.

    Hưu do đó tặng một bài thơ rằng :

    Từ khi đại sĩ truyền tâm ấn.

    Trán có viên châu, bảy thước thân.

    Trụ tích mười năm ở Thục-Thủy.

    Hôm nay hành cước đến Chương Tân.

    Một ngàn long tượng theo cao túc.

    Vạn lý hương hoa kết thắng nhân.

    Muốn lễ Sư xin được làm đệ tử:
    _ Chẳng biết đem pháp phó hà nhân (người nào)?

    Sư cũng không tỏ vẻ mừng.

    -----------

    Một hôm có sáu người mới đến. Năm người đảnh lễ, một người thì đem toạ cụ phác ra một tướng tròn.

    Sư nói :
    _ Ta nghe có một con chó săn rất ác.

    Tăng ấy nói :
    _ Tìm tiếng Linh Dương đây (linh dương là loại con hươu và cũng giống con dê, rất khó tìm tông tích)!

    Sư nói :
    _ Linh Dương chẳng tiếng cho ngươi tìm.

    Tăng nói :
    _ Tìm dấu Linh Dương đây!

    Sư nói :
    _ Linh Dương chẳng dấu cho ngươi tìm.

    Tăng nói :
    _ Tìm tích Linh Dương đây!

    Sư nói :
    _ Linh Dương chẳng tích cho ngươi tìm.

    Tăng nói :
    _ Vậy là Linh Dương chết.

    Sư bèn thôi. Sáng hôm sau, Sư thăng tòa nói :
    _ Tăng tìm Linh Dương hôm qua ra đây!

    Tăng ấy ra. Sư nói :
    _ Công án hôm qua chưa xong mà lão tăng đã thôi. Ý ngươi thế nào?

    Tăng chẳng thể trả lời. Sư nói :
    _ Tưởng là một tăng xuất sắc, ai dè chỉ là một sa môn nghĩa học (tức là giải nghĩa theo lời văn).

    Rồi đánh đập đuổi ra.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  6. The Following 3 Users Say Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    Thanh Trúc (06-08-2018),trangsoiduong (06-08-2018),uubatac (06-08-2018)

  7. #4
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Một hôm Sư bóp nắm tay rồi nói:
    _ Lão Hòa Thượng khắp thiên hạ đều ở trong này. Nếu ta buông thả một đường chỉ thì tùy ý ngươi tung hoành bốn phương. Nếu ta chẳng buông thả thì luôn cả cái bóp tay cũng không còn.

    Tăng hỏi:
    _ Khi buông thả một đường chỉ là thế nào?

    Sư nói :
    _ Tung hoành bốn phương.

    Hỏi :
    _ Lúc chẳng buông thả thì luôn cả cái bóp tay cũng không còn là thế nào?

    Đáp :
    _ Phổ (nghĩa là cùng khắp mọi nơi).

    Sư thượng đường. Đại chúng mới vừa tụ tập, Sư lấy gậy đánh đập giải tán, rồi lại kêu :
    _ Đại chúng!

    Chúng quay đầu lại thì Sư nói :
    _ Mặt trăng cong như cung, mưa ít mà gió nhiều.

    Hỏi :
    _ Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ đến?

    Sư bèn đánh.

    ----------

    Một hôm thượng đường, đại chúng vân tập, Sư nói :
    _ Các ngươi muốn cầu cái gì?

    Rồi dùng cây gậy đuổi ra. Đại chúng không chịu giải tán. Sư ngồi lại nói :
    _ Các ngươi đều là kẻ say rượu. Hành cước như thế này sẽ bị người ta cười, mà hễ thấy nơi có chúng đông tám trăm, một ngàn thì chui vào, chẳng phải ham chỗ náo nhiệt hay sao? Khi ta hành cước gặp trong đám cỏ có một vị nào liền cho một dùi trên đỉnh đầu xem họ nếu biết dau ngứa thì cung kính đem gạo cúng dường, đâu phải như các ngươi hành cước dễ dàng như thế, làm sao được việc ngày nay (kiến tánh)? Các ngươi đã xưng là người hành cước cũng phải phấn khởi tinh thần một chút. Các ngươi còn biết trong nước Đại Đường không có thiền sư chăng?

    Khi ấy có tăng hỏi :
    _Các nơi đều có tôn túc tựu chúng khai thị giáo hóa. Tại sao lại nói không có Thiền Sư?

    Sư nói :
    _ Chẳng phải nói là không có thiền, chỉ nói là không có Sư. Các ông tham thiền không nhìn thẳng chỗ hầm sâu vô minh, chỉ biết học theo ngôn ngữ để ghi nhớ chất đầy trong bụng, rồi đi khắp nơi tự xưng ta hiểu thiền. Hiểu thiền như thế có giải quyết được việc sanh tử của các ông chăng? Cần phải nỗ lực tham cứu chớ nên uổng qua một đời, bị người ta cười. Nếu ngộ thì ngay đó ngộ, nếu không ngộ thì cứ tham đi.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  8. The Following User Says Thank You to choconxauxi For This Useful Post:

    uubatac (06-10-2018)

  9. #5
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Sư khai thị cho Bùi Công Mỹ rằng :

    _ Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh chưa từng diệt, chẳng xanh chẳng vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạn lượng, tên gọi, dấu tích, đối đãi. Vật nào ngay bản thể đó là phải, động niệm liền sai. Cũng như hư không chẳng có biên giới, chẳng thể đo lường, chỉ một tâm này tức là Phật. Phật với chúng sanh chẳng có sai biệt mà chúng sanh thì chấp tướng hướng ngoại tìm cầu. Tìm cầu trở thành lạc lối, đem Phật tìm Phật, dùng tâm bắt tâm, trọn đời suốt kiếp cũng chẳng đắc được. chẳng biết ngưng niệm dứt tưởng thì Phật tự hiện tiền. Tâm này tức là Phật, Phật tức là chúng sanh, lúc làm chúng sanh tâm này chẳng bớt, lúc làm chư Phật tâm này chẳng thêm, cho đến lục độ vạn hạnh Hằng sa công đức vốn tự đầy đủ, chẳng nhờ tu tập. Gặp duyên thì làm, hết duyên thì thôi. Nếu chẳng quả quyết tin tự tâm Phật này mà muốn chấp tướng tu hành để cầu công dụng đều là vọng tưởng, đều trái với đạo. Tâm này tức là Phật chẳng còn Phật khác, cũng chẳng tâm khác. Tâm này sáng tỏ trong sạch như hư không chẳng có tướng mạo. Nếu cử tâm động niệm liền trái pháp thể, gọi là chấp tướng. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật chấp tướng. Nếu tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật thứ lớp. Hễ ngộ được tâm này thì không có một mảy may pháp để đắc, ấy tức là chân Phật, Phật với chúng sanh tất cả không khác. Cũng như hư không chẳng tạp nhiễm chẳng hủy hoại, như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ, khi mặt trời lên sáng khắp thiên hạ, hư không chưa từng sáng, khi mặt trời lặn tối khắp thiên hạ, hư không chưa từng tối. Cái cảnh sáng tối tự đoạt lẫn nhau mà tánh của hư không thì rõ ràng chẳng biến đổi. Phật và chúng sanh tâm cũng như thế.

    Nếu xem tướng Phật cho là thanh tịnh, quang minh, giải thoát, xem tướng chúng sanh cho là ô trược, ám muội, sanh tử, nếu hiểu theo như thế thì trải qua Hằng sa kiếp cũng chẳng đắc Bồ đề, tại vì chấp tướng. Thực ra chỉ có một tâm này, không có một chút pháp bằng vi trần cho mình đắc được. Tức tâm là Phật, người học đạo đời nay chẳng ngộ tâm thể này, cứ ở nơi tâm sanh tâm, hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo tướng tu hành, đều là pháp Tà chẳng phải đạo Bồ đề.

    Nói cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Kẻ vô tâm là vô tất cả tâm, chẳng phải tuyệt không. Cái bản thể như như bên trong như gỗ đá chẳng lay chẳng động, bên ngoài như hư không chẳng nghẽn chẳng ngại, vô năng sở, vô phương sở, vô tướng mạo, vô đắc thất. Kẻ tu chẳng dám vào pháp này, e sợ đọa vào rỗng không chẳng chỗ đứng chân, nên cảm thấy khó, rồi lui sụt. Trái lại đều rộng cầu tri kiến, cho nên kẻ cầu tri kiến thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rất ít.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  10. #6
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Nói Văn Thù là xứng với lý, nói Phổ Hiền là xứng với hạnh, nói lý là lý chân không vô ngại, nói hạnh là hạnh lìa tướng vô tận.

    Quan Âm xứng với đại Từ, Thế Chí xứng với đại Trí.Duy Ma Cật dịch là Tịnh Danh. Tịnh là Tánh, Danh là Tướng, Tánh Tướng chẳng khác nên gọi là Tịnh Danh.

    Những biểu hiện của chư đại Bồ Tát, con người đều sẵn có, thật chẳng lìa một tâm này, hễ ngộ thì đủ. Nay người học đạo chẳng hướng ngay tự tâm mà ngộ lại ở bên ngoài lấy cảnh chấp tướng, đều trái với đạo.

    Phật nói Hằng hà sa, sa tức là cát, chư Phật Bồ Tát Thích Phạm chư Thiên đi qua cát cũng không vui, trâu dê trùng kiến bò qua cát cũng không giận. Châu báu hương thơm cát cũng không tham, phẩn nước tiểu hôi thối cát cũng không ghét. Dụ như tâm này, tức cái tâm của vô tâm, lìa tất cả tướng, chúng sanh chư Phật chẳng có khác biệt, hễ được vô tâm thì đến cứu kính. Người học đạo nếu chẳng ngay đó vô tâm, dù nhiều kiếp tu hành cũng chẳng thành đạo, vì bị công hạnh của Tam Thừa trói buộc chẳng được giải thoát. Nhưng chứng ngộ tâm này có nhanh chậm, có kẻ nghe pháp trong một niệm liền được vô tâm, có kẻ đến Thập Địa mới được vô tâm. Lâu mau cũng phải đến vô tâm mới xong (chẳng phải tuyệt không). Lúc ấy mới biết vô tu vô chứng, thật vô sở đắc. Sự chân thật bất hư trong một niệm mà được với Thập Địa mới được công dụng bằng nhau không có sâu cạn, chỉ là trải qua nhiều kiếp uổng chịu lao nhọc mà thôi. Tạo ác tạo thiện đều là chấp tướng. Chấp tướng tạo ác thì uổng chịu luân hồi, chấp tướng tạo thiện thì uổng chịu lao nhọc, đều không bằng ngay đó tự nhận lấy bản pháp. Pháp này tức Tâm, ngoài Tâm chẳng Pháp, Tâm này tức Pháp, ngoài Pháp chẳng Tâm. Tâm tự vô tâm, cũng chẳng có kẻ vô tâm, nếu đem Tâm làm cho vô tâm thì Tâm lại thành Có. Kẻ ngộ dứt tuyệt tư nghì chỉ mặc khế (âm thầm khế ngộ) mà thôi, nên nói ”Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” (đường ngôn ngữ dứt, nơi suy nghĩ diệt). Bổn nguyên của tâm này vốn thanh tịnh, chư Phật Bồ Tát trời người cho đến sâu bọ hàm linh, bản thể Phật tánh đều chẳng khác, chỉ vì vọng tưởng phân biệt tạo đủ thứ nghiệp, trên bản thể Phật tánh thật chẳng một vật, miễn cưỡng nói là hư không tịch tịnh minh diệu an lạc mà thôi. Nếu tự ngộ nhập thì ngay đó đầy đủ chẳng gì thiếu sót, dẫu cho trải qua vô số kiếp tinh tấn tu hành được nhiều quả vị, khi một niệm chứng đắc chỉ chứng bổn lai tự tánh Phật, hướng thượng chẳng thêm được một vật, khi ấy trở lại xem công dụng của nhiều kiếp đều là việc vọng trong chiêm bao, nên Như Lai nói : ”Ta ở nơi Vô Thượng Bồ Đề thật vô sở đắc. Nếu có sở đắc thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho ta thành Phật “.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

  11. #7
    Avatar của choconxauxi
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    471
    Thanks
    388
    Thanked 317 Times in 168 Posts


    Hỏi :
    _Thế nào là Phật?

    Sư nói :
    _Tâm ngươi là Phật, Phật tức là Tâm. Tâm với Phật chẳng khác nên nói tức Tâm tức Phật. Nếu lìa nơi Tâm thì chẳng có Phật nào khác.

    Hỏi :
    _Nếu tự Tâm là Phật, Tổ Sư từ Ấn Độ đến truyền thọ như thế nào?

    Đáp :
    _Tổ Sư đến chỉ truyền Tâm Phật, chỉ thẳng Tâm của các ngươi vốn là Phật. Tâm Tâm chẳng khác nên gọi là Tổ. Nếu ngay đó thấy ý này tức đốn siêu Tam Thừa. Tất cả quý vị bản Tâm là Phật, chẳng nhờ tu mới thành.

    Hỏi :
    _Nếu như thế mười phương chư Phật ra đời thuyết pháp gì?

    Đáp :
    _Mười phương chư Phật ra đời chỉ cùng thuyết một Tâm pháp, cho nên Phật mật phó cho Ma Ha Ca Diếp bản thể một Tâm pháp này cùng hư không khắp pháp giới. Dù gọi là giáo lý Phật pháp, cái pháp này đâu phải cho ngươi ở trên lời nói mà hiểu được nó, cũng không thể ở trên một cơ một cảnh mà thấy được nó. Kẻ ngộ chỉ là mặc khế ý này. Môn này gọi là pháp môn vô vi, nếu muốn hiểu chỉ cần vô tâm, bỗng ngộ liền được. Nếu dùng tâm muốn học lấy thì lại càng xa cách. Nếu chẳng có tâm đi đường tẽ, chẳng có tất cả tâm thủ xả, tâm như gỗ đá, mới có phần học đạo.

    Hỏi :
    _Hiện có đủ thứ vọng niệm đâu thể nói vô?

    Đáp :
    _Vọng vốn chẳng bản thể, chỉ do tâm ngươi sở khởi. Ngươi nếu biết tâm là Phật thì tâm vốn chẳng vọng, đâu thể khởi tâm nhận tâm là vọng. Ngươi nếu chẳng sanh tâm động niệm, tự nhiên chẳng vọng. Cho nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt.

    Hỏi :
    _Nay khi đang khởi vọng niệm thì Phật ở đâu?

    Đáp :
    _Ngay khi ngươi giác vọng khởi, giác chính là Phật. Hễ không có vọng niệm thì Phật cũng không. Tại sao như thế? Vì ngươi khởi tâm tác Phật-Kiến (tri kiến) thì nói có Phật để thành, tác chúng sanh kiến thì nói có chúng sanh để độ. Khởi tâm động niệm đều là chỗ tri kiến của ngươi. Nếu chẳng có tất cả tri kiến thì Phật đâu có xứ sở. Cũng như Văn Thù mới sanh khởi Phật-kiến pháp-kiến liền bị đày đi hai núi Thiết Vi.


    Thanh thanh thúy trúc, tổng thị Pháp thân,
    Uất uất huỳnh hoa, vô phi Bát Nhã

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •