ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 57, 58.
Trong quá trình phát triển Đại thừa Phật pháp ở
Ấn Độ có một phái chủ trương phát huy từ bản
thể gọi là Tánh-Tông, còn một phái khác chủ trương
từ hiện tượng dẫn dắt vào bản thể gọi là Tướng-Tông.
Kỳ thực, Phật pháp cuối cùng đạt đến vũ trụ
Tuyệt đối rồi thì bản thể và hiện tượng hợp một,
Tánh Tướng bất nhị cho nên cái Tánh của bản
thể tuyệt đối này Phật Thích Ca gọi nó là Thực
Tướng, là chỉ rõ khi tiến vào Tuyệt đối thì tướng
cũng biến thành chân thực Tuyệt đối vậy. Nhưng
khi chưa nhập Tuyệt đối, tướng tức là Tương đối
chẳng thật, muốn tiến vào bản thể Tuyệt đối cần
phải phủ định Tướng đạt đến “không, vô tướng,
vô tác” mới cho là được giải thoát bước đầu tiên.
--------
Con người từ khi biết dùng bộ não và cảm giác
để quan sát tất cả là đã trải qua một quá trình
lâu dài, ban sơ hướng bên ngoài quan sát tức là
quan sát sự biến đổi của con người và cảnh giới
thiên nhiên v.v… Kế đó, trở lại quan sát hoạt động
tư tưởng cảm giác thay đổi không chừng của bản
thân bộ não tức là quan sát cái công cụ mà bản
thân dùng để quan sát đó. Công cụ này gọi là Tâm.
Khi chưa Kiến Tánh tác dụng của bộ não là Giả,
thế giới vạn vật do bộ não quan sát được cũng
là Giả : Giả + Giả = Giả. Nếu theo đó tu hành
thì kết quả vẫn là Giả nên lao nhọc mà chẳng có công hiệu.
Khi đã Kiến Tánh thì bộ não là Chân, thế giới
vạn vật đều là Chân : Chân + Chân = Chân. Một
Chân thì tất cả Chân nên chẳng cần tu, gọi là Vô
Tu Vô Chứng, ấy là chuyển Thức thành Trí, thế
giới Tương đối biến thành thế giới Tuyệt đối.
57 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 58 Dai Thua Tuyet Doi.jpg