ĐẠI THỪA TUYỆT ĐỐI LUẬN Trích đăng Tác Giả: Nguyệt Khê Thiền Sư
__________________________________________________ ______________________________________
Đại Thừa Tuyệt Đối Luận _ ảnh 51, 52.
Vì bản thể này là do suy nghĩ sanh ra, chẳng phải
đích thân thấy bản thể của Tuyệt đối vốn sẵn có
nên không thể đạt đến tự do của Tuyệt đối.
Có người cho rằng người lý trí nhiều chừng nào
thì lìa khỏi sự thực nhiều chừng nấy, đúng “logic”
nhiều chừng nào thì phản bội tự nhiên nhiều
chừng nấy.
Nhận định này hợp với nguyên tắc của Tương đối,
do đó có người chủ trương dùng trực giác, tưởng
làm như thế thì có thể gần với chân thật.
Kỳ thật trực giác và lý trí cùng ở trong phạm vi
nhất niệm vô minh, trực giác mặc dù gần với
nguyên thủy của nhất niệm vô minh hơn nhưng
vẫn chẳng thể tiến vào Tuyệt đối. Giữa trực giác
và Tuyệt đối còn có một khoảng sa mạc mênh
mông ngăn cách, trực giác không cách nào thông
qua được.
--------
Nhà triết học Pháp Henri Bergson (1859) chính
là người chủ trương dùng trực giác để đạt đến
chân thật, ông mong muốn ở trong phương pháp
huyền học Đông Phương tìm ra một đường lối
nhưng ông không hiểu phương pháp chứng nhập
Tuyệt đối của Phật và có thể vì hiểu lầm thiền-
pháp của Bà La Môn mới có chủ trương này, nên
ông đã bị thất bại vậy.
Người ta thường xem vật ở bên ngoài cho là tự
nhiên. Kỳ thực cái tên gọi tự nhiên chỉ là do một
người có học thức danh tiếng nào đó đặt ra cái
tự nhiên của tự mình mà thôi.
Vậy tự nhiên là gì? E rằng chỉ có Phật Thích Ca
mới chân chính hiểu biết. Chỉ có Phật mới rõ
cái mặt mũi bổn lai của tự nhiên, nó ẩn giấu
sau lưng của vũ trụ Tương đối, ở ngoài phạm
vi giới hạn của tư tưởng cảm giác con người tức
là Bản thể của Tuyệt đối vậy.
51 Dai Thua Tuyet Doi.jpg 52 Dai Thua Tuyet Doi.jpg