DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP THỰC HÀNH - Powered by vBulletin




Cùng nhau tu học Phật pháp - Hành trình Chân lý !            Hướng chúng sinh đi, hướng chúng sinh đi, để làm Phật sự không đối đãi.


Tánh Chúng sinh cùng Phật Quốc chỉ một,
Tướng Bồ Đề hóa Liên hoa muôn vạn.

Trang 1/3 123 CuốiCuối
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 29
  1. #1
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts

    Từ Vô Ngã đến Hữu Ngã

    Quote Nguyên văn bởi minh thức
    Chúng con cám ơn bác Ngọc Quế đã giải rất rõ, tường tận và dễ hiểu một vấn đề "sinh tử sự đại".

    Nhưng điều này nếu không hỏi thì chúng con chưa an tâm được.

    Kính bác, theo như bác nói "TA hoà vào KHÔNG như cái bọt vở, cái bọt vở thì nào có TA ở đâu."
    Hoà vào Không thì Ta là Hư không, nếu thiệt sự không có ta thì đức Phật dạy cho chúng ta "bể tan tành" không còn gì hết, vậy chúng ta tu để làm chi ? Nếu nói để đắc Niết Bàn, thì ai chứng ai đắc, hay cái gì đắc ? Nếu thực sự không có Ta chịu trách nhiệm (hay chứng đắc) thì chúng con cứ sống như kẻ vô thần, sống buông thả hiện sinh cho sướng, mắc gì phải giữ giới, tu thiền đọc kinh làm chi cho cực khổ ?

    Kính thắc mắc !
    Các đạo hữu thân mến ! Giữ lời hứa, hôm nay Ngọc Quế mở chủ đề "Từ Vô Ngã đến Hữu Ngã" để giải đáp điều thắc mắc của bạn minh thức.

    Hề hề ! thật là trùng hợp khi bạn có nick là Minh Thức, không hiểu đây có phải là pháp danh của bạn hay không ?

    Trước tiên xin mời các bạn đọc lại phẩm Kinh này :

    http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

    Bây giờ Ngọc Quế thắc mắc, đoạn Kinh văn sau đây :

    Nhưng, nếu thầy cố chấp hẹp hòi, cho cái tính suy xét phân biệt hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải có thể tánh hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì tới thể tánh của sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Còn như hiện giờ đây, thầy đang nghe Như Lai nói pháp, đó là do nơi âm thanh mà có phân biệt; cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài(43), bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần(44), tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

    Xin các bạn cho biết đoạn Kinh văn ấy, đức Phật muốn nói lên điều gì ?

    Mến !


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),minhquang (07-02-2015),uubatac (07-07-2015)

  3. #2
    Ban Điều Hành Avatar của Mục đồng
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    973
    Thanks
    225
    Thanked 363 Times in 157 Posts
    Quote Nguyên văn bởi Ngọc Quế Xem bài viết

    Bây giờ Ngọc Quế thắc mắc, đoạn Kinh văn sau đây :

    Nhưng, nếu thầy cố chấp hẹp hòi, cho cái tính suy xét phân biệt hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải có thể tánh hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì tới thể tánh của sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Còn như hiện giờ đây, thầy đang nghe Như Lai nói pháp, đó là do nơi âm thanh mà có phân biệt; cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài(43), bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần(44), tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

    Xin các bạn cho biết đoạn Kinh văn ấy, đức Phật muốn nói lên điều gì ?

    Mến !

    Kính bác Ngọc Quế !

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Kinh mà Phật tử chúng con thường "kính nhi viễn chi", Kinh này có vẻ "bác học" đối với chúng con, mặc dầu với nhiều Phật tử trí thức thì dễ như ăn bắp. Nay bác đem Kinh Thủ Lăng Nghiêm ra diễn giải, thật là phước cho chúng con, vì chúng con thường hoa mắt chóng mặt với những từ chuyên môn.

    Về câu hỏi của bác con suy nghĩ chưa ra câu trả lời.

    Kính !
    Trâu ngoan không dẫm lúa mạ

  4. The Following 5 Users Say Thank You to Mục đồng For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),minhquang (07-02-2015),Ngọc Quế (07-03-2015),uubatac (07-07-2015)

  5. #3
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Chào bác Ngọc Quế,

    Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.Qua đoạn văn trên ý của Đức Phật nói về Tâm Vọng.Nếu như cái chúng ta cho là Tâm mà vẫn còn lệ thuộc vào căn và trần thì cái đó chưa phải là Tâm,mà chỉ là những công năng của Tâm,hay có thể gọi là những "công cụ" của tâm mà thôi.

  6. The Following 5 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),minhquang (07-02-2015),Ngọc Quế (07-03-2015),uubatac (07-07-2015)

  7. #4
    Banned Vĩnh Viễn Avatar của dieuam
    Tham gia ngày
    Jul 2015
    Bài gửi
    2
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Kính bác Ngọc Quế !

    Chúng ta há chẳng nhờ âm thanh mà tương tác với nhau sao ?, thậm chí nhờ những âm thanh (thần chú) mà câu thông với Thượng đế nữa.

  8. #5
    Avatar của minhquang
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    146
    Thanks
    173
    Thanked 204 Times in 45 Posts
    Dạ ! Như hôm trước trong bài Vô Ngã, bác có nói "Phần Nội tâm gồm Tư tưởng và Tình cảm cũng không phải Ta".

    Có phải câu này Phật xác minh lại điều đó hay không ?

    Kính !

  9. The Following 2 Users Say Thank You to minhquang For This Useful Post:

    gaiden (07-07-2015),Ngọc Quế (07-03-2015)

  10. #6
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Cám ơn các bạn đã trả lời đúng.

    Thưa các bạn ! Trước khi nói đến Hữu Ngã thì chúng ta xác định lại Vô Ngã đấy thôi.

    Đoạn Kinh trên, đức Phật đã khẳng định mọi thấy nghe hiểu biết của ta đều cần có "chất liệu" (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) mới có biết; Giả sử không có "chất liệu" thì những cái biết này không sinh khởi được, những cái biết này là những cái biết có điều kiện. Chúng ta hãy tạm đặt tên cho nó là CÁI BỊ BIẾT đi nhé ! (Hè hè...! N/q đã né đi những ngôn từ "bác học" rồi đấy nhé !)

    CÁI BỊ BIẾT thì không tự có, phải có điều kiện tiếp xúc với trần cảnh (hay ngoại cảnh) nó mới sinh ra, có sinh ra thì có biến mất (có thể chỉ trong sát na thôi), đúng như minhdinh nói : nó là Vọng Tâm !

    Tất cả loài người và Chư Thiên đều lầm nhận Vọng Tâm là MÌNH, TA, TÔI, NGÃ; Vì nhận Vọng Tâm là mình cho nên theo Vọng Tâm mà trôi nổi trong Sinh Tử Luân Hồi. Cái Vọng Tâm này, phàm phu chúng ta và Ngoại Đạo thường gọi nó là Linh Hồn. Trong Kinh Lăng Nghiêm này đức Phật gọi tất cả sự hiểu lầm này là "Nhận giặc làm con", tức là chúng ta đã lầm CÁI VỌNG TÂM này, CÁI BỊ BIẾT này, CÁI LINH HỒN này là Ta, là con người thật của mình _ như con tằm nhả tơ tự trói mình, tự trói mình thì tơ đó là giặc chứ còn là gì nữa ! *


    Nhưng đặc biệt, đoạn Kinh này :

    cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài, bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần, tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh.

    Đức Phật chỉ luôn "cho dầu không còn gì hết, chỉ còn cảnh giới tịch tỉnh của Ý Thức cũng vẫn là LẦM".

    Đây là cái lầm của 4 tầng Trời Vô Sắc giới, đây là cái lầm _ ngở rằng Chân Tâm _ của Ông Krisnamurti khi đặt tên cho trạng thái "không không" là The as is đã được dịch là CÁI ĐANG LÀ. Thực chất vẫn là Ý Thức _ trạng thái tĩnh của Ý Thức.

    Rồi một Đại Thiền Sư cũng vội vàng "chụp" lấy cái không không ấy để bảo là Niết Bàn, là Bản Thể Chân Tâm, khuyên chúng đệ tử hãy buông xả tất cả giữ tâm không mà đi cũng cười, ngồi cũng cười, ......Dẫu rằng khuyên chúng đệ tử như vầy cũng tốt, tương lai sẽ có hàng nghìn vị được thác sinh lên những cảnh Trời; nhưng vẫn là làm cho "bờ Mê sương thêm khói" mà thôi.

    Đây là Bệnh CHỈ (dừng đứng Tư tưởng và Tình Cảm) mà trong Kinh Viên Giác đức Phật đã quở.

    Có những vị Tổ xưa cũng đã quở "nấu cát muốn thành cơm" là ý này. Cát dụ cho Linh Hồn, Ý thức, Thần Thức; Cơm dụ cho Giải Thoát, Niết Bàn, Đại Niết Bàn.

    Xin kính chia sẻ !

    Phụ chú :

    *
    Trước hết chúng ta phải hiểu rõ cái ‘tánh’ này, Phật tánh, Pháp tánh là không sanh không diệt. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Tánh không sanh không diệt; nếu ‘tánh’ mê rồi thì biến thành ‘thức’. Chúng ta thường kêu bằng linh hồn. Linh hồn là gì? Ðó là tự tánh mê rồi thì biến thành ra hình trạng này, biến ra linh hồn; linh hồn đi đầu thai trong lục đạo. Không kể là đầu thai bằng phương cách nào thì nó cũng không sanh không diệt. Ðến khi nào giác ngộ rồi thì thành Bồ Tát, thành Phật. Giác ngộ thì được đại tự tại, không giác ngộ thì bị nghiệp lực chuyển. Thí dụ như lúc còn sống [chúng sanh] tạo thiện nghiệp, tâm thiện, niệm thiện, hành động thiện, hoàn cảnh sanh sống của họ là cõi người hay là cõi trời (cõi trời có 28 tầng). Nếu như tâm của họ không thiện, tư tưởng không thiện, hành vi không thiện, tương lai họ sẽ sanh vào cõi ngạ quỷ, súc sanh, hoặc là địa ngục.

    Cho nên thần thức, chúng ta gọi là linh hồn, đi đầu thai chứ không bị mất đi; nó sẽ chuyển biến chứ không tiêu diệt. Nếu nó giác ngộ thì sẽ chuyển thành Phật tánh, nếu mê thì chuyển thành thần thức; Nó sẽ chuyển biến tuỳ theo mê hay ngộ và vĩnh viễn không tiêu diệt. Cho nên nếu bạn hiểu thật rõ cái chân tướng sự thật này, bạn sẽ không sợ chết nữa. Tại sao vậy? Vốn là không có sanh tử. Sanh tử là cái gì? Chỉ là thay đổi thân thể, thay đổi hoàn cảnh sinh sống thôi.”

    Đoạn văn trích dẫn màu tím ở trên là của Hòa thượng T.K.... giảng tại Tịnh Tông Học Hội, Úc Châu 23-06-2003



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  11. The Following 6 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),minhdinh (07-05-2015),minhquang (07-08-2015),uubatac (07-07-2015),Vô danh (07-07-2015)

  12. #7
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts


    Chào các bạn !

    Cũng ở địa chỉ trên :

    http://thuvienhoasen.org/p16a18840/quyen-1

    có đoạn Kinh văn này :

    Bấy giờ tôn giả Kiều Trần Na đứng dậy bạch Phật:

    – Con hôm nay đã già cả, ở trong đại chúng riêng được cái tên là “Giải”, nhân ngộ được hai chữ “khách, trần” mà chứng quả. Bạch đức Thế Tôn! Ví như người hành khách vào nghỉ nơi quán trọ, hoặc ngủ, hoặc ăn; ngủ, ăn xong lại thu xếp hành trang lên đường, không ở yên được; chỉ có người chủ quán trọ mới không phải đi đâu. Từ ví dụ này mà con nghĩ rằng: Không ở yên thì gọi là “khách”; còn ở yên thì gọi là “chủ”. Và như vậy, con xin lấy sự “không ở yên” để nói lên ý nghĩa của chữ “khách”. Lại như khi trời quang tạnh, mặt trời sáng tỏ trên không trung, ánh sáng chiếu xuyên qua khe hở, làm hiện rõ những hạt bụi trong hư không; bụi bặm thì dao động, hư không thì lặng yên. Từ ví dụ này mà con nghĩ rằng: Lặng yên thì gọi là “không”; còn dao động thì gọi là “trần”. Và như vậy, con xin lấy sự “dao động” để nói lên ý nghĩa của chữ “trần”.


    Vậy theo các bạn, "khách" dụ cho cái gì ? "chủ" dụ cho cái gì ? "trần" dụ cho cái gì ? "Không" (hư không) dụ cho cái gì ?

    Bạn nào giúp Ngọc Quế với.


    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  13. The Following 8 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),hoatihon (07-05-2015),honglien (07-10-2015),minhdinh (07-05-2015),minhquang (07-08-2015),uubatac (07-07-2015),Vô danh (07-07-2015)

  14. #8
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Kính thưa bác Ngọc Quế !

    Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.

    "Chủ" hay "Hư không" là chỉ cho Chân Tâm.Còn "Khách" hay "Trần" là chỉ cho Vọng Tâm.Vọng Tâm đến rồi lại đi,có rồi lại mất như khách trọ,như dao động vậy.Hay có thể ví như những con sóng biển liên tiếp vỗ bờ,không lúc nào ngừng nghỉ.Những ý nghĩ,những vọng tưởng của chúng ta liên tục xuất hiện,chẳng bao giờ dứt cả,nó luôn "động".Còn Chân Tâm là cái Tâm tĩnh lặng,như Đại dương mênh mông và sâu thẳm, chứa đựng muôn vàn con sóng nhỏ.Chân tâm luôn thường hằng bất biến cho nên nó như ông Chủ quán trọ,lúc nào cũng đứng ở quầy nhìn khách ra vào,nó luôn "tĩnh".

    Dạ, con thấy như thế.

  15. The Following 3 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),uubatac (07-07-2015)

  16. #9
    Avatar của Ngọc Quế
    Tham gia ngày
    May 2015
    Bài gửi
    422
    Thanks
    518
    Thanked 1.880 Times in 296 Posts
    Quote Nguyên văn bởi minhdinh Xem bài viết
    Kính thưa bác Ngọc Quế !

    Minhdinh xin trả lời câu hỏi của bác.

    "Chủ" hay "Hư không" là chỉ cho Chân Tâm.Còn "Khách" hay "Trần" là chỉ cho Vọng Tâm.Vọng Tâm đến rồi lại đi,có rồi lại mất như khách trọ,như dao động vậy.Hay có thể ví như những con sóng biển liên tiếp vỗ bờ,không lúc nào ngừng nghỉ.Những ý nghĩ,những vọng tưởng của chúng ta liên tục xuất hiện,chẳng bao giờ dứt cả,nó luôn "động".Còn Chân Tâm là cái Tâm tĩnh lặng,như Đại dương mênh mông và sâu thẳm, chứa đựng muôn vàn con sóng nhỏ.Chân tâm luôn thường hằng bất biến cho nên nó như ông Chủ quán trọ,lúc nào cũng đứng ở quầy nhìn khách ra vào,nó luôn "tĩnh".

    Dạ, con thấy như thế.
    Cám ơn minhdinh đã cho câu trả lời chính xác.

    Thưa các bạn, chỉ cần chúng ta nhận ra những Tư tưởng chợt đến chợt đi, những tình cảm chợt đến chợt đi, nói chung nội tâm chúng ta luôn biến đổi, luôn sinh diệt, thậm chí trong từng sát na; bọn chúng là KHÁCH, KHÁCH thì đến rồi đi, đến rồi đi thì không phải là CHỦ; bọn chúng như vi trần lăng xăng trong hư không, những hạt bụi ấy không có đứng yên.

    Hai điều này minh hoạ cho cái tâm phàm phu của chúng ta, nhưng cũng gián tiếp giới thiệu CÁI CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM.

    CHÂN TÂM, BẢN THỂ TÂM hay A LẠI DA TÂM mới là chủ không đến không đi, mói thật là TA cho nên nói NGÃ (mà ở đây chúng ta khẳng định là HỮU NGÃ).

    Về VỌNG TÂM (tức là Tư tưởng, tình cảm) thì chúng ta có thể quán sát được, nhưng còn Chân Tâm thì sao ? Là cái gì ở đâu mà chúng ta chưa thấy ?

    Ngài Kiều Trần Na thiện giải điều này (khách _ trần) mà chứng Quả A La Hán, Ngọc Quế nhận thấy ở diễn đàn chúng ta rất nhiều vị cũng đã Giải Ngộ được điều này, nhưng hình như tất cả chúng ta chưa ai Chứng Ngộ. Vì sao ?

    Vậy chúng ta hãy cùng tìm lời giải xem sao !



    NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH

  17. The Following 7 Users Say Thank You to Ngọc Quế For This Useful Post:

    cát bụi (07-08-2015),gaiden (07-07-2015),honglien (07-10-2015),minhquang (07-08-2015),nguoidien (07-06-2015),uubatac (07-07-2015),Vô danh (07-07-2015)

  18. #10
    MẦM Avatar của minhdinh
    Tham gia ngày
    Jun 2015
    Bài gửi
    17
    Thanks
    160
    Thanked 99 Times in 17 Posts
    Kính thưa bác Ngọc Quế !

    Thưa bác,theo minhdinh nghĩ thì với câu hỏi của bác chỉ có một câu trả lời thôi ạ.Đó là chúng ta chỉ mới "Học" chứ chưa thực sự "TU".Tất cả những gì chúng ta lý giải,bàn luận đều dựa trên những kiến thức vay mượn nhờ nghe giảng,đọc sách,thảo luận...Đó chính là những tri thức "của người khác" chứ chưa phải của bản thân tự giác ngộ ra.Ngày xưa,các vị đệ tử của Đức Phật đều là những người ít nhiều có nền tảng tu tập,không tu theo đạo Phật thì cũng tu theo các Đạo khác,nên chỉ cần được Đức Phật chỉ dạy là họ có thể thẩm thấu,giác ngộ theo thời gian.Họ dành gần như toàn bộ thời gian cho việc TU HỌC.Còn ngày nay chúng ta có quá ít thời gian hoặc có thể nói chúng ta dành quá ít thời gian cho việc TU.

    Lấy minhdinh làm ví dụ.Một ngày minh định cũng chỉ có thể để ra khoảng từ 2 đến 3h cho thời công phu,mà chủ yếu là vào buổi tối khuya.Còn ban ngày,do công việc,do giao tiếp,do bận việc con cái-gia đình...thì không thể đặt tâm trí vào việc TU được.Ngày xưa Ngài A-nan vì mải lo việc thế sự mà chỉ HỌC chứ không chuyên chú vào việc TU cho nên bị Phật quở trách và chứng ngộ chậm hơn những vị đệ tử khác là vậy.

    Một điều nữa có thể là do phương pháp TU của chúng ta chưa chính xác.Khi Đức Phật còn tại thế,Ngài có thể nhìn ra được căn cơ,khả năng,khuyết điểm của từng người mà dạy cho họ cách tu tập phù hợp.Còn ngày nay thì có lẽ ai theo Pháp môn nào thì cứ chết dính vào Pháp môn đó,khó có thể được các vị Thầy chỉ bảo tận tình,nhất là với hàng cư sĩ tại gia như chúng ta.Bản thân các Thầy có khi còn bận đủ các loại Phật sự nên cũng khó có thể quan tâm,theo dõi đến từng vị đệ tử được.Cho nên ngày nay có rất nhiều trường hợp xuất gia xong một thời gian lại hoàn tục là vậy.Bởi chọn đường đi không đúng ngay từ đầu là dễ dẫn đến nản chí,thối tâm...Thậm chí có nhiều vị sau đó còn quay ra chỉ trích cả Đạo Phật nữa,nhất là hàng cư sĩ tại gia chúng ta.

  19. The Following 4 Users Say Thank You to minhdinh For This Useful Post:

    Ngọc Quế (07-06-2015),nguoidien (07-06-2015),uubatac (07-07-2015),Vô danh (07-07-2015)

Thông tin chủ đề

Users Browsing this Thread

Hiện có 1 người đọc bài này. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình
  •