Kính chào tất cả quý đạo hữu, chào các bạn trẻ !
Bạn minhquang đã ghi nhận được yếu tố "bất sinh bất diệt" của CÁI TÍNH THẤY _ một Dụng trong vô vàn Dụng của Chân Tâm. Trong khuôn khổ Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã chỉ ra những Tình, những Tưởng của Ta là Vọng Tâm, nếu mê lầm Vọng Tâm là "máu thịt" của Ta thì sẽ theo vọng mà trôi lăn Sinh Tử Luân Hồi mãi, rồi đức Phật cũng dùng pháp thế gian để chỉ cho Ngài A Nan nhận ra cái không sinh, không diệt là CÁI TÍNH THẤY.
Nhưng liệu đây có phải là tất cả ? Riêng CÁI TÍNH THẤY là Chân Tâm chăng ? Đã có một vị Trưởng lão Hoà Thượng khẳng định điều này !
Ngọc Quế xin khép nép thưa :
_ CÁI TÍNH THẤY chỉ là một trong vô vàn "biểu" (thể hiện) của Chân Tâm, mà Kinh Thủ Lăng Nghiêm nhằm dạy cho đối tượng là Ngài Đa văn A Nan, thì không thể nói nhiều hơn được, vì sẽ làm rối trí hành giả.
Rõ ràng đức Phật cũng đã nói ngay tại phẩm này :
"cái Chân Tâm sáng suốt mầu nhiệm của thầy sinh hiện ra tất cả các pháp"
Nghĩa là Thể Tướng Dụng của Chân Tâm thì "bao la bát ngát", bao giờ hành giả chứng được Nhất Thiết Chủng Trí thì mới biết hết, còn bây giờ hãy tạm thời biết bấy nhiêu đó thôi. Chỉ một chi tiết nhỏ như cái móng chân của đức Phật mà thôi, ta không thể vẽ hình một cái móng chân Phật giơ lên rồi bảo "đây là hình đức Phật".
Bằng chứng là sau này, trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật đã có nói : "đường đi đến Toàn Giác _ Phật quả _ thì xa, cho nên Như Lai mới hoá hiện ra một "trạm dừng chân" cho hành giả (Hoá thành) không nản lòng thối chí, chứ có phải là Bảo sở đâu mà những vị đã tu chứng Nhị Thừa kia tự cho là đủ, không chịu đi tiếp." (chuyện 5000 vị lạy Phật cáo thối, không ở lại nghe Kinh Pháp Hoa).
Vâng, TÍNH THẤY là một chi tiết, một Dụng của Chân Tâm, chứ không phải là TOÀN THỂ CHÂN TÂM.
Mến !